Các Phương Thức Cấp Nước Và Thành Phần Cửa Van Trên Ống Turbine

Mực nước thấp nhất

min trong bể xuất hiện ở chế độ làm việc không ổn định

khi tăng tải của TTĐ, khi (Z - 1) tổ máy đang làm việc thì tăng tổ máy cuối cùng đầy

tải. Nếu ký hiệu mực nước trong bể khi (Z - 1) làm việc đầy tải là z1 , và giảm áp (hình 12-13,a) lớn nhất khi tăng đầy tải tổ máy cuối cùng thì:

h là sóng

min z1 h

(12-20)

+ Đối với kênh tự điều tiết thì z1 khi (Z - 1) tổ máy làm việc ổn định với công suất lớn nhát có thể xác định từ đường nước dâng trong kênh dẫn, còn kênh không tự điều tiết thì lấy bằng cao trình mực nước trên tràn, tương ứng với lớp nước tràn khi xả

lưu lượng lớn nhất của 1 tổ máy (Qtm) qua tràn;

+ Chiều cao sóng giảm áp h được xác định trên cơ sở tính toán dòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 317 trang tài liệu này.

không ổn định trong kênh khi tăng lưu lượng lớn nhất của một tổ máy . Để tính đúng

h ta phải tính dòng không ổn định. Ở giai đoạn thiết kế sơ bộ có thể dùng phương

trình cân bằng nước trong thời gian tăng tải TS theo (hình 12-13,a) như sau:

Qtm

2 Ts

c Tsh b 2

, hoặc h tm ; vận tốc truyền sóng giảm áp c =

g h k

Q

c bk

k

Đỉnh tường bể áp lực và tường áp lực đặt cao hơn mực nước cao nhất

đảm bảo an toàn không tràn qua đỉnh, xác định theo công thức sau:

d max hs (0,3 - 1) m (12-21) Trong đó: + hS là chiều cao sóng tính theo tiêu chuẩn tính sóng;

+ là độ cao an toàn theo cấp công trình lấy như sau:

= 0,2 - 0,25 m khi kênh dẫn lưu lượng Q < 30 m3/s;

max để

= 0,3 - 0,4 m khi kênh dẫn lưu lượng Q = 30 - 100 m3/s;

= 0,4 - 0,5 m khi kênh dẫn lưu lượng Q > 100 m3/s.

+ max - là cao trình mực nước lớn nhất trong bể, tính cho trường hợp sự cố cắt toàn bộ phụ tải. Đối với kênh tự điều tiết nó được xác định khi tính dòng không ổn định với mực nước ban đầu là mực nước bình thường và cắt tải với

Qmax của trạm. Ta có: MNBT '

max h

h

có thể xác định sơ bộ '

theo cân bằng (hình 12-13,b) và có:

Q

g h k

' tm , với vận tốc truyền sóng tăng áp c' V .

h c' bk k

Đối với kênh không tự điều tiết thì max lấy bằng mực nước trước tràn khi tháo toàn bộ lưu lượng TTĐ qua tràn: max MNBT h tran .

b. Ngăn trước và công trình xả nước thừa (đập tràn):

Đập tràn có kích thước BT x HT xả được lưu lượng lớn nhất của TTĐ khi đột ngột cắt toàn bộ phụ tải. Thường độ sâu lớp nước tràn trên ngưỡng tràn HT lấy theo kinh nghiệm HT = (0,2 - 0,6) m, như vậy tính ra được bề rộng tràn BT đối với đập tràn thực dụng theo công thức (hình 12-13):

m

2g HT 3/ 2

Q

BT o

(12-22)


Cao trình ngưỡng tràn

ng.tran lấy cao hơn mực nước bình thường (MNBT) ở

cuối kênh và bể từ (3 - 5) cm để tránh tràn nước khi có giao động mặt nước.

Ngăn trước của bể áp lực là đoạn nối cuối kênh với tường áp lực (có thể có đoạn chuyển tiếp riêng như hình 12-13, hoặc cũng có thể gộp chung đoạn chuyển tiếp vào ngăn trước như hình 12-10). Kích thước và kết cấu cuả ngăn trước phải đảm bảo đủ bố trí cửa lấy nước và phải thuận dòng để giảm tổn thất thuỷ lực trong nó. Mặt cắt ngang dòng chảy của ngăn tăng dần từ kênh đến tường áp lực. Đáy ngăn thấp hơn ngưỡng lấy nước ( dov ) của tường áp lực từ (0,5 - 1) m để bùn cát lắng đọng và không kéo vào cửa lấy nước khi xả cát. Do vậy chiều sâu cuối ngăn trước sẽ bằng:

H d dov ( 0,5 1) m

Chiều dài ngăn trước sơ bộ xác định theo công thức:

(12-23)

L = 5 (H - h) + 1 m (12-24)

Trong đó h là chiều sâu cuối kênh. Nếu bể áp lực làm nhiệm vụ bể lắng cát thì chiều dài L phải tính thoả mãn điều kiện lắng cát nữa.


2. Tính toán ổn định bể áp lực

Đặc điểm của bể áp lực của TTĐ đường dẫn không áp là thường đặt trên sườn đồi dốc, do vậy vấn đề ổn định trượt và tác dụng thấm cần phải được tính toán cẩn thận. Hình (12-14) là một số sơ đồ bố trí của bể trên sườn dốc và khả năng mất ổn định của bể dưới tác dụng của các lớp trượt và dòng thấm gây ra.


Hình 12 14 Sơ đồ tính toán ổn định bể áp lực 1 tường chắn bể áp lực 2 1


Hình 12-14. Sơ đồ tính toán ổn định bể áp lực

1- tường chắn bể áp lực; 2- tường bên; 3- bờ kênh; 4- dòng thấm; 5- các lớp đất


- Sơ đồ I và II biểu thị dòng thấm 4 chảy ra ngoài mái dốc gây trượt mái dốc. Việctính ổn định trong trường hợp này cần tính ổn định thấm bao gồm tính lưu lượng thấm, xác định đường bão hoà thấm, sự phân bố áp lực thấm, vận tốc dòng thấm dưới đáy và xung quanh công trình;

- Sơ đồ III thể hiện trường hợp bể áp lực đặt trên nhiều lớp đất 5 có đặc tính cơ lý khác nhau và hướng nghiêng của các lớp trùng với hướng dốc của địa hình thì khả năng trượt hỗn hợp theo các mặt tiếp xúc rất dễ xảy ra. Trường hợp này cần tiến hành kiểm tra ổn định trượt theo từng lớp đât cùng với công trình.

Tính toán ổn định chung của bể áp lực cần phải tiến hành với các sơ đồ trượt phẳng của đáy móng, trượt hỗn hợp, tính lún và tính kiểm tra ứng suất dưới đáy móng. Đối với công trình trên nền đá việc tính thấm nhằm mục đích xác định áp lực lên phần dưới đất của công trình.


Chương XIII. ĐƯỜNG ỐNG TURBINE


Chương XII đã có trình bày về đường dẫn nước có áp của TTĐ. Đường ống turbine là phần đường ống dẫn nước có áp, có nhiệm vụ dẫn nước có áp từ Cửa lấy nước (ở TTĐ kiểu sau đập) hoặc từ Bể áp lực (ở TTĐ đường dẫn không áp), hoặc từ Buồng điều áp (ở TTĐ đường dẫn áp lực, có buồng điều áp) vào turbine thuỷ lực.


XIII. 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƯỜNG ỐNG TURBINE

XIII. 1. 1. Phân loại đường ống turbine

Đường ống turbine có rất nhiều loại với những hình dáng và kích thước khác nhau, làm việc với những cột nước khác nhau ... Người ta có thể phân loại ống turbine theo những dấu hiệu sau đây:

1.Phân loại theo vật liệu làm ống

Theo vật liệu làm ống thì có các loại: ống thép, ống gỗ, ống bêtông cốt thép, ống chất dẻo...Trong số đó ống thép và bêtông cốt thép được dùng phổ biến hơn cả.

- Ông thép được dùng với mọi cột nước từ thấp đến cao (ống thép của TTĐ Bôgôta ở Colombia với H =2000 m) do khả năng chịu lực của thép cao, kết cấu gọn nhẹ, độ nhám nhỏ nên tổn thất bé. Ống thép thường đặt hở trên mặt đất, không chôn trực tiếp dưới đất nếu không có bảo vệ chống rỉ và áo bêtông bao ngoài để chịu áp lực đất;

- Ống bêtông cốt thép, thường dùng với cột nước H < (30 - 50) m do khả năng chịu lực và chịu thấm của bêtông không cao. Tuy nhiên ống bêtông cốt thép có bề dày lớn nên có thể chôn dưới đất, do không bị hoen rỉ do vậy không cần bảo dưỡng khi chôn ngầm, mặt khác bêtông cốt thép còn được dùng với lưu lượng lớn. Tuy nhiên nhược điểm của loại ống này ngoài chịu lực thấp, khó chống thấm nó còn có kết cấu nặng nề;

- Ống gỗ, được sử dụng ở nới sẵn gỗ, khí hậu ôn hoà và giao thông không thuận lợi, việc bảo quản ống chống mục có khó khăn. Thực tế ngày nay không dùng nữa;

- Ống làm bằng chất dẻo hiện nay cũng bắt đầu được sử dụng trong TTĐ, tuy nhiên cũng chưa nhiều.

2. Phân loại theo vị trí đặt ống

Phân theo vị trí đặt ống thì có: ống đặt hở trên mặt đất, ống chôn trong đất (như dưới đập, chôn vòng quanh đập), ống đặt trong đập bêtông, ống ngầm (TTĐ ngầm).

- Ống đặt hở: ống được đặt trên mặt đất hoặc đặt trong rãnh hay hành lang trong đập đất đá. Đặt hở dễ kiểm tra sửa chữa, tuy nhiên nó chịu tác động của môi trường (nhiệt độ thay đổi, đất đá nền sạt lở, uy hiếp của nước mưa ...);

- Ống chôn dưới đất: khi đường kính ống nhỏ (thường nhỏ hơn 2 - 2,5 m) người ta đặt ống trong hào và phủ lên một lớp đất mềm. Loại này trực tiếp chịu áp lực đất đá bên trên và bên hông do vậy phải dày đủ chịu lực bên ngoài, tốt nhất dùng ống bêtông cốt thép;

- Ống đặt trong đập bêtông: được đúc bằng bêtông và đặt thép chịu lực;

- Ống đặt ngầm dưới đất: dùng với TTĐ ngầm.

XIII. 1. 2. Chọn tuyến và bố trí đường ống turbine

1. Chọn tuyến đường ống turbine

Tuyến đường ống được lựa chọn trên cơ sở bố trí tổng thể của TTĐ. Việc bố trí hợp lý tuyến đường ống có ảnh hưởng lớn đến giá thành công trình và tính an toàn, tin cậy trong vận hành trạm thuỷ điện. Đề xuất một số phương án tính toán và chọn phương án nào phải qua so sánh kinh tế - kỹ thuật để chọn. Chọn tuyến cần theo yêu cầu sau:

- Chọn tuyến ngắn, thẳng. Chọn tuyến như vậy không những hạ thấp giá thành , giảm tổn thất thuỷ lực và trị số áp lực nước va trong ống có lợi cho vận hành ổn định TTĐ. Thường đặt tuyến ống thẳng góc với đường đồng mưc cao độ để ngắn chiều dài ống, tuy nhiên nếu tuyến thẳng mà khối lượng đào nhiều có thể thay đổi hướng tim ống và xây dựng tại đó mố néo để giữ chặt đường ống;

- Không nên đặt ống quá dốc để tránh khó thi công và tránh làm mất ổn định đường ống. Độ dốc đặt ống không vượt quá 400. Trong đó độ dốc đặt ống bêtông cốt thép và ống gỗ nhỏ hơn so với ống thép;

- Mái dốc của mặt đất nơi đặt ống phải đảm bảo ổn định, tránh sạt lỡ. Nên đặt ống theo dốc dương của sườn núi để dễ tiêu nước mưa dọc ống và tránh dòng nước từ khe núi uy hiếp, không đặt ống ở nơi tụ thuỷ, sạt lỡ. Các mố đỡ và mố néo ống cần đặt nơi ổn định, tốt nhất đặt các mố trên nền đá gốc;

- Ở nơi tuyến ống phải chạy cong thì yêu cầu bán kính cong của tuyến phái lớn hơn ba lần đường kính ống và tại nơi đó phải đặt mố néo ống. Đỉnh trên của mặt cắt ống phải thấp hơn áp lực nước va âm tương ứng từ 2 - 3 m để tránh chân không trong ống.

2. Các phương thức cấp nước và thành phần cửa van trên ống turbine

a- Các phương thức cấp nước vào turbine



Hình 13-1. Các phương thức cấp nước vào tổ máy.


Dẫn nước vào turbine có thể phân làm ba phương thức sau (hình 13-1 ở trên):

- Cấp nước riêng lẻ: ở phương thức này mỗi tổ máy có một ống cấp nước riêng (sơ đồ I, II và III hình 13-1). Cấp nước theo các sơ đồ này an toàn, khi một ống riêng bị sự cố thì chỉ dừng mỗi tổ máy ấy thôi còn các tổ máy khác vẫn phát điện, kết cấu đường ống đơn giản. Nhược điểm của phương thức này là tốn kém về khối lượng ống cũng như các công trình trên ống như số lượng các mố, khớp nhiệt độ phải nhiều, khối lượng xây dựng tuyến đặt ống phải lớn. Vì vậy phương thức này dùng có lợi khi đường ống turbine ngắn, như dùng cho TTĐ kiểu sau đập hay khi chiều dài từ bể áp lực đến turbine ngắn.

- Phương thức cấp nước liên hợp (sơ đồ V, VI hình 13-1), nghĩa là toàn nhà máy chỉ có một đường ống cấp nước chung. Phương thức này ngược lại với phương thức câp riêng lẻ, nó có giá thành rẻ hơn nhưng kém an toàn vì khi ống chung có sự cố thì toàn bộ nhà máy phải ngừng lam việc. Kết cấu đường ống ở phần rẽ nhánh sẽ phức tạp hơn và phải trang bị thêm các cửa van ở mỗi nhánh rẽ. Vì vậy phương thức cấp nước liên hợp sử dụng có lợi khi TTĐ có lưu lượng nho, cột nước lớn và đường ống rất dài..

- Phương thức cấp nước theo nhóm (sơ đồ IV), phương thức này là mỗi đường ống cung cấp nước cho một số tổ máy. Đây là phương thức cấp nước trung gian giữa hai phương thức trên. Phương thức này được sử dụng khi đường ống tương đối dài, lưu lượng tương đối lớn và số tổ máy nhiều.

Ngoài ra, ở TTĐ kiểu đập có công suất tổ máy lớn, nếu dùng một ống turbine cung cấp cho tổ máy gặp khó khăn về công nghệ chế tạo ống có đường kính quá lớn hoặc sử dụng turbine có hai buồng xoăn thì xuất hiện giải pháp dùng hai ống cho một tổ máy (sơ đồ VII, hình 13-1).

Trong các phương thức cấp nước chung dẫn nước từ nguồn về nhà máy, việc chọn hướng dẫn nước vào trong nhà máy có thể có những hình thức sau:

+ Sơ đồ (hình 13-1,a, e) dẫn nước vào các tổ máy bằng ống riêng theo hướng thẳng góc với trục nhà máy. Sơ đồ này thuận dòng nhưng nhà máy bị uy hiếp khi ống bị vỡ hoặc mố néo bị xô trượt. Để bảo vệ nhà máy cần xây tường chắn vững chắc hướng dòng chảy ra ngoài nhà máy theo kênh thoát nước.

+Sơ đồ (hình 13-1,d, c) dùng đường dẫn chung hoặc ống phân nhóm đi vào nhà máy từ phía sườn dốc. Sơ đồ này an toàn hơn cho nhà máy nhưng tăng tổn thất thủy lực và tăng khối đào đặt ống dọc theo nhà máy .

b - Sơ đồ đặt van trên đường ông turbine

Để đảm bảo điều kiện vận hành, sự cố và sửa chữa đuyường ống và turbine trên đường ống có đặt các cửa van. Tuy vậy việc có đặt van hay không và đặt ở vị trí nào phải tuỳ thuộc vào chiều dài ống, cột nước tác dụng lên ống và phương thức cấp nước của từng đường ông cụ thể. Cửa van đặt trên đường ống turbine thường dùng của van phẳng (có tổn thất thuỷ lực nhỏ, kết cấu đơn giản, dường kính nhỏ), cửa van đĩa (lực thao tác bé, tổn thất thuỷ lực lớn khi mở hoàn toàn, dùng cho ống có đường kính lớn), van cầu (có kết cấu nặng nề, ít rò rỉ, lực thao tác bé, dùng ở cột nước cao, đường kính ống không lớn). Hình (13-2) trình bày khái quát một số dạng sơ đồ đặt van, chúng cần xem xét cụ thể về diều kiện sử dụng thích hợp.

- Sơ đồ I (hình 13-2): chỉ bố trí van sửa chữa 1, van công tác 2 ở cửa nhận nước đầu đường ống, không đặt van trên ống turbine. Sơ đồ này dùng khi một ống cấp nước cho một turbine, chiều dài đường ống nhỏ (không quá 150 m) và cột nước H 150 m. Khi có sự cố thì đóng van 2, khi sửa chữa thì đóng van 1, lượng nước trong ống không lớn nên tổn thất năng lượng nhỏ và thời gian để tháo nước từ ống ngắn, thời gian quay lồng ngắn nên không nguy hiểm về quay lồng tổ máy;


Hình 13 2 Các sơ đồ bố trí van trên đường ống Trường hợp một đường ống 2


Hình 13-2. Các sơ đồ bố trí van trên đường ống.


- Trường hợp một đường ống cấp nước cho một turbine như trên, nhưng chiều dài đường ống lớn (trên 150 m) và ống chịu cột nước lớn (lớn hơn 200 - 300 m) (sơ đồ

II) thì ngoài cửa van 1 và 2 đặt ở đầu đường ống còn phải đặt cửa van 5 ở cuối đường ống để đóng khi cần sửa chữa turbine mà không phải tháo hết nước trong đường ống;

- Trường hợp ống có rẽ nhánh ( một ống cung cấp cho nhiều tổ máy) thì ngoài cửa van 1 và 2 ở đầu đường ống, còn phải bố trí thêm ở cuối đường ống trên các ống rẽ cửa van 5 (sơ đồ III). Dùng cửa van 5 trong trường hợp tổ máy nào sự cố hoặc cần sửa chữa thì đóng cửa van của riêng nó, còn các van khác vẫn mở và làm việc bình thường;

- Trường hợp đường ống dài, chịu áp lực nước lớn nếu cần có buồng điều áp trên ống để giảm áp lực nước va, vẫn có hai van 1 và 2 đặt đầu đường ống, ngoài ra còn cần phải bố trí các cửa van như sau (các sơ đồ IV, V, VI hình 13-2):

+ Nếu sau buồng điều áp 13 có rẽ nhánh vào các tổ máy, nhưng nếu các

đường ống rẽ nhánh ngắn thì chỉ cần bố trí van 5 trên các ống rẽ là đủ;

+ Nếu sau buồng điều áp 13 các ống rẽ nhánh có chiều dài lớn và cột nước cao đến 400 m thì đầu ống turbine (ngay sau buồng áp) phải đặt cửa van 9 và cuối đường ống turbine phải bố trí van trước turbine 6. Cửa van 9 dùng để đóng ống turbine của nhánh cần sửa chữa hoặc bị sự cố. Cửa van trước turbine 6 để đóng sửa chữa hay sự cố turbine đó;

+ Đôi khi trên ống turbine có bố trí ở đầu hai van 8, 9 còn ở cuối ống cũng bố trí hai van trước turbine 6, 7(sơ đồ VI, hình 13-2). Sơ đồ này sử dụng khi TTĐ đường dẫn có cột nước cao ( từ 800 m trở lên) và đường ống dài.


XIII. 2. ĐƯỜNG ỐNG THÉP

Trong xây dựng Thuỷ điện đường ống bằng thép được sử dụng rộng rãi bởi

đường thép có những ưu điểm sau đây:

- Chịu được áp lực lớn, chịu được cột nước từ vài mét đến hàng nghìn mét;

- Do bề mặt kim loại nhẵn do vậy độ nhám nhỏ dẫn đến tổn thất thuỷ lực nhỏ;

- Dễ chế tạo, gia công và lắp ghép thuận tiện. Bố trí thích nghi ở mọi thay đổi của địa hình, địa chất, dễ phân chia nhánh. Việc thi công ống đơn giản.

- Dễ lắp đặt khớp nhiệt ở đầu tiếp xúc của hai đoạn ống nối nhau để loại bỏ được ứng suất do nhiệt độ thay đổi ...

Nhược điểm của ống thép là do bề dày thành ống nhỏ do vậy không trực tiếp chịu áp lực đất đá đè lên trên ống. Vì vậy đường thép được dùng rộng rãi ở dạng đặt lộ thiên trên mặt đất, muốn chôn đất phải có bêtông hoặc hành lang bao quanh bảo vệ.

XIII. 2. 1. Cấu tạo đường ống thép và các bộ phận thiết bị, công trình của nó

Đường ống bao gồm thành ống và các mố néo giữ, mố đỡ, khớp nhiệt độ, lỗ quan sát, ống tháo rửa, van xả khí đặt cùng với ống. Hình (13-3) trình bày các hình thức đặt ống và tên gọi của chúng. Có ba hình thức đặt ống sau đây:

- Hình thức ống có tim ống thẳng, giữa hai mố néo không đặt khớp nhiệt độ, gọi là ống liên tục (hình 13-3,a). Loại này khi nhiệt độ thay đổi sẽ phát sinh ứng suất nhiệt trong thành ống, nó được dùng khi môi trường có nhiệt độ ít thay đổi;

Hình 13-3. Các hình thức đặt ống thép.

- Hình thức tim ống thẳng, có đặt khớp nhiệt độ giữa hai mố néo (hình 13-3,b), gọi là ống kiểu phân đoạn. Hình thức này, khi nhiệt độ thay đổi đoạn nối giữa hai ống trong khớp nhiệt sẽ tự do dịch chuyển do vậy loại trừ ứng suất nhiệt trên thành ống. Hình thức được dùng nhiều trong xây dựng thuỷ điện;

- Hình thức tim ống cong theo địa hình, không có khớp nhiệt độ trên ống, đây cũng là hình thức liên tục. Do tim ống cong nên khi nhiệt độ thay đổi ống sẽ co giản gây ứng suất nhiệt trong thành ống, tuy nhiên do tim ống cong nên phần nào có dịch chuyển tự do, vì vậy ứng suất nhiệt được hạn chế. Hình thức này khó định tim ống, ít dùng.

Sau đây chúng ta di vào nghiên cứu các bộ phận của ống.

1. Các loại đường ống thép

a - Ống thép đúc sẵn

Đây là loại ống được đúc sẵn trong nhà máy thành những đoạn có chiều dài từ 4 đến 12 m và đường kính nhỏ không quá 0,6 m theo tiêu chuẩn hoá để dễ cho sử dụng. Loại ống này có chất lượng cao, dễ chuyên chỡ và lắp ghép ở hiện trường bằng phương pháp hàn hoặc ghép bu loong. Tuy nhiên có hạn chế là chỉ đúc ống có đường kính nhỏ.

b - Ống thép trơn được chế tạo từ hàn hoặc tán đinh


Hình 13-4. Các loại ống thép và kiểu nối ống.


Khác với loại đúc sẵn, ống loại này được chế tạo từ việc uốn cong các tấm thép theo bán kính định trước rồi dùng liên kết hàn hoặc liên kết đinh tán nối các tấm ấy lại với nhau. Do vậy với mọi cở ống đều có thể tạo được ở trong nhà máy hoặc ở hiện trường. Dùng liên kết hàn tốt hơn liên kết đinh tán vì nó ít tốn thép và mặt trong ống nhẵn giảm tổn thất cột nước trong ống. Trong hai loại mối hàn dọc và hàn ngang thì mối hàn dọc chịu áp lực nước lớn, do vậy mối hàn dọc quan trọng hơn và được bố trí so le dọc theo ống để tránh tập trung ứng suất (hình 13-4,a).

Hình (13-4,c) trình bày một số hình thức hàn nối các tấm thép khi tạo ống, hoặc dùng hình thức nối bích giữa hai đoạn ống với nhau.

c. Ống có hàn đai cứng và ống đai chịu lực

- Ống hàn có đai cứng (hình 13-4,): mặt ngoài thành ống hàn các vòng đai cứng để làm cho thành ống đủ độ cứng chống lại sự mất ổn định (móp méo ống) của thành ống dưới tác dụng của chân không trong ống hoặc ống bị biến dạng khi chuyên chỡ. Các vòng cứng không có tác dụng tham gia chịu áp lực nước bên trong ống;

- Ống hàn có đai chịu lực (hình 13-4,b): đây là loại ống có lắp các vòng đai bên ngoài thành ống (dùng lắp nóng hoặc lắp nguội), khi vòng đai co ngót (lắp nóng) hoặc thổi lưu chất vào ống thành ống bị lượn sóng (lắp nguội) tạo ứng suất trước cho thành ống, làm tăng khả năng chịu lực của thành ống. Loại ống có đai chịu lực có ưu điểm là

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/01/2024