Có Chính Sách Tuyển Dụng Và Đãi Ngộ Nhân Viên Thích Đáng

cho mình những kiến thức pháp luật cơ bản về nhượng quyền thương mại, sau đó phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu UFOC do phía chủ thương hiệu cung cấp để có thông tin đánh giá hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam không nên cứng nhắc, tin tưởng hoàn toàn vào thông tin trong UFOC mà phải chủ động tham khảo thêm các nguồn thông tin bên ngoài khác như: tham khảo ý kiến của những người đã và đang thực hiện nhận quyền, trực tiếp đến thăm trụ sở chính của đối tác nhượng quyền, tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp từ Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư… Ngoài ra, vì thực phẩm là một ngành kinh doanh nhạy cảm, nên các doanh nghiệp nhận quyền Việt Nam phải xem xét, tìm hiểu kỹ xem sản phẩm định mua nhượng quyền có phù hợp với văn hoá, khẩu vị, sở thích của thị trường điạ phương hay không, nhất là hiện nay phần lớn các thương hiệu đang tìm đến Việt Nam để bán nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm đều có nguồn gốc từ các quốc gia phương Tây trong khi văn hoá ẩm thực Việt Nam lại đậm nét Á Đông. Nếu cần, trước khi ký hợp đồng, các doanh nghiệp có thể đàm phán với chủ thương hiệu để thay đổi, bổ sung một số yếu tố cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Sau khi hợp đồng đã được ký kết mọi cái gần như không thể thay đổi được nên các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đặt bút ký. Nếu có điều kiện các doanh nghiệp nên thông qua một văn phòng luật sư để được giúp đỡ trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng.

2.3. Có chính sách tuyển dụng và đãi ngộ nhân viên thích đáng


Các chủ cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam nên đề cao hàng đầu yếu tố năng lực khi tuyển dụng nhân viên, tránh tâm lý thiên vị người nhà hoặc những người có quan hệ thân thiết với ông chủ, như vậy mới có thể tạo dựng được một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và công bằng. Để tiết kiệm chi phí đăng tuyển, các cửa hàng có thể đăng quảng cáo tuyển dụng trên các

trang thông tin điện tử miễn phí hoặc đặt ngay biển “cần tuyển nhân viên” trước mặt tiền cửa hàng, phương thức này đơn giản, không tốn chi phí nhưng khá hiệu quả. Do các cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam phần lớn đều nằm ở khu đông người qua lại nên thông tin sẽ được nhiều người biết đến, thêm vào đó nhân viên tiềm năng có thể biết chính xác về cửa hàng trước khi quyết định có nộp đơn xin việc hay không. Ngoài ra, còn một cách tuyển dụng nữa rất hiệu quả mà các cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam có thể áp dụng, đó là nhận đơn xin việc bất cứ khi nào có ai muốn nộp, rồi phân loại hồ sơ và khi có nhu cầu chỉ cần gọi những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn đến để phỏng vấn.

Tuyển dụng nhân viên đã khó, giữ được nhân viên lại càng khó hơn. Mỗi một nhân viên ra đi là một tổn thất cho cửa hàng vì chủ cửa hàng sẽ tốn chi phí, thời gian để tuyển dụng và đào tạo người mới. Chính vì vậy, các cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam nên có chính sách khen thưởng, khích lệ, động viên nhân viên để họ thấy gắn bó hơn với công việc, có thể áp dụng một vài chính sách rất đơn giản mà hiệu quả như: bình chọn “nhân viên xuất sắc trong tháng”, “nhân viên xuất sắc trong năm”, treo hình những nhân viên xuất sắc tại nhà hàng để khách hàng cùng nhận biết.

2.4. Nghiêm túc tuân thủ tính chuẩn mực của hệ thống


Các chủ nhà hàng nhượng quyền tại Việt Nam cần nâng cao ý thức chấp hành tính chuẩn mực của hệ thống. Mọi quy định về tính đồng bộ được ghi trong hợp đồng nhượng quyền và cẩm nang hoạt động của hệ thống phải được tuyệt đối tuân thủ. Bên cạnh đó, chủ nhà hàng nhượng quyền nên tích cực hợp tác với chủ thương hiệu trong hoạt động đào tạo nhân viên và quảng cáo tiếp thị cho hệ thống nhượng quyền. Ngoài việc tự nâng cao nhận thức, các chủ nhà hàng nhượng quyền nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh để có thể điều hành nhân viên làm đúng theo các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống. Trong trường hợp chủ thương hiệu còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản trị thì nên thuê một người quản lý có đủ chuyên môn, năng lực giúp điều hành cửa hàng.

3 Giải pháp từ phía Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


3.1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm

Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 13

Liên quan đến pháp luật nhượng quyền thương mại, thứ nhất, cần xóa bỏ sự chồng chéo giữa các quy định pháp lý. Việc quản lý hoạt động nhượng quyền kinh doanh chỉ nên đưa về một “mối” là Bộ Công thương để đơn giản hoá mọi thủ tục đăng ký. Thứ hai, Bộ Tài chính cần sớm ban hành mức phí đăng ký nhượng quyền, đồng thời các cơ chế về khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến đăng ký nhượng quyền cũng cần được bổ sung. Thứ ba, cần điều chỉnh một số quy định pháp luật cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đối với một số quy định theo đúng chuẩn mực quốc tế nhưng chưa phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay, chúng ta nên cân nhắc đến cơ chế áp dụng có thời hạn. Thứ tư, pháp luật nước ta cần sớm ban hành mức thuế, cách tính thuế đối với phí nhượng quyền và các khoản thu khác liên quan đến nhượng

quyền cũng như các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

Liên quan đến pháp luật kinh doanh thực phẩm, cần có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh, đặc biệt cần quy định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các cơ sở vi phạm. Ngoài ra, pháp luật nước ta cần có những điều chỉnh hợp lý về việc đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và cần quy định rõ ràng cơ sở có quy mô như thế nào, có những điều kiện gì thì buộc phải có giấy phép kinh doanh mới được hoạt động.

3.2. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm

Chính phủ nên có chính sách và chiến lược cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích các mô hình nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Trước hết Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Cụ thế là:

Đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm nói riêng.

Tạo điều kiện thông thoáng để các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, tiến hành kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm.

Đưa ra những ưu đãi trong việc vay vốn để mở rộng hệ thống đối với các doanh nghiệp nhượng quyền và để mua nhượng quyền đối với các doanh nghiệp nhận quyền.

Có chính sách khen thưởng và động viên đối với các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách ưu đãi phải có định hướng rõ ràng và cụ thể để tránh trường hợp có doanh nghiệp lợi dụng những ưu đãi để phát triển lệch hướng.

Chính phủ nên thành lập một chương trình quốc gia về phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm. Chương trình quốc gia phát triển nhượng quyền này trước mắt sẽ nhắm vào hai mục tiêu chủ yếu là: (1) Gia tăng số lượng các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền tại Việt Nam;

(2) Thúc đẩy quảng bá những sản phẩm đặc thù của Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền. Như vậy trọng tâm của chương trình là tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền và khai thác triệt để tiềm năng về sản phẩm của Việt Nam. Để thực hiện chương trình này, Chính phủ cần thành lập Hội đồng tư vấn cấp Nhà nước về nhượng quyền thương mại và xây dựng đội ngũ chuyên gia giúp đỡ các doanh nghiệp còn “bỡ ngỡ” khi bắt đầu kinh doanh nhượng quyền. Chính phủ cũng nên thành lập một ban nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam, chọn món ăn, chọn mô hình chuẩn và đặc trưng cho nhà hàng Việt để xuất khẩu. Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại các nước nên có hoạt động xúc tiến hợp tác về nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước sở tại thông qua hình thức tổ chức các hội chợ, triển lãm quốc tế về nhượng quyền thương mại, tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang nước bạn tham quan tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác.

Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm của Việt Nam cũng là một giải pháp để phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm. Mặc dù hiện tại số lượng các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm kinh doanh nhượng quyền còn chưa nhiều, song theo đà phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, nhượng quyền kinh doanh sẽ trở thành xu hướng phát triển

của nhiều doanh nghiệp và việc ra đời Hiệp hội là tất yếu. Đây là nơi tập trung sức mạnh của các doanh nghiệp, thông qua đó các doanh nghiệp có thể gặp gỡ, hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đồng thời đóng góp ý kiến trong việc xây dựng luật hợp lý hơn.

3.3. Xây dựng chương trình đào tạo có tính quy mô để phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm

Đã đến lúc chúng ta cần đưa kiến thức nhượng quyền thương mại vào nội dung chương trình giảng dạy chính thức về kinh tế, quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Về lâu dài, Bộ Giáo dục Đào tạo cần tiến tới thành lập chuyên ngành đào tạo về nhượng quyền thương mại tại các bậc đại học, trên đại học.

Song song với việc đưa nhượng quyền thương mại vào chương trình đào tạo chính quy, chúng ta nên tổ chức các khoá học ngắn hạn, buổi hội thảo, tọa đàm chuyên đề về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm với sự giúp đỡ chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Mặt khác, Nhà nước nên có chủ trương cấp ngân sách cho cán bộ đi đào tạo về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại những nước có truyền thống lâu đời trong hoạt động này như: Úc, Mỹ, Nhật…

3.4. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm

Để chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam thời gian tới, Nhà nước phải có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động kinh doanh này. Cụ thể là:

Phát triển mạng lưới các nhà hàng, khách sạn; xây dựng thêm các khu đô thị, trung tâm thương mại, các siêu thị và hệ thống bán lẻ trên khắp cả nước.

Thiết lập các kênh thông tin trong và ngoài nước về nhượng quyền thương mại như: xây dựng các cổng thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử quốc gia về nhượng quyền thương mại; phát hành các tạp chí chuyên đề nhượng quyền thương mại và sổ niên giám nhượng quyền thương mại của Việt Nam.

Xây dựng mạng lưới cung ứng ổn định và chất lượng cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm, hình thành những khu chuyên sản xuất và cung cấp rau cỏ, thực phẩm, nguyên liệu đảm bảo chất lượng.

Nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các cơ quan kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; thành lập viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số tỉnh, thành phố lớn.

KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở lý luận chung về nhượng quyền thương mại và phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm, tác giả đã phân tích thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô và số lượng các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, hoạt động này tại Việt Nam vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về lĩnh vực này còn hạn chế, cơ sở pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam còn nhiều vướng mắc.

Bằng những nghiên cứu thực tiễn về ngành thực phẩm Việt Nam và ứng dụng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam, tác giả đã đánh giá tiềm năng phát triển kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam và thấy rằng Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình kinh doanh này.

Với mong muốn tiềm năng về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam được phát huy tối đa, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp phát triển hoạt động này thời gian tới. Để hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam có thể phát triển một cách chuyên nghiệp, bền vững đòi hỏi những giải pháp toàn diện, đồng bộ từ cả 3 phía: các doanh nghiệp nhượng quyền, các doanh nghiệp nhận quyền, Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành.

Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền cần (i) nâng cao ý thức xây dựng và quảng bá thương hiệu; (ii) tăng cường các hoạt động hỗ trợ đối tác nhận quyền.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí