Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng May Mặc Của May 10 Sang Nhật Bản


Để giữ vững và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU thời gian tới, đặc biệt khi xuất khẩu sang thị trường EU năm 2005, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

­ Phải có sản phẩm chủ lực (chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, hợp thị

hiếu người Châu Âu). Bên cạnh mặt hàng truyền thống là áo sơ mi và áo

jacket, công ty cũng nên đa dạng hoá hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu sang EU như quần áo, quần âu, áo thun, và có hướng phát triển sản phẩm cao cấp như comple.

­ Phải tăng năng suất lao động bằng cách cải tiến thiết bị, hạ giá

thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh mới. Giá thành là yếu tố quyết định

trong cuộc cạnh tranh, cần phải linh động trong khâu thanh toán, thanh toán bằng nhiều hình thức, nhiều loại ngoại tệ.

­ Về công tác xúc tiến thương mại, cần phải trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình (không qua trung gian). Nên giới thiệu bằng nhiều hình

thức như

gửi thư, chào hàng trực tiếp, triển lãm hội chợ, mở

văn phòng

giới thiệu sản phẩm. Người mua Châu Âu không bao giê mua các loại sản phẩm mà họ chưa bao giê biết và họ rất thích nghe bạn giới thiệu về sản phẩm mà họ đang quan tâm.

­ Về quản lý và nhân lực, cần có đội ngò quản lý tốt, năng động

thích

ứng với mọi hoàn cảnh, biết đưa ra những dự

đoán cho tương lai,

nguồn nhân lực phải có tay nghề cao, năng động, sáng tạo.

­ Phải tạo được chữ tín đối với khách hàng. Tạo được bạn hàng mới

đã khó, nhưng giữ được bạn hàng còn khó gấp trăm ngàn lần. Bởi xung

quanh họ luôn có những lời mời chào hấp dẫn, các doanh nghiệp phải chú ý đến phương thức chăm sóc khách hàng.


c. Thị trường Nhật Bản


Nhật Bản là thị trường nhập khẩu không hạn ngạch lớn nhất của

Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu tăng rất nhanh, từ năm 1994 đến nay, Việt Nam luôn đứng trong danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 2000 Việt Nam đứng thứ 5 trong số các nước xuất khẩu lớn vào thị trường này, chỉ sau 4 nước là Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và Mỹ. Tính đến hết tháng 11/2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là 440 triệu USD, đứng thứ hai sau thị trường Mỹ và EU [7].

Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn, truyền thống của công ty May 10. Ngay từ năm 1993 công ty đã có quan hệ hợp tác với nhiều hãng may mặc có tiếng của Nhật Bản như Nissho Iwai, Kaneta, Itochu v.v…

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của May 10 sang Nhật Bản

Đơn vị: 1000USD


Năm

1998

1999

2000

2001

11/2002(*)

Nhật

Bản

4619.8

4132

3893.4

3384.5

3680

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở Công ty May 10 - 9

(*): Sè liệu tính đến hết tháng 11, Phòng kế hoạch Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình xuất khẩu năm 1998 ­ 2001

Các mặt hàng mà công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là áo sơ mi và áo jacket, trong đó áo sơ mi chiếm tỷ trọng trên 80%. Hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công xuất khẩu, tỷ lệ kinh doanh FOB còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ năm 2000 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm, chỉ chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, so với 30% của thị trường EU và 40% của thị trường Mỹ. Nguyên nhân là do:

­ Công ty May 10 cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều

nước khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc và

các nước Asean khác. Hiện hàng Trung Quốc đang thống soái thị trường


Nhật Bản với thị phần trên 70% với nhiều hàng hoá đa dạng và giá cạnh tranh.

­ Năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khiến

xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường này giảm sút, từ năm

1999 trở lại đây, đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, song do nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang suy thoái, sức mua giảm, nên tốc độ tăng trưởng còn chậm.

­ Công ty có sự thay đổi chiến lược, tập trung xuất khẩu sang thị

trường Mỹ, tăng cường hoạt động kinh doanh FOB trên thị trường Mỹ và

EU nên thời gian qua đã giảm gia công xuất khẩu sang thị Bản.

trường Nhật

Để tăng cường hoạt động kinh doanh FOB trên thị trường Nhật Bản,

công ty cần đẩy mạnh tiếp thị và nắm bắt nhu cầu trên thị Bản, đặc biệt chú ý đến ba yếu tố cơ bản sau:

trường Nhật

1. Thiết lập cơ sở

để phát triển thị

trường theo hình thức văn

phòng đại diện, hợp tác liên doanh, tập hợp thông tin tổng quát về thương mại Nhật Bản. Nhanh chóng xúc tiến thành lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản.

2. Giao hàng nhanh, an toàn, trung thực và hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng hàng hoá.

3. Xác lập kênh và cơ từng loại khách hàng.

chế

tiêu thụ

sản phẩm

ổn định đối với

Công ty cần chú ý đến một số kinh nghiệm khi thâm nhập thị trường Nhật Bản:

­ Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, từ nguyên phụ liệu đến quy trình sản xuất đều phải tuân thủ nghiêm ngặt


theo tiêu chuẩn JIS (Japan Industrial Standard) cũng như các điều luật, các quy định áp dụng với sản xuất và xuất khẩu hàng hoá.

­ Người tiêu dùng Nhật Bản khá khó tính, đặc biệt về mốt thời trang. Công ty cần phải nắm bắt và dự đoán được xu hướng thời trang, phải cung ứng một cách kịp thời các sản phẩm đang hợp mốt, đặc biệt là đối với khách hàng trẻ tuổi – những người có sở thích may mặc thay đổi rất nhanh. Cần xây dựng hệ thống “phản ứng nhanh” để nắm bắt kịp thời thông tin về người tiêu dùng thông qua các nhà bán lẻ.

­ Người tiêu dùng Nhật Bản đặc biệt là giới trẻ chịu tác động mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí, phim ảnh và các sự kiện trên thế giới. Nếu có một mốt ré lên thì các phương tiện thông tin đều đề cập đến mốt đó và người nào cũng phải có một cái tương tự. Song người Nhật Bản vẫn chấp nhận những mặt hàng có cách điệu chuẩn cộng

thêm các chi tiết hoặc chất liệu mới, ví dụ bán chạy.

như

áo jacket nilon vẫn đang

­ Theo một cuộc thăm dò của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản

(JETRO), 78% người tiêu dùng Nhật Bản chọn hàng may mặc dùa theo kiểu dáng, 46% chọn hàng dùa theo chất lượng, 43% chọn hàng dùa theo nhãn mác, 27% dùa theo giá cả. Người tiêu dùng thường chú ý kỹ đến các chi tiết như đường chỉ (thậm chí cả ở phía trong), đường khâu Èn, đến cách đơm khuy, cách gấp nếp [18].

­ Người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền và độ tin cậy của sản phẩm song họ cũng sẵn sảng trả giá cao hơn với điều kiện sản phẩm có chất lượng tốt.

­ Đặc tính nổi bật của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất. 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc tầng líp trung lưu. Các bà nội trợ

của Nhật Bản là đối tượng chủ yếu quyết định việc mua sắm, hầu như


ngày nào cũng đi chợ và họ rất để ý đến giá cả cũng như sự biến động của giá cả. Người tiêu dùng Nhật Bản rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết và thường thay đổi thời trang theo mùa.

Khi thiết lập quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp Nhật Bản cần chú ý đến các tập quán kinh doanh của người Nhật:

­ Tránh những sai phạm tối kỵ như giao hàng không chuẩn màu sắc,

sai kích cỡ, không đủ số lượng hoặc giao hàng chậm. Người nhập khẩu

Nhật Bản không chấp nhận lỗi này và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai bên.

­ Tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố quyết định thành công

trong quan hệ kinh doanh. Người Nhật rất coi trọng mối quan hệ với chính quyền, với các nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, nhân viên…Khách hàng Nhật Bản thường thích những chỗ quen biết, khó có thể mong đợi sự thành công qua các triển lãm hàng nhập khẩu. Tuy nhiên nếu thâm nhập vào

một thị trường mới thì việc đó lại có hiệu quả này.

để thiết lập quan hệ

sau

­ Khách hàng Nhật Bản chỉ có thể quyết định có làm ăn hay không sau khi đã tận mắt thấy được kinh nghiệm sản xuất của bạn hàng.

­ Khách hàng Nhật Bản rất quan tâm đến việc thiết lập các mối quan hệ tin cậy với người phụ trách kinh doanh của nhà máy. Họ luôn theo đuổi khả năng xác lập mối quan hệ làm ăn lâu dài và liên tục.

­ Là một thị trường rất khắt khe nên cần chú ý nhiều đến yếu tố

chất lượng, thời hạn giao hàng. Cần duy trì các tiêu chuẩn chất lượng bằng các biện pháp quản lý chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo giao hàng tin cậy và cung cấp hàng ổn định. Để đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản, doanh

nghiệp cần phải đạt được tiêu chuẩn JIS do Bé Kinh tế Thương mại và

Công nghiệp Nhật Bản (METI) chứng nhận. Nếu có chứng chỉ này, sản


phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản bởi người tiêu dùng Nhật Bản rất tin tưởng vào chứng chỉ này.

Hiện nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang kiến nghị Chính phủ áp đặt hạn ngạch với Việt Nam mét khi xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường này tăng. Điều này có thể tạo ra những trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và công ty May 10 nói riêng trong thời gian tới.

d. Thị trường Mỹ

Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Mỗi năm nước Mỹ chi tiêu 72 tỷ USD trong đó chi gần 60 tỷ USD cho mua sắm quần áo may sẵn. Mức tiêu thụ hàng dệt may của người Mỹ cũng đứng đầu thế giới, 27 kg/người/năm (gấp hơn 1,5 lần so với EU). Mỹ

được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có nhiều tiềm năng

của Việt Nam. Sau quyết định bỏ

cấm vận với Việt Nam của Mỹ

được

thông qua ngày 3/2/1994, mặc dù chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và tối huệ quốc (MFN) nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận thị trường Mỹ. Sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết (7/2000) và được Quốc hội hai nước phê chuẩn (đầu năm 2001), quan hệ thương mại hai nước ngày một cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng nhanh chóng, từ

2,66 triệu USD năm 1994 đến năm 2000 con số này đã lên đến 49 triệu

USD. Sau sự kiện 11/9 người Mỹ rất lo ngại khủng bố nên có xu hướng lùa chọn nhập khẩu hàng từ những nước có nền an ninh an toàn, trong đó Việt Nam đứng đầu thế giới về môi trường đầu tư an toàn. Chính vì vậy, năm 2002 xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ tăng với tốc độ cao chưa từng có. Theo Bộ thương mại, tính đến hết tháng 11/2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đạt 790 triệu USD, đứng


đầu các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Dự kiến với tốc độ xuất khẩu như hiện nay, đến hết năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ đạt 2,7 tỷ USD, vượt 12% so với kế hoạch [7].

Từ năm 2000, công ty May 10 đã xác định thị trường Mỹ là thị trường

mới nhiều tiềm năng, và đã đề

ra phương hướng chủ

động tiếp cận thị

trường Mỹ khi Hiệp định thương mại giữa hai nước có hiệu lực. Nhờ đó

mà kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị

trường Mỹ

thời gian qua

không ngừng tăng với tốc độ rất cao. Năm 2001 công ty xuất sang Mỹ

43409 sản phẩm với trị giá là 135901,37 USD, chiếm 2,43% so với tổng

doanh thu FOB cả năm. Năm 2002 thị trường Mỹ ước chiếm khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu của công ty với doanh thu xuất khẩu trên 10 triệu USD.

May 10 coi xuất khẩu hàng sang Mỹ là mục tiêu của công ty nên,

ngay từ đầu năm 2002 công ty đã rất tích cực tiến hành để quý 3 năm 2002 thực hiện hệ thống Tiêu chuẩn SA 8000 bên cạnh việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 14000. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

SA 8000 quy định về điều kiện làm việc của người lao động, được xem

như một giải pháp khẳng định giá trị đạo đức của sản phẩm. Áp dông SA 8000 giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh; tăng khả năng mở rộng

mạng lưới kinh doanh trên toàn thế giới; tiếp cận những khách hàng đòi

hỏi cao về giá trị đạo đức của sản phẩm. Có SA 8000, các doanh nghiệp sẽ đỡ mất thời gian, đỡ bị phiền hà với thanh tra, và quan trọng hơn nó là “hộ chiếu thông hành” khi xuất khẩu vào Mỹ. Đối với một doanh nghiệp nhà nước như May 10, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này có nhiều thuận lợi hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bởi công ty luôn phải tuân thủ các nguyên tắc và các điều kiện lao động gần với các quy định của Luật lao động quốc tế mà SA 8000 lấy làm nền tảng. Năm 2002 công ty đã phát huy


tính chủ động của các đơn vị trong việc triển khai sản xuất để hạn chế giê làm thêm xuống còn 193 giờ/người/năm (nhà nước cho phép 200 giê). Có

nhiều nguyên nhân dẫn đến làm thêm giê, đó là: (1) Do tính thời vụ của

mặt hàng may mặc nên công ty thường tập trung sản xuất từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau và từ tháng 8 đến tháng 12; (2) Kế hoạch sản xuất còn phải phụ thuộc vào kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu; (3) Thủ tục hải quan rườm rà, điều kiện vận chuyển chưa thuận lợi làm chậm tiến độ;

(4) Năng suất lao động chưa cao v..v…Do đó trong thời gian tới, công ty

cần chủ

động hơn trong việc lập kế

hoạch sản xuất xuất khẩu để

đảm

bảo giao hàng đúng hạn, tránh làm thêm nhiều giê làm gia tăng chi phí giá thành. Mặc dù chi phí để áp dụng và thực hiện SA 8000 là không nhỏ và công ty còn phải công khai tài chính song để có thể xuất khẩu nhiều hàng sang thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ thì việc thực hiện hệ thống tiêu chuẩn này là cần thiết.

Thị trường hàng may mặc Mỹ rộng lớn, đầy tiềm năng, song những

ai kiên trì mới vào được thị

trường Mỹ

và người tiêu dùng rất dễ

chấp

nhận nếu nhà sản xuất biết họ cần cái gì. Nói cách khác, các nhà hoạt động marketing phải nắm bắt được sở thích, thị hiếu thời trang của người Mỹ. Mức chi tiêu, sự thay đổi thãi quen làm việc, đặc điểm nhân khẩu học, sự

gia tăng mức nhập khẩu là những yếu tố

quan trọng

ảnh hưởng đến xu

hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ. Lứa tuổi thanh thiếu

niên Mỹ ngày nay có thu nhập cao hơn, chi tiêu nhiều hơn, hiện đang là đối tượng có nhu cầu mua sắm lớn nhất ở Mỹ hiện nay. Tầng líp này chú trọng

đến những quần áo hợp thời trang và đồ

hiệu và

ưa thích mua sắm qua

mạng. Ngoài những thương hiệu do các công ty sản xuất quần áo đã tạo dựng từ trước, những thương hiệu riêng của các công ty bán lẻ độc quyền rất thu hót sự chú ý của giới trẻ. Tầng líp trên 40 tuổi, chiếm 34% dân số

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí