Dự Kiến Kế Hoạch Tuyển Dụng Giảng Viên Từ Năm 2010 Đến 2015


Căn cứ công văn số 1325/BGDĐT-KHTC ngày 09/02/2007 của bộ Giáo dục và Đào tạo "V/v hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi":

- Số SV quy đổi vào năm 2015: 1.500 + 2.200 x 0.5 = 2.600 sinh viên

- Số giảng viên quy đổi cần: 2.600 : 15SV = 173 GV

+ Số giảng viên thỉnh giảng quy đổi: 200 GV x 0.35 = 70 GV

+ Số giảng viên cơ hữu quy đổi cần có: 173 – 70 = 103 GV

- Tổng số giảng viên thực tế trường cần có (kiêm nhiệm, chuyên trách) là 108 GV. Trường cố gắng tăng cường lực lượng thay thế để giảm dần số giảng viên kiêm nhiệm tại các phòng chức năng, đặc biệt là những GV có trình độ và năng lực giảng dạy tốt.

Bảng 3.2. Dự kiến kế hoạch tuyển dụng giảng viên từ năm 2010 đến 2015



Khoa


Số GV

hiện có

Tuyển dụng

Cộng số GV đến 2015

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Khoa Y

43

6

3

4

5

5

5

70

Khoa Dược

11

1

1

1

1

1

2

19

Khoa KHCB

15

0

0

1

1

1

1

19

Số TD / năm


7

4

6

7

7

8


Tổng số GV từng năm

69

76

80

86

93

100

108

108

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 - 10

Theo dự kiến ở trên, tổng số GV toàn trường cần tăng 39 người. Trong đó, nhiều nhất là khoa Y cần tăng 27 GV. Số GV này phải được cân đối và tuyển dụng từ năm 2010 đến năm 2015 cho phù hợp với nhu cầu đào tạo. Tuy nhiên, số lượng tuyển dụng thực tế từng năm còn tùy thuộc vào sự biến động nhân lực trong kỳ (nghỉ hưu, chuyển đổi, ...

b) Phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên


Căn cứ yêu cầu đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, trường phấn đấu đạt chuẩn đào tạo vào năm 2012; năm 2015 đạt tỷ lệ 41% GV có trình độ sau đại học.

Bảng 3.3. Dự kiến kế hoạch chất lượng giảng viên đến năm 2015




TT


Khoa

Năm 2010

Năm 2015

Số lượng

sau ĐH

Tỷ lệ

Số lượng

sau ĐH

Tỷ lệ

1

Khoa Y

43

13

30%

70

32

46%

2

Khoa Dược

11

1

9%

19

6

32%

3

Khoa KHCB

15

2

13%

19

6

32%

Tổng số

69

16

23%

108

44

41%

Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, … phải được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú đảm bảo đến năm 2011 có 100% GV sử dụng thành thạo trang thiết bị giảng dạy hiện đại, 70% GV tham gia nghiên cứu khoa học.

Để mang tính hiệu quả, kế hoạch tổng thể còn phải quan tâm đến cơ cấu về chuyên ngành đào tạo trên cơ sở quy mô tuyển sinh hàng năm, đồng thời phải đảm bảo hợp lý cả về cơ cấu độ tuổi, trình độ và giới tính.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Kế hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên đến năm 2015 chỉ khả thi khi có đủ các điều kiện sau:

- Thu hút được sự quan tâm và hỗ trợ của UBND tỉnh và các cấp ngành liên quan, công tác chỉ đạo sát sao của Đảng ủy và Ban Giám hiệu trong việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với quy mô đào tạo.

- Tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các tổ chức đoàn thể, cán bộ công nhân viên nhà trường.


Kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV là một nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn trước mắt, là cơ sở để xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Vì vậy, đây có thể coi là nhiệm vụ quan trọng của trường trong thời điểm hiện nay.

3.2.2. Xây dựng quy trình tuyển dụng giảng viên

3.2.2.1. Mục đích

Những năm trước đây, do được hình thành và phát triển từ trường trung cấp, chịu ảnh hưởng của cơ chế cũ nên việc tuyển dụng, tiếp nhận còn bị chi phối nhiều bởi quen thân, nể nang. Kết quả khảo sát về chất lượng tuyển dụng giảng viên những năm gần đây thì: 48% nhận xét tương đối tốt, 42% đánh giá bình thường, 4% cho là chưa hiệu quả, 14% cho rằng chưa có những nhân tố để thu hút cán bộ giỏi về trường.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cho giai đoạn trước mắt và lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển nhà trường đồng bộ, vững chắc thì công tác tuyển dụng cần thiết phải xây dựng một quy trình tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả nhằm chọn lựa được những cán bộ có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và nhiệt huyết.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

Việc tuyển dụng giảng viên cần tuân thủ các quy định tại Nghị đinh 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Thông tư số 10/2004/TT-BNV về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP; một số văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ Quảng Ninh.

Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch phát triển tổng thể, kế hoạch biên chế được giao, kế hoạch tuyển sinh, nguồn nhân lực hiện có, dự kiến biến động


trong năm, trường thực hiện việc tuyển dụng viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học.

Quy trình tuyển dụng giảng viên được thực hiện theo Kế hoạch năm học và theo các bước (từ b1 - đến b7):

a) Xây dựng kế hoạch tuyển dụng


Thời gian

Nội dung

Bộ phận thực hiện

Tháng 4

1. Các bộ môn, khoa xây dựng kế hoạch nhân lực cho năm học tới

Các bộ môn, khoa


Tháng 5

2. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức nhà trường, báo cáo Sở Nội vụ

BGH, BCHCĐ, trưởng

các đơn vị có nhu cầu, phòng TC-HC

Tháng 6 -

7

3. Thông báo tuyển dụng, nhận hồ sơ dự tuyển của thí sinh

HĐTDVC

Tháng 8

4. Hướng dẫn thí sinh ôn luyện, tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển

HĐ tuyển dụng VC, GV được phân công

Tháng 9

5. HĐ thử việc với người trúng tuyển; Phân công người hướng dẫn thử việc

Hiệu trưởng

Sau 9 hoặc

12 tháng


6. Đánh giá kết quả thử việc

Người hướng dẫn, trưởng

bộ môn, trưởng khoa, BGH


7. Hợp đồng làm việc đối với những GV đạt yêu cầu

Hiệu trưởng

b) Những bước tiến hành trong quá trình thực hiện tuyển dụng

Để có thể tuyển được những giảng viên có đủ năng lực, phẩm chất thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, ngoài việc tuân thủ các quy định chung, trong quá trình tuyển dụng, trường cần quan tâm một số nội dung sau đây:

b1. Các bộ môn xây dựng kế hoạch nhân lực cho năm học tiếp theo:

Căn cứ nhiệm vụ được giao, kế hoạch năm học, dự kiến biến động nguồn lực, các bộ môn xây dựng kế hoạch nhân lực và gửi báo cáo về khoa.

Các khoa tập hợp báo cáo từ các bộ môn, nghiên cứu, thống nhất và gửi kế hoạch về phòng TC-HC-QTĐS.

b2. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức Nhà trường:


Sau khi tập hợp báo cáo từ các khoa, phòng TC-HC-QTĐS đề nghị Ban Giám hiệu xem xét, nghiên cứu và dự kiến chỉ tiêu tuyển dụng; thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức (HĐTDVC). HĐTDVC họp để thống nhất xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, quyết định thành lập các Ban giúp việc cho Hội đồng (Ban ra đề thi, ban coi thi, ban phách, ban chấm thi, ban phục vụ thi), báo cáo sở Nội vụ.

Nhiều năm gần đây, công tác tuyển dụng bác sỹ, dược sỹ vào vị trí giảng viên rất khó khăn, vì vậy, để đạt hiệu quả, trường cần nghiên cứu để đưa ra chính sách thu hút với những đối tượng này. Chẳng hạn như:

- Hỗ trợ giảng viên về chỗ ở tại khu ký túc xá nhà trường;

- Đối với GV là bác sỹ, dược sỹ mới về trường, ít nhất trong 3 năm đầu được hỗ trợ thêm kinh phí hàng tháng hoặc hỗ trợ một lần ngay sau khi được tuyển dụng.

- Tạo điều kiện cho GV trẻ vay vốn không tính lãi (tối đa 20 triệu đồng, trả dần trong 3 năm) để mua phương tiện đi lại, máy vi tính phục vụ giảng dạy.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho GV trẻ được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

b3. Thông báo tuyển dụng:

Khi có kết quả thẩm định của sở Nội vụ, HĐTDVC thực hiện việc thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo thông tin đến được với người có nhu cầu.

b4. Nhận hồ sơ dự tuyển:

Thí sinh đăng ký dự tuyển khi nộp hồ sơ, cần được cung cấp một số thông tin cần thiết. Người tiếp nhận phải có đủ kiến thức, có thái độ cởi mở, nhiệt tình để hướng dẫn, tư vấn cho thí sinh.

b5. Hướng dẫn thí sinh ôn luyện:


Sau khi thống nhất nội dung thi tuyển, xét tuyển, HĐTD cung cấp tài liệu ôn thi cho thí sinh trước ngày thi ít nhất 20 ngày. HĐTD phân công cho cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn một số thí sinh ôn luyện.

b6. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển:

Việc tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển vào tháng 8 nhằm mục đích có được nguồn tuyển là những sinh viên vừa tốt nghiệp từ các trường đại học, nếu thí sinh có triển vọng, trường có thể thực hiện hợp đồng lao động ngay từ đầu năm học để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo.

Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định về thi tuyển do Bộ Nội vụ ban hành, có sự giám sát của sở Nội vụ. Kết quả tuyển dụng được thông báo cho các thí sinh, sau ít nhất 30 ngày, nếu không có khiếu nại sẽ báo cáo sở Nội vụ thẩm định tuyển dụng.

b7. Hợp đồng thử việc với người trúng tuyển:

Khi có kết quả thẩm định của sở Nội vụ, trường ra Quyết định tuyển dụng viên chức đối với các thí sinh trúng tuyển.

Thí sinh tuyển dụng sẽ được trường ký hợp đồng làm việc lần đầu (thử việc) trong thời hạn 9 tháng đối với bác sỹ, 12 tháng đối với các trường hợp khác. Mức lương thử việc được quy định theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP.

Trường có trách nhiệm phân công GV có năng lực hướng dẫn thử việc đối với người mới tuyển. Người hướng dẫn thử việc được hưởng 30% mức lương tối thiểu/ 1 tháng và có trách nhiệm hướng dẫn trong các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là việc nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng, giảng dạy. Người hướng dẫn phải dự giờ ít nhất 1 tiết/ tuần; có sổ dự giờ, phiếu đánh giá giờ giảng, biên bản góp ý cho người thử việc.

Hết thời gian thử việc, người thử việc phải làm báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện công tác trong thời gian thử việc. Cán bộ hướng dẫn lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mặt công tác và rèn luyện của người thử việc (phẩm chất đạo đức; năng lực, kết quả làm việc và học tập; ý thức tổ


chức, chấp hành kỷ luật; tinh thần hợp tác và phối hợp với đồng nghiệp trong công việc). Khoa trực tiếp quản lý GV họp đánh giá kết quả và mức độ hoàn thành công tác thử việc và làm văn bản đề nghị trường xét công nhận hoàn thành thử việc. Trường hợp chưa đạt yêu cầu hoặc GV có những vi phạm trong hợp đồng thì tùy theo mức độ, người hướng dẫn, khoa có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản đề nghị trường xem xét kéo dài thời gian thử việc hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc.

Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm vào ngạch giảng viên và ký tiếp hợp đồng lao động có thời hạn lần thứ nhất đối với những người đủ điều kiện và đạt yêu cầu thử việc hoặc quyết định chấm dứt tuyển dụng đối với những người không đạt yêu cầu thử việc.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện:

Để có thể tuyển được những GV có chất lượng theo yêu cầu, nhất là đội ngũ bác sỹ, dược sỹ đại học, trường rất cần được sự quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ của sở Nội vụ, đặc biệt là chính sách thu hút của tỉnh cần điều chỉnh đối với những đối tượng khó tuyển.

Các tổ chức đoàn thể, cán bộ giảng viên nhà trường là lực lượng quan trọng, đầu tư trí tuệ, công sức, thời gian trong quá trình thực hiện tuyển dụng. Vì vậy, cần tạo được sự thống nhất, đồng thuận trong đội ngũ này.

Kinh phí cho quá trình tuyển dụng thường thấp hơn rất nhiều so với nguồn thu từ lệ phí tuyển dụng (theo quy định của Bộ Nội vụ), nên trường cần trích từ nguồn kinh phí khác để bổ sung cho hợp lý

3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

3.2.3.1. Mục đích

Đào tạo và bồi dưỡng là một vấn đề trọng tâm của nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ nhà trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay, số GV có trình độ sau đại học còn thấp so với yêu cầu, chất lượng thực sự còn nhiều hạn chế. Do đó, bên cạnh việc phát huy những ưu điểm trong thời gian qua,


trường cần tiến hành đồng bộ một số hoạt động chủ đạo nhằm rút ngắn thời gian nâng cao năng lực giảng viên. Đào tạo và bồi dưỡng còn là nhu cầu tất yếu và vô cùng cần thiết đối với mỗi GV.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

Để nâng cao chất lượng GV, cần phải tiến hành đồng thời một số nhiệm vụ cơ bản ở các khâu đào tạo, bồi dưỡng, kèm cặp.

a) Công tác Đào tạo

Gồm một số nội dung: chuẩn hóa trình độ đào tạo; đào tạo ở bậc sau đại học, lý luận chính trị.

Căn cứ kế hoạch đào tạo đã xây dựng, trường sẽ điều chỉnh quy định xét đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Trong đó:

- Điều chỉnh tỷ lệ CBCNV cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn từ 6% lên 8% từ năm 2011, do đến thời điểm này, số GV đi học để chuẩn hóa đã giảm nên cần thiết phải tăng số GV đi học sau đại học.

- Chuẩn hóa trình độ đào tạo:

Bảng 3.4. Dự kiến kế hoạch ĐT chuẩn hóa trình độ GV đến năm 2015


Khoa

Số GV đang đào tạo

Năm 2010

Năm 2011

Khoa Y

2

6

1

Khoa Dược

2


1

Tổng số

4

6

2


Bảng 3.5. Dự kiến kế hoạch đào tạo tổng thể đến năm 2015


Hình thức đào tạo

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Cộng

Chuẩn hóa

6

2





8

Chuyên khoa I, thạc sỹ

3

6

5

7

6

7

34

Tiến sỹ

2

2

3

2

3

4

16

CCLL chính trị

2

2

2

2

3

3

16

Tổng số

13

12

11

11

12

14

74

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022