Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đều đạt 99.5 đến 100%, tỷ lệ HS đỗ vào lớp 10 THPT năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ HS giỏi cũng như số lượng HS tham dự các kỳ thi được cải thiện đáng kể.
Chất lượng GD toàn diện được đánh giá sát thực, được duy trì nâng lên từng bước, công tác phát hiện bồi dưỡng HS giỏi được quan tâm. Các trường đã xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với điều kiện dạy học của đơn vị; đã triển khai và tổ chức cho các nhóm, tổ chuyên môn đăng ký thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (sáng kiến cải tiến), nhóm chuyên môn thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm hoặc sáng kiến cái tiến dưới dạng chuyên đề.
Các trường THCS đã quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục học sinh của nhà trường đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục, trog tổ chức hoạt động dạy học như: dạy học trực tuyến, trường học ảo, trường học kết nối… Ngoài ra các trường còn sử dụng các phương tiện CNTT và các phần mềm ứng dụng trong các khâu của hoạt động quản lí nhà trường. CBQL nhà trường đều sử dungh các thiết bị CNTT trong việc xây dựng kế hoạch nhà trường, kế hoạch của bộ môn. Sử dụng các phương tiện CNTT trong hoạt động tổ chức, chỉ đạo điều hành công việc. Hầu hết các trường đã sử dụng các phần mềm cộng điểm, đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Hiện nay các trường đều được trang bị máy tính có kết nối internet, hiện tổng số máy tính được đầu tư tại các trường THCS trong toàn thành phố khoảng 1000 máy và khoảng 100 máy chiếu hỗ trợ hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh của các trường.
Việc ứng dụng CNTT trong trường THCS còn tồn tại một số vấn đề sau: Trình độ sử dụng các phương tiện CNTT của CBQL và giáo viên còn hạn chế. Đặc biệt trong việc khai thác các phần mềm hỗ trợ các mặt hoạt động của nhà trường hầu hết chưa phát huy được tối đa các ứng dụng này trong thực tiễn.
Mặt khác, CBQL và GV còn rất e dè trong việc tiếp nhận những ứng dụng mới, tư duy còn chậm, chưa nhanh nhạy để bắt kịp những ứng dụng của thời kỳ mới. Thực tiễn công tác quản lí cho thấy cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong việc ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lí nhà trường THCS thành phố Thái Nguyên là một tất yếu.
2.2. Khảo sát thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin tại một số trường THCS trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
2.2.1. Khái quát chung về khảo sát
2.2.1.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc ững dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp.
2.2.1.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng nhận thức về ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên.
- Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên
2.2.1.3. Đối tượng khảo sát
Bao gồm: 27 CBQL (gồm 12 Hiệu trưởng và 15 tổ trưởng chuyên môn) và 50 giáo viên, nhân viên tại 05 trường THCS được khảo sát bao gồm: Nha Trang; Nguyễn Du; Quang Trung; Gia Sàng; Tân Thịnh
2.2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát
i) Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin về nhận thức, và thực trang ứng dụng CNTT của CBQL và GV các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên trong quản lí hoạt động dạy học.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL và GV các trường THCS trên địa bàn khảo sát để tìm hiểu sâu hơn thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học.
ii) Xử lý kết quả khảo sát
- Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo cách là đếm số lượng, tính theo tỷ lệ %. Chúng tôi cũng tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc. Thông qua các số liệu thu được, chúng tôi có sự phân tích và tìm hiểu rõ nét thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn khảo sát.
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở một số trường THCS tại TP Thái Nguyên
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV trường THCS về việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học
Để khảo sát thực trạng nhận thức về ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 27 cán bộ quản lí ở các trường THCS trong phạm vi nghiên cứu bằng câu hỏi 1 ở phụ lục 1 như sau: Đồng chí hiểu như thế nào là ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học?
Với câu hỏi mở này, chúng tôi nhận được 22 câu trả lời trên tổng số 27 CBQL, 05 câu hỏi để trống đáp án. Kết quả phân tích trên 22 phiếu có phương án trả lời thể hiện tại bảng:
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL trường THCS về khái niệm ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học
Phương án trả lời | Số lượng | % | Thứ bậc | Điểm TB | |
1 | Chính xác | 8/22 | 36,3 | 2 | 1,22 |
2 | Đúng nhưng không đầy đủ | 11/22 | 55 | 1 | |
3 | Trả lời sai | 3/22 | 13,7 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng Dụng Cntt Trong Quản Lý Hoạt Động Dạy Học
- Ứng Dụng Cntt Trong Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Thcs
- Một Số Yếu Cầu Đối Với Người Hiệu Trưởng Để Ứng Dụng Cntt Có Hiệu Quả Trong Quản Lí Hoạt Động Dạy Học
- Đánh Giá Của Giáo Viên, Nhân Viên Về Tần Suất Ứng Dụng Cntt Trong Quản Lí Các Hoạt Động Ở Nhà Trường Của Cbql Trường Thcs Thành Phố Thái Nguyên
- Đánh Giá Của Gv Và Nv Về Thực Trạng Kỹ Năng Ứng Dụng Cntt Trong Tổ Chức Và Chỉ Đạo Hoạt Động Dạy Học Của Cbql Trường Thcs Trên Địa Bàn Tptn
- Một Số Biện Pháp Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Tptn
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Kết quả tại bảng trên cho thấy tỉ lệ cao nhất chiếm 55% cán bộ quản lí có hiểu về ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học nhưng đáp án đưa ra lại chưa đầy đủ. Chỉ có 8/22 CBQL trả lời chính xác về ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học, vẫn còn 3/22 thầy cô trả lời sai hoàn toàn.
Để đảm bảo tính chính xác của khái niệm ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học và nhằm đo mức độ hiểu biết của CBQL các trường trên, trước khi tiến hành khảo sát với bộ công cụ chúng tôi đã phổ biến các tài liệu để cán bộ quản lí có thể tự đọc và nghiên cứu thay cho việc viết các phương án trả lời trong câu hỏi trắc nghiệm. Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ quản lí có nhận thức còn chưa đầy đủ về khái niệm ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học, số lượng cán bộ để trống câu trả lời 5/27 chiếm tỉ lệ 18,5%.
Chúng tôi quy ước như sau: Câu trả lời chính xác được 2 điểm; câu trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ được 1 điểm và câu trả lời sai là 0 điểm. Mức điểm nhận thức trung bình của CBQL về khái niệm ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn khảo sát là 1,22.
Chúng tôi tiếp tục khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL các trường THCS về vai trò của việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học với câu hỏi số 2 và 3 trong phần phụ lục. Kết quả khảo sát như sau:
Với câu hỏi đánh giá về mức độ quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học (câu hỏi 2), chúng tôi nhận được là 27/27 (100%) đều đánh giá ở mức “Rất quan trọng”, không có thầy cô nào đánh giá ở mức “ít quan trọng” và “không quan trọng”.
Kết quả khảo sát với câu hỏi số 3 về vai trò cụ thể của việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học thể hiện tại bảng sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL trường THCS về vai trò ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học
Vai trò của ƯDCNTT | Số lượng | % | Thứ bậc | |
1 | CNTT làm cho tất cả các thông tin được cập nhật nhanh chóng, các thông tin của đơn vị được công khai với cộng đồng | 25/27 | 93 | 2 |
2 | CNTT làm cho quá trình quản lý nhanh chóng, chính xác, kịp thời | 22/27 | 82 | 3 |
3 | CNTT làm cho những thông tin về quá trình học tập và phấn đấu của học sinh được công khai hóa làm cho gia đình, xã hội được biết những nhận xét đánh giá nhà trường đối với học sinh | 27/27 | 100 | 1 |
4 | Ứng dụng CNTT giúp thay đổi mô hình giáo dục, chuyển từ mô hình dạy học truyền thống sang mô hình giáo dục hiện đại | 18/27 | 67 | 4 |
Kết quả tại bảng trên cho thấy, cán bộ quản lí các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên nhận thức rất rõ vai trò của việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học. 100% thầy cô cho rằng “CNTT làm cho những thông tin về quá trình học tập và phấn đấu của học sinh được công khai hóa làm cho gia đình, xã hội được biết những nhận xét đánh giá nhà trường đối với học sinh”, vai trò này xếp ở vị trí số 1 trong nhận thức của CBQL. Xếp vị trí thứ 2 với 93% thầy cô lựa chọn là “CNTT làm cho tất cả các thông tin được cập nhật nhanh chóng, các thông tin của đơn vị được công khai với cộng đồng”. Xếp thứ 3 là vai trò “CNTT làm cho quá trình quản lý nhanh chóng, chính xác, kịp thời” với 82% thầy cô lựa chọn. Xếp thứ 4 là vai trò “Ứng dụng CNTT giúp thay đổi
mô hình giáo dục, chuyển từ mô hình dạy học truyền thống sang mô hình giáo dục hiện đại” với 67% thầy cô lựa chọn.
Để làm rõ kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 1 số thầy cô để hỏi tại sao vai trò thứ 4 ít có thầy cô lựa chọn. Câu trả lời chúng tôi nhận được là do điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường về các phương tiện còn rất thiếu, vì vậy chưa góp phần thay đổi mô hình giáo dục trong nhà trường được nhiều do cũng chưa kiểm chứng được vai trò này của việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở nhà trường.
2.2.2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở một số trường THCS Thành phố Thái Nguyên
* Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở trường THCS TP Thái Nguyên
Để khảo sát thực trạng các phương tiện cơ sở vật chất hiện có của các nhà trường phục vụ cho hoạt động dạy và học, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn CBQL nhà trường và thu được kết quả tại bảng sau:
Bảng 2.3. Thực trạng CSVC phục vụ hoạt động dạy và học ở một số trường THCS TP Thái Nguyên
TÊN TRƯỜNG | MÁY TÍNH THỰC HÀNH | MÁY TÍNH VP/QL | MÁY TÍNH KẾT NỐI INTERNET | MÁY CHIẾU | MÁY IN | |
1 | Nha Trang | 50 | 5 | 55 | 3 | 5 |
2 | Nguyễn Du | 38 | 4 | 41 | 2 | 2 |
3 | Quang Trung | 45 | 4 | 49 | 2 | 3 |
4 | Gia Sàng | 43 | 3 | 46 | 2 | 3 |
5 | Tân Thịnh | 30 | 2 | 32 | 2 | 2 |
Tổng | 206 | 18 | 224 | 11 | 15 |
Hiện nay các trường THCS của thành phố Thái Nguyên đều có trang bị phòng máy vi tính và kết nối internet, ngoài ra các trường còn được trang bị máy chiếu đa năng phục vụ cho các bài giảng điện tử, các cuộc họp cũng như hội thảo chuyên đề. Đó là một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng để thực hiện việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý hoạt động dạy học. Nhìn chung hệ thống máy tính thực hành phục vụ cho việc học môn tin học và máy tính có kết nối internet phục vụ công việc hành chính và chuyên môn của nhà nhà trường tương đối đầy đủ. Tuy nhiên hệ thống máy chiếu còn khá hạn chế, Ngoài trường THCS Nhà Trang có 3 máy chiếu, các trường còn lại chỉ được trang bị 2 máy chiếu.
* Thực trạng trình độ tin học của CBQL, GV một sô trường THCS trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
Để tìm hiểu thực trạng về năng lực CNTT của CBQL và GV chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và thu thập số liệu từ CBQL các trường. Kết quả tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 2.4. Trình độ tin học của đội ngũ CBQL, GV ở một số trường THCS trên địa bàn TPTN
Trường THCS | Tổng số GV& CBQL | Chuẩn tin học căn bản | Trung cấp | Cao đẳng | Đại học | |
1 | Nha Trang | 60 | 60 | 0 | 0 | 0 |
2 | Nguyễn Du | 30 | 30 | 0 | 0 | 0 |
3 | Quang Trung | 43 | 43 | 0 | 0 | 0 |
4 | Gia Sàng | 35 | 35 | 0 | 0 | 0 |
5 | Tân Thịnh | 37 | 37 | 0 | 0 | 0 |
Tổng | 205 | 205 | 0 | 0 | 0 |
Trình độ tin học của đội ngũ CBQL, GV các trường đạt chuẩn tin học căn bản 100%. Đây là điều kiện tiên quyết để triển khai ứng dụng CNTT vào mọi công việc của nhà trường. Tuy nhiên, trình độ này phần lớn có được trong thời
gian gần đây, nên với kiến thức tin học mới này thì kinh nghiệm của CB, GV trong công việc còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng này thì trong những năm gần đây thì Phòng GDĐT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, đồng thời Phòng GDĐT cũng đã chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS tổ chức các lớp bồi dưỡng cho tất cả GV trong trường những kiến thức cần thiết và căn bản để GV có thể ứng dụng các phần mềm, tự thiết kế các bài giảng điện tử phục vụ cho đổi mới PPDH.
* Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của CBQL ở một số trường THCS Thành phố Thái Nguyên
- Thực trạng nội dung ứng dụng CNTT trong quản lí các hoạt động ở nhà trường của CBQL trường THCS Thành phố Thái Nguyên
Với mục đích tìm hiểu thực trạng các nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động của các trường THCS Thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục 1 như sau: Thầy cô đã ứng dụng CNTT trong các hoạt động dưới đây ở trường của thầy cô như thế nào?
Kết quả khảo sát thu được tại bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Tần suất ứng dụng CNTT trong quản lí các hoạt động ở nhà trường của CBQL trường THCS Thành phố Thái Nguyên
Nội dung ứng dụng | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa sử dụng | |
1 | Quản lý hồ sơ giáo viên; Thông tin liên lạc với giáo viên | 25/27 (93%) | 2/27 (7%) | 0 (0%) |
2 | Quản lí hồ sơ sổ sách chuyên môn, hồ sơ phổ cập giáo dục THCS | 27/27 (100%) | 0 (0%) | 0 (0%) |
3 | Quản lý hồ sơ, đánh giá xếp loại HS | 23/27 (85%) | 3/27 (10,5%) | 1/27 (3,5%) |
4 | Quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV, áp dụng trong giảng dạy | 25/27 (93%) | 2/27 (7%) | 0 (0%) |
Kết quả khảo sát cho thấy 25/27 (93%) CBQL ở các trường thường xuyên ứng dụng CNTT trong Quản lý hồ sơ giáo viên; Thông tin liên lạc với