Số Liệu Kinh Doanh Du Lịch Từ Năm 2014 Đến Năm 2018


giới [19]. Là một điểm đến hấp dẫn du khách với những sản phẩm du lịch đặc thù, cụ thể:

- Du lịch biển đảo là một trong những thế mạnh lớn của du lịch Quảng Ninh. Quảng Ninh có 50% diện tích là biển đảo với hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước; dải bờ biển dài hơn 250km đã tạo cho Quảng Ninh những lợi thế để phát triển loại hình du lịch biển đảo. Với những giá trị về thẩm mỹ, cảnh quan địa chất, địa mạo, Vịnh Hạ Long là một trong những điểm nhấn chính của du lịch biển Quảng Ninh, luôn là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

- Không chỉ có vịnh Hạ Long, hệ thống tài nguyên du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh Hạ Long với Vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực, Vân Đồn… cũng là những điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch bởi cảnh đẹp còn hoang sơ, chưa bị nhiều áp lực về môi trường, nổi bật với những bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Hồng Vàn, Vàn Chảy... Ngoài ra, với những cánh rừng nguyên sinh đẹp, hệ sinh thái, động thực vật phong phú Quảng Ninh phát triển tốt các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, ẩm thực...

- Cùng với du lịch biển đảo, du lịch văn hoá tâm linh cũng là một sản phẩm đặc thù của du lịch Quảng Ninh. Hiện nay, Quảng Ninh có hơn 600 di tích lịch sử - văn hoá, trong đó, có những di tích - danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt có giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch. Khu di tích Yên Tử là một trong những điểm nhấn của du lịch văn hoá tâm linh. Ngoài khu di tích Yên Tử, các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng khác như: Đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Long Tiên, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long), chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc lâm Giác tâm (huyện Vân Đồn)... cũng là những điểm thu hút du khách thập phương đến tham quan du lịch. Bên cạnh đó, các vùng biển của Quảng Ninh còn có


các di tích lịch sử và danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia và rất nhiều lễ hội dân gian truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được nét văn hoá riêng từng vùng miền, tái hiện được những phong tục, tập quán sinh hoạt của ngư dân vùng biển có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, như: Lễ hội Đình Trà Cổ, Lễ hội Quan Lạn...

Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã có những bước đột phá phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 11,1%, vượt 0,9% kế hoạch năm 2017, tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước và cao nhất so với cùng kỳ 6 năm trở lại đây. Quy mô nền kinh tế tăng 12,6%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.110 USD, tăng 11,2%; năng suất lao động bình quân ước đạt 199,5 triệu đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ. Khu vực dịch vụ sôi động, đạt mức tăng trưởng cao so cùng kỳ. Thu ngân sách từ dịch vụ đạt 5.758 tỷ đồng, chiếm 18,9% tổng thu ngân sách nội địa, tăng 16% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt

87.498 tỷ đồng, tăng 19,7% cùng kỳ. Tổng số khách du lịch đạt 12,2 triệu lượt, tăng 24% cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 5,2 triệu lượt, tăng 22,1%; doanh thu du lịch đạt 23,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28% cùng kỳ; thu ngân sách từ du lịch đạt 2.750 tỷ đồng, chiếm 9,0% tổng thu ngân sách nội địa, tăng 31% cùng kỳ…[6].

Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành trên địa bàn Quảng Ninh diễn ra khá đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia, bao gồm các tổ chức đăng kí kinh doanh dưới hình thức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hay các cá thể kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình.

Cũng theo báo cáo của Sở Du lịch Quảng Ninh, giai đoạn từ năm 2014

-2018, hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Quảng Ninh có đạt kết quả, góp phần thúc đẩy du lịch Quảng Ninh ngày một phát triển.


Bảng 2.2. Số liệu kinh doanh du lịch từ năm 2014 đến năm 2018



Danh mục


ĐVT


2014


2015


2016


2017


2018

Tăng trưởng bình quân 5

năm

A- Tổng khách du lịch


Lượt khách


7.500.000


7.767.500


8.350.000


9.872.985


12.245.74

1


111%

So sánh cùng kỳ năm trước



100%


104%


109%


118%


124%


Trong đó:

Khách du lịch quốc tế



2.559.000


2.759.500


3.500.000


4.284.113


5.229.000


So sánh cùng kỳ năm trước


98%

108%

123%

122%

122%

115%

B- Tổng thu

từ khách du lịch

Tỷ đồng


9.605


10.900


13.300


17.885


23.630


So sánh cùng

kỳ năm trước


98%

112%

114%

134%

132%

118%

Nộp ngân sách


864

1.200

1.559

2.100

2.750


So sánh cùng kỳ năm trước



98%


139%


130%


135%


131%


127%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Nguồn: Thống kê Sở Du lịch Quảng Ninh


2.2.2. Những hạn chế về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành tại Quảng Ninh

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ kinh doanh du 1



Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ kinh doanh du 2


Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ kinh doanh du 3


Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ kinh doanh du lịch, Quảng Ninh còn gặp nhiều hạn chế trong áp dụng về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành theo quy định và khó khăn xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương, cụ thể:

- Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến điều kiện kinh doanh du lịch còn chưa thống nhất, thiếu đồng bộ. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còm chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương trong cả nước, bởi du lịch vốn là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng.

- Thẩm quyền và phạm vi thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền về du lịch chưa cao. Phương thức, quy trình thực hiện thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, việc phối hợp trong công tác này chưa có quy định cụ thể cho các ngành.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn nhiều chắp vá, thiếu hệ thống. Liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ, và không có sự thống nhất.

- Sự phối hợp trong quản lý hoạt động du lịch giữa các cơ quan chức năng tại địa phương chưa thật sự chặt chẽ, trong khi đó pháp luật chưa có quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch.

Tại Quảng Ninh, thực trạng quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

+ Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch Quảng Ninh

Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch được Sở Du lịch Quảng Ninh thực hiện. Theo đó, Sở Du lịch là cơ quan thực hiện việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch như tuyên truyền, kêu gọi


vốn đầu tư, hỗ trợ cho vay, đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh, hỗ trợ nhân lực cho các lễ hội, các cơ sở kinh doanh,…; ban hành các ấn phẩm, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách hàng; thông qua các lễ hội, hội chợ... để chuyển tải những nét độc đáo đến với du khách.

Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch, hoạt động này được quản lý trên tinh thần phát triển ngành, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức hoạt động, bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh do Sở Du lịch làm đại diện. Qua các hoạt động trên, Sở Du lịch tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành Du lịch bằng hình thức quản lý nguồn vốn, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách, các thủ tục để đưa hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào khuôn khổ và theo đúng định hướng của Đảng, nhà nước, chính sách và pháp luật.

Đối với hoạt động quảng bá du lịch, nguyên tắc hoạt động của các chương trình quảng bá du lịch là: Nhà nước quảng bá điểm đến, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Không chỉ trong nước, tỉnh Quảng Ninh cũng phối hợp với đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước hoạt động có yếu tố nước ngoài để mở các tour du lịch, phát hành các ấn phẩm tổ chức các buổi giới thiệu du lịch đến quốc tế. Nhờ có xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tốt, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được lượng khách du lịch khá ổn định.

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, một số hạn chế vẫn còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch đòi hỏi cần có biện pháp khắc phục, đó là: Hạn chế trong việc kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước do cơ chế kiểm soát tài chính, ngân sách, cơ chế kiểm soát đầu tư nước ngoài chưa phù hợp; Các văn bản chỉ đạo, điều hành chung


của cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch còn nhiều bất cập, cản trở việc tổ chức các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền cho ngành du lịch trên địa bàn tỉnh; Các lễ hội còn nhiều bất cập trong khâu tổ chức và quản lý, làm ảnh hưởng xấu đến bộ mặt ngành Du lịch của tỉnh; Việc quản lý các khu di tích còn chồng chéo, hoặc chưa được quản lý đầy đủ, nhất là các khu di tích nhỏ vẫn do người dân địa phương quản lý theo kiểu tự phát, gây khó khăn cho việc quản lý đầu tư, quảng bá hình ảnh đến khách du lịch.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả chủ quan và khách quan, cụ thể là: Cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật phục vụ cho lĩnh vực đầu tư nói chung, đầu tư cho lĩnh vực du lịch nói riêng chưa hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết, làm giảm hiệu quả của việc quản lý nhà nước cũng như các hoạt động đầu tư, kêu gọi đầu tư từ phía doanh nghiệp; Nhân sự quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch còn yếu về nhiều kỹ năng thực tế như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp cũng như nền tảng lý luận khoa học; Chưa nhận được sự ủng hộ của người dân trong việc quản lý các di tích nhỏ, một hệ thống tồn tại rất nhiều trên địa bàn tỉnh.

+ Thực trạng quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch

Chủ thể quản lý các hoạt động du lịch là bộ máy chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan đứng đầu, chỉ đạo Sở Du lịch phối hợp với ủy ban nhân dân các thành phố thuộc tỉnh, các huyện, các sở, các đơn vị chuyên môn cùng chung tay quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch. Như vậy, có thể thấy bộ máy quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh tương đối lớn và cơ chế hoạt động có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, rộng khắp, do đây là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận, thu ngân sách cao cho tỉnh, tuy nhiên cũng rất phức tạp, đòi hỏi nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 13/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí