Truyền Thống Và Cách Tân Thể Hiện Ở Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Nguyễn Duy.


bao giờ về thành phố” của những chàng trai “ngủ ôm súng suốt một thời trai trẻ”. Nhưng rồi, cái giá của chiến thắng và cái trớ trêu định mệnh tỷ lệ thuận với nhau, để hai tiếng “sắp về” của tắc kè như là nỗi ám ảnh về khát vọng làm nên mà không được tận hưởng:

Người bạn tôi không về tới nơi này Anh gục ngã bên kia cầu xa lộ

Anh nằm lại trước cửa vào thành phố

…Tất cả họ suốt một thời máu lửa đều ước ao thật giản dị

Sắp về!...

Nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố, là nỗi khắc khoải về những ngày gian khổ, khắc khoải mong chờ ngày về, khắc khoải nỗi đau mất người… những đồng hiện đan xen tạo sự dằn vặt phá vỡ sự an bình hiện tại. Chợt lạnh người khi đọc những câu thơ:

Tôi giật mình nghe

có ai nói ở cành me

…sắp về!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Khát vọng tưởng như đã bị chôn vùi với thể xác, nhưng nó có linh hồn, trở lại dương gian nhắc nhở những tâm hồn lãng quên quá khứ. Cuộc chiến tranh trong bài thơ hiện lên nhiều chiều kích: có cả chiến tranh, và có cả hậu chiến, có quên - có nhớ, có hạnh phúc, có hy sinh, có quá khứ - hiện tại, và trên cả là nỗi đau đớn làm rung động lòng người. Những chiều kích cho ta một cái nhìn sâu sắc, toàn diện về cuộc chiến, mặc dù cuộc chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ.

Con người tận hưởng, đắm mình vào hòa bình, cái gì cũng thấy đẹp đẽ lạ thường, ngay cả những hố bom cũng như bớt phần “sâu hoắm”, bớt phần

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 7


“tố cáo”: “hố bom sâu hoắm nơi này - sương mong mỏng đã lấp đầy từ đêm” (Buổi sáng sau chiến tranh ). Con người làm dịu chiến tranh bằng những ước mơ hoà bình. Nhưng chính cái phút quên đi những hi sinh gian khổ lại là lúc bóng chiến tranh in xuống cuộc đời mỗi con người:

Dịu dàng từng bước em đi

Nhẹ nhàng như chả có gì lớn lao.

Ý nghĩa cuộc đời nằm trong từng “bước em đi” tưởng chừng như chẳng là gì nhưng không phải giản đơn, mà từng bước em đi được “dịu dàng”, “nhẹ nhàng” yên bình đến thế. Phải đánh đổi bao nhiêu máu và nước mắt, bao nhiêu mất mát hy sinh thì mới có được những giây phút đẹp tuyệt như vậy. Là câu thơ kết thúc nhưng lại mở ra bao suy ngẫm về những gì đã qua, đó giống như một lời tưởng niệm hết sức giản dị mà chân tình.

Cảm nghĩ về cuộc chiến với nhiều chiều kích khác nhau, nếu trong Buổi sáng sau chiến tranh là cái thanh bình tinh khiết, vi diệu thì Cầu vồng lại là cái thanh bình thần tiên:

Bừng tỉnh cơn mưa vàng tạnh bồng bềnh đỏ ối bình minh

kì diệu thay

nhịp cầu vồng vắt ngang ban mai

Con người bước qua chiến tranh về với hoà bình như bước tới thế giới của bảy sắc cầu vồng, sắc màu làm cho cuộc đời tràn ngập sức sống, tràn ngập tình yêu- một thứ tình yêu không dành riêng ai mà là tình yêu mến mọi giờ khắc đang tới trên quê hương đất nước mình. Nếu ở thời chiến, cái gì cũng thật rõ ràng, cụ thể thì ở thời bình, tất cả những dữ dội, những đau thương được diễn đạt gói gọn trong hai chữ chiến tranh. Chiến tranh ăn sâu vào lối sống, nếp suy nghĩ của con người nên âm hưởng không hề mờ nhạt.


Ở thời hậu chiến, thơ Nguyễn Duy có độ sâu sắc hơn, bởi tác giả nhận chân mọi giá trị, tìm thấy ý nghĩa và triết lí cuộc đời. Cuộc chiến tranh vĩ đại đã lùi vào quá khứ và trở thành dĩ vãng của nhiều người nhưng trong thơ Nguyễn Duy vẫn kín đáo một nỗi khắc khoải về chiến tranh. Ở đó có tuổi trẻ, có khát vọng, có cống hiến, tất cả đều đi ra từ trái tim nhiệt huyết và chân thật. Thành ra, trong chiến tranh- trong cái ác liệt và chết chóc lại lưu giữ những giá trị đích thực của cuộc đời. Vậy nên có những lúc cuộc sống hòa bình đã gợi nhắc, lại có những lúc cái gì từa tựa, hơi hướng của ngày gian khổ lại có tác dụng làm sống dậy, hồi tưởng lại ngày đã qua. Chiến tranh hiện lên bằng những phút yên bình, chiến tranh cũng hiện lên bằng những phút giây hồi tưởng. Trăng ngàn năm vẫn thế và ở đâu trên trái đất vẫn vậy, nhưng cái vầng trăng tri kỉ của thời ở rừng - khi vầng trăng là đồng chí, là em đã bị đèn điện và phòng Buyndinh thời bình che khuất, nhưng một hôm điện tắt ánh trăng xuất hiện như vật thể có linh hồn. Những giờ khắc của ngày hôm qua được nhắc lại bằng ánh trăng gắn bó:

Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể

như là sông là rừng

Tất cả ào về cùng vầng trăng tình nghĩa. “ Trăng cứ tròn vành vạnh”, cứ “im phăng phắc” như một người bạn vẫn tròn trặn tình cảm, thầm lặng dõi theo, ánh trăng khiến “ta giật mình” bởi ta hôm nay đối diện với ta những ngày xưa- ta đầy nhiệt huyết, và ngỡ không bao giờ quên cái thời “trần trụi với thiên nhiên - tâm hồn như cây cỏ”. Nỗi buồn chiến tranh cũng một phần thể hiện ở điều này, chiến tranh là nỗi đau, nhưng chiến tranh cũng mang nhiều dấu ấn của kỳ tích- những kỳ tích được làm nên từ hy sinh vĩ đại- con người ta lãng quên chiến tranh cũng là lãng quên cái mình đã phải đánh đổi,


nó quý giá đến dường nào. Cái nỗi buồn tự ta làm ra là nỗi buồn đau xót nhất, nhưng nỗi buồn bị người đời lãng quên sẽ biến thành nỗi cô đơn, lạc lõng, biến cuộc đời - quá khứ và hiện tại - thành vô nghĩa. Con người cứ sống với quá khứ để thành cái dấu lặng lặng lẽ, im lìm trong dòng đời. Đọc Pháo tết, ta xót xa đến cùng cực hình ảnh cuối bài: “có một người nạng gỗ, ngồi bên sông nhớ nhà”. Cái dáng hình của sự hy sinh không được đặt đúng chỗ, đất nước đã yên bình sao người xứng đáng được hưởng sự yên bình ấy lại vẫn phải mong chờ, lại vẫn như chưa đi hết con đường của mình? Dáng ngồi lặng lẽ đối lập hoàn toàn với “toác khói cháy nổ tởn”- không chỉ là cái điên loạn của âm thanh, mà còn của cả người đời - điều mà thời chiến không mong chờ. Người thương binh lạc lõng, cô đơn. Điều bất bình đấy nhưng lại là hiện thực. Nguyễn Duy dừng bài thơ lại ở hình ảnh “có một người nạng gỗ” rất phiếm chỉ như đặt vào lòng ta một dấu hỏi đầy day dứt, quằn quại. Trước hai nỗi buồn chiến tranh: tự mình quên mình và người đời quên mình, Từng trải là bài thơ như muốn lấy lại sự cân bằng cho chính mình bằng một giọng điệu khá dửng dưng mà đau đớn. Có tiêu cực quá chăng khi cố giấu ngày hôm qua thật kĩ để dễ dàng hòa nhập với hôm nay. “Dửng dừng dưng” được chăng khi lòng cảm thấy như bị tước đoạt, cuộc sống nhạt nhòa, “cầm chừng”, “cái tốt ngày xưa han rỉ tít trong lòng/ giữ thân nhiệt cầm chừng 37 độ”. Câu thơ nghe cay đắng và chua xót quá. Có cái gì như thất vọng, buông xuôi, dù thế nào cũng chứa một nỗi bi quan về lẽ đời. Như vậy có lấy lại sự cân bằng được chăng? một sự cân bằng để bớt đi nỗi đớn đau, hay nói chính xác hơn là lấy cái đau này xoa dịu đau khác. Không đau sao được khi phải “nhét tấm huân chương vào hộc tủ - dửng dừng dưng với mọi vui mừng” - những hạnh phúc, những đau thương của quá khứ phải cất giấu đi để không làm ai tổn thương thêm nữa, nhưng việc cất giấu cũng là việc đớn đau. Nhưng rồi cái cuối cùng mà nhà thơ “từng trải” nhận ra là: “khổ và khó có gì đáng sợ hãi - chỉ sợ lòng


trống trải dửng dừng dưng”. Câu thơ khẳng định sâu sắc cái còn lại, và cái “đáng sợ” nhất là thái độ lạnh lùng với mọi biến thái của cuộc sống, dửng dưng trống trải với những giá trị của cuộc đời. Cái để cân bằng là phải tin vào chính mình.

Đề tài chiến tranh trong thơ Nguyễn Duy được biểu hiện rất rộng, từ trong chiến tranh đến thời hậu chiến, và sâu - từ nỗi đau, nỗi cô đơn, nỗi chán trường đến niềm tin và hạnh phúc còn tấm lòng tác giả không chỉ ở hai chiều sâu rộng ấy, mà - như một xứ giả hoà bình - đã cất lên những vần thơ như lời nhắn nhủ, như kêu gọi về một cuộc sống không chiến tranh. Dường như chiến tranh khắc đậm vào trái tim nhà thơ hai chữ đớn đau và một nhận thức hết sức nhân văn, đấy là đứng ở phương diện con người - chiến tranh chỉ có tàn phá thương tích, mặc dù là chiến thắng chăng nữa. Nguyễn Duy chỉ rõ:

Thủ phạm chiến tranh còn sống hoặc chết rồi

đều là kẻ giàu sang và láu cá

Một kết luận đơn giản mà chính xác. Khúc hát hoà bình được cất lên từ một tâm hồn bước ra từ cuộc chiến tranh có kết thúc là chiến thắng. Khát khao hoà bình trở lại trong tâm hồn người chiến sĩ, không phải cho cuộc chiến, cho dân tộc mình nữa mà lớn hơn - cho nhân loại. Khúc hát hòa bình cũng là khúc hát của sự tự nhận thức, bởi hơn ai hết, nhà thơ hiểu rõ cái giá trị của mọi cuộc chiến, bởi chính tác giả là nhân chứng sống động. Vết thương của chiến tranh để lại ở phần thể xác không đau đớn bằng ở tâm hồn, đó mới là điều huỷ hoại ghê gớm nhất. Nên giây phút nào còn được hát thì:

Ta cứ nhập vào dàn đồng ca trái đất

Dù giọng anh chua chua và giọng tôi chan chát gân cổ lên

cùng hát khúc hòa bình…


Một giải pháp rất cụ thể, thúc giục con người về với cái hồn nhiên bản thể vì đồng loại và một kết thúc thật lãng mạn, trữ tình, tưởng có thể làm dịu lại những “cơn điên bất chợt”. Kết thúc như một nốt nhạc vui, trong trẻo, nhẹ nhõm gieo vào lòng độc giả cái yên bình, tươi vui, tràn ngập tình yêu và sức sống.

Vị sứ giả hòa bình lại tiếp tục bài ca của mình thông qua bất kỳ điều gì gợi nhắc tới chiến tranh và bằng cách nào có thể. Trước một người lính trẻ “đẹp như một dáng cây cảnh- cây xương rồng nhú gai”, ông đã thấy cái đằng sau đầy tiếc nuối “lúc cần có thể làm bờ rào” lãng phí quá chăng? chợt liên tưởng tới cái “nõn nòn non lên rừng” của những người trai trẻ trong cuộc chiến vì dân tộc. Chính vì thấy họ đẹp mà không thể im lặng, câu chúc của nhà thơ tưởng như trái ngược, nhưng lại thật ý nghĩa và sâu sắc triết lí:

Thanh bình thay chiều Mãt- cơ- va ta muốn nói to một lời chúc thật thà chúc chú mày cứ đẹp như cây cảnh và, lạy trời

không bao giờ phải ra trận…

Cái còn lại của cuộc đời là sự sống yên bình, chẳng gì tươi đẹp và vinh dự hơn người canh giữ cái yên bình đó. Đừng tưởng chiến thắng toàn màu hồng, mà còn có màu của máu, màu của xương, của nước mắt. Bởi một điều thật giản dị mà nhà thơ đứng trước những đền đài đổ nát đã nhận ra rằng:

Đá ơi

xin tạc lại đây lời cầu chúc hòa bình

Đó là cái chân lí đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu được. Những lời cầu chúc hoà bình nhỏ gọn, súc tích nhưng là những trải nghiệm đầy thấm thía đã đi vào lòng người. Đến đây, cuộc chiến tranh trong thơ Nguyễn Duy đã nhận diện ở một chiều kích nữa cao hơn đó là con người mang “hội chứng”


sau chiến tranh. Tất nhiên, đây hoàn toàn là một “hội chứng” tích cực, nó kéo con người lại gần nhau hơn, chỉ cho nhân loại thấy được cái còn - cái mất của chiến tranh, và nâng niu cuộc sống yên bình đang có.

Nhà thơ khắc khoải vì nhớ - nhớ những nỗi nhớ, những vui buồn và hi sinh, quằn quại vì đớn đau, vì cô độc, lo lắng vì lãng quên… cuộc chiến tranh đã mang lại cho con người cái giây phút hạnh phúc nhất, đó là chiến thắng mà bao năm khát khao mong mỏi, cái qua đi phải trân trọng và giữ gìn, song nhà thơ đã nhận ra một điều: tốt hơn hết là đừng có chiến tranh, dù cuối cùng là chiến thắng, bởi song hành cùng với nó là cái chết, là những vô nghĩa của tâm hồn hậu chiến. Phải chăng người hát khúc hoà bình này chính là nhân chứng sống khiến cho hình ảnh về chiến tranh trong thơ Nguyễn Duy hiện lên toàn diện, không né tránh để đạt được cái giá trị nhân văn sâu sắc ở mỗi vần thơ.

Với những tác giả “ra đời” trong những năm kháng chiến chống Mỹ thì hai đề tài: quê hương đất nước và chiến tranh là hai đề tài chính được khám phá bằng cả cuộc đời mình. Mỗi tác giả có một cách thể hiện, Nguyễn Duy đã đặt quê hương đất nước và đặt cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc vào lòng người không bằng cách của một tác giả nào khác, chính vì vậy đã tạo nên những vần thơ rất riêng Nguyễn Duy- vừa có cái ngọt ngào, đằm thắm thiết tha của những gì thuộc về truyền thống, lại vừa có cái mới mẻ, sắc sảo của cách tân. Nguyễn Duy đã kết hợp hai giá trị này trong những dòng thơ để độc giả có những cảm xúc mới từ những đề tài quen thuộc. Cái mới của Nguyễn Duy là làm lấp lánh cái cũ.

2.2 . Truyền thống và cách tân thể hiện ở cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy.

2.2.1 Về cái tôi trữ tình trong thơ.


Cái tôi trữ tình hay còn gọi là nhân vật trữ tình là thuật ngữ để chỉ hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình. Theo G.N.Pospelov, chính hình tượng ấy đã làm nên “tính trực tiếp và thẳng thắn của tự biểu hiện như một trong những thuộc tính quan trọng nhất của trữ tình”. Qua cái Tôi trữ tình cảm quan về thế giới và cá tính sáng tạo của chủ thể bao giờ cũng được bộc lộ rõ nét nhất. Nếu như tự sự thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bằng con đường tái hiện lại một cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cxảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh.

Tôi trữ tình trong thơ là “tác giả chính có thể xưng danh, có thể đứng ở ngôi số một, số ít ( tôi, ta) cũng có thể ẩn mình hoặc “trống không” để bộc lộ cái lát cắt cảm xúc ấy.

Mỗi cái Tôi là một con người, một tâm hồn, một khoảnh khắc tâm trạng. “Mỗi cá nhân sẽ luyện lại toàn bộ lịch sử và văn học trong cái lò cừ do nội tại của chính mình( Trần Đình Sử). Và trữ tình là một thế giới cảm xúc, có khi cụ thể trừu tượng, có khi vô hình - hữu hình bằng những cảm nhận trực giác, ảo giác, và dù thế nào, cái nội cảm đều được tồn tại dưới một hình thức nào đó như: ngôn ngữ, hình ảnh… gần như có cái Tôi thì thơ mới là thơ.

Chế Lan Viên nói: “ hãy bỏ cái tư thế đứng từ bản thân mình từ khái niệm của đời sống riêng mình, cái tư thế lấy mình ra chịu trách nhiệm mà nói. Tức thì bài thơ hiện thực dường như không thực nữa, và sẽ mất đi rất nhiều sức chấn động ngân vang. Khác nào ta nghe một tiếng nói giữa trời mà không biết tiếng của ai cả”.

Về cái Tôi của thơ trữ tình, tác giả Mã Giang Lân trong “ Thơ - hình thành và tiếp nhận” có chia ra làm hai loại: cái tôi- nhà thơ và cái tôi- trữ tình, cả hai loại thống nhất với nhau trong một chủ thể sáng tạo. Theo chúng tôi, cách chia này nhằm phân biệt rõ hơn cái chủ thể được xưng hô( hoặc không

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí