hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể vói môi trường bên ngoài, giữa điều kiện sống hiện có với điều kiện sống cần có thông qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau.
Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở ba mức độ: xã hội, nhóm người, cá nhân.
Trong các mức độ kể trên, quan trọng hàng đầu là nhu cầu nghỉ ngơi của xã hội. Nó được xác định như nhu cầu của toàn xã hội về phục hồi sức khỏe và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện thể chất và tinh thần cho mỗi thành viên. Nhu cầu này quyết định cấu trúc của ngành du lịch và được phản ánh qua các hình thức tổ chức lãnh thổ của nó.
Những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ trong thế kỷ XX và sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. Mặt khác, cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa cũng là nhân tố đẩy mạnh sự phát triển của du lịch. “Công nghiệp du lịch” chắc chắn không phát triển được nếu thiếu sự hỗ trợ của cách mạng khoa học – công nghệ và quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa. Cuộc cách mạng này cùng với xu thế quốc tế hóa đã làm khuấy động mọi hoạt động sản xuất, đem lại năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế cao. Đó là tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, làm tăng thêm khả năng thực tế tham gia hoạt động nghỉ ngơi du lịch, hoàn thiện cơ cấu hạ tầng và tạo cho du lịch có bước phát triển mới, vững chắc hơn.
Đô thị hóa có những đóng góp to lớn trong việc cải thiện điều kiện sống cho nhân dân về phương tiện vật chất và văn hóa, thay đổi tâm lý và hành vi con người. Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của đô thị hóa, V. I.Lênin chỉ rõ rằng, việc nông dân di chuyển tới các thành phố đã kéo họ vào cơn lốc của cuộc sống hiện đại, nâng cao trình độ, nhận thức của họ và làm cho họ quen dần với thói quen và nhu cầu văn hóa. Mặt khác, đô thị hóa cũng bộc lộ những mặt trái của nó. Quá trình đô thị hóa làm biến đổi những điều kiện sống tự nhiên,…Tất cả điều đó, trong nhiều trường hợp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hàng loạt các yếu tố như dân cư dày đặc, lao động căng thẳng, tần số tiếp xúc cao, tiếng ồn quá lớn trở thành nguyên nhân của hiện tượng stress trong xã hội hiện đại.
Từ những mặt trái trên, nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trong những nhu cầu không thể thay thế của người dân thành phố. Ngoài những chuyến đi dài ngày, vào ngày nghỉ cuối tuần họ có nhu cầu thay đổi không khí và được sống thoải mái giữa thiên nhiên. Nhu cầu này đã làm xuất hiện một loạt các loại hình du lịch đặc biệt, du lịch ngắn ngày phổ biến trên thế giới.
Điều kiện sống của dân cư là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục,…
Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống ( vật chất, tinh thần) của con người đạt tới trình độ nhất định. Một trong những nhân tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội. Không có mức thu nhập ( cả cá nhân và xã hội) cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi, du lịch. Nhìn chung, ở các nước phát triển có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, nhu cầu và hoạt động du lịch trên thực tế phát triển mạnh mẽ.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 2
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Liên Quan Đến Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch
- Các Hình Thức Biểu Hiện Của Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch
- Cơ Sở Thực Tiễn Của Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Tclt Du Lịch Huyện Xuyên Mộc
- Biểu Đồ Dân Số Huyện Xuyên Mộc Giai Đoạn 2005-2011
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Thời gian rỗi (tự do) là thời gian cần thiết để con người nâng cao học vấn phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè và vui chơi giải trí.
Thời gian rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó một phần diễn ra các hoạt động nhằm hồi phục và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con người. Trong một số các tài liệu, người ta coi thời gian này là thời gian nghỉ ngơi.
Độ dài bình thường của thời gian rỗi thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội, thời gian nghỉ ngơi của người lao động không ngừng được nâng lên. Bình quân số ngày nghỉ của người lao động ở Mỹ, Đức là 115 ngày/ năm. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch dài ngày.
1.1.2.4. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu.
Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Nó phụ thuộc vào mạng lưới đường xá và phương tiện giao thông. Việc phát triển giao thông nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế. Ngoài ra, còn có các phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Nhiều phương tiện vận chuyển riêng cho du lịch được sản xuất để sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch ( ô tô du lịch, tàu thủy chở khách du lịch, máy bay, cáp treo…). Chúng được tách ra như một bộ phận của cơ sở hạ tầng du lịch. Ngay các phương tiện giao thông dùng cho du khách nghỉ đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này ( thí dụ, các tàu du lịch có dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long).
Mạng lưới và phương tiện giao thông trên thế giới không ngừng được hoàn thiện. Từ sau chiến tranh thế giới hai đến nay, mạng lưới đường ô tô, đường sắt ngày càng vươn xa và mở rộng khắp nơi. Mạng lưới hàng không dày đặc. Tất cả điều đó làm giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Thông tin là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác nhau của xã hội được thỏa mãn bằng nhiều loại hình truyền tin khác nhau.
Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhận việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế. Trong đời sống kinh tế-xã hội hiện đại nói chung cũng như trong du lịch nói riêng không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc. Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phong phú và hiện đại. Các hệ thống cáp ngầm xuyên biển, vệ tinh thông tin, các hệ thống máy tính và điện báo,điện thoại, internet ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.Các hệ thống thông tin hiện đại cho phép truyền và nhận thông tin, hình ảnh ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất.Trong cơ
sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề và trở thành đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế trong đó có du lịch.
Cơ sở vật chất –kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch, cũng như mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVC-KT.
Du lịch là một ngành rất đa dạng về các loại hình dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Do CSVC-KT du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở nhất định. Tài nguyên du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Muốn sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đó đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ vào đặc điểm trên, có thể hiểu CSVC-KT du lịch bao gồm các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khác du lịch.
CSVC-KT du lịch bao gồm CSVC-KT của ngành và một số ngành kinh tế quốc dân tham gia vào phục vụ du lịch như thương mại, dịch vụ,… CSVC-KT du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần CSVC-KT du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng ảnh hưởng tới thứ hạng của các cơ sở này.
Cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần với những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra sản phẩm du lịch. Với mục đích đáp ứng cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn, càn phải xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật tương ứng như khách sạn, nhà hàng cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vi chơi thể thao…Khâu trung tâm của cơ sở vật chất- kỹ thuật là các cơ sở phục vụ cho việc ăn, nghỉ của khách và các cơ sở vui chơi giải trí.
Việc đánh giá cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch phải căn cứ vào ba nhóm tiêu chí chủ yếu:
+) Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch
+) Đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác
+)Thuận tiện cho việc đi lại của khách.
Cơ sở vật chất- kỹ thuật là các cơ sở phục vụ cho việc ăn uống và cửa hàng dịch vụ thương mại; các cơ sở y tế, thể thao; các công trình văn hóa thông tin,…
Cơ sở lưu trú du lịch
Theo điều 4, khoản 12, Luật Du Lịch Việt Nam (2005) thì “ Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú du lịch chủ yếu”.
Có nhiều loại hình cơ sở lưu trú nhưng nhìn chung, các cơ sở lưu trú bao gồm: “ khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác”( điều 62, mục 4, chươngIV, Luật Du lịch Việt Nam).
Trong hệ thống cơ cở lưu trú du lịch thì khách sạn đóng vai trò quan trọng và mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất. Chính vì vậy trong kinh doanh lưu du lịch, kinh doanh khách sạn chiếm vị trí hàng đầu.
Mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại là một bộ phận trong cơ cấu cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ du lịch. Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu về ăn uống, mua sắm hàng hóa của khách du ( trong nước cũng như quốc tế) bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác.
Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về hàng hóa và ăn uống của họ là rất phong phú đa dạng, tùy theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống, tính dân tộc,…Từ đó cơ sở vật chất-kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trên cũng đa dạng, từ cửa hàng ăn uống ( restaurant và bar), cửa hàng thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đên các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng ( bằng ngoại tệ hay nội tệ). Các cửa hàng có thể bố trí trong khách sạn, tại khu du lịch hoặc ở đầu mối giao thông.
Cơ sở thể thao là một bộ phận của cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch. Chúng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm cho kỳ nghỉ đó trở nên tích cực hơn. Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao hay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại ( bể bơi, xe đạp nước, cầu vượt nước, cho thuê xe ô tô,…).
Ngày nay công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời khỏi cơ cấu vật chất- kỹ thuật của các trung tâm du lịch. Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn, khu nghỉ ngơi và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch.
Các cơ sở y tế chữa bệnh có mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất- kỹ thuật ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh ( bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời,bùn, các món ăn kiêng,…), các phòng y tế với các trang bị trong đó ( phòng tắm hơi, massage,…).
Các cơ sở y tế thư giãn, chữa bệnh luôn gắn liền với các công trình thể thao và có thể được bố trí ngay trong khu vực khách sạn.
Cơ sở vui chơi giải trí hoạt động thông tin văn hóa nhằm mục đích giúp cho khách vui chơi, giải trí, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội, tạo điều kiện giao tiếp, quảng bá về truyền thông, thành tựu văn hóa của các dân tộc. Chúng bao gồm cơ sở vui chơi giải trí, cũng như các trung tâm văn hóa, thông tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm và có thể được bố trí hoặc trong khách sạn, hoặc hoạt động một cách độc lập tại các trung tâm du lịch.
Hoạt động văn hóa thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, hội hóa trang đêm ca nhạc , tuần lễ biển buổi gặp gỡ trao đổi giữa những khách du lịch có cùng một nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham quan viện bảo tàng,…Các cơ sở này có ý nghĩa nhất định đối với quá trình phục vụ du lịch. Chúng giúp cho khách du lịch có thể kéo dài thời gian lưu trú hoặc sử dụng thời gian một cách hợp lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong chuyến du lịch.
Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác là điều kiện bổ sung, giúp cho khách sử dụng hiệu quả hơn thời gian du lịch, tạo thêm sự thuận tiện khi họ lưu trú tại điểm du lịch. Các dịch vụ bổ sung bao gồm trạm xăng dầu, trạm cấp cứu ( ở biển
hoặc núi ), xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao, hiệu cắt tóc, giặt là, tiệm thẩm mĩ, cửa hàng dịch vụ về ảnh,…
Tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch. Chính các dịch vụ này trong hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra và thực hiện toàn bộ sản phẩm du lịch. Chúng tồn tại một cách độc lập nhưng đồng thời lại có mối quan hệ khăng khít với nhau, góp phần nâng cao tính đồng bộ, tính hấp dẫn của du lịch.
1.1.2.5. Vai trò và mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch
- Vai trò
Nghiên cứu TCLT du lịch và xây dựng các hình thức tổ chức theo không gian hợp lí giúp cho hoạt động du lịch có cơ sở sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là TNDL. Nhận thức đúng đắn và hình thành kịp thời các hình thức TCLT phù hợp chính là chìa khoá để sử dụng hợp lí, có hiệu quả hơn các nguồn lực du lịch, nhất là TNDL.
Nghiên cứu TCLT du lịch còn tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên môn hoá du lịch. Chuyên môn hoá du lịch có tính chất đặc biệt, đây là một hiện tượng khách quan gắn với các nguồn lực mà trước hết là tài nguyên du lịch. Với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các quy luật khách quan khác trong các hình thái KT - XH khác nhau, liên quan đến trình độ phát triển của sức sản xuất. Khi nền sản xuất xã hội phát triển, nhu cầu du lịch ngày càng cao thì sự chuyên môn hoá du lịch ngày càng sâu sắc. Thực tế ngành du lịch có bốn hướng chuyên môn hoá là:
+ Chuyên môn hoá theo loại hình dịch vụ;
+ Chuyên môn hoá theo giai đoạn của quá trình du lịch;
+ Chuyên môn hoá theo loại hình du lịch;
+Chuyên môn hóa theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch.
Việc nghiên cứu TCLT du lịch nói chung và vạch ra các tuyến, điểm du lịch trên một lãnh thổ nói riêng còn góp phần quan trọng tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, tăng cường khả năng cạnh tranh. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai
thác tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kì nghỉ trọn vẹn và sự hài lòng về kì nghỉ đó. Những sản phẩm càng độc đáo, chất lượng càng cao, sự lôi cuốn du khách càng mạnh. Nhưng việc hình thành các sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch và việc khai thác tài nguyên du lịch đó như thế nào cho hài lòng du khách. Tài nguyên du lịch sẽ chỉ dưới dạng tiềm năng nếu không được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch. Chính việc TCLT du lịch hợp lí là một trong những biện pháp hàng đầu nhằm tạo ra và khai thác hữu hiệu các sản phẩm du lịch độc đáo.
Nghiên cứu TCLT du lịch có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn. Việc nhận thức chúng một cách đúng đắn sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn lực du lịch để phát triển KT -XH.
- Mục tiêu
TCLT du lịch có những mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu được xác định dựa trên sự khác nhau của các đối tượng du lịch. Các đối tượng du lịch đó phải thật cụ thể, rõ ràng để công tác tổ chức du lịch diễn ra một cách thuận lợi và đồng bộ trong một thời gian nhất định. Theo Clare A. Gunn (1993) có bốn mục tiêu cơ bản cần nắm được khi tiến hành TCLT du lịch: đáp ứng sự hài lòng và sự thoả mãn của khách du lịch; đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế; bảo vệ nguồn TNDL; sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng. Bốn mục tiêu này phải được xem xét như những động cơ thúc đẩy đối với tất cả các nhà hữu quan tham gia vào trong dự án và phát triển những chiến lược và đối sách cần thiết nhằm thực hiện chúng cho bằng được [13].
TCLT du lịch phải đáp ứng sự hài lòng và sự thoả mãn của khách du lịch. Mỗi du khách trước khi đi du lịch đều có mục tiêu cụ thể. Có du khách đi du lịch để tham quan ngắm cảnh, có du khách để nghỉ ngơi thư giãn, có du khách để nghiên cứu học hỏi... Vì vậy, khi nghiên cứu TCLT du lịch phải đặt mục tiêu đạt được đó là sự hài lòng, thoả mãn của khách du lịch. Có như vậy mới thu hút được khách du lịch.