Đánh Giá Của Giáo Viên, Nhân Viên Về Tần Suất Ứng Dụng Cntt Trong Quản Lí Các Hoạt Động Ở Nhà Trường Của Cbql Trường Thcs Thành Phố Thái Nguyên

giáo viên. Chí có 2/27 (7%) thầy cô Thỉnh thoảng sử dụng và không có CBQL nào chưa ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động nói trên.

Có 100% CBQL ở các trường THCS trên địa bàn khảo sát tại TPTN đã ứng dựng CNTT trong quản lí hồ sơ sổ sách chuyên môn, hồ sơ phổ cập giáo dục THCS;

Có 23/27 (85%) CBQL thường xuyên ứng dụng CNTT trong Quản lý hồ sơ, đánh giá xếp loại HS; có 3/27 (10,5%) CBQL thỉnh thoảng sử dụng và có 1 (3,5%) CBQL chưa ứng dụng CNTT trong quản lí đánh giá, xếp loại học sinh. Để lí giải cho điều này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn CNQL trên và được biết bản thân đồng chí chưa từng làm việc này mà do các cán bộ và giáo viên trực tiếp quản lí các lớp đánh giá xếp loại học sinh, lưu hồ sơ học sinh

Có 25/27 (93%) đồng chí CBQL đã ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV, áp dụng trong giảng dạy ở mức thường xuyên, có 2/27 (7%) CBQL thình thoảng sử dụng và không có đồng chí CBQL nào chưa từng ứng dụng.

Để kiểm chứng thông tin thực trạng trên, chúng tôi tiến hành khảo sát trên đội ngũ giáo viên nhà trường với câu hỏi 1 phần phụ lục 2 như sau: Thầy cô đánh giá như thế nào về tần suất sử dụng các ứng dụng CNTT trong quản lí các nội dung dưới đây của Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn ở trường của thầy cô?

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên, nhân viên về tần suất ứng dụng CNTT trong quản lí các hoạt động ở nhà trường của CBQL trường THCS Thành phố Thái Nguyên

STT

Nội dung ứng dụng

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa sử dụng

1

Quản lý hồ sơ giáo viên; Thông tin liên

lạc với giáo viên

25/50

(50%)

20/50

(40%)

5/50

(10%)

2

Quản lí hồ sơ sổ sách chuyên môn, hồ sơ

phổ cập giáo dục THCS

37/50

(74%)

12/50

(24%)

1/50

(2%)

3

Quản lý hồ sơ, đánh giá xếp loại HS

32/50

(64%)

13/50

(26%)

5/50

(10%)

4

Quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho đội

ngũ GV, áp dụng trong giảng dạy

21/50

(42%)

25/50

(50%)

4/50

(8%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Kết quả khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy vừa có sự tương đồng song lại có sự khác biệt trong kết quả khảo sát CBQL và GV. Cụ thể như sau: Nội dung “Quản lí hồ sơ sổ sách chuyên môn, hồ sơ phổ cập giáo dục THCS” vẫn được lựa chọn nhiều nhất từ phía GV với 37/50 ý kiến cho rằng CBQL tại trường của họ thường xuyên ứng dụng CNTT trong hoạt động này. Tuy nhiên vẫn có 12 ý kiến cho rằng CBQL chỉ thỉnh thoảng sử dụng và có 1 ý kiến cho rằng CBQL tại trường chưa từng ứng dụng CNTT trong công tác quản lí nội dung này ở trường.

Điểm khác biệt so với tự đánh giá của CBQL và GV nằm ở nội dung 3, theo đánh giá của CBQL thì nội dung này xếp thứ 3 trong khi đánh giá của GV xếp thứ 2 với 32/50 GV nhận định rằng CBQL tại trường họ đã ứng dụng CNTT trong “quản lí hồ sơ, đánh giá xếp loại HS” ở mức độ thường xuyên, có 13/50 ý kiến cho rằng chỉ thỉnh thoảng và có 5/50 ý kiến đánh giá CBQL trường họ chưa ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động này.

Nội dung “quản lí hồ sơ giáo viên; Thông tin liên lạc với giáo viên” được 50% Gv nhận định là CBQL ở trường họ thường xuyên ứng dụng CNTT để quản lí nội dung này. Tuy nhiên tỉ lệ CBQL thình thoảng có sự ứng dụng CNTT trong quản lí nội dung này chiếm tỉ lệ cao (20/50 ý kiến).

Nội dung Quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV, áp dụng trong giảng dạy” theo đánh giá của GV chiếm tỉ lệ thấp nhất (21/50 ý kiến); một nửa số GV được khảo sát cho rằng, CBQL ở trường họ chỉ thỉnh thoảng mới ứng dụng CNTT trong quản lí các nội dung này.

- Thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc lập kế hoạch hoạt động dạy học của CBQL trường THCS Thành phố Thái Nguyên

Để tìm hiểu kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc lập kế hoạch hoạt động dạy học của CBQL các trường chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 5 trong phụ lục 1 với nội dung như sau: Thầy cô đánh giá như thế nào về kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học của bản thân?

Kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TPTN


TT


Nội dung

Mức độ sử dụng

Thứ bậc


Thành thạo

Biết nhưng không thành thạo


Không biết sử dụng


1

Sử dụng hộp thư điện tử của nhà trường và hộp thư cá nhân tiếp nhận văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học từ cơ quan quản lí giáo dục cấp

trên.


27/27 (100%)


0(0%)


0 (0%)

1


2

Phân tích trạng thái của nhà trường (SWOT) trước khi lập kế hoạch bằng cách kiểm tra lại kế hoạch lưu của năm học trước và bản báo cáo tổng kết tình hình thực hiện hoạt động dạy học của năm học trên các

file đã được lưu trên máy tính.


15/27 (55,5%)


10/27 (37,5%)


2/27 (7,0%)

2


3

Sử dụng các phần mềm quản lí hoặc ứng dụng soạn thảo văn bản để thiết kế kế hoạch dạy

học


12/27 (44,5%)


10/27 (37%)


5/27 (18,5%)

3

4

Chỉnh sửa và chuẩn ý kế hoạch

dạy học trên máy tính

11/27

(41%)

15/27

(56%)

1/27

(3%)

4

Kết quả kháo sát ứng dụng trên 4 khâu của quy trình lập kế hoạch dạy học tai bảng 2.7 cho thấy, nội dung ứng dụng được 100% CBQL sử dụng thành thạo là “Sử dụng hộp thư điện tử của nhà trường và hộp thư cá nhân tiếp nhận văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học từ cơ quan quản lí giáo dục cấp trên” được xếp thứ 1 qua đó cho thấy CBQL đã sử dụng được những ứng dụng cơ bản của CNTT trong quản lý.

Nội dung ứng dụng có số lượng CBQL đánh giá ở mức thành thạo xếp thứ 2 là “Phân tích trạng thái của nhà trường (SWOT) trước khi lập kế hoạch bằng cách kiểm tra lại kế hoạch lưu của năm học trước và bản báo cáo tổng kết tình hình thực hiện hoạt động dạy học của năm học trên các file đã được lưu trên máy tính” với 15/27 CBQL sử dụng thành thạo. Tỉ lệ CBQL biết sử dụng nhưng chưa thành thạo là 10/27 người chiếm 37,5%. Có 2/27 (7%) CBQL chưa biết sử dụng ứng dụng này trong việc lập kế hoạch quản lí. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2 CBQL nói trên thì nhận được câu trả lời do các đ/c trước khi lập kế hoạch thường yêu cầu nhân viên văn phòng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, so sánh báo cáo những mặt đạt được và chưa đạt được trước khi lập kế hoạch mới nên cũng chưa biết cách tự thực hiện ứng dụng này. Có 1 CBQL khác trả lời do trong thực tế, thường chỉ đạo nhân viên soạn kế hoạch và trình duyệt, bản thân không trực tiếp làm các nội dung này.

Nội dung thứ 3 “Sử dụng các phần mềm quản lí hoặc ứng dụng soạn thảo văn bản để thiết kế kế hoạch dạy học” xếp thứ 3 có tỉ lệ khá cao CBQL biết nhưng sử dụng không thành thạo (10/27 ý kiến); có 12/27 CBQL xác định khả năng ứng dụng thành thạo của bản thân. Tuy nhiên có 5 thầy cô cho rằng bản thân chưa biết sử dụng các ứng dụng này trong khâu lập kế hoạch.

Nội dung thứ 4 “Chỉnh sửa và chuẩn ý kế hoạch dạy học trên máy tính” cũng có 15/27 cán bộ biết nhưng chưa thành thạo cũng lí giải là do thực tiễn thường chỉ đạo cấp dưới soạn thảo, chỉ khi cần mới thực hiện nên dù biết những mỗi lần tự làm đều cần phải xem lại các ứng dụng trên để thực hiện. Chỉ có 11/27 CBQL tự đánh giá ở mức thành thạo những ứng dụng trên trong quá trình

lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học ở trong nhà trường hoặc tổ bộ môn do bản thân phụ trách.

Chúng tôi tiến hành kiểm chứng thông tin này trên giáo viên của 05 trường THCS tham gia khảo sát với câu hỏi số 2 ở phần phụ lục 2 là “Thầy cô đánh giá như thế nào về kỹ năng sử dụng các ứng dụng CNTT của CBQL trong việc lập kế hoạch quản lí của đơn vị?”

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên và nhân viên về thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TPTN


TT


Nội dung

Mức độ sử dụng

Thứ bậc


Thành thạo

Biết nhưng không thành

thạo


Không biết sử dụng


1

Sử dụng hộp thư điện tử của nhà trường và hộp thư cá nhân tiếp nhận văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học từ cơ

quan quản lí giáo dục cấp trên.


45/50 (90%)


5/50 (10%)


0/50 (0%)

1


2

Phân tích trạng thái của nhà trường (SWOT) trước khi lập kế hoạch bằng cách kiểm tra lại kế hoạch lưu của năm học trước và bản báo cáo tổng kết tình hình thực hiện hoạt động dạy học của năm học trên các file đã được

lưu trên máy tính.


28/50 (56%)


20/50 (40%)


2/50 (4%)

3


3

Sử dụng các phần mềm quản lí hoặc ứng dụng soạn thảo văn bản để thiết kế kế hoạch dạy

1học


40/50 (80%)


8/50 (16%)


2/50 (4%)

2

4

Chỉnh sửa và chuẩn ý kế hoạch

dạy học trên máy tính

45/50

(90%)

5/50

(10%)

0/50

(0%)

1

Kết quả tại bảng khảo sát trên cho thấy, có sự khác biệt trong đánh giá của CBQL và GV, NV về các kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học của CBQL nhà trường. Cụ thể như sau: Nội dung “Sử dụng hộp thư điện tử của nhà trường và hộp thư cá nhân tiếp nhận văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học từ cơ quan quản lí giáo dục cấp trên” và “Chỉnh sửa và chuẩn ý kế hoạch dạy học trên máy tính” được xếp thứ 1, theo đánh giá của giáo viên có 90 % CBQL sử dụng thành thạo ; có khoảng 10% cán bộ quản lí biết sử dụng nhưng chưa thành thạo. Theo đánh giá của GV thì không có CBQL nào trong trường họ không biết sử dụng.

Nội dung thứ 2 là “phân tích trạng thái của nhà trường (SWOT) trước khi lập kế hoạch bằng cách kiểm tra lại kế hoạch lưu của năm học trước và bản báo cáo tổng kết tình hình thực hiện hoạt động dạy học của năm học trên các file đã được lưu trên máy tính” theo đánh giá của GV, NV có 56% CBQL sử dụng thành thạo; 40% CBQL có biết sử dụng nhưng không thành thạo, theo đánh giá của giáo viên và nhân viên thì còn 4% CBQL không biết sử dụng kỹ năng này trong hoạt động lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học ở cấp quản lí của mình.

Nội dung thứ 3: “Sử dụng các phần mềm quản lí hoặc ứng dụng soạn thảo văn bản để thiết kế kế hoạch dạy học” có tỉ lệ đánh giá khá cao đạt tới 80% CBQL có khả năng sử dụng. Tuy nhiên vẫn có khoảng 4% CBQL chưa có kỹ năng này

Kết quả khảo sát trên CBQL và GV, NV của các trường THCS được khảo sát có phần chệnh lệch ở một số nội dung trong khâu lập kế hoạch. Để so sánh thực trạng này qua tự đánh giá của CBQL và đánh giá của GV, chúng tôi đã thiết lập biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2 1 So sánh thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc lập kế 1


Biểu đồ 2.1. So sánh thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc lập kế hoạch hoạt động dạy học của CBQL theo đánh giá của CBQL - GV, NV

- Thực trạng ứng dụng CNTT trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học của CBQL trường THCS Thành phố Thái Nguyên

Để tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong quá trình tổ chức và chỉ đạo hoạt dạy học của nhà trường, của tổ bộ môn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 phần phụ lục 1 với nội dung là: Thầy cô đánh giá như thế nào về khả năng ứng dụng CNTT trong thực hiện các hoạt động sau?

Kết quả khảo sát thu được thể hiện tại bảng 2.9: Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy:

Đối với việc ứng dụng CNTT trong việc thực hiện chức năng tổ chức hoạt động dạy học: Nội dung 1: “Sắp xếp, tổ chức cấu trúc đội ngũ GV và các lớp HS học sinh của nhà trường đảm bảo thực hiện kế hoạch dạy học trên lớp” theo tự đánh giá của CBQL là 63% đạt mức “Tốt”; mức “Tốt” đạt 37% và không có ở mức “Chưa tốt”. Điều đó cho thấy, CBQL đã có sự ứng dụng của các phương tiện thông tin trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học của nhà trường.

Nội dung 2: “Phát triển đội ngũ giáo viên và nhân viên nhà trường phục vụ hoạt động dạy học” 25/27 (chiếm 93%) CBQL đánh giá mức

“Tốt); có 2/27 (chiếm 7,5%) đánh giá mức “Tốt”, không có CBQL nào nhận mức “Chưa tốt”.

Nội dung 3: “Xác định cơ chế hoạt động và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học nhà trường” có 20/27 (74%) CBQL đánh giá mức “Tốt”. Chỉ có 5/27 CBQL (chiếm 18,5%) tự đánh giá ở mức “Tốt” và có 2/17 CBQL (chiếm 7,5%) đánh giá mức “chưa tốt”.

Bảng 2.9. Thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TPTN


TT


Nội dung

Ý kiến đánh giá của CBQL

Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình


1

Sắp xếp, tổ chức cấu trúc đội ngũ GV và

các lớp HS học sinh của nhà trường đảm bảo thực hiện kế hoạch dạy học trên lớp

17/27 (63%)

10/27 (37%)

0

(0%)

6

2

Phát triển đội ngũ giáo viên và nhân viên

nhà trường phục vụ hoạt động dạy học

25/27

(92,5%)

2/27

(7,5%)

0

(0%)

2

3

Xác định cơ chế hoạt động và các mối quan

hệ trong hoạt động dạy học nhà trường

20/27

(74%)

5/27

(18,5%)

2/17

(7,5%)

5

4

Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa

học, hợp lí

20/27

(74%)

7/27

(26%)

0

(0%)

4

5

Chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm

vụ dạy học

27/27

(100%)

0

(0%)

0

(0%)

1

6

Đôn đốc, động viên, khích lệ GV và HS

20/27

(74%)

7/27

(26%)

0

(0%)

4

7

Giám sát hoạt động dạy học của GV và HS

25/27

(92,5%)

2/27

(7,5%)

0

(0%)

2

8

Thúc đẩy hoạt động dạy học trong nhà

trường

21/27

(77,8%)

5/27

(18,5%)

1/27

(3,7%)

3

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 16/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí