Y1 Y2 Y3
Ví dụ: 打 兔 子
女 流 氓
Đây là mô hình cấu tạo của có cấu trúc 2 bậc: bậc 1: Y3 phụ cho Y2; bậc 2: Y2 và Y3 phụ cho Y1.
Y1 Y2 Y3
Ví dụ: 上 西 天
Đây là mô hình cấu tạo của có cấu trúc 2 bậc: bậc 1: Y2 phụ cho Y3; bậc 2: Y2 và Y3 phụ cho Y1.
Y1 Y2 Y3
Ví dụ: 陪 酒 女
外 地 人
Đây là mô hình cấu tạo của có cấu trúc 2 bậc, trong đó bậc 1: Y1 phụ cho Y2; bậc 2: Y1 và Y2 phụ cho Y3.
Ngữ lóng gồm 4 từ tố trở lên có số lượng 151/1.091 đơn vị, chiếm 10.2%. Các đơn vị này không có nhiều đặc điểm giống nhau để tạo nên các mô hình. Vì vậy, chúng tôi không đưa ra các mô hình của các ngữ lóng gồm 4
từ tố trở lên, ví dụ: 梁上君子 đầu trộm đuôi cướp; 自作自受 tự làm tự chịu; 皮
肉生涯 lấy lỗ làm lãi; 操你妈的屄 fuck your mom = địt loz con mẹ mày…
2.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt
2.2.1. Đặc điểm chung về cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt
2.2.1.1. Đặc điểm về thành tố cấu tạo
Trong 2.986 từ ngữ lóng tiếng Việt mà chúng tôi thống kê được, có thể phân loại chúng theo số lượng từ tố cấu tạo như sau:
Bảng 2.9. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo thành tố cấu tạo
Tổng số | Tỉ lệ (%) | |
1 từ tố | 759 | 25,42% |
2 từ tố | 1.554 | 52,04 % |
3 từ tố | 372 | 12,46% |
từ 4 từ tố trở lên | 301 | 10,08% |
tổng | 2.986 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Chung Về Cấu Tạo Từ Ngữ Lóng Tiếng Hán
- Từ Ngữ Lóng Tiếng Hán Thuộc Các Nhóm Xã Hội Xét Theo Từ Loại
- Từ Lóng Tiếng Hán Là Từ Phức Xét Theo Nguồn Gốc
- Từ Lóng Tiếng Việt Là Từ Đơn Xét Theo Nguồn Gốc
- Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 13
- Đặc Điểm Chung Về Ngữ Nghĩa Của Từ Ngữ Lóng (Từ Tư Liệu Tiếng Hán Và Tiếng Việt)
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Kết quả thống kê cho thấy, về mặt số lượng: từ tố cấu tạo từ ngữ lóng trong tiếng Việt phổ biến nhất là 2 từ tố, chiếm 52,04%; từ ngữ lóng có một từ tố cấu tạo, chiếm 25,42%; từ ngữ lóng có ba từ tố cấu tạo là 12,46% và từ ngữ lóng có bốn từ tố trở lên là 10,08%. Kết quả thống kê này phù hợp với nhận định chung: từ ngữ tiếng Việt được hình thành trên cơ sở của vốn từ tiếng Việt; từ các vật liệu có sẵn và bằng các phương thức tạo từ vốn có. Điều này phù hợp với xu hướng cấu tạo các đơn vị từ vựng mới song tiết đang không ngừng tăng lên trong tiếng Việt hiện nay. Cũng giống như tiếng lóng trong tiếng Hán, tiếng lóng tiếng Việt nói chung đều gồm những từ ngữ lóng được sử dụng như những vật liệu để tạo ra các phát ngôn lóng.
Dựa vào 2.986 từ ngữ lóng trong tiếng Việt trên chúng tôi khảo sát và phân loại được 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Việt thuộc các nhóm xã hội: buôn lậu, mại dâm, ma túy và trộm cướp để tìm hiểu và nghiên cứu. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.10. Từ ngữ lóng tiếng Việt thuộc các nhóm xã hội xét theo số lượng thành tố cấu tạo
Số lượng từ tố cấu tạo | Tổng | Tỉ lệ (%) | ||||
Một từ tố | Hai từ tố | Ba từ tố | Từ bốn từ tố trở lên | |||
trộm cướp | 104 | 216 | 54 | 51 | 425 | 28,87% |
ma túy | 101 | 211 | 55 | 51 | 418 | 28,40% |
mại dâm | 80 | 182 | 43 | 39 | 344 | 23,37% |
buôn lậu | 69 | 145 | 36. | 35 | 285 | 19,36% |
tổng số | 354 | 754 | 188 | 176 | 1.472 | 100% |
phần trăm (%) | 24,05% | 51,22% | 12,77% | 11,96% | 100% |
Dựa vào kết quả phân loại của ở trên, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
- Xét theo nhóm xã hội thì từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội trộm cướp có số lượng lớn nhất có 425/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 28,87%; các từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội ma túy có 418/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 28,40%; các từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội mại dâm có 344/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 23,37%; các từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội buôn lậu có số lượng ít nhất 285/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 19,36%.
- Về số lượng các từ ngữ lóng phân loại theo số lượng các từ tố: các từ ngữ lóng gồm 2 từ tố chiếm số lượng rất lớn: 754/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 51,22%; các từ ngữ lóng gồm 1 từ tố có số lượng cao: 354/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 24,05%; các từ ngữ lóng lóng gồm 3 từ tố và từ bốn từ tố trở lên có số lượng thấp, lần lượt 188/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 12,77% và 176/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 11,96%.
- Lí giải về kết quả trên như sau:
Thứ nhất, về số lượng từ ngữ lóng thuộc các nhóm có sự chênh lệch nhau nhất định đã phản ánh sự vận động của xã hội: sự phát triển của xã hội luôn có mặt trái là những hệ lụy – tệ nạn xã hội ngày càng “biến tướng”,
nhóm xã hội phát triển, thay đổi, theo đó, các nhóm đối tượng sử dụng tiếng lóng, hệ thống tiếng lóng ngày càng được bổ sung, mở rộng…
Thứ hai, số lượng các từ ngữ lóng có cấu tạo gồm một và hai từ tố, đặc biệt là các từ ngữ lóng gồm 2 từ tố chiếm số lượng lớn thể hiện con đường hình thành, sức sản sinh và ưu thế trong phản ánh sự vật, hiện tượng (mặt nghĩa) của từ ngữ lóng trong tiếng Việt.
Căn cứ vào số lượng từ tố và quan hệ giữa các từ tố trong từng đơn vị chúng tôi phân loại các tiếng lóng thành: từ đơn, từ phức và ngữ (cụm từ) theo các nhóm xã hội trộm cướp, ma túy, mại dâm, buôn lậu. Kết quả phân loại như sau:
Bảng 2.11. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo đơn vị từ vựng
Số lượng từ tố cấu tạo | Tổng | Tỉ lệ (%) | |||
từ đơn | từ phức | ngữ | |||
Trộm cướp | 49 | 70 | 306 | 425 | 28,87% |
Ma túy | 31 | 76 | 311 | 418 | 28,40% |
Mại dâm | 23 | 62 | 259 | 344 | 23,37% |
Buôn lậu | 19 | 55 | 211 | 285 | 19,36% |
Tổng số | 122 | 263 | 1.087 | 1.472 | 100% |
Phần trăm (%) | 8.27% | 17,88% | 73,85% | 100% |
Về mặt từ loại, từ ngữ lóng trong tiếng Việt bao gồm cả những ngữ cố định hoặc tương đối cố định, thậm chí cả những kết hợp mà nhìn về cấu trúc hình thức có phần lỏng lẻo, chỉ cần tách một từ tố ra khỏi kết hợp thì cả kết hợp sẽ không có nghĩa lóng nữa. Ví dụ: “từ A đến Z”; “dư sức qua cầu”; “dâng cháo pha sữa”; “mọc sừng”; “leo cây”... Để tránh một quan niệm quá chặt chẽ về từ cũng như về từ loại, chúng tôi tiếp thu ngữ pháp truyền thống, định nghĩa danh từ và danh ngữ là loại đơn vị có ý nghĩa sự vật; động từ, động ngữ có ý nghĩa hành động; tính từ, tính ngữ có ý nghĩa tính chất, đặc trưng.
2.2.1.2. Đặc điểm về từ loại
Khảo sát và phân loại 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Việt về mặt từ loại, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.12. Từ ngữ lóng tiếng Việt thuộc các nhóm xã hội xét theo từ loại
Nhóm xã hội | Tổng | |||||
trộm cướp | ma túy | mại dâm | buôn lậu | |||
Từ | Danh từ | 53 | 44 | 37 | 13 | 147 |
Tỉ lệ (%) | 3,60% | 2,99% | 2,51% | 0,88 | 9,99 | |
Động từ | 36 | 28 | 22 | 19 | 105 | |
Tỉ lệ % | 2,45% | 1,90% | 1,49% | 1,29% | 7,13% | |
Tính từ | 9 | 17 | 11 | 7 | 44 | |
Tỉ lệ % | 0,61% | 1,15% | 0,75% | 0,48% | 2,99% | |
Ngữ | Ngữ danh từ | 178 | 171 | 163 | 139 | 651 |
Tỉ lệ (%) | 12,09% | 11,62% | 11,07% | 9,44% | 44,23% | |
Ngữ động từ | 128 | 140 | 96 | 96 | 460 | |
Tỉ lệ (%) | 8,7% | 9,51% | 6,52% | 6,52% | 31,25% | |
Ngữ tính từ | 21 | 18 | 15 | 11 | 65 | |
Tỉ lệ (%) | 1,42% | 1,22% | 1,02% | 0,75% | 4,41% | |
Tổng | 425 | 418 | 344 | 285 | 1472 | |
Tỉ lệ % | 28,87 | 28,40% | 23,37% | 19,31% | 100% |
Dựa vào bảng 2.12, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, trong tổng số 1.472 từ ngữ lóng tiếng Việt có 296 từ lóng, chiếm 20,11%: mối, chiêu, lộc, cửa, bánh, nỏ, đồ, hộp, đá, mối, giảo, sái, tỏi, sờ, ngỏm, so, xỉa, dầm (nhiều), lầy, nghếch, sưa, vọt, dạt, nguội… trong đó:
- Từ lóng là danh từ: 147/1.472, chiếm 9,99%: cốp, cớm, cửa, đạn, giày, gió, vé, ếch, gà, khoai, hàng, rau, súng, cá, chai, cây, trâu, xế, bi, cỏ, đồ, ke, kẹo, bệnh viện, cửu vạn, ca táp, cá vàng, đại gia, diễn viên, sở khanh, tú bà, tú ông, cáo già, đầu gấu, cò mồi…
- Từ lóng là động từ: 105/1.472, chiếm 7,13%: ăn, câu, chai, chém, chuồn, đai, đi, dùng, gả, nhập, phát, sờ, chịch, chiến, chơi, dính, nện, rước,
xoạc, ẵm, buông, cuỗm, hớt, mổ, vặt, xỉa, bắn, bồi dưỡng, hành sự, lao động, xếp hình, chôm chỉa, hành động, nghe ngóng, bảo kê, giao dịch…
- Từ lóng là tính từ: 44/1.472, chiếm 2,99%: trắng, đen, dầm (nhiều), te, béo, bợ, hắc, lầy, nghếch, sửng, vọt, dạt, đô, nguội, nhỡ, xộp, trục trặc, bốc hơi, nóng bỏng, vui vẻ…
Thứ hai, ngữ lóng trong tiếng Việt được tạo thành bằng cách ghép các từ tố (từ) thành ngữ nhằm biểu thị ý nghĩa lóng. Khảo sát 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Việt, chúng tôi xác định 1.087 ngữ lóng, chiếm 73,85% từ ngữ lóng. Căn cứ vào các nhóm xã hội chúng tôi phân loại 1.087 ngữ lóng. Kết quả thu được như sau:
- Ngữ lóng là ngữ danh từ có 651/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 44,23%: băng đá kí, bàn tay đen, chim lợn, chú thỏ nhồi bông trắng, chủ đầu nậu, cơm trắng, giám đốc chăn bò, hàng mông má, hàng tiểu ngạch, quà đặc biệt, tiền “uống cà phê”, bông hoa nhỏ, bò lạc, cặp dừa, chốn bồng lai, chợ hoa, dân cháo pha sữa, chàng cao cấp, máu 35, ông tóc xoăn, quán đèn mờ, tàu nhanh, chàng kị sĩ, con mòng, người nhện, 1 cái ly, hai cái nút áo, cóng hoa sen…
- Ngữ lóng là ngữ động từ có 460/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 31,25%: ăn cám, ăn theo, buôn không gian, góp gió thành bão, lọt buôn giới, mua đường, bóc lịch, mở hàng, mọc sừng, nhậu đặc sản, nộp thuế, thả thính, xâm chiếm em đi, ăn hàng, ăn hồ, bắt mồi, cắt đuôi, đặt hàng, bắt cái tóp, bú đá, dính trấu…
- Ngữ lóng là ngữ tính từ có 65/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 4,41%: xanh cỏ, cạn tàu, im hơi lặng tiếng, lờn thuốc, dư sức qua cầu, trắng bạc…
Về mặt phương thức cấu tạo, phần lớn từ ngữ lóng trong tiếng Việt được hình thành trên cơ sở tiếng Việt. Có nghĩa là, các từ ngữ lóng được tạo ra bằng cách sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt, tức là từ các vật liệu có sẵn và bằng các phương thức tạo từ vốn có rồi cấp thêm cho chúng một nghĩa mới - nghĩa lóng. Ví dụ: bệnh viện: nhà tù, cơm trắng (ma
túy), con nhạn (gái mại dâm), gắp (lấy tiền), bốc (cướp giật), vắt (lấy nhanh sợi dây chuyền), hớt (lấy cắp), bắt mồi (tìm hàng), dính (mua), phảy (bán), búa (lừa), ngã (bằng lòng), dầm (nhiều), bốc hơi (bị cắp rất nhanh).
Có thể nhận thấy là giữa nghĩa ngữ văn với nghĩa lóng có những mắt xích liên tưởng ngữ nghĩa nhất định với nhau. Chẳng hạn, “hàng” (hàng hóa) có nét nghĩa là “sản phẩm để bán” đã được các nhóm đối tượng buôn lậu sử dụng để chỉ “hàng lậu, hàng giả” và phân loại: hàng nghĩa địa, hàng mông, hàng bao (thuốc lá lậu), hàng cáy/ hàng nhái (hàng giả), hàng tiểu ngạch…; từ “ăn” có nghĩa là tự cho vào cơ thể thức ăn để sống đã được nhóm đối tượng trộm cướp dùng với “nghĩa giành về phần mình”: ăn đọp, ăn gio, ăn hàng, ăn hồ… Như vậy, nét nghĩa trong tiếng lóng giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập nghĩa tiếng lóng của từ ngữ lóng. Nghĩa tiếng lóng lại được sản sinh do nhu cầu cũng như “cách nhìn nhận, dịch chuyển và sử dụng” từ ngữ lóng của nhóm đối tượng sáng tạo và sử dụng. Vì thế, từ ngữ lóng được tạo ra hết sức đa dạng, phong phú và được nhóm đối tượng sử dụng linh hoạt trong phạm vi tương tác của nhóm. Đặc biệt, từ ngữ lóng do phạm vi nghĩa có tính “cá biệt hóa” nội nhóm cao, đảm bảo tính bảo mật nên rất được các nhóm đối tượng xã hội đen (nhóm đối tượng có xu hướng vi phạm pháp luật) sáng tạo và sử dụng.
Về mặt nguồn gốc, từ ngữ lóng tiếng Việt được cấu tạo chủ yếu từ các đơn vị có nguồn gốc thuần Việt với nhiều cách kết hợp. Từ ngữ lóng tiếng Việt có nguồn gốc mượn Hán, mượn Ấn Âu chiếm tỉ lệ lớn, có 901/1.472 từ ngữ.
Để làm rõ vấn đề, chúng tôi lần lượt phân tích các đặc điểm tiếng lóng tiếng Việt có cấu tạo là từ và tiếng lóng tiếng Việt có cấu tạo là ngữ về các phương diện như: từ loại, nguồn gốc và mô hình cấu tạo.
2.2.2. Đặc điểm cụ thể về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Việt
Xét về mặt cấu tạo, xuất phát từ những tiêu chí riêng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những cách phân loại về từ tiếng Việt như sau:
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn (1998) dựa vào hai tiêu chí phân tích và phân loại các từ như sau: 1/ dựa vào số lượng tiếng (hình vị của tiếng Việt) chia từ thành: từ đơn (từ gồm 1 tiếng) và từ ghép (từ gồm nhiều tiếng, tương đương từ đa tiết); 2/ dựa vào tính chất của mối quan hệ thành tố trực tiếp, từ ghép được chia thành: từ ghép phân nghĩa, từ ghép láy âm và từ ghép ngẫu hợp. [6]
Tác giả Diệp Quang Ban (2005) phân loại từ căn cứ vào “phối hợp sự phân loại từ theo tiếng và theo từ tố” [3]. Theo số lượng, từ được chia thành: từ đơn, từ phức. Theo số lượng từ tố, từ được chia thành: từ đơn tố và từ đa tố [3].
Tác giả Đỗ Hữu Châu (2011) căn cứ vào phương thức cấu tạo, tính chất của các hình vị và mối quan hệ giữa các hình vị đã chia từ thành: từ đơn (từ có một hình vị được cấu tạo theo phương thức từ hóa hình vị); từ phức (từ gồm hai hình vị trở lên, cấu tạo theo phương thức láy và phương thức ghép) [11].
Như vậy, mặc dù các tiêu chí và kết quả phân loại từ của các tác giả có sự khác nhau nhưng có thể nhận thấy: điểm chung của các cách phân loại này là số lượng hình vị và tính chất của các mối quan hệ giữa các hình vị trong từ. Trong phạm vi luận án, chúng tôi thống nhất với quan điểm của Đỗ Hữu Châu và chia từ thành: từ đơn, từ phức (từ ghép và từ láy).
Khảo sát 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Việt, chúng tôi xác định 385 đơn vị là từ và phân loại theo cấu tạo (từ đơn, từ phức). Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.13. Từ lóng theo các nhóm xã hội
từ | Tổng | |||||
từ đơn | từ phức | Số lượng | Tỉ lệ % | |||
Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | |||
Trộm cướp | 49 | 3,33% | 70 | 4,76% | 119 | 8,09% |
Ma túy | 31 | 2,11% | 76 | 5,16% | 107 | 7,27% |
Mại dâm | 23 | 1,56% | 62 | 4,21% | 85 | 5,77% |
Buôn lậu | 19 | 1,29 | 55 | 3,73% | 74 | 5,02% |
Tổng | 122 | 8,27% | 263 | 17,88% | 385 | 26,15% |