Thực Trạng Nhận Thức Của Giáo Viên Về Sử Dụng Vltn Trong Tổ Chức Hđcg Nhằm Phát Triển Knqs Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 - 6 Tuổi.



Khá (4 đ)

- Xác định

đúng mục

đích, nhiệm vụ QS trong HĐCG khi được gợi ý;

- Trình bày được từng nhiệm vụ QS khi GV gợi ý bằng trực quan, bằng lời.

- Sử dụng thị giác để QS đối tượng theo một trình tự (nhìn bao quát từ tổng thể sau đó đến các bộ phận lớn, nhỏ cuối cùng mới đến các chi tiết);

-Khi gặp những dấu hiệu khó QS bằng thị giác, biết phối hợp những phương thức QS khác (xúc giác vận động, khứu giác, vị giác, …hoặc kết hợp các công cụ hỗ trợ) nhưng còn chưa linh

hoạt.

- Phát hiện phần lớn các dấu hiệu, nét đặc trưng thẩm mĩ cơ bản của đối tượng QS phù hợp với ý tưởng sáng tạo trong HĐCG;

- Gọi tên, mô tả, giải thích tương đối rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ các đặc điểm đó.

- Tự đánh giá và có những hành động điều chỉnh phương thức QS khi được gợi ý.

- Nhận xét tương đối rõ ràng kết quả thực hiện nhiệm vụ QS của mình và của bạn khi được yêu cầu.


Trung bình (3đ)

- Xác định

đúng mục đích, nhiệm vụ QS khi được hướng dẫn;

- Trình bày nhiệm vụ QS không rõ ràng, còn nhầm lẫn.

- Sử dụng thị giác để QS đối tượng không theo một trình tự nào;

- Chỉ kết hợp sử dụng các phương thức QS khác (xúc giác vận động, khứu giác, vị giác

…) khi được gợi ý.

- Phát hiện 50% các đặc điểm, nét đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS;

- Gọi tên, mô tả và giải thích các đặc điểm, nét đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS còn nhầm

lẫn, không rõ ràng.

Biết nhận xét, đánh giá và điều chỉnh các hành động, phương thức QS cho phù hợp khi người lớn định hướng.


Yếu (2 đ)

- Gặp khó khăn, còn nhầm lẫn khi xác định mục đích, nhiệm vụ QS;

- Gặp khó khăn khi trình bày nhiệm vụ QS

các đối tượng miêu tả.

- Sử dụng thị giác để QS đối tượng rất hời hợt;

- Chỉ kết hợp sử dụng các phương thức QS khác (xúc giác vận động, khứu giác, vị giác

…) khi được chỉ dẫn, làm mẫu cụ thể.

Phát hiện được một số nét đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS, gọi tên các nét đặc trưng thẩm mĩ này chưa chính xác.

Chỉ đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ QS của mình và của bạn khi người lớn chỉ dẫn, gợi ý chi tiết.


Kém (1 đ)

Trẻ thờ ơ, rất khó khăn khi xác định mục đích, nhiệm vụ QS, liên tục nhầm lẫn mặc dù đã được

hướng dẫn.

Nhìn lướt qua đối tượng QS, chưa biết lựa chọn các phương thức QS khác để nhận biết đặc điểm của đối tượng.

Chỉ phát hiện 1 đến

2 nét đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS, không mô tả được những nét đặc trưng thẩm mĩ đó.

Chưa biết tự nhận xét, đánh giá kết quả QS của mình và của bạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 10


- Tổng điểm của từng bài tập được đánh giá như sau:

Mức Kém: Mức Yếu:

Mức Trung bình: Mức Khá:

Mức Tốt:

Tổng điểm của từng bài tập < 4

Tổng điểm của từng bài tập từ 4 đến < 8 Tổng điểm của từng bài tập từ 8 đến < 12 Tổng điểm của từng bài tập từ 12 đến < 16

Tổng điểm của từng bài tập từ 16 đến 20

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

a/ Nhận thức của GVMN về việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi


STT


Nhận thức của GVMN

Số lượng (SL)

Tỉ lệ (%)


1

Là quá trình dạy học bằng trực quan giúp GV khai thác và sử dụng VLTN như loại đồ dùng dạy học chính để tổ chức các hình thức HĐCG cụ thể với mục tiêu cơ bản là rèn luyện và

phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.


45


30,0


2

Là quá trình GV dạy cho trẻ biết cách xác định nhiệm vụ QS và lựa chọn các phương thức QS phù hợp trong quá trình tổ chức

HĐCG sử dụng VLTN.


25


16,7

3

Là quá trình GV dạy cho trẻ biết cách phát hiện và mô tả đối

tượng QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN.

38

25,3

4

Là quá trình GV dạy cho trẻ biết đánh giá, đối chiếu kết quả QS

trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN.

42

28,0

Bảng 2.6 cho thấy, nhận thức của GVMN về vấn đề sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 chưa thật đồng đều, phân tán, trong đó chỉ có 30% GV có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, cho rằng “Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 là quá trình dạy học bằng trực quan giúp GV khai thác và sử dụng VLTN như loại đồ dùng dạy học chính để tổ chức các hình thức HĐCG cụ thể với mục tiêu cơ bản là rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”. Số lượng GVMN còn lại chiếm 70% nhận thức chưa đầy đủ, còn lệch, thiếu, họ đưa ra những nhận định việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG chỉ phát triển 1 KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ, trong đó 16,7% nhận định “là quá trình dạy cho trẻ biết cách xác định nhiệm vụ QS và lựa chọn các phương thức QS phù hợp”, 25.3% nhận định “là quá trình GV dạy cho trẻ biết cách phát hiện và mô tả đối tượng QS” Và 28% nhận định “là quá trình GV dạy cho trẻ biết đánh giá, đối chiếu kết quả QS”.


Kết quả trên chứng tỏ, đa số GV được khảo sát nhận thức chưa đầy đủ về KNQS của trẻ và bản chất việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong một thể thống nhất và logic. Qua trò chuyện với cô Phạm Thị O. (Trường mầm non Thanh Bình) chúng tôi được biết: "Phần lớn GV mầm non ít được đào tạo, bồi dưỡng và trang bị các kiến thức liên quan đến phát triển KNQS cho trẻ cũng như vấn đề sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, nên nhiều GV cũng chưa hiểu rõ về bản chất của hoạt động này, vì vậy mà HĐCG sử dụng VLTN hiện nay vẫn đang được thực hiện nhưng chất lượng và hiệu quả phát triển KNQS cho trẻ chưa cao".

b/ Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Rất cần thiết

Cần thiết


Cần thiết 0%

23%


Rất cần thiết 77%

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Kết quả thu được ở biểu đồ 2.1 cho thấy, các GV trong diện điều tra đều đã nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. 77% ý kiến cho rằng sử dụng VLTN trong HĐCG là rất cần thiết với quá trình phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, bởi họ ý thức rất rõ vai trò của HĐCG sử dụng VLTN sẽ tạo ra môi trường với những điều kiện cần thiết cho quá trình rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 23% ý kiến nhận định sử dụng VLTN trong HĐCG là cần thiết với quá trình phát triển KNQS của trẻ, những GV lựa chọn mức độ này cũng nhận thấy hiệu quả của việc sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS và đã tổ chức hoạt động này thường xuyên trong thực tiễn. Không có ý kiến nào đánh giá việc sử dụng VLTN trong HĐCG không cần thiết với quá trình phát triển KNQS của trẻ.

Kết quả trên cho thấy, mặc dù phần lớn GV chưa nhận thức đúng về bản chất của việc phát triển KNQS cho trẻ trong HĐCG sử dụng VLTN nhưng họ đều nhận thức rất rõ về mức độ cần thiết phải sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển phát triển KNQS cho trẻ. Cô giáo Nguyễn Ngọc H (trường mầm non Hải Tân) chia sẻ: “VLTN có sức thu hút với trẻ rất lớn, khi thường xuyên được tiếp xúc và chắp


ghép với VLTN, trẻ tích cực QS, khám phá những vật liệu thân thiện này và dễ dàng nảy sinh những ý tưởng sáng tạo với những vật liệu đó. Trẻ rất thích thú với những VLTN khi được tiếp xúc và tạo hình như reo lên khi phát hiện những điều mới lạ, trầm trồ khi nhìn thấy những sản phẩm chắp ghép đẹp, lạ từ VLTN. Khi tạo hình cùng VLTN trẻ có cảm giác thoải, tham gia vào hoạt động tích cực hơn”.

Như vậy, hầu hết GVMN được khảo sát đều nhận thức rõ về sự cần thiết của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG đối với quá trình phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

c/ Nhận thức của giáo viên về HĐCG với việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Bảng 2.7. Nhận thức của giáo viên về HĐCG với việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

STT

Nhận thức của GVMN

Số

lượng

Tỉ lệ (%)

1

HĐCG tạo ra một môi trường hấp dẫn, mang tính thẩm mĩ với

những điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ

121

80,7

2

Chất lượng HĐCG phục thuộc rất nhiều vào sự phát triển

KNQS của trẻ

99

66,0

3

HĐCG đã tạo ra môi trường để rèn luyện và phát triển các giác

quan cho trẻ

35

23,3

4

HĐCG đã tạo ra môi trường để rèn luyện những phẩm chất tâm

lí như trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, chú ý trong KNQS của trẻ

62

41,3


5

HĐCG đã tạo ra môi trường hấp dẫn, mang tính thẩm mĩ nhằm

rèn luyện xúc cảm, tình cảm và hứng thú cá nhân trong KNQS của trẻ


72


48,0

Kết quả bảng 2.7 cho thấy, đa số GVMN đều có một số hiểu biết nhất định về HĐCG với việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 80,7% GV lựa chọn “HĐCG tạo ra một môi trường hấp dẫn, mang tính thẩm mĩ với những điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ”; 66% lựa chọn “Chất lượng HĐCG phục thuộc rất nhiều vào sự phát triển KNQS của trẻ”, đây là 2 biểu hiện có tỉ lệ GV lựa chọn cao nhất. Số lượng các ý kiến lựa chọn HĐCG tạo ra môi trường rèn luyện các giác quan, phẩm chất tâm lý, xúc cảm tình cảm và hứng thú cá nhân trong KNQS của trẻ lần lượt chiếm 23,3%, 42,3% và 48%.

Đa số GV được khảo sát mới nhận thức được một khía cạnh nào đó về vai trò và mối quan hệ của HĐCG với sự phát triển KNQS của trẻ. Tuy nhiên, mỗi GV lại có cách nhận định và đánh giá khác nhau. Qua trò chuyện với cô Nguyễn Thị L, Nguyễn Ánh H (Trường mầm non Hoa Sen) chúng tôi được biết: "Phần lớn GVMN ít được tập huấn, bồi dưỡng và trang bị các kiến thức liên quan đến phát triển KNQS cho trẻ và quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ vì vậy họ chưa hiểu rõ về bản chất và vai trò của HĐCG với sự phát triển KNQS của trẻ nên những nhận định họ đưa ra chưa thống nhất, chưa đầy đủ và chính xác".


d/ Nhận thức của GVMN về những biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong HĐCG sử dụng VLTN

Bảng 2.8. Những biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐCG sử dụng VLTN

STT

Biểu hiện KNQS

Số

lượng

Tỉ lệ (%)

1

Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ QS đối tượng miêu tả

và VLTN tương ứng với nhiệm vụ chắp ghép;

72

48.0

2

Lựa chọn được phương thức khảo sát đối tượng miêu tả

và VLTN linh hoạt, phù hợp với nhiệm vụ QS;

89

59,3


3

Phát hiện chính xác các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng miêu tả và vật liệu tạo hình từ thiên nhiên (cấu trúc, hình dạng, màu

sắc, kích thước, vị trí không gian…);


45


30,0

4

Nắm bắt đầy đủ đặc điểm thẩm mĩ chung của đối tượng QS và

vật liệu tạo hình cần cho nội dung miêu tả;

136

90,7

5

Mô tả kết quả QS bằng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc;

81

54,0

6

Liên hệ nhanh chóng kết quả QS đối tượng miêu tả và vật

liệu tạo hình với nội dung miêu tả.

42

28,0

Kết quả bảng 2.8 cho thấy, đa số GVMN đều có một số hiểu biết nhất định về những biểu hiện KNQS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN của trẻ. 90,7% GV lựa chọn: Nắm bắt đầy đủ đặc điểm thẩm mỹ chung của đối tượng quan sát và vật liệu tạo hình cần cho nội dung miêu tả và 59,3% chọn: Lựa chọn được cách thức khảo sát đối tượng miêu tả và VLTN linh hoạt, phù hợp với nhiệm vụ QS, đây là 2 biểu hiện của KNQS trong tổ chức HĐCG sử dụng VLTN của trẻ được GV lựa chọn với tỉ lệ cao nhất. 54% lựa chọn biểu hiện Mô tả kết quả quan sát bằng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và 48% lựa chọn Xác định đúng mục tiêu quan sát đối tượng miêu tả và VLTN tương ứng với nhiệm vụ chắp ghép. Số lượng các ý kiến lựa chọn biểu hiện Phát hiện chính xác các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng miêu tả và vật liệu tạo hình từ thiên nhiên (cấu trúc, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí không gian…) chiếm 30%, và Liên hệ nhanh chóng kết quả QS đối tượng miêu tả và vật liệu tạo hình với nội dung miêu tả phù hợp là 28%, đây là 2 biểu hiện có tỉ lệ GV lựa chọn thấp nhất, không có GV nào đưa ra những biểu hiện khác.

Đa số GV được khảo sát mới nhận thức được một khía cạnh nào đó về những biểu hiện KNQS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN của trẻ. Tuy nhiên, mỗi GV lại có cách nhận định và đánh giá các biểu hiện KNQS của trẻ trong hoạt động này khác nhau. Qua trò chuyện với cô Đặng Thị H, Nguyễn Tuyết A (Trường mầm non Hoa Sứ) chúng tôi được biết: "Phần lớn GVMN ít được tập huấn, bồi dưỡng và trang bị các kiến thức liên quan đến KNQS và những biểu hiện của KNQS trong quá trình sử dụng VLTN tổ chức HĐCG cho trẻ vì vậy nhiều GV cũng chưa hiểu rõ về bản chất và những biểu hiện của KNQS trong hoạt động này nên những nhận định họ đưa ra chưa thống nhất".


Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết GV trong diện khảo sát đã nhận thức được những vấn đề cốt lõi về sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG, sự cần thiết phải sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, HĐCG và sự phát triển KNQS cho trẻ và những biểu hiện KNQS của trẻ trong hoạt động này. Tuy nhiên, những nhận thức của họ chưa đầy đủ, chưa chính xác, chưa mang tính bao quát, tập trung và còn nhiều hạn chế về KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và việc sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

2.2.2. Thực trạng giáo viên sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ

2.2.2.1. Thực trạng quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ của GVMN

a/ Xác định mục tiêu sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ

Bảng 2.9. Mục tiêu sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ của GVMN

STT

Mục tiêu

Số

lượng

Tỉ lệ (%)

1

Hình thành ở trẻ thái độ, tình cảm và hứng thú với hoạt động

quan sát VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG

42

28.0

2

Nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức của trẻ trong quá trình

QS, tìm kiếm vật liệu chắp ghép

62

41,3

3

Bồi dưỡng cho trẻ KNQS, hình thành khả năng chủ động tìm kiếm

và lựa chọn các phương thức QS phù hợp và đánh giá hiệu quả QS

45

15,0

4

Tất cả những mục tiêu trên

119

79,3

Kết quả bảng 2.9 cho thấy, đa số GVMN đều có một số hiểu biết nhất định và xác định được mục tiêu sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. 79,3% GVMN có nhận thức đúng đắn đã lựa chọn đầy đủ tất cả các mục tiêu. Số lượng GVMN lựa chọn xác định 1 hoặc 2 mục tiêu sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ chiếm từ 15% đến 41,3%.

Có thể thấy, hầu hết GV đã thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. Tuy nhiên, để xác định mục tiêu sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ một cách đầy đủ thì vẫn còn hạn chế.

Trao đổi với cô giáo Lê Thị H (Trường mầm non Nhị Châu) chúng tôi được biết: “Hầu hết GVMN chúng tôi khi xác định mục tiêu trong các bản kế hoạch tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ thường hay chú ý đến những mục tiêu đặc thù của HĐCG nhằm hình thành ở trẻ những kiến thức, kĩ năng tạo hình hay hướng tới kết quả của HĐCG là trẻ có thể làm ra sản phẩm chắp ghép gì vì theo chúng tôi quan niệm đây mới là những mục tiêu chính cần hướng tới của HĐCG, vì vậy, những mục tiêu mà chúng tôi lựa chọn chưa nhấn mạnh nhiều đến việc rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ”.


b/ Thực hiện các nội dung sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện (n=150)


ĐTB


Thứ bậc

Thường

xuyên 3đ

Thỉnh

thoảng 2đ

Ít thực hiện 1đ

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)


1

Sử dụng VLTN làm đồ dùng trực quan minh họa cho quá trình tổ

chức QS, hình thành ở trẻ thái độ tích cực với quá trình QS


63


42,0


77


51,3


10


6,7


2,35


1


2

Sử dụng VLTN trong việc giúp trẻ định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ QS và tiếp thu các kỹ thuật QS, hình thành khả năng lựa

chọn phương thức QS


27


12,7


88


64,0


35


23,3


1,95


2


3

Sử dụng VLTN như phương tiện dạy học chủ đạo trong việc bồi dưỡng KNQS, thu thập thông tin về đối tượng miêu tả, tìm hiểu và

lựa chọn vật liệu chắp ghép


10


8,7


35


21,3


105


70,0


1,37


3


4

Sử dụng VLTN tạo nhiều cơ hội và

các bối cảnh để bồi dưỡng, củng cố KNQS cho trẻ


2


1,3


19


12,7


129


86,0


1,15


4

Điểm TB chung

1,71


Bảng 2.10. GVMN thực hiện những nội dung sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi


Ghi chú: Mức thấp: 1,00 ≤ ĐTB <1,15; Mức trung bình: 1,15 ≤ ĐTB < 2,41; Mức cao: 2,41 ≤ ĐTB≤ 3,00.

Với ĐTB = 1,71 cho thấy, thực trạng GVMN thực hiện các nội dung sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ chỉ đạt mức Trung bình. Điều này có nghĩa GV ở những trường mầm non trong diện khảo sát chưa bao quát, thực hiện đầy đủ các nội dung sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, mức độ thực hiện các nội dung sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của các GVMN là khác nhau, không thống nhất.

Đa số GV đã thấy được sự cần thiết phải thực hiện các nội dung sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ. Nội dung ―Sử dụng VLTN làm đồ dùng trực quan minh họa cho quá trình tổ chức QS, hình thành ở trẻ thái độ tích cực với quá trình QS” có tỉ lệ GV lựa chọn nhiều nhất và thực hiện thường xuyên nhiều nhất, chiếm vị trí số 1 với ĐTB là 2,35. Tỉ lệ GV lựa chọn thực hiện nội dung ―Sử


dụng VLTN trong việc giúp trẻ định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ QS và tiếp thu các kỹ thuật QS, hình thành khả năng lựa chọn phương thức QS‖ chiếm vị trí số 2 với ĐTB là 1,95. Thực tế cho thấy Sử dụng VLTN như phương tiện dạy học chủ đạo trong việc bồi dưỡng KNQS, thu thập thông tin về đối tượng miêu tả, tìm hiểu và lựa chọn vật liệu chắp ghép Sử dụng VLTN tạo nhiều cơ hội và các bối cảnh để bồi dưỡng, củng cố KNQS cho trẻ cũng được GV lựa chọn nhưng mức độ thực hiện thường xuyên rất ít, chỉ đạt ĐTB 1,37 và 1,15.

Sở dĩ có kết quả này là do, các GVMN khi xây dựng nội dung tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ thường căn cứ vào chương trình GDMN và những nội dung quy định trong chương trình GDMN. Nội dung phát triển KNQS cho trẻ chưa được thể hiện rõ như một thành tố trong chương trình GDMN, vì vậy các GV khi xây dựng và tổ chức HĐCG rất lúng túng, thường không lồng ghép nội dung này vào các hoạt động của họ, việc lựa chọn thực hiện các nội dung sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của GVMN còn thể hiện sự cảm tính chưa đầy đủ và chính xác.

c/ Tiến hành các hình thức sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của GVMN

Bảng 2.11. Các hình thức GVMN tiến hành sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi


S TT


Các hình thức

Mức độ tiến hành (n=150)


ĐTB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Ít tiến hành

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

1

Giờ học chắp ghép theo mẫu;

89

59,3

36

24,0

25

16,7

2,43

1

2

Giờ học chắp ghép theo đề

tài cho sẵn

45

30,0

77

51,3

28

18,7

2,11

4

3

Giờ học chắp ghép theo đề

tài tự chọn

16

10.7

52

34,7

82

54,6

1,56

7

4

HĐCG kết hợp vui chơi

trong lớp

37

24,7

77

51,3

36

24,0

2,01

6

5

HĐCG kết hợp hoạt động

ngoài trời

77

51,3

73

48,7

0

0

2,33

2

6

HĐCG vào thời gian rảnh rỗi

khi sinh hoạt ở trường

45

30

87

58

18

12

2,14

3

7

HĐCG trong hoạt động nghệ

thuật tổng hợp

37

24,7

28

18,7

85

56,6

2.05

5


Điểm TB chung

2,09


Ghi chú: Mức thấp: 1,00 ≤ ĐTB <1,93; Mức trung bình: 1,93 ≤ ĐTB < 2,43; Mức cao: 2,43 ≤ ĐTB≤ 3,00.

Với ĐTB = 2,09 cho thấy, các hình thức sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ 5 – 6 tuổi của GVMN được biểu hiện ở mức Trung bình. Mức độ khai thác và sử dụng các hình thức sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí