Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 2


ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Phm vi vni dung: Tự đánh giá năng lực của giảng viên là một chủ đề khá rộng. Vì vậy, luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sâu khía cạnh tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, với các nội dung cụ thể sau:

Nghiên cứu các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam với những khía cạnh cơ bản: 1/ Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; 2/ Tự đánh giá năng lực thu hút học viên; và 3/ Tự đánh năng lực quản lý lớp học.

Nghiên cứu tự

đánh năng lực ở phạm vi

nhận thức, sự tin tưởng

về hiệu quả

có thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

đạt được của giảng viên khi họ

thực hiện các

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 2

nhiệm vụ trong hoạt động giảng dạy.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Phm vi vkhách th: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu trên đối tượng là giảng viên các trường sĩ quan đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

Phm vi về địa bàn: Luận án nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy trên các giảng viên: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Thông tin. Giảng viên các trường này, đại diện cho các miền, các chuyên ngành khác nhau trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phm vi vthi gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2018 đến năm 2021.

4. Giả thuyết khoa học


Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay đang ở mức độ trung bình và không có sự đồng đều giữa các mặt biểu hiện.

Giảng viên các trường sĩ quan có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm hơn và có trình độ học vấn cao hơn hơn thì có tự đánh giá năng lực giảng dạy cao hơn. Cũng như vậy, có sự khác biệt về mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy giữa nhóm giảng viên nam giữa nhóm giảng viên nữ và giữa nhóm giảng viên ở các trường sĩ quan với nhau.

Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động khác nhau như: Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy; Sự học hỏi kinh nghiệm; Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên; Trạng thái cơ thể, cảm xúc của giảng viên; Sự lạc quan của giảng viên; Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên; Sự hài lòng trong công việc của giảng viên.

Nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên cần thực hiện được các biện pháp: tổ chức tốt những hoạt động nhằm tăng cường các trải nghiệm cho giảng viên; xây dựng môi trường sư phạm quân sự lành mạnh; phát huy vai trò của lãnh đạo chỉ huy ­ các cấp, các giảng viên khác trong hoạt động.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Luận ań nghiên cứu trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác­Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo. Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu và vận dụng các Nghị quyết của Quân ủy Trung ương; Tổng Cục Chính trị; Bộ Tổng tham mưu và Nghị quyết của Đảng ủy các Trường Sĩ quan về giáo dục, đào tạo và


phát triển đội ngũ giảng viên hiện nay.

Ở luận án tiếp cận theo những phương pháp luận sau:

Phương pháp tiếp cn hthng: Các nghiên cứu về tự đánh giá năng lực đều chỉ ra: Tự đánh giá năng lực chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc

về phía giảng viên và những yếu tố từ những người xung quanh. Do vậy,

khi nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cần đặt nó trong mối quan hệ

với những yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở

đó, đánh giá khách quan về

các

biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy, đồng thời có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp phù hợp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phương pháp tiếp cận lịch sử: Tự đánh giá năng lực là một phẩm

chất mang tính chủ

quan. Do vậy, người giảng viên hoạt động ở

môi

trường sư

phạm quân sự, trong mỗi giai đoạn lịch sử

cụ thể, những yêu

cầu về nhiệm vụ giảng dạy, yêu cầu về năng lực lại có sự thay đổi, phát triển. Khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi sẽ dẫn đến sự sự tự đánh giá năng lực cũng thay đổi theo để phù hợp với yêu cầu từng nhiệm vụ ở từng tình huống cụ thể trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Phương pháp tiếp cn hot động: Tự đánh giá năng lực hình thành, biểu hiện và phát triển thông qua các hoạt động. Do đó, khi nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên phải xuất phát từ hoạt động, thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Phương pháp tiếp cận tâm lý học sư phạm quân sự: Tâm lý học sư

phạm quân sự nghiên cứu những vấn đề tâm lý, cơ chế, quy luật tâm lý của hoạt động giảng dạy, giáo dục và tổ chức lao động sư phạm trong nhà trường quân đội; những vấn đề tâm lý nhân cách học viên, giảng viên nhà trường quân


đội,... Do vậy, tiếp cận tâm lý học sư phạm quân sự giúp làm rõ các đặc điểm hoạt động giảng dạy; nhiệm vụ hoạt động giảng dạy; xác định các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy… Đây là cơ sở

khoa học quan trọng trong nghiên cứu tự đánh giá năng lực giảng dạy của

người giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp học với 8 phương pháp cụ thể sau:

các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý

Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu;

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp phân tích chân dung tâm lý;

Phương pháp xử lí và phân tích số liệu bằng thống kê toán học (qua sử dụng phần mềm SPSS 20.0).

6. Những đóng góp mới của luận án

Đóng góp về lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận Tâm lý học sư phạm quân sự về hoạt động giảng dạy của giảng viên; quan niệm về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung, phát triển lý luận của Tâm lý học sư phạm quân sự thông qua việc xác định các đặc điểm của hoạt động giảng dạy; đưa ra tiêu chí ở các chỉ báo biểu và luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.


Đóng góp về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu chỉ ra tự đánh giá năng lực thực hiện hiệu quả quản lý lớp học có điểm trung bình cao nhất, tự đánh giá năng lực thu hút học viên có điểm trung bình thấp nhất. Yếu tố Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan, tiếp theo là trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên; sự học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh; trạng thái cơ thể cảm xúc của giảng viên; sự lạc quan và cuối cùng là cảm nhận hạnh

phúc trong công việc giảng dạy của giảng viên. Yếu tố sự hài lòng trong

công việc không có sự ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất ra các biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực cho giảng viên, đồng thời giúp người cán bộ phân công nhiệm vụ giảng dạy cho giảng viên mình quản lý một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa về lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung về lý luận ở lĩnh vực khoa học tâm lý đối với tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ý nghĩa về thực tiễn

Là cơ sở để nâng cao hơn nữa vai trò của tự đánh giá năng lực giảng dạy đối với hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Kết quả nghiên cứu, có thể vận dụng trong hoạt động giảng dạy cho các giảng viên ở nhà trường quân sự.

Là tài liệu tham khảo có giá trị nghiên cứu, tham khảo cho các

giảng viên, các cấp lãnh đạo quản lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt


động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan nói riêng, các học viện, nhà trường Quân đội nói chung.

8. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương; kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố; danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

Hiện nay những công trình về tự đánh giá năng lực ở Việt Nam là một vấn đề mới, nghiên cứu về vấn đề này đề cập đến tự đánh giá năng lực của

người lao động, học sinh và các yếu tố ảnh hưởng. Trên thực tế chưa có

hướng tới nghiên cứu toàn diện, tổng thể về tự đánh giá năng lực nói chung và tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên, giảng viên nói riêng. Do đó, việc tổng quan các hướng nghiên cứu dưới đây sẽ giúp cho những người quan tâm một cái nhìn đầy đủ, đa dạng phong phú hơn về các vấn đề liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam.

1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

1.1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Hướng nghiên cứu về các mặt biểu hiện năng lực giảng dạy của giảng

viên.

Năng lực giảng dạy hay còn gọi là năng lực dạy học, trong luận án này

tác giả gọi là năng lực giảng dạy. Đây là năng lực chuyên biệt của người giảng viên trong hoạt động giảng dạy, Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về các biểu hiện của năng lực giảng dạy:

Theo Tschannen Moran, Woolfolk Hoy (2001) năng lực giảng dạy của giảng viên bao gồm: Năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; năng lực quản lý lớp học và năng lực thu hút sinh viên [131]. Quan điểm này nhấn mạnh đến các năng lực thực hiện chức trách nhiệm vụ của giảng viên trong quá trình lên lớp thực hiện các nội dung giảng dạy.


Nhóm tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2008)

khẳng định, năng lực giảng dạy, bao gồm: Năng lực hiểu trình độ học sinh

trong giảng dạy và giáo dục; tri thức và năng lực hiểu biết; năng lực chế biến tài liệu học tập; năng lực truyền đạt tài liệu; năng lực ngôn ngữ [20, tr.191.

Năng lực giảng dạy của giảng viên được hình thành dựa trên nền tảng tổng hợp cấu trúc nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn; tạo nên đặc điểm tâm lý cá nhân để đạt được hiệu quả cao nhất trong các hoạt động giảng dạy: Năng lực giảng dạy của giảng viên được đánh giá tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: Mức độ nắm tri thức cơ bản và tri thức chuyên ngành; Mức độ nắm hệ thống tri thức về khoa học giáo dục; Mức độ hình thành hệ thống kỹ xảo, kỹ năng dạy học; Mức độ hình thành, phát triển của tư duy và khả năng sáng tạo trong dạy học [50]. Với quan điểm này, các tác giả Trường Sĩ quan Chính trị (2016) đã đưa ra các mặt biểu hiện năng lực thuộc về đặc điểm tâm lý của người giảng viên.

Bộ giáo dục và đào tạo (2014), cho rằng, năng lực

giảng dạy

bao gồm

những loại sau: năng lực am hiểu người học và hỗ trợ phát triển năng lực người học; năng lực xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tài liệu giảng dạy; năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện giảng dạy; năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên và năng lực xây dựng môi trường học tập học trên lớp [4]. Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn An Phú (2020) cho rằng: năng lực giảng dạy bao gồm nền tảng kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu cho việc giảng dạy; khả năng phát triển giáo trình giảng dạy phong phú; cập nhật thời đại, khả năng tổ chức lớp học đa dạng; ứng dụng công cụ công nghệ cho lớp học sinh động và tương tác đa chiều [40].

Như vậy, với các kết quả nghiên cứu trên, có thể nhận thấy, khi bàn về các biểu hiện của năng lực giảng dạy, các công trình đều nhấn mạnh đến năng

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí