những điều chỉnh kịp thời, làm cho nhà trường thực hiện mục tiêu dạy học một cách tối ưu nhất.
Ứng dụng CNTT trong kiểm tra giúp cho các thông tin thu được chính xác, chân thực, nhanh chóng làm cho kết quả kiểm tra phản ánh đúng hiện trạng dạy học của nhà trường. Thông tin về hiện trạng đúng đắn, rõ ràng, nhanh chóng giúp cho nhà hiệu trưởng có điều kiện tăng cường hoạt động kiểm tra, nhanh chóng nắm bắt được những biến đổi của nhà trường, có được các quyết định điều chỉnh kịp thời, làm cho hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học được nâng cao.
CNTT là một công cụ hữu hiệu cho phép triển khai kỹ thuật trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả dạy và học. Kỹ thuật kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan cho phép người hiệu trưởng tăng cường kiểm tra một cách sâu sát hơn, mở rộng hơn. Hiệu trưởng có thể thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan đến từng giáo viên trong hoạt động dạy và từng học sinh trong hoạt động học. Mặt khác sự ứng dụng internet và các phần mềm kiển tra, đánh giá cho phép học sinh có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Làm cho học sinh có khả năng tự đánh giá chính mình, chuyển dần từ quá trình dạy học thành quá trình tự học của mỗi học sinh.
Việc triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS thường gặp rất nhiều khó khăn. Đó là khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị công nghệ mà nhà trường được trang bị, còn có khó khăn về trình độ CNTT của Hiệu trưởng, Cán bộ, giáo viên và nhân viên cũng như nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy học
1.4.5. Một số yếu cầu đối với người Hiệu trưởng để ứng dụng CNTT có hiệu quả trong quản lí hoạt động dạy học
- Hiệu trưởng cần giúp cho cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT đối với sự phát triển của Nhà
trường, vai trò trách nhiệm của mỗi người trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học và công tác hỗ trợ hoạt động dạy học trong nhà trường. Tạo được sự thống nhất về chủ trương, kế hoạch trong toàn Nhà trường.
- Hiệu trưởng cần chủ động nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện CNTT phục vụ hoạt động quản lí đồng thời cũng cần truyên truyền, vận động, định hướng và tổ chức bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng và cán bộ, GV trong nhà trường có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ mới đặt ra cho nhà trường đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
- Hiệu trưởng cần tăng cường sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục và đào tạo đối với việc nâng cao năng lực thực hiện ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ quản lí trong nhà trường (từ cấp bộ môn)
- Mạnh dạn thể nghiệm các mô hình ứng dụng CNTT nhằm rút ra các kinh nghiệm, chỉ ra được hiệu quả trong lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 3
- Ứng Dụng Cntt Trong Quản Lý Hoạt Động Dạy Học
- Ứng Dụng Cntt Trong Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Thcs
- Khảo Sát Thực Trạng Việc Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Tại Một Số Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
- Đánh Giá Của Giáo Viên, Nhân Viên Về Tần Suất Ứng Dụng Cntt Trong Quản Lí Các Hoạt Động Ở Nhà Trường Của Cbql Trường Thcs Thành Phố Thái Nguyên
- Đánh Giá Của Gv Và Nv Về Thực Trạng Kỹ Năng Ứng Dụng Cntt Trong Tổ Chức Và Chỉ Đạo Hoạt Động Dạy Học Của Cbql Trường Thcs Trên Địa Bàn Tptn
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
- Ứng dụng CNTT trong xác định mục tiêu, kế hoạch dạy học năm học, học kì. CNTT giúp cho việc tính toán, ước lượng, thu thập thông tin được chính xác, làm cho kế hoạch của nhà trường sát với mục tiêu của nhà trường, phù hợp với thực trạng của nhà trường. Việc lập kế hoạch sát với mục tiêu, phù hợp với trạng thái của nhà trường sẽ giúp cho nhà trường chủ động hơn trong việc thực hiện kế hoạch, làm cho nhà trường chủ động đối phó, thích ứng với sự thay đổi của môi trường giáo dục.
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên và nhân viên về CNTT và các ứng dụng trong dạy học và hỗ trợ hoạt động dạy học.
+ Việc tổ chức bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên có được những kiến thức cơ bản về CNTT cũng như các kiến thức nâng cao về CNTT để thuận
tiện trong việc giảng dạy như: Kiến thức cơ bản về máy tính và công nghệ thông tin, hộp thư điện tử; xử lý văn bản word, excel; thống kê, báo cáo... online trực tuyến; khai thác một số phần mềm quản lý như Vnedu…; hướng dẫn sử dụng các thiết bị CNTT; soạn, giảng giáo án điện tử đổi mới phương pháo dạy học và thiết kế bài giảng E-Learning
+ Với nhân viên thì tổ chức bồi dưỡng về CNTT giúp cho nhân việc thực hiện được các kỹ năng cơ bản như sửa chữa một số hỏng hóc cơ bản của máy tính, mạng internet, cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng, qua đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý của giáo viên và CBQL.
- Chỉ đạo tốt các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức tọa đàm theo chủ đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT. Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn phải là người đứng ra chỉ đạo, dẫn dắt tổ chức tham gia các hoạt động chuyên môn có ƯDCNTT, phải hướng dẫn động viên mọi người để mọi người hoàn thành những nhiệm vụ đã được đặt ra. Nhờ có CNTT cũng giúp cho CBQL nắm bắt được thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác để đưa ra những quyết định sáng suốt, phù hợp với môi trường công việc của nhà trường.
- Kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng CNTT của giáo viên và nhân viên nhà trường trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Kiểm tra đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất và các phương tiện CNTT phục vụ hoạt động dạy học để có phương án chỉnh sửa và bổ sung nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của hoạt động Dạy và học của giáo viên và học sinh nhà trường. Qua công tác kiểm tra thì Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn sẽ nắm bắt được những thông tin đúng đắn về nhà trường qua đó sẽ đưa ra được những quyết định điều chỉnh kịp thời
cũng như sẽ có chế độ ưu tiên, ưu đãi, có hình thức khen thưởng, động viên khích lệ ƯDCNTT trong hoạt động dạy học.
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học
1.5.1. Yếu tố khách quan
* Hệ thống văn bản hướng dẫn về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí nhà trường.
Nghị quyết 36 của bộ chính trị đã khẳng định: "Trong giai đoạn đến 2015 Nhà nước cần ưu tiên tập trung ứng dụng CNTT để hiện đại hóa một số ngành, một số lĩnh vực. Trong đó giáo dục đào tạo, ứng dụng CNTT để đổi mới phương thức giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cá nhân, nâng cao bình đẳng cơ hội trong giáo dục đào tạo".
Theo nghị quyết số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của thủ tướng chính phủ ghi rõ: "Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường trung học phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy học và theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT". [19, tr.24]
Như vậy, đó là những điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý HĐDH ở các trường học hiện nay.
* Sự quan tâm và tạo điều kiện của gia đình - xã hội đối với hoạt động của nhà trường
Học sinh không thể hưởng lợi ích từ việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học nếu nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích, hỗ trợ con em mình kịp thời. Mặt khác cộng đồng xã hội gần gũi với học sinh có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc trở thành rào cản học sinh tiếp cận với phương pháp học tập mới từ việc ứng dụng CNTT vào dạy học của các thầy cô giáo. Vì vậy việc tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội
trong việc tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT vào việc tự học là hết sức cần thiết.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
* Trình độ, năng lực CNTT của Hiệu trưởng.
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: "Cùng với đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là khâu then chất của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo".
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí giáo dục cấp trên, phụ huynh học sinh và trước xã hội về chất lượng và hiệu quả các hoạt động của trường mình.Việc dạy học theo hướng ứng dụng CNTT có đạt hiệu quả như mong muốn hay không, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của Hiệu trưởng nhà trường. Vì vậy, Hiệu trưởng phải là người am hiểu về CNTT và có khả năng ứng dụng CNTT ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình, để có thể làm mẫu, hướng dẫn đội ngũ giáo viên và nhân viên thực hiện.
Hiệu trưởng phải là người có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học thực tiễn của trường mình, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân rộng nhân tố điển hình.
Uy tín của hiệu trưởng trong tập thể hội đồng sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học của nhà trường.
* Nhận thức, trình độ kỹ năng CNTT của giáo viên
Hiệp hội quốc tế về công nghệ trong dạy học (International Society for Technology in Education - ISTE) đưa ra kỹ năng CNTT của giáo viên bao gồm các kỹ năng sau: khả năng cài đặt và vận hành máy vi tính, khả năng lập kế hoach và thiết kế bài giảng có sự hỗ chợ của CNTT một cách hiệu quả, khả năng sử dụng CNTT để triển khai nhiều hình thức kiểm tra đánh giá hiệu quả, có hiểu biết về vấn đề xã hội, đạo đức, pháp luật có liên quan đến CNTT.
CNTT đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Nhờ đó, giáo viên có thể đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện các quan điểm dạy học hiện đại. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS đã được quan tâm, đầu tư nhiều, song hiệu quả của nó vẫn còn khá khiêm tốn. Vấn đề đặt ra là làm sao để giảm bớt khó khăn cho giáo viên khi ứng dụng CNTT trong dạy học và nâng cao hiệu quả ứng dụng. Một trong các con đường giải quyết vấn đề này là bồi dưỡng về ứng dụng CNTT cho giáo viên. Bản thân mỗi giáo viên cần xác định rõ, để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học cần tích cực bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương tiện CNTT vì đó là công cụ giúp người GV chiếm lĩnh tri thức và triển khai phổ biến tri thức có hiệu quả.
* Điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện CNTT của nhà trường
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo đáp ứng yêu cầu của việc sử dụng các phương tiện CNTT trong hoạt động của nhà trường bao gồm:
- Hệ thống phòng máy tính phục vụ hoạt động học tập; hệ thống máy tính trang bị cho các phòng chức năng để thực hiện nhiệm vụ công vụ.
- Mạng internet phục vụ cho công việc và khai thác tài liệu phục vụ hoạt động học tập của giáo viên và học sinh; tra cứu các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên trong hoạt động quản lí của Hiệu trưởng nhà trường.
- Hệ thống các phương tiện chuyên biệt hỗ trợ hoạt động quản lí hành chính trong nhà trường như máy FAX, máy nhắn tin, điện thoại cố định, Website của nhà trường, các cổng thông tin của ngành, của cơ quan quản lí giáo dục các cấp...
Điều kiện cơ sở vật chất trong các trường THCS hiện nay chủ yếu là do được đầu tư từ ngân sách nhà nước, một số địa phương có thực hiện huy động xã hội hóa trong việc đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học như máy chiếu. Chính vì vậy điều kiện cơ sở vật của các trường THCS nhìn chung còn thiếu, cũ và lạc hậu so với yêu cầu ứng dụng CNTT trong việc quản lí điều hành và vận hành nhà trường hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu công việc cần có sự rà soát, kiểm tra hiệu quả hoạt động của các phương tiện, có bổ sung và sửa chữa hợp lí để đáp ứng yêu của của công tác quản lí và hiệu quả của hoạt động dạy - học trong nhà trường.
Kết luận chương 1
CNTT ngày càng có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong lĩnh vực giáo dục có không ít những ứng dụng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như QLGD với vai trò là công cụ hữu hiệu trong mọi công việc của quá trình quản lí hoạt động ở nhà trường.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh cũng như tăng tính hiệu quả của quản lí hoạt động dạy học.
Quá trình ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học được thể hiện trong các chức năng của người quản lí từ khâu lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy và học; tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy và học; kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy và học…
Quá trình ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở trường THCS có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học; sự quan tâm của gia đình, cộng đồng xã hội đối với hoạt động học tập trong nhà trường; năng lực sử dụng các phương tiện CNTT của Hiệu trưởng nhà trường và trình độ ứng dụng CNTT trong quản lí và thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên, nhân viên nhà trường. Việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học còn bị chi phối bởi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Những vấn đề lí luận trên sẽ là cơ sở để tác giả tổ chức khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT của cán bộ quản lí nhà trường THCS ở chương 2 của đề tài luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.1. Một vài nét về giáo dục THCS trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là một trong những trung tâm giáo dục hàng đầu của tỉnh Thái Nguyên, đây là đơn vị luôn dẫn đầu ngành trong tỉnh về các mặt hoạt động. Tính đến năm học 2017-2918, Phòng GD&ĐT có tổng số 36 trường THCS (Bao gồm cả trường công lập và ngoài công lập). Số lượng giáo viên là 836 người trong đó có 70 CBQL; số học sinh là 17069 em.
Vị trí các trường được phân bố đồng đều trong khu vực dân cư theo các phường đảm bảo cho HS không phải đi học xa và đáp ứng được nhu cầu học tập của HS. Biên chế trường, lớp thực hiện theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của HS trên địa bàn thành phố.
Cơ sở hạ tầng được xây dựng kiên cố hóa và đảm bảo trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học đáp ứng mặt bằng chung của xã hội: trường học khang trang, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học thuận lợi (máy chiếu, phòng vi tính, phòng thí nghiệm…). Tuy nhiên một số trang thiết bị dạy học do đã sử dụng nhiều năm nên đã xuống cấp, một số phòng học xây dựng lâu năm nên phòng học nhỏ, khuôn viên để HS tham gia vào các hoạt động còn hẹp do vậy gây một số khó khăn trong quá trình học tập.
Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học đã đem lại hiệu quả cao. Chất lượng GD&ĐT phát triển bền vững với kết quả năm sau cao hơn năm trước thể hiện ở 2 mặt học lực và hạnh kiểm.