Ứng Dụng Cntt Trong Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Thcs

Phân hệ

18 Các trường THCS hiện nay 100 đều được kết nối internet các trường đã và 1

[18]

Các trường THCS hiện nay 100% đều được kết nối internet, các trường đã và đang xây dựng phát triển website riêng của nhà trường, quá trình triển khai và xây dựng các website này tại các đơn vị được sự ủng hộ rất nhiều từ CBQL, GV, NV, HS và phụ huynh HS… Các thông tin về HS: điểm số, ngày nghỉ, thời khóa biểu, kết quả… là những thông tin mà phụ huynh học sinh lúc nào cũng cần quan tâm có thể tra cứu ngay trên website.

Các trường đã được cấp địa chỉ email của hệ thống từ Bộ GDĐT từ đó việc chỉ đạo, thông tin liên lạc từ Sở đến các trường rất thuận lợi. Qua kết quả thăm dò, CBQL, GV, NV đã nhận thức được đầy đủ vai trò, nội dung của việc ứng dụng CNTT trong các trường hiện nay. Tuy nhiên việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ sở giáo dục còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số lượng CSVC, trình độ ứng dụng cụ thể các nội dung CNTT vào trong công việc của từng giáo viên và nhân viên nhà trường. Chính những yếu tố này làm cho việc ứng dụng CNTT trên thực tế của nhà trường khó đạt được hiệu quả mong muốn.

1.4. Ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở trường THCS

1.4.1. Ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT vào quản lý HĐDH ở trường THCS của Hiệu Trưởng

- CNTT làm cho tất cả các thông tin được cập nhật nhanh chóng, dễ dàng. Các thông tin của đơn vị, cơ sở giáo dục được công khai với cộng đồng trên các phương tiện thông tin. Sự công khai thông tin làm cho cộng đồng đánh giá được nhà trường, làm cho nhà trường thân thiện với cộng đồng, với người học và phụ huynh học sinh. Thông tin được công khai cũng làm cho cộng đồng chấp nhận nhà trường, làm cho gia đình, các thành viên của nhà trường, có quan quản lí nắm được tình hình học tập của người học, của giáo viên mình kịp thời. Hiệu trưởng nhà trường thực hiện việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học sẽ giúp hoạt động này được thực hiện khoa học, nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác trong mọi khâu của hoạt động quản

lí nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học nói riêng và quản lí nhà trường nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- CNTT làm cho quá trình quản lý nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Máy tính được xem là một công cụ chủ yếu trong ứng dụng CNTT, máy tính thực hiện những phép tính toán rất nhanh và chính xác. Công nghệ truyền thông đã dần tiến tới trình độ hoàn thiện ở mức độ cao nên thông tin được truyền đi nhanh chóng, rộng khắp. Nhờ CNTT, thông tin quản lý được truyền đến đối tượng quản lí một cách tức thì, trực tiếp không thông qua khâu trung gian nên người quản lý nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng, chân thực. Từ nguồn thông tin đó, người quản lý có thể xử lý thông tin quản lý kịp thời và chính xác.

- CNTT làm cho những thông tin về quá trình học tập và phấn đấu của học sinh được công khai hóa làm cho gia đình, xã hội được biết những nhận xét đánh giá nhà trường đối với học sinh. Các cơ sở giáo dục cần công khai những thông tin về quá trình phấn đấu tu dưỡng, kết quả học tập của người học cho gia đình kịp thời. Việc công khai các thông tin kịp thời, nhanh chóng làm cho người học có động lực học tập hơn, làm cho người học có ý thức học tập cao hơn. Việc ứng dụng CNTT giúp thay đổi chất lượng dạy học và giáo dục học sinh, tạo ra diện mạo mới cho nhà trường. CNTT ứng dụng trong quản lí giáo dục giúp nhà quản lí nắm bắt trạng thái của hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy. Thêm nữa, các phần mềm hỗ trợ giúp nhà quản lí kịp thời ra được các quyết định quản lí chính xác, phù hợp. CNTT giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh nắm tri thức của bài học tốt hơn. Mạng internet cũng trợ giúp đắc lực cho học sinh trong việc tìm kiếm thông tin hỗ trợ hoạt động học tập đạt kết quả cao hơn. Mặt khác, việc ứng dụng CNTT trong đánh giá giúp cho công tác kiểm tra, đánh giá được toàn diện, kết quả được khách quan và công khai. Điều này tạo nên động lực để các nhà trường có kế hoạch để hoàn thiện hơn hoạt động dạy học.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 5

- Ứng dụng CNTT giúp thay đổi mô hình giáo dục, chuyển từ mô hình dạy học truyền thống khi vai trò trung tâm thuộc về người thầy sang vai trò trung tâm thuộc về người học. Người học không chỉ thụ động tiếp nhận tri thức thông qua bảng, ti vi, radio mà ngày nay trong mô hình giáo dục hiện đại, người học có được sự hỗ trợ của máy tính, mạng internet và các phần mềm hỗ trợ đang trở thành mô hình giáo dục có thể tạo ra sự phát triển vượt bậc trong giáo dục.

1.4.2. Hiệu trưởng ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học

Trong tập thể sư phạm, tất cả giáo viên liên kết cùng nhau thực hiện nhiệm vụ dạy học nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục của nhà trường. Để điều hành tập thể một cách khoa học cần tiến hành lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học là nhiệm vụ của người quản lí, đó được coi là bản thiết kế dựa trên mục tiêu dạy học của cấp học, năm học đã được quy định để xây dựng các chương trình hành động, các bước đi, điều kiện và phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của các thành phần trong nhà trường.

Các loại kế hoạch dạy học thông thường được phân chia theo nhiều cách khác nhau tuy nhiên kế hoạch quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng tập trung vào kế hoạch tháng, kế hoạch học kì và kế hoạch dạy học năm học.

Để tạo được sự khoa học và sự thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, người Hiệu trưởng nhà trường đặc biệt coi trọng việc lập kế hoạch dựa trên sự hỗ trợ của CNTT hoặc các phần mềm hỗ trợ.

Hiệu trưởng nhà trưởng có thể khai thác các ứng dụng CNTT trong việc lập kế hoạch hoặc sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường được sử dụng phổ biến như: V.Emis (Bộ GD&ĐT cung cấp), Vnedu (Tập đoàn VNPT cung cấp), Smas (Tập đoàn Viettel cung cấp), Hệ thống quản lí nhà trường (công ty Misa cung cấp).

Hiện nay, nhiều trường học đã ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lí hoạt động dạy học nói riêng. Tuy vậy, việc ứng dụng còn mang tính tự phát, chắp vá, chưa theo kế hoạch tổng thể, lâu dài và chưa có một sự chỉ đạo thống nhất vì vậy hiệu quả chưa cao.

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng, HT cần lập một kế hoạch ứng dụng CNTT một cách tổng thể, lâu dài như là một phần của kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.

Kế hoạch cần nêu rõ:

Nội dung triển khai: Phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng

Kế hoạch về kinh phí: Dự kiến các nguồn kinh phí (nếu có)

Kế hoạch dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu: theo khối lớp

Kế hoạch thời gian: Thời gian bắt đầu, kết thúc

Kế hoạch nhân sự: phân công giảng dạy các lớp

Kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học: thời gian thi kiểm tra, kế hoạch dự giờ

Quy trình lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học ứng dụng CNTT thường tuân theo các bước sau:

Bước 1: Hiệu trưởng sử dụng hộp thư điện tử của nhà trường và hộp thư cá nhân tiếp nhận văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học từ cơ quan quản lí giáo dục cấp trên. Hiệu trưởng cần lưu giữ các văn bản này theo các folder tài liệu có đặt tên để nghiên cứu trước khi lập kế hoạch quản lí đảm bảo kế hoạch này bám sát theo kế hoạch quản lí của Phòng Giáo dục.

Bước 2: Phân tích trạng thái của nhà trường (SWOT) trước khi lập kế hoạch bằng cách kiểm tra lại kế hoạch lưu của năm học trước và bản báo cáo tổng kết tình hình thực hiện hoạt động dạy học của năm học trên các file đã được lưu trên máy tính. Việc lưu giữ các thông tin trên máy tính giúp HT giảm bớt thời gian tìm kiếm các văn bản lưu, do vậy việc lập kế hoạch tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính xác thực với điều kiện và khả năng thực hiện của nhà

trường do xác định được các điểm Mạnh - Yếu - Thuận lợi - Thách thức đối với hoạt động dạy học nói riêng và trong quản lí nhà trường nói chung.

Bước 3: Sử dụng các phần mềm quản lí hoặc ứng dụng soạn thảo văn bản để thiết kế kế hoạch dạy học. Bản kế hoạch thiết kế này được gửi xin ý kiến của các thành viên BGH và Tổ trưởng các tổ chuyên môn của nhà trường trước khi ban hành chính thức bằng cách gửi vào hộp thư điện tử của các thành viên. Sau khi nhận được các thành viên đóng góp ý kiến về kế hoạch. Việc này sẽ giúp giảm thiểu việc hội họp, mất nhiều thời gian công sức song vẫn phát huy được trí tuệ tập thể trong việc lập kế hoạch dạy học.

Bước 4: Chỉnh sửa và chuẩn ý kế hoạch dạy học: Kế hoạch sau khi thống nhất được công bố công khai trên Webside của nhà trường. Điều này sẽ giúp CBGV nhà trường chủ động trong việc thực hiện. Đồng thời PHHS và HS có thể theo dõi kế hoạch để có sự phối hợp và chuẩn bị tâm thế trước các hoạt động học tập của nhà trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.

1.4.3. Hiệu trưởng ứng dụng CNTT trong tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học ở trường THCS

Tổ chức thực hiện là quá trình bố trí, sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Chức năng tổ chức thực hiện gồm những nội dung chủ yếu sau:

Sắp xếp, tổ chức cấu trúc đội ngũ GV và các lớp HS học sinh của nhà trường đảm bảo thực hiện kế hoạch dạy học trên lớp.

Phát triển đội ngũ giáo viên và nhân viên nhà trường phục vụ hoạt động dạy học

Xác định cơ chế hoạt động và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học nhà trường

Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học, hợp lí

Chức năng chỉ đạo, hướng dẫn: là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất

lượng cao. Chức năng chỉ đạo là chức năng quản lí quan trọng và cần thiết cho việc thực hiện hóa các mục tiêu, do đó trong chỉ đạo giáo dục phải quán triệt phương châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển” trong các hoạt động của nhà trường và cả hệ thống giáo dục, từ đó chức năng chỉ đạo trong giáo dục cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ dạy học Đôn đốc, động viên, khích lệ GV và HS

Giám sát hoạt động dạy học GD và HS

Thúc đẩy hoạt động dạy học trong nhà trường

Việc ứng dụng CNTT trong quá trình tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học thông qua các hình thức sau:

Sử dung phầm mềm nhân sự để thống kê và theo dõi số lượng giáo viên nhằm bố trí sắp xếp nhân sự cho khoa học, tránh sự trùng lặp, Muốn làm tốt việc này, CBQL phải có khả năng sử dựng một số phần mềm: quản lí nhân sự, quản lí hoạt động giảng dạy.

Sử dụng phần mềm quản lí học sinh để theo dõi và nắm bắt số lượng học sinh, sự biến động về số lượng và và những yêu cầu cụ thể cho từng lớp học để bố trí đội ngũ GV phù hợp

Sử dụng máy tính có kết nối internet để nhận và chuyển tải các thông tin quản lí từ cơ quan quản lí giáo dục cấp trên hoặc để triển khai kế hoạch dạy học của nhà trường.

Sủ dụng hộp thư điện tử của nhà trường hoặc của cá nhân để nhận và gửi tài liệu

Sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học.

Sử dụng máy điện thoại là phương tiện để trực tiếp điều hành, điều khiển hoạt động dạy học

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc ra đề thi, tố chức chấm thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Lưu trữ kết quả thi, kiểm tra đánh giá, hoàn thiện hồ sơ quản lí điểm học tập của học sinh qua các năm.

Sử dụng máy tính có kết nối internet để tìm kiếm các nguồn tài liệu, chia sẻ để CBQL và GV, NV trong nhà trường tạo ra được môi trường tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học.

1.4.4. Hiệu trưởng ứng dụng CNTT để kiểm tra, đánh giá trong quản lí hoạt động dạy học ở trường THCS

Chức năng kiểm tra - đánh giá là quá trình phân tích kết quả công việc, đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức. Chức năng kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quá trình quản lí có vai trò trong việc hoàn thành các nhiệm vụ của đối tượng quản lí. Để thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động dạy học ở nhà trường của CBQL bằng sự hỗ trợ của CNTT cần thực hiện các nội dung sau:

Sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ để xác lập quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh trước khi tiến hành thu thập thông tin thông qua kiểm tra, đánh giá

Sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ để xây dựng các quy định trong thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên, quy định và đánh giá kết quả thực nhiện nhiệm vụ theo các thời điểm đối với GV

Sử dụng máy tính, và các phần mềm hỗ trợ nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GV, NV và kết quả học tập của HS được phân loại

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ để điều chỉnh hiệu quả hoạt động dạy học Chỉ ra hiệu quả ứng dụng CNTT mang lại để tăng cường sự ủng hộ, tin tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cơ quan quản lí giáo dục cấp trên. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT tác dụng đến mọi đối tượng trong quá trình vận hành hoạt động dạy học.

Việc kiểm tra để nắm bắt hiện trạng của hệ thống quản lí nhà trường rất quan trọng. Kiểm tra cho phép đánh giá mức độ, chất lượng của hoạt động dạy học mà nhà trường đã thực hiện đáp ứng mục tiêu dạy học đề ra để có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2023