Từ Ngữ Nghề Chè Góp Phần Thể Hiện Sự Hội Nhập, Giao Lưu Văn Hóa Quốc Tế


Hũ/ lọ đựng trà: dùng để đựng trà, được trang trí họa tiết rất đẹp, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng mang tính thẩm mĩ cao. Trên nắp hũ, đôi khi bắt gặp hình quạt giấy, hình hoa lá, tre, trúc. Khăn lau chén trà khi pha trà, được làm bằng vải mùng màu trắng. Khăn dùng để kê chén trà: khi đem trà cho khách thưởng thức, dùng khăn để lên tay, sau đó đặt chén trà lên để giảm bớt độ nóng từ chén trà xuống tay, sau đó mang chén trà cho khách.

Muỗng múc trà: chiếc muỗng bằng tre, dài, môt đầu uốn cong để múc trà. Gáo múc nước: chiếc gáo bằng tre, nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước, hũ đựng nước pha trà.

Cây đánh trà: dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm từ tre, ống tre được chẻ nhỏ một đầu thành nhiều cọng tre có kích thước khoảng 1 mm. Bánh ngọt: dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận hương vị đậm đà đặc sắc của trà.

“Đạo trà” Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý. Dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách cũng không thể từ chối một li trà nóng khi chủ nhà trân trọng dâng mời bằng hai tay. Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một ứng xử văn hóa.

4.4.2. Thể hiện phong cách giao tiếp tế nhị

Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè. Người Việt theo nếp văn hóa gốc nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt đặc biệt coi trọng việc giao tiếp. Người Việt xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt ngược lại, bao giờ cũng tỏ ra rất rụt rè. Vì nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp. Người Việt luôn nhắc nhở


nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời. Đặc biệt, với đối tượng giao tiếp người Việt có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá… Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình nên khi giao tiếp họ thường ý nhị, quan sát đối phương.

Tính tế nhị khiến người Việt có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải xán xá cầu hiền, hỏi thăm nhà của ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu làm đầu câu chuyện. Với thời gian, chức năng “mở đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá, li bia…Mặt khác, qua chén trà người ta có thể quan sát, tìm hiểu đối phương để có thể thực hiện giao tiếp đạt hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Từ xưa đến nay, phong tục uống trà là một hình thức không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đã từ rất lâu, người Việt quan niệm miếng trầu là đầu câu chuyện nhưng hoàn toàn không thể phủ nhận một điều, đó là chén trà cũng được dùng để mở đầu cho câu chuyện. Thực tế cho thấy, rất nhiều nơi như Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Thọ, Huế đều cho rằng “Chén trà là đầu câu chuyện”. Bởi khi khách đến chơi nhà, thứ mang ra đầu tiên để mời khách chính là trà. Chén trà đã đi sâu vào tâm thức của người Việt.

Khách đến chơi nhà, dù chủ nhà bận đến đâu cũng dừng tay để pha ấm trà mời khách. Sự hiếu khách không phải ở ấm chè ngon hay không mà là ở cách pha trà, cách mời khách dùng trà như thế nào của gia chủ. Người Việt rất coi trọng việc pha trà mời khách, điều đó thể hiện sự tôn kính và phép lịch sự tối thiểu trong việc tiếp khách của chủ nhà. Kị nhất là tiếp khách bằng những tách trà còn đóng ngấn hoen ố nước của trà cũ. Cũng không bao giờ tiếp khách bằng một ấm nước trà nguội hay chén trà có cặn.

Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt - 20

Có câu “rượu trên be, chè dưới ấm”: trà dưới ấm mới đậm, mới ngon. Cho nên khi tiếp khách, người Việt rót trà ra ra chén tống rồi sau đó mới chia ra các chén quân. Còn nếu rót thẳng vào chén quân thì người sành điệu sẽ không rót trà cho mình trước, nhưng cũng không rót cho khách trước, mà rót lần lượt


ít một vào từng chén, rồi xoay vòng rót ngược lại. Như thế, các chén trà đều đậm đà như nhau. Khi rót thì thấp tay một chút cho dòng nước chảy vào chén, không tạo tiếng động mạnh, không bắn nước ra ngoài. Việc chọn trà, pha trà, mời trà là một ứng xử văn hóa biểu hiện sự tinh tế và lòng mến khách của người Việt. Thậm chí từ cách nâng li, cách mời khách, cách uống đều thể hiện nét văn hóa.

Rượu ngâm nga, trà liền tay: Chén trà rót ra phải uống ngay cho nóng. Cầm chén trà trong lòng bàn tay, nhẹ nhàng truyền từ tay phải sang tay trái để cảm nhận độ nóng và hương thơm của trà tỏa ra. Tay nâng li trà, nhấp từng ngụm nhỏ, thưởng thức trà bằng tất cả tâm hồn, bằng những cảm xúc giác quan, mắt nhìn, mũi ngửi, tai nghe, lưỡi nếm, tay cầm. Chén trà đầu tiên nên uống thành 3 ngụm (cách này vừa để thưởng thức một cách tế nhị, không bỏng, vừa là để tỏ lòng cảm tạ đối với người mời trà và đồng thời kiểm tra chất lượng trà): ngụm thứ nhất bé đủ để nếm đầu lưỡi và đồng thời ngửi hương trà, ngụm thứ hai uống một ngụm lớn gần hết chén trà, đẩy cho trà tràn vào mọi ngóc ngách trong miệng (nhưng tuyệt nhiên không được để phát ra tiếng kêu sẽ ảnh hưởng đến cảm giác của người cùng thưởng trà) rồi nuốt hết, cảm nhận hậu hương của trà, ngụm thứ ba uống hết chỗ còn lại nhằm kiểm lại tiền hương, tiền vị và kiểm thêm hậu vị của trà. Từ chén thứ hai, mỗi người uống theo cách riêng của mình, từng ngụm lớn hay ngụm nhỏ tùy thích miễn sao thấy sảng khoái. Một chén trà ngon cũng làm lay động những sâu kín trong tâm hồn con người, nhưng cái lay động của hương vị trà đem lại sự dịu dàng, hòa cùng thiên địa. Uống trà là một triết học của người Việt về sự tế nhị, thanh tao, suy ngẫm, tĩnh tâm…Do đó người Việt đã có sự tiết độ trong việc uống trà: không uống quá nhiều, không uống quá đặc, không uống liên tục trong ngày. Chè là đồ uống của người nông nghiệp thích cuộc sống ổn định, an nhàn,

bình thản. Khi uống trà, thưởng thức trà, người Việt Nam không quá cầu kì, nhưng cũng không quá đơn giản, không quá nghi lễ, nhưng cũng không quá


bình dân. Đó là một sự thông thái, kết hợp uyển chuyển để đi đến hoàn hảo, đến trung dung trong nghệ thuật thưởng thức trà.

4.5. Từ ngữ nghề chè góp phần thể hiện sự hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế

Cây chè nguyên thủy được xem là có từ 4 -5 nghìn năm trước đây. Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở Phú Thọ. Ở Suối Giàng (Văn Chấn, Nghĩa Lộ) có cả một rừng chè hoang mấy vạn cây trong đó có ba cây chè cổ thụ, cao 6 - 8m, ba người ôm không xuể. Ở Lạng Sơn cũng tìm thấy một rừng chè dại, có cây cao tới 18m. Từ xa xưa, nước chè trở thành một thứ nước uống cũng như dược phẩm trong đời sống hàng ngày của người dân Việt cổ.

Theo truyền thuyết rất cổ xưa, chè được dùng từ lâu ở Việt Nam (Đông Dương), Trung Quốc, nhưng bước lan truyền của cây chè không nhanh như cây thuốc lá. Ở Việt Nam, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, nghề trồng chè của người Việt đã từng bước phát triển. Việc khai thác quá mức các sản vật của người Việt nói chung và các sản phẩm chè Việt nói riêng của phong kiến phương Bắc đã góp phần đưa nghề chè của người Việt định hình và phát triển mạnh.

Phải đến thế kỷ XVIII - XIX, khi quan hệ giao lưu kinh tế bùng nổ, nghề chè phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, và cả châu Âu và châu Phi.

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp biết Việt Nam là một trong những quê hương của chè nên năm 1924 -1925 họ đã thành lập một công ti kinh doanh chè và tổ chức trại nghiên cứu chè ở Phú Thọ để phát triển các đồn điền trồng chè ở miền Bắc nước ta. Chè Việt Nam trở thành một trong những thứ hàng hóa góp phần phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Chè Việt Nam chính thức hội nhập giao lưu văn hóa với đặc trưng riêng: sản phẩm chè Việt (chè tươi, chè mạn, chè hương, chè Mạn Hảo, chè Diên Thái, chè nhài, chè sen, chè ngâu,...)


có cơ hội giao lưu với chè Trung Hoa (trà Tàu, trà ô long ...), chè Nhật Bản (trà bột, trà đạo ...), chè Ấn Độ, chè Tân Tây Lan và chè phương Tây (chè đen, chè túi, chè tan nhanh, chè hoa hồi, chè túi lọc,...).

Trước kia, nước ta chỉ có một số giống chè bản địa như chè Phú Thọ, chè Suối Giàng, chè Mộc Châu, chè Bảo Lộc, chè Lào Cai, chè Hà Giang, chè Bắc Hà. Do đó các sản phẩm làm từ cây chè cũng đơn điệu và hạn chế: chè khô, chè tươi, chè xanh, chè mạn, chè hương, chè sen, chè nhài, chè cành, chè nụ, chè bồm,... Khi đất nước ta mở cửa, kinh tế nước ta từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới, rất nhiều loại sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp của chúng ta được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành chè Việt Nam cũng xuất hiện nhiều giống chè mới được nhập khẩu hoặc được lai tạo: giống chè TRI 777, giống chè LDP1, giống chè TB14, giống chè LCT1, giống chè TH3, giống chè PH1, giống chè TD, giống chè DTB, giống chè giâm cành, giống chè Trung Quốc lá nhỏ, giống chè Trung du gieo hạt, chè hom, chè cành, chè Tuyết Shan, chè cổ thụ,...Bên cạnh các giống chè mới, kĩ thuật chế biến cũng được đổi mới và hiện đại hóa để sản xuất ra nhiều sản phẩm chè chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và nhu cầu sử dụng chè ngày càng phong phú và cầu kì của con người. Kết quả là đã xuất hiện nhiều từ ngữ mới để gọi tên các loại chè và tên các loại sản phẩm làm từ cây chè: chè đen, chè năm cực, Túy trà hồng huỳnh, chè đinh, bạch ngọc trà, hồng trà, trà thiết Quan Âm, trà oolong, trà bát tiên, trảm mã trà, chè chi, trà túi lọc, song hỉ trà, chè hoa ngọc lan, hoàng trà,... Về nguyên liệu, trà ngày nay có thể được pha trộn với các hương liệu như dâu, cam, táo, nho, chanh,.. tạo nên sự phong phú về hương vị như chè C2 hương chanh, chè C2 hương táo,... Về hình thức, ngoài dạng trà rời ngâm trong nước sôi, có trà túi lọc như trà Lipton, trà Dilma, trà hòa tan; nước trà có thể được đóng lon. Các sản phẩm có sử dụng chè làm hương liệu cũng rất nhiều: người ta có thể trộn bột trà với các nguyên liệu cần thiết để làm bánh ngọt, làm kem, làm các món ăn; hay cũng có thể dùng chế tạo kem dưỡng da, kem đánh


răng,…Những tên gọi mới này đã bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt. Có thể nói, đây là nét văn hóa đáng biểu dương của người Việt mà từ ngữ nghề chè đã góp phần khẳng định trong hội nhập, thị trường hóa hiện nay: Văn hóa không chỉ bó hẹp ở văn hóa truyền thống. Những giống chè mới, những sản phẩm chè được các nghệ nhân vùng chè định danh hiện nay như LDP1, LDP2, TB14, LCT1,…vừa là những sản phẩm ngôn ngữ mới (viết tắt, danh pháp), đồng thời là sản phẩm khoa học, công nghệ sáng tạo. Tuy nhiên đây là vấn đề cần được bàn trong một công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu khác. Nghiên cứu văn hóa trà của người Việt là hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án. Đây là hướng nghiên cứu hấp dẫn và nhiều triển vọng.

Tiểu kết

Văn hóa uống trà của người Việt đã có rất lâu đời. Những cánh trà sau khi làm ra để trở thành chén trà màu vàng đẹp, mùi thơm mát và hương vị ngọt hậu còn đọng lại là cả một quy trình nghệ thuật. Cách thưởng thức, pha trà của người Việt rất cầu kì và phần tinh tế. Việt Nam không có trà đạo như Nhật Bản nhưng trong từng nguyên liệu, dụng cụ, cách pha, cách rót và cách thưởng thức đã thể hiện những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của người Việt.

Trà được coi như một phương tiện hỗ trợ giao tiếp. Người Việt thường có lối ý tứ, tế nhị trong giao tiếp nên thường không thể trực tiếp đi vào câu chuyện. Chén trà đã giúp người Việt bắt đầu câu chuyện dễ dàng hơn. Đồng thời chén trà cũng thể hiện sự tôn trọng, hiếu khách của người Việt.

Ngoài ra, chén trà thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Đó là sự sẻ chia những ấm chè ngon. Người dân Việt Nam quanh năm vất vả, bận rộn với công việc đồng áng. Nhưng bát nước chè tươi đã giúp họ gắn kết, gần gũi với nhau hơn. Tình cảm giữa con người với con người không cầu kỳ, không phân biệt tầng lớp sang hèn, tất cả cùng quây quần bên ấm chè, cùng nhau uống chè và tâm sự những câu chuyện đời thường. Bởi sự đoàn kết, sẻ chia mà ta có thể thấy thể tích ấm và chén trà có thể thay đổi phù hợp với để ai cũng được thưởng thức chung một ấm trà.


Qua cách thưởng thức trà của người Việt ta còn thấy rõ đặc trưng văn hóa lúa nước gốc nông nghiệp ở sự gần gũi với thiên nhiên. Những nguyên liệu pha trà được lấy từ thiên nhiên. Hay dụng cụ được sử dụng để pha trà được chế tạo bằng những vật liệu tự nhiên. Đặc biệt không gian thưởng trà của người Việt thường là khung cảnh thiên nhiên, rộng, tĩnh lặng.

Qua cách cách pha trà, uống trà người Việt đã đúc rút được kinh nghiệm sống, cách ứng xử giữa con người với nhau trong xã hội, quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

Từ ngữ nghề chè đã góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú, phát triển vốn từ vựng tiếng Việt trong thời kì hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế. Bên cạnh các giống chè mới, kĩ thuật chế biến cũng được đổi mới và hiện đại hóa để sản xuất ra nhiều sản phẩm chè chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và nhu cầu sử dụng chè ngày càng phong phú và cầu kì của con người. Kết quả là đã xuất hiện nhiều từ ngữ mới để gọi tên các loại chè và tên các loại sản phẩm làm từ cây chè như chè đen, chè năm cực, túy trà hồng huỳnh, chè C2 hương chanh, chè C2 hương táo, trà Lipton, trà Dilma,… Những tên gọi mới này đã bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu đề tài “Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt”, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. So với thuật ngữ, từ nghề nghiệp ít được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu hơn, nhất là nghiên cứu từ nghề nghiệp của từng nghề cụ nghể cụ thể, từ bình diện đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc trưng định danh của hệ thống từ ngữ nghề nghiệp, cũng như đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa được thể hiện qua từ nghề nghiệp. Mặt khác, quan niệm từ nghề nghiệp cũng chưa thực sự thống nhất. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã trình bày trong luận án bước đầu cho thấy vai trò, giá trị của từ nghề nghiệp nói chung, từ ngữ nghề chè nói riêng trong quan hệ gắn bó thống nhất với vốn từ của ngôn ngữ dân tộc, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa được phản ánh qua từ nghề nghiệp.

2. Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt khá phong phú, 1706 từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt đã được thu thập và nghiên cứu. Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt không chỉ được sử dụng bó hẹp trong phạm vi cư dân của các vùng tròng chè ở nước ta. Chúng là những từ ngữ quen thuộc với toàn thể mọi người, được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn xã hội. Đây là đặc điểm khác biệt lớn nhất của từ ngữ nghề chè tiếng Việt (với tư cách là một hệ thống từ ngữ nghề nghiệp) so với nhiều hệ thống từ nghề nghiệp của nhiều làng nghề truyền thống ở nước ta. Một số lượng lớn đơn vị từ ngữ nghề được nhiều người biết đến do tính chất thông dụng, quen dùng, mang tính toàn dân. Tuy vậy, cũng có một số từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt có nguồn gốc từ lớp từ địa phương nên chỉ những người làm nghề chè của địa phương đó mới hiểu được, người ngoài nghề khó hiểu, thậm chí không hiểu, nếu là người không có chuyên môn về chè.

3. Có 172 đơn vị có cấu tạo là từ, chiếm 10,08% trong tổng số 1706 từ ngữ nghề chè đước thu thập và khảo sát. Trong đó, từ đơn có 134 đơn vị, chiếm 7,85% (134/1706) và từ ghép là 38 đơn vị, chiếm 2,23% (38/1706). Về cấu

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí