Áp Lực Do Nước Thải Bệnh Viện Việt Nam – Thụy Điển


Hoạt động

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng số xét nghiệm vi sinh

348256

383162

423931

482924

441214

Tổng số xét nghiệm giải phẫu bệnh

31087

32081

34723

41652

44678

Số lần chụp X-Quang

84122

90502

75594

86710

98075

Số lần chụp CT

6405

6726

9103

11024

12042

Số lần siêu âm

47396

35082

55893

72558

76907

Tổng số nôị soi

13250

13739

13105

15897

15803

Số lần ghi điện tim

14212

18761

21470

30987

28886

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


Số liệu thống kê từ năm 2008 cho thấy, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng dẫn đến gia tăng lượng nước thải y tế. Nước thải y tế với thành phần và tính chất phức tạp

3.2 Áp lực do nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển


Nước thải phát sinh từ bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển có 3 nguồn chính: nước mưa chảy tràn trên bề mặt của bệnh viện, nước thải y tế và nước thải sinh hoạt.

3.2.1 Nước thải bệnh viện


Nước thải bệnh viện phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh là nguồn nước thải chính gây ô nhiễm. Loại nước thải này có thành phần và tính chất phức tạp, mức độ ô nhiễm và gây tác động lớn.

Các nguồn phát sinh bao gồm:

- Nước thải từ các phòng xét nghiệm hóa học, sinh hóa: chứa hóa chất xét nghiệm, dịch sinh học như: nước tiểu, máu, hóa chất, dịch...

- Nước thải từ khoa xét nghiệm vi sinh: chứa dịch sinh học, vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất...

- Nước thải từ khoa giải phẫu bệnh: nước rửa các mô, tạng tế bào...

- Nước thải từ khoa X - quang: nước rửa phim chứa dung dịch AgNO3 , phóng xạ...

- Nước thải từ hoạt động điều trị bệnh: chứa hóa chất, phóng xạ...

- Nước thải từ khoa sản: chứa máu, các loại tạp chất...

- Nước thải từ hoạt động giặt, tẩy quần áo, chăn ga cho bệnh nhân: chứa các loại hóa chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt...

- Ngoài ra nước thải từ các khoa, phòng đều có chứa các dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các chất thải nguy hại như kim loại nặng...

Một trong những nguyên nhân làm cho lượng nước thải tăng là do sự thiếu ý thức của người nhà bệnh nhân khi sử dụng khu vệ sinh hoặc vòi nước công cộng… Mức độ sử dụng nước tại một số bệnh viện đa khoa ở nước ta như sau:

Bảng 3.2 Nhu cầu tiêu thụ nước tính trên một giường bệnh



Đối tượng

Nhu cầu tiêu thụ nước

(L/người/ngày đêm)

Bệnh nhân (giường bệnh)

300 - 350

Cán bộ công nhân viên

100 - 150

Người nhà bệnh nhân

50 - 70

Sinh viên thực tập, khách vãng lai

20 - 30

Tổng số nước dùng thực tế

470 - 600

Nguồn: [3]

Theo Trung tâm xử lý nước sạch và môi trường, thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải y tế như sau:

Bảng 3.3 Thành phần các chất ô nhiễm của nước thải y tế


T T


Thành phần


Đơn vị


Giá trị

QCVN 28:2010/BTNMT

1.

pH

-

6,9 - 7,58

6,5 – 8,5

2.

COD

mg/l

210 - 450

100

3.

BOD5

mg/l

169 - 320

50

4.

Sufua (tính theo H2S)

mg/l

6 - 8

4

5.

TSS

mg/l

120 - 190

100

6.

Phosphat (tính theo P)

mg/l

2,1 - 7,9

10

7.

Amoni (tính theo N)

mg/l

18,5 - 35,3

10

8.

Tổng Coliform

MPN/100ml

4.107 – 2.109

5000


3.2.2 Nước thải sinh hoạt


Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt chủ yếu từ hoạt động của các cán bộ công nhân viên bệnh viện. Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli).

Lượng nước thải sinh hoạt ước tính chiếm khoảng 80% lượng nước cấp. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêu chuẩn nước cấp cho 1 người là 150 lít/ngày. Tổng số cán bộ, nhân viên của bệnh viện là 786 người. Vậy lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của bệnh viện là:

B = 80 % x 0,15 x 786 = 94,32 m3/ ngày

Theo định mức của tổ chức Y tế thế giới WHO tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nếu không xử lý được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4 Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt


Chất ô nhiễm

Khối lượng (g/người/ngày)

BOD5

45 ÷ 54

COD

72 ÷ 103

TSS

70 ÷ 145

Nitrat

6 ÷ 12

Photphat

0,6 ÷ 4,5

Amoniac

3,6 ÷ 7,2


Từ tải lượng chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải, có thể ước tính được nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển như sau:

Bảng 3.5 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển


Chất ô nhiễm


Tải lượng

(kg/ngày đêm)


Nồng độ

(mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

(Cột B)

Cmax

BOD5

0,135

0,162

375

450

60

COD

0,216

0,309

600

858,3

-

TSS

0,210

0,435

583,3

1208,3

120

Nitrat

0,018

0,036

50

100

60

Photphat

0,0018

0,0135

5

37,5

12

Amoniac

0,0108

0,0216

30

60

12


Ghi chú:

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

3.3 Hiện trạng xả nước thải của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển


Nước thải của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển và nước thải sinh hoạt được thu gom và thải ra hệ thống các hồ xử lý và cuối cùng đổ ra hồ Tân Lập.

Toàn bộ nước mưa được thoát bằng hệ thống cống, rãnh thoát nước bề mặt riêng ra thẳng hồ Tân Lập.

Công nghệ xử lý nước thải hiện tại của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển là hệ thống 4 hồ sinh học dung tích 30.000 m3, có công suất xử lý 800 m3/ngày đêm. Tổng diện tích khu vực xử lý nước thải là 4000 m2. Thời gian lưu của nước thải trong hệ thống xử lý từ 30 - 40 ngày. Nước thải sau xử lý được xả trực tiếp vào hồ Tân Lập. Lưu lượng xả trung bình: 500 m3/ngày đêm. Lưu lượng xả lớn nhất: 800 m3/ngày đêm.

Tuy nhiên, do hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã hoạt động gần 30 năm, cùng với việc mở rộng quy mô giường bệnh để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân dẫn đến việc xử lý nước thải của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển bộc lộ những hạn chế cần khắc phục như:

- Công nghệ đã lạc hậu, công suất xử lý chỉ đáp ứng 75% lượng nước thải thực tế; một số chỉ tiêu nước thải sau khi xử lý nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế.

- Tổng diện tích cho hạng mục xử lý nước thải rất lớn. Hệ thống hở bề mặt nên gây mùi khó chịu cho công đồng dân cư xung quanh khu vực. Hệ thống bị rò rỉ nhiều lần mặc dù bệnh viện đã thực hiện khắc phục sự cố.

3.3.1 Hiện trạng hệ thống thu gom nước thải


Hệ thống thu gom là các ống dẫn được làm bằng gang nhưng do thời gian vận hành đã lâu lại tiếp xúc với nhiệt độ cao nên hiện tại những đoạn ống nổi trên bề mặt (phần trong khu điều hành) đã bị sét gỉ, sùi bề mặt và một số đoạn hiện nay cũng đã bị thủng phải vá, cần thay thế những đoạn đường ống này bằng đường ống mới.

3.3.2 Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải


Toàn bộ nước thải khoa lây được dẫn theo đường ống riêng và đi vào hệ thống xử lý bằng hơi nước nóng ở nhiệt độ 1800C, áp suất 1,5 at trước khi đi vào hệ thống thoát nước thải chung xuống hồ số 1 (hồ Facultative).

Hệ thống xử lý nước thải hiện tại của bệnh viện gồm 4 hồ sinh học liên tiếp. Nước thải của bệnh viện được xử lý hoàn toàn bằng phương pháp sinh học, không sử dụng hoá chất.

Tại hồ số 1 (hồ Facultative), nước thải được làm sạch một phần, lắng cặn và phân huỷ cặn ở lớp bùn đáy. Quy trình khử chất hữu cơ diễn ra ở lớp nước phía trên do vi khuẩn hiếu khí thực hiện. Oxy cung cấp cho quá trình này từ quá trình quang hợp của tảo và thực vật thủy sinh cung cấp. Bùn lắng được phân huỷ yếm khí ở dưới đáy hồ.

Tại hồ số 2 (hồ hiếu khí) tại đây nước được tiếp tục làm sạch, quá trình làm sạch được vi khuẩn hiếu khí thực hiện.

Tại hồ số 3, 4 (hồ lắng) nước thải được khử trùng bằng vôi bột và bằng phương pháp lắng.

Tại hồ số 4, rau Ngổ, Bèo tấm và Bèo tây được thả trên bề mặt hồ để xử lý các kim loại nặng trước khi thải ra môi trường.

Trong quá trình xử lý, hệ thống tạo ra một lượng bùn do chất rắn lắng đọng và xác sinh vật. Theo quy định của bệnh viện thì lượng bùn này được bơm vào bể gom bùn để tách nước, phần nước chảy về bể gom nước thải để xử lý lại, phần bùn lắng dưới đáy được bơm hút 1 lần/năm và chuyên chở tới nơi xử lý bởi Công ty cổ phần thương mại Tân An.

Tuy nhiên qua khảo sát thực tế thì hiện nay các hồ sinh học này đã bi ̣lấp môṭ

lươn

g bùn khá dầy , khoảng 2500 m3. Tại các hồ sinh học, ống dẫn nước thải đã

xuống cấp nên ở đoạn ống chảy vào hồ 1 đã bị rò rỉ, phần cống dẫn nước chảy tràn sang bể số 2 cũng bị rỉ nước. Nước thải bị rò rỉ chảy ra ngoài mương dẫn nước dân sinh làm ô nhiễm nguồn nước xung quanh. Do đó khu vực thường xuyên có mùi khó chịu gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân khu vực.


Hình 3 1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải hiện tại của bệnh viện Việt 10



Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải hiện tại của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển


Thực hiện khảo sát và phân tích các mẫu nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển vào tháng 8 năm 2013, tháng tiêu điểm của mùa mưa. Ngoài ra luận văn có tham khảo kết quả quan trắc nước thải của bệnh viện do Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường thực hiện vào tháng 2, tháng tiêu điểm của mùa khô. Các kết quả được tổng hợp trong bảng sau



Bảng 3.6 Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển



TT


Thông số


Đơn vị

QCVN 28:2010/BTNM - B

Kết quả đợt tháng 2/2013


Hiệu suất xử lý

Kết quả đợt tháng 8/2013


Hiệu suất xử lý

Giá trị Cmax

(K=1)

W1

W2

W1

W2

1.

BOD5

mg/l

50

316,25

203,24

35,73

321,04

180,35

43,82

2.

COD

mg/l

100

402,5

305,3

24,15

411,58

174,07

57,71

3.

TSS

mg/l

100

145,3

98,8

32,00

164,4

140,4

14,60

4.

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

4

6,08

5,09

16,28

5,7

3,28

42,46

5.

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

10

20,38

14,78

27,48

23,45

10,47

55,35

6.

Nitrat ( tính theo N)

mg/l

50

0,8

0,4

50,00

1

0,3

70,00

7.

Phosphat (tính theo P)

mg/l

10

5,21

3,28

37,04

4,78

2,48

48,12

8.

Tổng Coliform

MPN/100ml

5000

31010

24580

20,74

29015

18602

35,89


Ghi chú: - W1: Nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển trước khi vào hệ thống xử lý

- W2: Nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển sau khi qua hệ thống xử lý


40

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí