Từ Ngữ Lóng Tiếng Việt Trong Hoạt Động Buôn Lậu


Con mồi: khách mua dâm (gái mại dâm tìm kiếm khách mua dâm).

Anh giai: khách mua dâm (gái mại dâm gọi khách mua dâm khi đang chèo kéo và ngã giá).

- Kẻ tổ chức hoạt động mại dâm, ví dụ: bánh mì, cai gà, chị đại, cò mồi, má mì, mắt đen, gấu/ đầu gấu, sở khanh, tú bà, tú ông

Má mì: người tổ chức chăn dắt, nuôi dưỡng và điều động gái mại dâm.

Đầu gấu: bọn bảo kê, tay anh chị làm nhiệm vụ quản gái mại dâm và đảm bảo hoạt động mua bán dâm không bị quấy nhiễu.

- Nơi điều hành và diễn ra các hoạt động mua bán dâm, ví dụ: bãi đáp, bãi chăn, CLB – Nông dân Huế, chợ hoa, động, đại bản doanh, quán “đèn mờ”, chốn bồng lai, động thiên thai, thiên đàng, ổ nhện, xới, khách sạn hữu nghị, tỏ nhền nhện...

Chợ hoa: nơi tập trung các gái mại dâm hành nghề.

Khách sạn Hữu Nghị: nơi diễn ra hoạt động mại dâm.

- Các kiểu mua bán dâm, ví dụ: du lịch, tàu nhanh, tàu chậm, tàu chợ, từ A đến Z, ô ran sếch, sếch dày, sếch mỏng, sếch mạnh, sếch tua, thời gian “rảnh”...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tàu nhanh: kiểu mua bán dâm trong khoảng thời gian 1 - 2 tiếng.

Từ A đến Z: mua bán dâm bao trọn các dịch vụ.

Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 18

- Những từ ngữ lóng chỉ bộ phận sinh dục, ví dụ: cặp dừa, cặp bưởi, cậu nhỏ, thằng em trai, chim lợn/ cái l0n^^, vùng vịnh, điếu cày, súng, khoai, núi đôi...

Cặp bưởi: ngực/vú của gái mại dâm.

- Hành động mua bán dâm, làm tình, ví dụ: ấp, bán hoa, búc, chịch, chiển, chơi, di vu, dính, đi, đi bay, đi bay, đi bến, đi bum, đi cày, đi cấp, hành sự, hủy kèo, vác cầy, lao động, leo cây, mây mưa, mở hàng, nện, ngã, nhậu đặc sản, nộp thuế, order hàng, quẩy, rước, some, swing, tập thể dục, tiếp khách, thổi kèn, vét máng, vui vẻ, xâm chiếm em đi, xâm chiếm, xoạc, vấn đề


thông nòng

Chịch: hoạt động quan hệ tình dục.

Three Some: quan hệ 3 người.

- Thái độ của các đối tượng khi mua bán dâm, làm tình, ví dụ: chảnh, dầm, diếm, dư sức qua cầu, keo, nghếch, nhanh, nóng, sêm sêm

Dư sức qua cầu: khỏe, đủ sức để hoạt động tình dục.

Chảnh: kiêu kì, chũm choẹ.

- Những từ ngữ lóng chỉ đồng tiền bất chính, phi pháp chi trả, kiếm được từ hoạt động mại dâm, ví dụ: tờ, vé, xanh, trâu, ông tóc xoăn, bướu, vé, xanh, tiền boa...

Ông tóc xoăn: tiền đô la.

Củ: 1 triệu đồng.

- Người đại diện pháp luật ngăn chặn hành vi mại dâm, ví dụ: cớm, mã tà, mắt đỏ, ông cỏ

Mắt đỏ, cớm, pikachu:công an.

- Bị bắt, sa lưới pháp luật, ví dụ: an dưỡng, ngỏm, đi, viện, cải tạoNgỏm: chết, bị bắt.

An dưỡng: đi tù.

3.2.2.4. Từ ngữ lóng tiếng Việt trong hoạt động buôn lậu

“Buôn lậu” bản thân từ này cũng nói lên đây là một hoạt động phi pháp.

Tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc cũng nhìn nhận như vậy. Trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam hoạt động buôn lậu bị coi là hành vi phạm tội. Chẳng hạn: Tội buôn lậu được quy định trong chương “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” (Bộ luật Hình sự năm 1985), “Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế” (Bộ Luật Hình sự năm 1999). Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, tội buôn lậu được miêu tả cụ thể hơn, có sự định lượng để phân biệt giữa buôn lậu là hành vi vi phạm hành chính với buôn lậu là hành vi tội phạm.


Có thể nói , buôn lậu ở giai đoạn nào cũng có. Tuy nhiên, từ khi “mở cửa, đổi mới, hội nhập” vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX ( còn ở Trung Quốc là “mở cửa” đầu những năm 80 của thế kỉ XX) thì hoạt động luôn lậu trở nên đa dạng, phức tạp, tinh vi hơn. Theo đó, tiếng lóng xuất hiện với nhiều từ ngữ lóng mới.

- Để chỉ đối tượng buôn lậu, các nhóm buôn lậu: bà trùm, bàn tay đen, băng đá kí, bưởng, cáo già, chân rết, chim lợn, chủ đầu nậu, cu ly, cửu vạn, đại ca, đặc công nước, đầu bò đầu bướu, đầu nậu, đầu rắn, đội quân cảnh giới, đội quân mổ hàng, giám đốc chăn bò, kẻ môi giới, lờn thuốc, phe, phe phẩy

Đặc công nước: đối tượng vận chuyển thuốc lá lậu bằng đường thủy.

Quân mổ hàng: đối tượng vận chuyển hàng lậu.

Chủ đầu nậu: kẻ đứng đầu đường dây buôn bán hàng lậu.

- Hoạt động hối lộ, đút lót, ví dụ: bồi dưỡng, chung chi, cúng cô hồn, lót tay, đi cửa hậu, mua đường, đâm họng, đấm mõm, nạp đạn...

Chung chi: các đối tượng cùng nhau bỏ tiền để đút lót.

Mua đường: hành vi hối lộ cán bộ tha hóa để hoạt động buôn lậu trót lọt.

- Những tệ nạn xã hội tham nhũng, tha hoá, ví dụ: ăn theo, hạ cánh an toàn, nhúng chàm, lọt lưới, đất chùa, tiền chùa, ăn theo, sự cố, ăn dày, bàn tay đen, cốp, làm luật...

Nhúng chàm, tuột xích: cán bộ chấp pháp tha hóa, nhận hối lộ, tiếp tay cho hành vi buôn lậu.

Tiền chùa: tiền lót tay cho cán bộ tha hóa.

- Loại hàng hoá buôn lậu, ví dụ: hàng, hàng cọp, hàng cáy... (hàng giả); hàng nghĩa địa, hàng mông, hàng mông má, (hàng cũ, sửa lại rồi bán như hàng mới); hàng bao; hàng tiểu ngạch; hàng đồi; rác thuốc.

Hàng mông: hàng cũ, sửa chữa, tân trang lại cho mới.


Rác thuốc: hàng kém chất lượng được bán cho các đầu nâu buôn mặt hàng thuốc.

- Hành động của đối tượng buôn lậu trong hoạt động buôn lậu, ví dụ: án binh bất động, án ngữ, ăn chạc, ăn dày, bài, đánh quả, gả, làm luật, câu, chài, mồi chài, chém, chém ngọt, hét, đánh quả, buôn không gian, chặt đẹp, chiêu, làm việc, lên hàng, mổ hàng, mông má, mua đường, nhập phá giá, tuồn, xé hàng, phất, cõng hàng, đi chợ...

Đánh quả: vận chuyển chuyến hàng lớn.

Chặt đẹp: bán với giá cao hơn bình thường.

- Phương tiện vận chuyển hàng lậu, công cụ ám hiệu, ví dụ: nài húc, Su cóc, vỏ lãi, đoàn, đoàn 7, đoàn 8, đoàn 10, chú thỏ nhồi bông trắng, chế/ độ xe… Ví dụ:

Su cóc: cải tiến xe hàng Suzuki loại nhỏ thành phương tiện vận chuyển hàng lậu.

Đoàn 10: đoàn xe chuyên chở hàng lậu (đội có 10 người,10 xe máy, vận chuyển 10 cục gỗ nghiến).

- Nơi tập trung hàng lậu: đại bản doanh, đầu mối, lọt biên giới, mốc 51, mốc, rốn, thác ném… Ví dụ:

Mốc 51: vị trí tập kết hàng lậu.

Thác ném: nơi diễn ra hoạt động chuyển hàng lậu bằng cách ném từ trên thác ném xuống.

- Người đại diện pháp luật, ví dụ: cớm, áo vàng, áo xanh, cá, sếp…Ví dụ:

Áo xanh: lực lượng công an vũ trang.

Sếp: lực lượng hải quan.

- Bị bắt và vào tù: sập cầu, sờ, chuồn, đi, đụng, lọt lưới... Ví dụ: Sập cầu: chuyến hàng buôn lậu bị lực lượng chức năng bắt giữ. Đi: đối tượng buôn lậu bị bắt và bị kết án.

3.3. Nhận xét


Từ kết quả khảo sát ở trên, có thể rút ra nhận xét như sau:

1/ Từ ngữ lóng được các thành viên trong nhóm xã hội sử dụng và trở thành từ ngữ lóng của nhóm xã hội này. Như vậy, có thể thấy, dưới tác động của các nhân tố xã hội, cụ thể là hoạt động của các nhóm xã hội đã làm cho từ ngữ lóng được hình thành và phát triển. Có thể coi tiếng lóng là chiếc gương phản ánh đời sống của các nhóm xã hội. Khi tiếng lóng xuất hiện, theo chiều ngược lại đã tác động trở lại xã hội. Các nhóm xã hội tuy có đặc điểm và hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung, phương thức tạo tiếng lóng và cách sử dụng tiếng lóng về cơ bản là cùng mô thức. Vì thế, qua khảo sát từ ngữ lóng của 04 nhóm xã hội ma túy, mại dâm, buôn lậu và trộm cướp, chúng tôi đã tổng kết một số đặc điểm từ ngữ lóng của các nhóm xã hội hoạt động phi pháp như sau:

Thứ nhất, có thể khẳng định rằng, các nhóm xã hội hoạt động phi pháp, không nhiều thì ít đều có một “vốn” tiếng lóng với hệ thống các từ ngữ lóng nhất định. Các từ ngữ lóng được hình thành và sử dụng thường có chung hai “nhóm nhỏ” là: các từ ngữ chỉ toàn bộ hoạt động phi pháp của nhóm đó; các từ ngữ dùng để chỉ các lực lượng thực thi pháp pháp luật (tức là “gây cản trở” hoặc có thể “tiêu diệt”, xóa số” nhóm).

Trong tiểu nhóm các từ ngữ chỉ toàn bộ hoạt động phi pháp, có thể phân loại nhỏ hơn gồm: cách xưng gọi giữa các thành viên trong nhóm; các từ ngữ chỉ cách hoạt động của nhóm; các từ ngữ dùng để trao đổi hoạt động của nhóm; các công cụ hay vật chất mà nhóm sử dụng.

Trong tiểu nhóm các từ ngữ dùng để chỉ các lực lượng thực thi pháp pháp luật cũng có thể phân ra thành các nhóm nhỏ hơn như: các từ ngữ chỉ tên gọi lực lượng thực thi pháp luật và những người thực thi pháp luật (như tên gọi cơ quan công an, cơ quan thuế, v.v...); các từ ngữ chỉ hoạt động, nhất là hoạt động điều tra, vây bắt của lực lượng thực thi pháp luật và những người thực thi pháp luật; các từ ngữ chỉ khi nhóm bị lộ hoặc bị bắt giữ và bị xử lí


v.v...

Thứ hai, từ ngữ lóng luôn gắn với thời gian hay nói các khác là “mang

tính thời đại” sâu sắc. Có thể nói, bốn nhóm xã hội mà chúng tôi tập trung khảo sát tư liệu thì ở xã hội nào cũng có, thời đại nào cũng có. Tuy nhiên, xét từ góc độ tiếng lóng, ngay trong một nhóm giữa các giai đoạn đều không giống nhau và ở từng địa bàn cũng có những điểm khác nhau. Điều này thể hiện ở chỗ có những từ ngữ lóng cũ mất dần theo thời gian và các từ ngữ lóng mới không ngừng xuất hiện. Lí do là vì, hoạt động của các nhóm này ở từng giai đoạn và ở từng địa bàn có những điểm không giống nhau.

Thứ ba, như nêu ở trên, ở xã hội nào, trong giai đoạn nào cũng có các nhóm xã hội mại dâm, ma túy, buôn lậu, trộm cướp. Tính “bền vững” và “ổn định” của các nhóm này theo thời gian cũng làm nên tính đặc thù về từ ngữ lóng của nhóm: Nhất định phải có tiếng lóng, từ ngữ lóng; các từ ngữ lóng của các nhóm này có "độ mở" rất cao, tức là luôn bổ sung những từ ngữ lóng mới. Nếu nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, từ ngữ lóng đã phản ánh rõ nét đặc điểm của các nhóm xã hội này; hay nói cách khác, đặc điểm của các nhóm xã hội này được phản ánh thông qua từ ngữ lóng và chính nhờ sự “vận động” của các nhóm xã hội này đã làm cho từ ngữ lóng của chúng luôn biến động, thay đổi.

2/ Nghiên cứu từ ngữ lóng của các nhóm xã hội nói chung và từ ngữ lóng trong một ngôn ngữ nói riêng sẽ góp phần vào việc lí giải sâu sắc các đặc điểm riêng của từng nhóm xã hội, cộng đồng dân tộc. Bởi lẽ, bên cạnh cái chung, từ ngữ lóng phản ánh những nét tâm tư, tình cảm, hành động… bí mật mà các thành viên trong nhóm gửi gắm. Nói cách khác, nghiên cứu tiếng lóng sẽ giúp cho việc điều tra xã hội học trong cộng đồng. Khảo sát, phân tích bốn nhóm xã hội: ma túy, mại dâm, trộm cướp, buôn lậu, chúng tôi nhận thấy: sự vận động của hệ thống từ ngữ lóng mà các nhóm đối tượng sử dụng luôn “bám sát” biến động của đời sống xã hội. Để phục vụ tính bảo mật cho hành vi phi pháp, lách luật của mình mà hệ thống từ ngữ lóng của nhóm đối tượng


có “độ mở” và phản ánh trình độ nhận thức của đối tượng. Chẳng hạn, hiện nay các từ ngữ lóng chỉ hàng hóa, trao đổi, mua bán được dùng với các từ ngữ lóng có từ mượn của Ấn Âu rất nhiều.

Mỗi nhóm xã hội sẽ có những hệ thống từ lóng riêng - tức là chỉ trong nội nhóm mới hiểu. Người không thuộc nhóm đối tượng sẽ không thể hiểu được. Các nhóm đối tượng hoạt động phi pháp luôn tìm mọi cách để “lách luậtvà qua mặt lực lượng chức năng.

Như đã đề cập đến, tiếng lóng trong đó có từ ngữ lóng hiện nay ở trạng thái mở rộng nhóm và mở rộng từ ngữ:

Mở rộng nhóm, tức là, không chỉ còn giới hạn trong những nhóm xã hội được gọi là “đen” mà còn bao gồm cách nhóm xã hội khác như nhóm xã hội học sinh, sinh viên, công chức, nhóm xã hội trên cộng đồng mạng, trên facebook, v.v... Như vậy tiếng lóng có cả trong nhóm xã hội “đen” (phi pháp) và các nhóm xã hội bình thường khác. Theo đó, tiếng lóng trong đó có từ ngữ lóng không còn quá bí ẩn mà có khi là rất “công khai” chỉ nhằm để nhấn mạnh một nội dung nào đó.

- Từ ngữ ngày một phong phú hơn nhờ các phương thức cấu tạo cũng đa dạng hơn. Chẳng hạn, bên cạnh các phương thức cấu tạo quen thuộc, các từ ngữ lóng ngày nay còn có nguồn gốc từ các từ ngữ vay mượn (chủ yếu là các từ mượn tiếng Anh), các từ ngữ của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số, ghép từ các thành tố Việt với thành tố vay mượn, sử dụng con số, v.v...

3/ Nhóm xã hội càng đa dạng thì xuất hiện càng nhiều các từ ngữ lóng. Theo đó, các từ ngữ lóng được sử dụng hết sức đa dạng, chúng không chỉ được dùng trong nội bộ nhóm hội mà ngày nay nhờ có internet với các phương tiện như Facbook, Zalo, v.v... các từ ngữ lóng được dùng công khai và có sức lan toản mạnh mẽ. Báo chí, trong đó có báo chí điện tử cũng là nhân tố góp phần “lan tỏa từ ngữ lóng” nhờ có các bài viết điều tra, thông tin. Cũng


vậy, nhiều tác phẩm văn học đã sử dụng hệ thống các từ ngữ lóng khắc hoạ ngôn ngữ nhân vật có giá trị sâu sắc về mặt tu từ.

Thực tế đã cho thấy, sử dụng tiếng lóng trong báo chí, tác phẩm văn học giống như một con dao hai lưỡi: như sử dụng tiếng lóng vừa đủ đúng lúc, đúng chỗ, tác phẩm sẽ có tác dụng tốt với đời sống xã hội, độc giả sẽ hồ hởi đón đọc và có phản ứng tích cực, chấp nhận. Còn nếu sử dụng tràn lan tiếng lóng, độc giả chắc chắn sẽ không chấp nhận, phản ứng không tốt vì như vậy người cầm bút đã vi phạm chuẩn mực trong sử dụng ngôn ngữ. Cũng cần nhấn mạnh rằng, từ ngữ lóng có sức nặng ngữ nghĩa và sức truyền thải thông tin, nên nhiều khi chúng là điểm nhấn trong sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, tuy không được xếp vào phong cách giao tiếp chính thức nhưng chúng vẫn được những người cầm bút sử dụng triệt để. Bên cạnh đó, người ta cũng sử dụng từ ngữ lóng như là chiến lược giao tiếp. Thực tế cho thấy, không ít tác phẩm văn học ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam được người đọc nhắc đến, nhớ đến là nhờ tiếng lóng xuất hiện trong tác phẩm đó. Thậm chí có cả chính khách, những nhân vật có máu mặt cũng được nhớ đến nhờ những phát ngôn có ngôn từ lóng. Ví dụ, có một vài chính khác đã sử dụng các từ lóng trong phát ngôn chính thức như: máu, chém, bung, toang, nương tựa, v.v...

4/ Từ góc độ ngữ nghĩa, có thể nhận thấy, từ ngữ lóng có hai con đường phát triển: một là mai một, tức là bị đào thải trong quá trình sử dụng; hai là được tiếp nhận, tức là được đi vào trong phạm vi sử dụng từ vựng. Phương thức phát triển thứ nhất nói rõ tiếng lóng là một phạm trù lịch sử, tiếng lóng của quá khứ không giống như tiếng lóng của hiện tại, thậm chí cũng không giống như từ vựng của hôm nay (đặc điểm này được thể hiện ràng hơn đối với những ngữ thịnh hành), nói một cách khác, tiếng lóng không thuộc vào hệ thống từ vựng ngôn ngữ hiện đại, chỉ có thân phận của từ vựng trong lịch sử. Ví dụ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022