Đặc Điểm Chung Về Ngữ Nghĩa Của Từ Ngữ Lóng (Từ Tư Liệu Tiếng Hán Và Tiếng Việt)


47.8% so với ngữ động từ và ngữ tính từ. Ngữ lóng gồm 2 từ tố được đặc trưng bởi 2 mô hình có quan hệ chính phụ với nhau. Ngữ lóng 3 từ tố có 266 ngữ, trong đó: ngữ danh từ có 266 ngữ, ngữ động từ có 69 ngữ và ngữ tính từ có 5 ngữ. Về mặt nguồn gốc, ngữ lóng gồm 3 từ tố là sự nhiều kết hợp của từ thuần Việt, từ Hán Việt và từ Ấn Âu. Ngữ lóng gồm 3 từ tố được đặc trưng bởi 4 mô hình và các từ tố có quan hệ chính phụ với nhau. Ngữ lóng 4 từ tố chiếm số lượng tương đối và không có nhiều điểm chung để lập nên các mô hình.


CHƯƠNG 3.

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ LÓNG (TỪ TƯ LIỆU TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT)


3.1. Đặc điểm chung về ngữ nghĩa của từ ngữ lóng (Từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt)

1) Như đã trình bày ở chương 1, tiếng lóng được coi là một loại phương ngữ xã hội đặc thù, theo đó, tiếng lóng có đặc điểm chung của các phương ngữ, đó là là biến thể của ngôn ngữ nên không chuẩn mực; sự khác biệt chủ yếu là ở biến thể ngữ âm- từ vựng ngữ nghĩa mà không xảy ra ở cấu trúc cú pháp. Trong đó đáng chú ý nghĩa lóng được được xây dựng trên cơ sở sự phát triển nghĩa của từ, tức là trên cơ sở nghĩa đã có, nghĩa lóng được cấp thêm một hay một vài nét nghĩa mới mà theo cách nói của tác giả Đỗ Hữu Châu là “chồng lên” nét nghĩa vốn có. Nét nghĩa nào đó được cấp thêm để tạo nên nghĩa từ ngữ lóng (và thành từ ngữ lóng) sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của từng nhóm xã hội cụ thể. Vì thế, trong thực tế, sẽ có hiện tượng cùng một vỏ ngữ âm lóng, nhưng giữa các nhóm xã hội khác nhau sẽ có nghĩa lóng khác nhau và chỉ có các thành viên trong nhóm xã hội mới có thể giải mã được.

Với cách nhìn như vậy, có thể thấy trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt, các phát ngôn lóng đều được xây dựng trên mô hình câu của mỗi ngôn ngữ (tiếng Hán hoặc tiếng Việt), trong đó, chỉ xuất hiện một hoặc một vài từ ngữ lóng. Nghĩa hay nội dung của phát ngôn là một bí mật cho đến khi được bẻ khóa, tức là đã giải mã được nghĩa của từ ngữ lóng trong đó.

Ví dụ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

“Anh đây công tử không vòm.

Ngày mai kện rập biết mòm vào đâu.”

Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 14

[Bỉ vỏ - Nguyên Hồng]

Trong ví dụ này, các từ ngữ lóng có nghĩa như sau: vòm (nhà), kện rập


(hết gạo), mòm (trông cậy, nhờ vả). Nghĩa diễn giải của câu này là: “Anh đây công tử không nhà/ Ngày mai, hết gạo biết nhờ vào đâu.”

nó để ở dằm thượng áo ba- đơ- xuy khó mõi lắm.

[Bỉ vỏ - Nguyên Hồng]

Các từ ngữ lóng là: cá (ví tiền), dằm thượng (túi áo trên), mõi (lấy trộm). Nghĩa diễn giải của câu: “Ví tiền nó để ở túi áo trên khó lấy lắm”.

- Hắn đã có thâm niên hàng chục năm gắn bó với nghề đan quạt.

[Báo Tiền phong, số 97]

Nghĩa của ngữ lóng đan quạt trong ví dụ trên là chỉ hành vi đánh bạc. Nghĩa diễn giải của câu: Hắn đã có thâm niên hàng chục năm gắn bó với nghề đánh bạc/ cờ bạc.

市民小北有近 10 年的自慰史,而且几乎每天一次,即使现在有了女

朋友依然还要自慰.

Trong câu này có từ lóng là 自 慰 có nghĩa là “tự an ủi”, nghĩa lóng là “thủ dâm”, “tự sướng” (xuất hiện 2 lần trong câu): “Tiểu Bắc có tiền sử thủ dâm gần 10 năm, gần như mỗi ngày một lần, ngay cả bây giờ khi đã có bạn gái rồi anh ta vẫn tự sướng.”

特别是, 酒喝多了, 伤害最大的是小弟弟, 因为会变阳痿啊 。

(163.com

Trong câu này có ngữ lóng là 小弟弟 có nghĩa là “tiểu đệ đệ”/ “thằng em”, nghĩa lóng là “dương vật”; “cậu nhỏ”, “thằng nhỏ”. “Điều đặc biệt là, uống nhiều rượu rồi, thằng nhỏ sẽ chịu tổn thương nhiều nhất, vì rất dễ dẫn tới liệt hẳn”. Những từ ngữ lóng này là “chìa khóa ngữ nghĩa” cho nội dung của cả câu, phát ngôn.

Như vậy, có thể nhận thấy, từ ngữ lóng dù được hình thành bằng các kiểu cấu tạo khác nhau đều được cấp thêm nghĩa mới là nghĩa lóng. Đối với


những từ ngữ ngữ văn được “lóng hóa” thì nghĩa của từ ngữ lóng là nghĩa thứ hai của tên gọi lóng “chồng lên” trên tên gọi thông thường. Giữa nghĩa lóng và nghĩa thông thường luôn có một mối quan hệ qua một mắt xích ngữ nghĩa, đó là dựa trên một hoặc một hai nét nghĩa của nghĩa ngữ văn để phát triển thành nghĩa lóng. Ví dụ:

Cơm” được hiểu là “món lương thực chính của người Việt Nam (và một số nước khác) trong bữa chính, có màu trắng, hạt nở đều, dẻo, khô ăn kèm thức ăn, được nấu bằng gạo tẻ vo sạch, đun sôi ghế cho cạn nước, hạt nở và để lửa nhỏ cho đến khi chín” (Từ điển tiếng Việt). Dựa vào các nét nghĩa “món lương thực”, “hạt”, “có màu trắng” để gọi tên cho “ma túy”.

(hun: hôn: phê thuốc) có các nghĩa là: “1. tối, trời tối, hoàng hôn; 2.

tối đen; mờ; 3. hồ đồ; mê muội; thần trí mơ màng, thần trí không tỉnh táo, mê man (Từ điển Hán ngữ hiện đại). Từ các nét nghĩa “hồ đồ, không tỉnh táo, mê man” được phát triển thành từ lóng “phê” mang nghĩa lóng “cảm giác thỏa mãn, dễ chịu, bay bổng khi phê thuốc (phiện, thuốc lắc) của dân nghiện”.

2) Ở chương hai chúng tôi đã trình bày đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Những đã điểm này có liên quan đến đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. Chẳng hạn, các từ ngữ lóng được tạo ra từ ngữ ngữ văn (từ ngữ đời sống thường dùng), theo đó, muốn trở thành nghĩa của từ ngữ lóng thì chúng buộc phải chuyển nghĩa (chuyển từ nghĩa ngữ văn sang nghĩa lóng).

Bên cạnh đó, từ ngữ lóng còn được tạo ra từ các vỏ ngữ âm vốn không có nghĩa lóng, nhờ được cấp thêm nghĩa lóng để trở thành từ ngữ lóng.

Cũng vậy, không ít các từ ngữ lóng được tạo ra từ các từ ngữ tiếng nước ngoài nhờ cấp thêm nghĩa hoặc nét nghĩa. Nêu ra như vậy để thấy rằng, nghĩa của từ ngữ lóng không tách rời đặc điểm cấu tạo của chúng. Dưới đây là một vài ví dụ minh chứng cụ thể:

Có thể nhận thấy là giữa nghĩa ngữ văn với nghĩa lóng có những mắt


xích liên tưởng ngữ nghĩa nhất định với nhau. Ví dụ:

Từ hàng (hàng hóa) có nét nghĩa là “sản phẩm để bán” đã được các nhóm đối tượng buôn lậu sử dụng để chỉ “hàng lậu, hàng giả” và phân loại: hàng nghĩa địa, hàng mông, hàng bao (thuốc lá lậu), hàng cáy/ hàng nhái (hàng giả), hàng tiểu ngạch…

Từ ăn có nghĩa là tự cho vào cơ thể thức ăn để sống đã được nhóm đối tượng trộm cướp dùng với “nghĩa giành về phần mình”: ăn đọp, ăn gio, ăn hàng, ăn hồ

Như vậy, nét nghĩa trong nghĩa của từ lóng giữ vai trò quan trọng để xác lập nghĩa tiếng lóng của từ ngữ lóng. Nghĩa tiếng lóng lại được sản sinh do nhu cầu của nhóm đối tượng sáng tạo và sử dụng. Vì thế, từ ngữ lóng được tạo ra hết sức đa dạng, phong phú, và được nhóm đối tượng sử dụng linh hoạt trong phạm vi tương tác của nhóm. Đặc biệt, từ ngữ lóng, do phạm vi nghĩa có tính “cá biệt hóa” nội nhóm cao, đảm bảo tính bảo mật nên rất được các nhóm đối tượng xã hội đen (nhóm đối tượng có xu hướng vi phạm pháp luật) sáng tạo và sử dụng.

雷 子 là cách gọi của tội phạm với cảnh sát, bắt nguồn từ tên gọi những

hình phạt dành cho tội phạm ở Bắc Kinh và những khu vực lân cận.

条子 có hai cách giải thích:

1/ Khi cảnh sát đến những sòng bạc bí mật, họ thường hô lên “警察来了”, nhưng như thế quá rõ ràng, sau này mọi người đổi thành “有条子” hoặc là “条子来了”, cuối cùng trở thành một tên gọi khác của cảnh sát.

2/ Trên quân phục của cách sát địa phương đều thêu vạch ngang đại diện cho giai cấp, nhìn rất giống như “ 条 子 ” trên quân bài, vì thế, mỗi khi nhìn thấy cảnh sát tuần tra, mọi người hô lên “ 条 子 来 了 。 ”. Xuất phát từ

những lí do này mà “条子” mang nghĩa “cảnh sát, cớm”.

Ví dụ: 小偷让雷子盯上了 (Tên trộm vào tầm ngắm của cớm rồi.)


进勒,汉语俚语手册).

Có khi, nghĩa lóng phải “trải qua các tầng suy luận về nghĩa” mới đến được nghĩa lóng.

Ví dụ: có nghĩa là “mẹ” → là người đàn bà → nghĩa lóng là “vú”,

“ngực của phụ nữ”.

có các nghĩa là: 1) cầm, nắm, giữ (bằng tay); 2) hoạt động bằng tay;

3) làm → dùng để dịch từ fuck (quan hệ tình dục).

“Chăn kiến”, “đếm kiến”: nhìn đàn kiến bò → chỉ có lúc rỗi việc mới có hành động tỉ mẩn như thế này → nghĩa lóng là “ngồi tù”.

“Bóc lịch” → xé một tờ lịch mỗi khi sang ngày mới → ngồi tù (như là đếm thời gian từng ngày để được ra tù).

Đối với các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ngữ tự do… khi trở thành những đơn vị của tiếng lóng thường mang theo đặc trưng văn hóa rõ nét và thể hiện sự tinh gọn. Ví dụ:

曾经的那个小小恶女仍旧不改其本色,面对俊美的哥哥,立志将

进行到底,却在不知不觉中爱上了这个少女系的男生(Bản chất của cô bé xấu xí hồi nào vẫn không hề thay đổi, đứng trước một “anh giai” đẹp như vậy, cô quyết tâm sẽ làm người xấu đến cùng, nhưng không biết tự lúc nào, cô

lại yêu chính anh chàng “xăng pha nhớtđó).闹小闹,《少女系男生》,第


一章)

少女系男生,奶油小生 (nghĩa: con trai nhưng lại có đặc điểm của con gái). Dịch lóng: xăng pha nhớt, ái.

3) Trong sự phát triển nghĩa của từ, người ta thường nhắc đến khái

niệm “mở rộng nghĩa” và “thu hẹp nghĩa”. Tuy nhiên, chúng tôi muốn dùng khái niệm “khái quát nghĩa” và “chuyên biệt nghĩa” để chỉ sự phát triển từ


nghĩa ngữ văn sang nghĩa lóng. Xem xét thực tế cho thấy, sự chuyển nghĩa từ nghĩa ngữ văn sang nghĩa lóng của từ lóng hầu như đều diễn ra theo hướng chuyên biệt nghĩa, tức là, từ nghĩa ngữ văn mang tính khái quát, được cấp thêm nét nghĩa mới để lóng hóa nghĩa ngữ văn và làm cho từ ngữ đó trở thành từ ngữ lóng. Ví dụ:

Từ “hàng” từ chỗ chỉ “sản phẩm nói chung do lao động tạo dùng để buôn bán trên thị trường”, nhóm xã hội mại dâm đã thu hẹp ý nghĩa từ này để chỉ “gái mại dâm”. Nghĩa thu hẹp này vẫn chỉ một thứ hàng hoá nhất định bởi có người chủ bán hàng và khách mua hàng; nghĩa cụ thể đó là “thuốc phiện”, “thuốc lắc”.

trong tiếng Hán có nghĩa là “hàng nói chung” được cấp thêm nghĩa

mới là “ma túy”.

Từ lóng “mổ” vốn có nghĩa gốc chỉ “dùng mỏ nhặt thức ăn” ở động vật và “dùng dao rạch lớp bên ngoài của bộ phận để mở rộng ra” của con người. Nhóm xã hội trộm cướp đã cấp thêm nghĩa mới để chỉ “hành vi lấy đồ” và “hành động rạch túi, cặp… để trộm tài sản”.

Ngữ lóng “em gái” là tên gọi vốn có nghĩa chỉ “người con gái ít tuổi hơn mình”. Nhóm xã hội mại dâm đã mở rộng nghĩa tên gọi này để chỉ “những cô gái làm nghề tiếp tân, tiếp khách, gái mại dâm”.

Tiếng Hán cũng vậy: 婊子 (em kết nghĩa, em gái mưa): gái bán dâm

Ngữ lóng “một li” là cụm từ dùng để chỉ “đồ vật là cái cốc làm bằng thủy tinh hoặc pha lê nhỏ hay có chân đứng dùng để uống rượu”. Nhóm xã hội buôn bán ma túy đã mở rộng nghĩa tên gọi này để chỉ “số tiền là 40 triệu đồng”.

Trong các cách dùng như “thăm bà ngoại, đi làm rẫy, đi tỉa lúa”... đều có nghĩa cụ thể, từ đó, nhóm buôn lậu dùng để nói về “hành vi vượt biên trốn ra nước ngoài”.


Tính từ “đẹp” ban đầu chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức, trong từ vựng toàn dân, tính từ này đã được mở rộng ý nghĩa ở cả phạm vi tình cảm, tinh thần, quan hệ tạo nên những cụm từ như: tình cảm đẹp, đẹp lòng, đẹp nết, đẹp lời... Trong tiếng lóng, tính từ “chặt đẹp” tiếp tục chuyên biệt hóa như: “chém đẹp”; “chặt đẹp” để biểu thị ý nghĩa “bán với giá quá đắt so với thực tế”.

Lao động” là “hoạt động của người nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội”, nhóm xã hội mại dâm lại cụ thể hoá nghĩa của từ “lao động” để chỉ “hành động làm tình”.

Khủng” vốn là từ tố gốc Hán, với nét nghĩa “sợ” hoặc làm cho sợ. Trong tiếng Việt, khủng không tồn tại độc lập mà chủ xuất hiện trong các từ ghép như: khủng khiếp, khủng hoảng, khủng bố, kinh khủng… Trong các tổ hợp này, “khủng” đóng vai trò là hình vị cấu tạo nên từ (từ ghép). Tuy nhiên, trong tiếng lóng của các nhóm xã hội được khảo sát, từ “khủng” được dùng độc lập với nét nghĩa: nhiều hơn rất nhiều so với mức độ bình thường: hàng khủng, chuyến hàng khủng.

吃豆腐 ăn đậu phụ” được chuyển dùng là “mua bán dâm”.

4) Các hình thức chuyển nghĩa

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, nguyên nhân của sự chuyển nghĩa là có tính xã hội. Một trong những nhân tố quan trọng được nhắc đến có liên quan tới nghĩa của từ là nhân tố tâm lí xã hội. Trong quá trình phát triển của xã hội, các sự vật, hiện tượng mới xuất hiện tác động vào tâm lí của con người, theo đó, con nguời sẽ sử dụng các từ ngữ vốn có để biểu thị những sự vật, hiện tượng mới xuất hiện. Đây là lí do làm nảy sinh sự chuyển nghĩa của từ. Việc hình thành nghĩa của tiếng lóng chủ yếu dựa trên cơ sở của sự chuyển nghĩa. Ví dụ:

Viện, bệnh viện”: “nơi mà người ta phải đến đó ở tạm thời để chữa bệnh do ốm đau”, đã được nhóm xã hội trộm cướp chuyển nghĩa thành; “nhà

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022