Ứng Dụng Cntt Trong Quản Lý Hoạt Động Dạy Học

dung và phương pháp riêng nhưng chúng có gắn bó mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau do hai chủ thể thực hiện đó là thầy và trò nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo, hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách cho học sinh.

* Hoạt động dạy của giáo viên.

Đó là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của HS, giúp HS tìm tòi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân. Hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người GV đối với hoạt động nhận thức - học tập của HS thể hiện như sau:

- Đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức - học tập.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của mình và dự tính hoạt động tương ứng của người học.

- Tổ chức thực hiện hoạt động dạy của mình với hoạt động nhận thức, học tập tương ứng của người học.

- Kích thích tính tự giác, tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của người học bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ, hứng thú, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của người học làm cho họ ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó mà có những điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của người học cũng như của chính người dạy.

Tóm lại, hoạt động dạy là sự tổ chức điều khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách học sinh.Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh, giúp học sinh nắm kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là vừa truyền đạt thông tin dạy vừa điều khiển hoạt động học theo chương trình quy định. Có thể hiểu hoạt động dạy là quá

trình hoạt động sư phạm của giáo viên, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.

* Hoạt động học của học sinh.

Là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức- học tập của người học nhằm thu nhận, xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình.

Tính tự giác nhận thức trong quá trình dạy học thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập, nỗ lực nắm vững tri thức trong việc lĩnh hội tri thức.

Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập. Tính tích cực nhận thức vừa là mục đích, phương tiện, kết quả của hoạt động vừa là phẩm chất hoạt động của cá nhân.

Tính chủ động nhận thức là sự sẵn sàng tâm lí hoàn thành những nhiệm vụ nhận thức, học tập, nó vừa là năng lực vừa là phẩm chất tự tổ chức hoạt động cho phép người học tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động học tập của mình.

Hoạt động học có hai chức năng thống nhất với nhau là: Lĩnh hội thông tin và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm của mình một cách tích cực, tự giác, chủ động. Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học, phương pháp đặc trưng của môn học, của khoa học đó với phương pháp nhận thức độc đáo, phương pháp chiếm lĩnh khoa học để biến kiến thức của nhân loại thành học vấn của bản thân.

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý cách thức làm việc của thầy và trò trong việc chuyển tải nội dung dạy học.

Quản lý HĐDH là điều khiển HĐDH vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng vào thực hiện các nhiệm vụ dạy học để đạt mục đích dạy học.

Để quản lý tốt HĐDH ở trường THCS, Hiệu trưởng phải xác định rõ mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, mục tiêu cụ thể của giáo dục THCS theo Luật giáo dục.

Quản lý HĐDH là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Quản lý HĐDH phải đồng thời quản lý hoạt động dạy của giáo viên và quản lý hoạt động học của HS. Yêu cầu của quản lý HĐDH là phải quản lý các thành tố của quá trình dạy học. Các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thông qua quy trình hoạt động của người dạy một cách đồng bộ đúng nguyên tắc dạy học. Cho nên quản lý hoạt động dạy và học thực chất là quản lý một số thành tố của quá trình dạy học bao gồm: hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh…

Tóm lại, đề tài tiếp cận theo khái niệm sau đây: Quản lí hoạt động dạy học là sự tác động có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lí (hiệu trưởng nhà trường) đến khách thể quản lí (học sinh, đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường và các lực lượng giáo dục khác) nhằm huy động tối đa các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng và phát triển nhân cách của người học.

1.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin

Là việc sử dụng công cụ CNTT nhằm hỗ trợ cho một hoạt động nào đó mà nó góp phần cho người sử dụng nó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong một thời gian ngắn hơn, kết quả chuẩn xác hơn nhờ các tính toán chính xác từ máy tính.

Việc ứng dụng CNTT trong việc dạy học đang phát triển ngày càng nhiều về số lượng ở Việt Nam với nhiều hình thức rất đa dạng.

Luật CNTT số 67/2006/QH11, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại Điều 4 Khoản 5, 6 đã nêu: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”. “Phát triển CNTT là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; Phát triển nguồn nhân lực CNTT; Phát triển công nghiệp CNTT và phát triển dịch vụ CNTT”. [17, tr.45]

1.2.6. Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về "Phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90": CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

Theo Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 điều 4 giải thích: "CNTT là tập các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, lưu trữ và trao đổi thông tin số". [17]

Theo từ điển Tiếng việt thông dụng: Ứng dụng là đưa lý thuyết áp dụng vào thực tiễn; Ứng dụng các thành tựu khoa học; Ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất. [22]

Theo Luật CNTT: Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này. [17, tr.31]

Như vậy: Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học là quá trình khai thác những ứng dụng của các phương tiện CNTT trong các khâu của quá trình quản lí hoạt động dạy học nhằm điều khiển, điều chỉnh các đối tượng quản lý (tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh) tiến hành dạy - học đạt được các mục tiêu dạy học đề ra.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về ứng dụng CNTT trong nhà trường

1.3.1. Vai trò ứng dụng CNTT trong nhà trường

Công nghệ thông tin đã ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một nhân tố thúc đẩy đối với thành công trong công cuộc đổi mới của giáo dục Việt Nam.

Công nghệ thông tin đang được ứng dụng tích cực vào các lĩnh vực quản lý giáo dục.

Lĩnh vực lãnh đạo quản lý cũng như các lĩnh vực khác đang chịu tác động của công nghệ thông tin và công nghệ thông tin có thể hỗ trợ công tác quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của nó. Đồng thời, hoạt động lãnh đạo quản lý cũng có tác động lớn tới phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Ứng dụng công nghệ thông tin là sử dụng những kết quả của công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các khâu công việc cần thiết, ở mức cao nhất là hỗ trợ cho các tổ chức hoạt động và cá nhân tự trao đổi, khai thác thông tin trong môi trường công nghệ thông tin; cải tiến, đổi mới qui cách làm việc, đạt hiệu quả công việc cao hơn, đáp ứng được những thay đổi đang diễn ra.

Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước các cấp đặt ra là trang bị, xây dựng tối thiểu ban đầu về kết cấu hạ tầng kỹ thuật thông tin; cung cấp các kiến thức kiến thức tin học cần thiết cho đội ngũ cán bộ sử dụng; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý một số công việc, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức

CNTT là ngành khoa học công nghệ cao có nhiều tác dụng trong cuộc sống xã hội, mang lại hiệu quả lớn trong mọi mặt của xã hội trong đó có quản lý. Ứng dụng CNTT làm cho việc quản lý trở nên sâu sát hơn, cụ thể hơn, người

quản lý không mất nhiều thời gian vào những việc cụ thể mà dành nhiều thời gian hơn cho công việc hoạch định chiến lược cho tổ chức, cho đơn vị.

Vậy khi nói đến ứng dụng CNTT vào nhà trường nghĩa là: Tăng cường đầu tư cho việc giảng dạy môn tin học cho cán bộ, giáo viên và học sinh; Sử dụng CNTT làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học; Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của nhà trường về các mặt: quản lý nhân sự (cả giáo viên và học sinh), quản lý tài chính, quản lý thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh... Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một quá trình thường xuyên, liên tục theo từng giai đoạn, từ việc tiếp cận công nghệ, bồi dưỡng kĩ năng sử dụng đến hoàn thiện phương pháp sử dụng CNTT trong công tác quản lí dạy học.

1.3.2. Nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lí nhà trường

* Quản lý hồ sơ giáo viên, thông tin liên lạc với giáo viên

- Để quản lý tốt hồ sơ của GV Hiệu trưởng dùng phần mềm Quản lý cán bộ là một phần mềm lưu trữ tất cả những thông tin liên quan đến giáo viên như sơ yếu lý lịch, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình, những thành tích,… của giáo viên. Đồng thời cũng đang ứng dụng phần mềm office (Văn phòng trực tuyến) trên Website của đơn vị để quản lí về lí lịch cán bộ giáo viên. Các thông tin này được giáo viên, nhân viên cập nhật thường xuyên khi có những thay đổi về nhân thân như: trình độ chuyên môn, chính trị, chỗ ở...

- Để đảm bảo có sự thông tin liên lạc kịp thời đến giáo viên, Ban giám hiệu sử dụng địa chỉ mail, hệ thống trang Web của trường. Tại đây, mọi công tác quản lí của 1 cán bộ quản lí được tích hợp khá đầy đủ và tiện lợi như: lập lịch công tác, trao đổi thông tin: đi - đến, chia sẽ hồ sơ tại liệu, lưu trữ và xử lí công văn, quản lí nhân sự…

* Quản lí hồ sơ sổ sách chuyên môn, hồ sơ phổ cập giáo dục THCS.

- Các hồ sơ sổ sách chuyên môn, các loại biểu bảng liên quan công tác chuyên môn hiện nay được hệ thống hóa theo từng loại tài liệu và lưu trữ đảm bảo theo từng năm học.

- Trong công tác phổ cập giáo dục, đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê số liệu phổ cập hằng năm. Đồng thời bản thân cũng đã cùng với giáo viên Tin học tại trường tự thiết lập một biểu mẫu riêng trên Microsoft Excel để kiểm tra số liệu phổ cập giáo dục THCS, chính vì làm được điều này nên công tác phổ cập giáo dục của đơn vị trong nhiều năm qua luôn đảm bảo tính chính xác giữa các số liệu, giữa các biểu mẫu, được các đoàn kiểm tra của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá cao. Nhờ ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lí hồ sơ của đơn vị, nên hồ sơ sổ sách về công tác phổ cập giáo dục của đơn vị luôn đảm bảo tính chính xác, khoa học.

* Quản lý hồ sơ, đánh giá xếp loại HS

Để quản lý hồ sơ của HS cũng như đảm bảo thông tin giữa cán bộ quản lí và giáo viên chủ nhiệm nhà trường đã áp dụng thử nghiệm sổ điểm điện tử từ phần mềm của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) tại địa chỉ http://www.vnedu.vn). Đây là trang web được tích hợp khá nhiều tiện ích cho phép người dùng cập nhật đầy đủ các thông tin và hoạt động liên quan đến học sinh như thông tin cá nhân, điểm số, thông báo của trường, của lớp, hạnh kiểm học tập của từng em. Tại đây, người quản trị, các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có thể làm các công việc liên quan đến mình như vào điểm, điểm danh, thống kê, xét lên lớp, xét tốt nghiệp tuỳ theo nội dung được phân quyền. Trang web còn cho phép lưu trữ hình ảnh của lớp, cho phép người xem có thể bình luận góp ý, chia sẻ những tài liệu, thông tin giữa các thành viên. Và còn nhiều tính năng hữu ích khác mà thiết nghĩ rất bổ ích nếu bạn chịu tìm tòi, khám phá.

* Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV, áp dụng trong giảng dạy

Để tăng cường kĩ năng sử dụng vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin và tạo nguồn tư liệu phong phú cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhà trường đã tiến hành tập huấn công nghệ thông tin cho giáo viên, hướng dẫn các kinh nghiệm về truy cập Internet, kĩ năng sử dụng các phần mềm soạn giảng, khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia trang truonghocketnoi.edu.vn, tạo các trang Web con (thừa kế từ Violet) để upload giáo án, tài liệu, bài giảng...tạo thành một nguồn tài nguyên phong phú phục vụ cho công tác tra cứu, tham khảo, giảng dạy; thực hiện gửi và trao đổi thư từ, thông tin giữa các thành viên của trang Web.

1.3.3. Một số phần mềm ứng dụng CNTT trong quá trình quản lí nhà trường

CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, hỗ trợ đổi mới QLGD cho cán bộ quản lí nhà trường, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực về CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quan trọng. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GDĐT, tăng cường giảng dạy và đào tạo về CNTT.

Bộ GDĐT chỉ đạo dự án SREM nghiên cứu để hỗ trợ đổi mới công tác quản lí của nhà trường trong đó đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lí. Ngày 13 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ra Quyết định số 558/QĐ-BGDĐT về việc sử dụng thống nhất phần mềm VEMIS trong các trường phổ thông nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục. Theo Quyết định, hệ thống phần mềm quản lý trường học VEMIS có các phân hệ sau:

Vai trò

P.EMIS

Hệ thống quản lý nhân sự

(phiên bản 3.4.5)

Cung cấp công cụ QL để thực hiện các nghiệp vụ QL nhân sự thuộc ngành giáo dục như QL hồ sơ nhân sự, thực hiện các nghiệp vụ về lương, bổ nhiệm, thuyên

chuyển cán bộ....

Hệ thống thông tin thống kê giáo dục

(phiên bản 3.6.9)

Cung cấp công cụ nhập liệu và trích xuất các báo cáo thống kê theo chỉ tiêu của ngành.

Quản trị PEMIS

Cung cấp các công cụ QL với P.EMIS bao gồm bảo

mật, sao lưu, phục hồi, dọn dẹp dữ liệu…

VEMIS


Quản lý phân hệ

Cung cấp công cụ QL người dùng trong hệ thống.

Quản lý hệ thống

Cung cấp công cụ khai báo danh mục, sao lưu, phục

hồi cơ sở dữ liệu…

Quản lý học sinh Cung cấp các công cụ và tính năng cho quản lý HS của từng 4,

Quản lý học sinh

Cung cấp các công cụ và tính năng cho quản lý HS của từng trường: Thông tin HS; Thông tin lớp học, năm học; Sổ điểm, điểm hạnh kiểm, xét thi lại, tính điểm

tổng kết….

Quản lý thư viện

Cung cấp công cụ thực hiện các nghiệp vụ QL thư viện

như phát hành các ẩn phẩm, phát hành và in thẻ, quản lý mượn /trả…

Quản lý thiết bị

QL các thiết bị trong trường học, theo dõi tình trạng

của thiết bị, khai báo hỏng, mất …

Quản lý giảng dạy Sắp xếp thời khóa biểu và cung cấp các tài khoản cho GV 8Quản lý giảng dạy

Sắp xếp thời khóa biểu và cung cấp các tài khoản cho

GV để phân quyền nhập điểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 4

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 16/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí