Một Số Nhóm Giải Pháp Cụ Thể Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Tuyển Dụng Viên Chức Tại Ban Quản Lý Làng Văn Hóa – Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam


Thứ năm, ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số. Thực hiện các chế độ ưu tiên mềm dẻo trong công tác tuyển dụng để có đạt hiệu quả cao mà vẫn tuân phủ đúng với quy định của Pháp luật.

Trong quá trình thực hiện công tác tuyển dụng thì mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị cần phải vận dụng khéo léo các nguyên tắc sao cho phù hợp với đặc thù của tổ chức để đạt được kết quả cao nhất.

3.3. Một số nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế chính sách


3.3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, Pháp luật của nhà nước về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Văn háo, Thể thao và Du lịch

Mục tiêu: xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật làm cơ sở cho các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói chung và Ban Quản lý LVH-DLCDTVN nói riêng tổ chức tuyển dụng đạt hiệu quả và đi đúng hướng với yêu cầu chung của ngành, lĩnh vực quản lý.

Nội dung thực hiện:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu cụ thể hóa một số quy định và tiêu chuẩn tuyển dụng viên chức phù hợp với đặc thù của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mỗi ngành lĩnh vực khác nhau đều có những đặc thù nghề nghiệp và nhân sự khác nhau nên việc nghiên cứu và đưa ra những quy định riêng cho ngành là vô cùng cần thiết. điều này giúp cho các cơ quan quản lý có những quy chiếu rõ ràng trong việc quản lý các hoạt động tuyển dụng cũng như sử dụng nhân sự trong phạm


Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN - 12

vi quản lý của mình. Đồng thời cũng giúp cho các đơn vị tổ chức không bị lúng túng trong việc tìm hiểu và kết hợp nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau mà tuyển dụng vẫn không đạt hiệu quả mong muốn.

- Xây dựng hệ thống khung pháp lý cho công tác kiểm tra, thanh tra. Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan tổ chức tuyển dụng và sử dụng viên chức và thẩm quyền của cơ quan quản lý. Tránh tình trạng xẩy ra những sai phạm không xử lý kịp thời dẫn đến kết quả không như mong muốn ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị và lòng tin của người tuyển dụng.

3.3.1.2. Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhận lực


Mục tiêu: thu hút được nguồn ứng viên có trình độ, tâm huyết tham gia dự tuyển các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN. Đây là điều kiện cần đầu tiên để đơn vị có đội ngũ viên chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo và đầy trách nhiệm. Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân tài cũng tạo động lực thúc đẩy viên chức làm việc nhiệt tình hơn, cố gắng học tập nâng cao tay nghề và cập nhập những thành tựu khoa học tiên tiến áp dụng vào hoạt động nghề nghiệp để phát triển tổ chức hơn. Chính sách đãi ngộ tốt sẽ hạn chế được tình trạng thiệt thòi trong việc cạnh tranh nhân tài với khu vực tư nhân.

Nội dung thực hiện:


Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài như: Xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng phù hợp nhằm ưu tiên, khuyến khích nhân tài, người lao động trong những vị trí quan trọng của đơn vị. Xây dựng quy chế bổ nhiệm cán bộ trên cơ sở đảm bảo các quy định của Đảng, Nhà nước nhưng vẫn khuyến khích nuôi dưỡng tài năng cho các đối tượng xứng đáng và có


cống hiến cho tổ chức. Xây dựng chính sách ưu tiên về trang thiết bị, các phương tiện làm việc hiện đại trên cơ sở tài chính đơn vị để phục vụ cho các vị trí có đặc điểm công việc quan trọng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân tài như: Thuê chuyên gia xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức nghiên cứu và xây dựng giáo trình giảng dậy đặc thù cho các đối tượng. Cụ thể như viên chức nắm công tác xây dựng các công trình thuộc LVH-DLCDTVN thì việc xây dựng không chỉ là kiến trúc nghệ thuật bình thường mà xây dựng gắn với đặc thù văn hóa dân tộc. Từ các kiến trúc sư có tài năng, thì cũng cần phải có những kiến thức đặc thù về kiến trúc nhà cửa, quy hoạch làng bản của đồng bào các dân tộc. hay với vị trí thuyết minh viên là một trong những vị trí quan trọng góp phần bảo tồn và truyền tải các giá trị văn hóa dân tộc đến với khách thăm quan thì ngoài những khả năng thuyết trình, trình độ ngoại ngữ thì cần phải có những đào tạo chuyên sâu cho lĩnh vực văn hóa dân tộc… cùng với việc tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề, Ban Quản lý có thể lựa chọn các đối tượng phù hợp tham gia vào các hội thảo, hội nghị, học tập kinh nghiệm của các tổ chức khác, hoặc các quốc gia khác và mang về ứng dụng phát triển phù hợp với tổ chức của mình.

Có kế hoạch sử dụng nhân tài cụ thể: Áp dụng các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhân tài để tạo điều kiện cho họ tự khẳng định bản thân phát triển và yên tâm cống hiến; Thực hiện chính sách đãi ngộ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài một cách kịp thời trước những thành quả mà họ đạt được làm phát triển tổ chức. Thực hiện chính sách ưu tiên với những người có những thành tích xứng đáng, có kinh nghiệm và năng lực được đánh giá ở các tổ chức khác. Bên cạnh các chính sách ưu tiên, khuyến khích, khen thưởng đó


thì cần phải có những chính sách ràng buộc đối với các cá nhân trong diện được đãi ngộ để hạn chế tình trạng thay đổi công viên, chấm dứt hợp đồng đơn phương tùy tiện.

Xây dựng những điều kiện tốt nhất thuận lợi cho những đối tượng đảm nhiệm các vị trí đặc thù như: Với vị trí địa lý của Ban Quản lý Khu các làng dân tộc xa trung tâm thì cần phải bố trí phương tiện đi lại hợp lý, bổ sung các trang thiết bị hiện đại về công nghệ thông tin cũng như ứng dụng các trang thiết bị mới phục vụ công tác thuyết minh và quản lý du lich hiệu quả. Xây dựng khung thời gian làm việc hợp lý với các đối tượng phải làm những công việc có tính dịch vụ (thời gian làm việc tính cả ngày nghỉ theo quy định chung) tao điều kiện ăn nghỉ phù hợp, hàng năm phải có kế hoạch khuyến khích, tái tạo sức lao đồng bằng các hoạt động nghỉ dưỡng, thăm quan kết hợp với các hình thức học tập kinh nghiệm.

3.3.1.3. Xây dựng quy chế tuyển dụng phù hợp với đơn vị


Mục tiêu: Quy chế tuyển dụng phù hợp để điều chỉnh hoạt động tuyển dụng của đơn vị đi đúng hướng, đúng mục đích yêu cầu và mang lại hiệu quả cao. Tuyển đụng được đúng người xứng đáng với vị trí đồng thời tránh được những tiêu cực trong quá trình tuyển dụng.

Nội dung thực hiện:


Xác định rõ một số nội dụng của tuyển dụng viên chức như: mục đích tuyển dụng là gì, nguyên tắc tuyển dụng, căn cứ vào đâu để tuyển dụng, quy trình tuyển dụng gồm những gì, hình thức tuyển dụng ra sao, chế độ ưu tiên trong tuyển dụng từ đó cụ thể hóa các nội dung quy chế thành văn bản, công bố và áp dụng trong đơn vị.


Quy chế tuyển dụng có thể được soạn thảo với bố cục và nội dung như sau: bao gồm 3 chương

- Chương I: là chương quy định chung, quy định cụ thể về các vấn đề: phạm vị điều chỉnh, đối tượng áp dụng và những nguyên tắc khi tiến hành tuyển dụng.

- Chương II quy định về tuyển dụng nhân sự


+ Mục 1 quy định về căn cứ tuyển dụng, điều kiện đăng ký dự tuyển, thẩm quyền, phương thức tuyển dụng và hồ sơ dự tuyển

+ Mục 2 quy định về các bước tiến hành tuyển dụng


. Thông báo tuyển dụng


. Hội đồng tuyển dụng


. Thông báo kết quả tuyển dụng


. Quyết định công nhận trúng tuyển và nhận việc


. Ký kết hợp đồng lao động


+ Mục 3 quy định về chế độ giao việc đối với những người vào làm việc theo hợp đồng lao động

. Chế độ giao việc


. Hướng dẫn cho người nhận việc


. Chế độ, chính sách đối với người nhận việc


+ Mục 4 quy định về lập thủ tục dự thi vào ngạch công chức và hủy bỏ quyết định công nhận trúng tuyển


- Chương III quy định về tổ chức thực hiện, gồm 02 Điều từ Điều 19 đến Điều 20, quy định về hướng dẫn và tổ chức thực hiện.

Quy chế cần được viết ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, sau khi hoàn thiện và ban hành thì cần phải liên tục rà soát, đánh giá, sửa đổi bổ sung quy chế tuyển dụng.

3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện


3.3.2.1. Thống kê và mô tả vị trí việc làm


Mục tiêu: xây dựng được bản thống kê vị trí việc làm tổng thể về chỉ tiêu biên chế của đơn vị đồng thời ứng với các vị trí đó là bản mô tả tỉ mỉ về yêu cầu, điều kiện, khả năng đáp ứng công việc cần có. Việc làm này thật sự cần thiết và quan trọng làm căn cứ cho việc tuyển dụng được đúng người xứng đáng phù hợp với yêu cầu của tổ chức. Tránh tuyển dụng tràn làn mà hiệu quả công việc thấp, hao tổn chi phi tổ chức tuyển dụng cũng như quỹ tiền lương của đơn vị.

Nội dung thực hiện:


Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN thực hiện rà soát các nhóm công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau trong tổ chức, xác định khối lượng công việc và khả năng hoàn thành công việc của các vị trí đang có. Từ đó, chia đầu việc để ước lượng số lao đồng cần thiết để giải quyết công việc đó.

Thống kê và mô tả vị trí việc làm có thể được thực hiện theo các bước

sau:


Bước 1. Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị,

Bước 2. Phân nhóm công việc

Bước 3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng

Bước 4. Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động hiện có

Bước 5. Xác định danh mục và phân loại các vị trí việc làm cần có để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

Bước 6. Xây dựng Bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm Bước 7. Xây dựng Khung năng lực của từng vị trí việc làm

Bước 8. Xác định ngạch viên chức tương ứng.

3.3.2.2. Lựa chọn hình thức tuyển dụng phù hợp


Mục tiêu: trên cơ sở quy định của Pháp luật và căn cứ vào nhu cầu, điều kiện của các vị trí cần tuyển. Ban Quản lý LVH-DLCDTVN lựa chọn hình thức tuyển dụng phù hợp để tuyển dụng được đúng đối tượng, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí tuyển dụng của đơn vị.

Nội dung thực hiện:


Trên thực tế, việc tuyển dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Quản lý nói riêng thì việc tuyển dụng viên chức vẫn được thực hiện với hình thức thi tuyển với các thủ tục rườm rà, tốn kém. Hình thức xét tuyển là rất ít và thường chỉ tổ chức mang tính chất ưu tiên với các vị trí lãnh đạo và các vị trí quan trọng. Giải pháp đề nghị đơn vị nghiên cứu và tổ chức tuyển dụng dưới các hình thức phù hợp với những phương pháp thi tuyển và xét tuyển cụ thể như sau:

- Thực hiện hình thức thi tuyển:


+ Đối tượng: Các nguồn lực bên ngoài tổ chức và các nguồn lực bên trong không đủ điều kiện tham gia xét tuyển.

+ Phương pháp tổ chức:


Về cơ bản các môn kiến thức chung và môn điều kiện đã có những quy định cụ thể, được điều chỉnh theo pháp luật.

đối với các môn chuyên ngành đánh giá năng lực tổ chức nên được quan tâm đầu tư của đơn vị với việc tổ chức hướng dẫn ôn tập cụ thể, rõ ràng.

với môn thi thực hành thì căn cứ vào đặc thù công việc để chia nhóm tổ chức thi thực hành dưới các hình thức như:

Tổ chức hỏi thi vấn đáp với vị trí thuyết minh viên và vị trí tổ chức sự kiện; Tổ chức thi thao tác trên máy với các vị trí công nghệ thông tin, kiến trúc sư. Tổ chức thi vẽ với vị trí họa sĩ.

Tổ chức thi trắc nghiệm với vị trí kế toán, tổng hợp, lưu trữ..


+ Xây dựng hệ thống đề thi phù hợp trên nguyên tắc kiểm tra kiến thức hiểu biết, sự vận dụng từ lý thuyết đến thực tế hơn là những câu hỏi mang tính lý thuyết. Học tập kinh nghiệm tuyển dụng của các đơn vị ngoài công lập để xây dựng nội dung đề thi theo hướng mở, kiểm tra kiến thức EQ và IQ để thí sinh tự thể hiện năng lực và khả năng sáng tạo trên nền kiến thức cơ bản. Để thực hiện được điều đó, bên cạnh việc xây dựng được bản mô tả vị trí việc làm rõ ràng cần phải có sự đầu tư kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các chuyên gia, tổ chức ra đề thi.

- Hình thức xét tuyển:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023