Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 5


Cha tôi trổ rất nhiều cửa sổ Gió nồm nam thoải mái ra vào

(Cầu Bố)

Lòng tự hào thốt lên thành lời “ cha tôi đó…”, rồi để thấy được rằng: cha là hiện thân của lớp người ở một dân tộc anh hùng: “ cha tôi đó… dân làng tôi vậy đó - xả hết mình khi nước gặp tai ương”. Ta thường bắt gặp thơ viết về mẹ nhiều, mà ít khi thấy thơ về cha, đến bài thơ “Cầu Bố” của Nguyễn Duy- bài thơ có tiêu đề là tên cây cầu nhỏ bắc qua sông nhà Lê, nơi quê hương tác giả, nhưng lại viết về cha - phải chăng, cha cũng chính là phiên bản của “ Cầu Bố” Thanh Hóa - của quê hương. Nguyễn Duy viết về cha cũng không nhiều, chỉ thoáng qua thôi, song thơ viết về mẹ đằm đến bao nhiêu thì thơ về cha cũng nặng trĩu mến thương nhường ấy:

không răng…cha vẫn cười khì đời là rứa kể làm chi cho rầu

.….ruột ta thắt, mặt ta nhăn

Cha ta thì cứ không răng cười cười Ta đi mơ mộng trên đời

để cha cuốc đất một đời chưa xong”

(Về làng)

Tinh thần lạc quan hay sự nhẫn nại chứa lòng tin tưởng của người cha thoát ra từ chính lối sống ông cha. Nụ cười trong khốn khó nâng đỡ tâm hồn con, xoa dịu nỗi xót xa của con, cái “cười khì” như vô tư chứa đầy tâm cảm, đó là cái nụ cười nén đau thương lại để yêu thương. Một người cha rất cụ thể - cha của tác giả - nhưng mang dáng hình của bao người cha trên khắp nẻo quê Đất nước - một người cha bước ra từ truyền thống văn hoá dân tộc, và đó cũng là một nét khá đắt giá cho hình ảnh tổ quốc, quê hương trong trang thơ Nguyễn Duy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


Bài thơ Với cha là lời đối thoại giữa cha và con, một đoạn đối thoại không lạ trong cuộc sống giữa người cha và người con trưởng thành, nhưng bước vào thơ Nguyễn Duy ta thấy như đoạn đối thoại này không phải là cái gì hằng ngày bình thường nữa, mà trong lời của cha chứa sự thăng trầm của bảy mươi năm đời người- bảy mươi năm của quê hương đất nước. Cha không thể “ tiếc mà chi vườn cũ với cây già”, bởi đó là linh hồn, là máu thịt. Sự gắn bó giữa con người với quê hương được hình thành bởi thời gian với những biến động lịch sử. Để còn lại “ vườn cũ với cây già”, con người phải trải qua bao cuộc đổi thay, phải chiến đấu, phải hy sinh ngay cả mạng sống của mình để giữ lại. Những phút cuối cùng của cuộc đời không phải là phút hưởng thụ một cuộc sống khác mình, mà là phút tận hưởng cái thanh bình, nồng ấm, cái giá trị mà mình đã dày công dựng xây và giữ gìn. Lời đối thoại bình thường nhưng đã truyền lại tình yêu quê hương đất nước - thứ tình cảm nồng nàn của truyền thống dân tộc - cho muôn đời sau. Và chẳng cần đến “ bảy mươi rồi mới hiểu được lòng cha”, khi viết nên bài thơ này là lúc Nguyễn Duy muốn chia sẻ tâm cảm về quê hương thông qua lời cha với tất thảy mọi người con của Tổ Quốc.

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 5

Có thể nói, Nguyễn Duy dành những trang thơ khá súc tích và chứa đựng nhiều nỗi niềm về quê hương, đất nước, nhất là khi viết về cha mẹ. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi tình cảm và sự lớn lao của đất nước quê hương và cha mẹ đã hòa làm một, đồng hiện trong cảm xúc. Phần thơ này tuy không xuất hiện trong nhiều bài thơ, nhưng chính vì thế nó đã làm nên một góc riêng sâu đằm trong thơ Nguyễn Duy.

Nguyễn Duy không định nghĩa, không lý giải về đất nước, nhưng đọc thơ Nguyễn Duy ta thấy rất rõ mạch nguồn cảm xúc khá dạt dào, chảy tự nhiên như không nằm trong ý đồ tác giả. Một đất nước chân thực như còn nguyên mùi rơm rạ, bùn đất. Sở dĩ ca dao còn mãi bởi ca dao muôn đời là hồn


cốt quê hương, thơ Nguyễn Duy có chút gì như thế, nỗi niềm về mẹ - cha của ca dao, tình yêu của ca dao, và nỗi nhớ thương cũng của ca dao. Và ta nhận ra một điều rằng: cái bản chất sâu xa của đất nước quê hương trong thơ Nguyễn Duy chính là con người - chủ thể của văn hóa chủ thể làm nên mọi giá trị đất nước.

Đất nước quê hương qua những địa danh được nhìn một cách toàn diện hơn, không chỉ là quê hương- nơi sinh ra và nuôi dưỡng mình lớn lên mà một quê hương - đất nước, không chỉ có tình cảm của con người cá nhân mà còn bao hàm cả con người cộng đồng. Tuy nhiên cảm xúc đã làm nên sự kết hợp hài hòa khăng khít giữa riêng và chung - giữa cá nhân và cộng đồng. Miền đất nào cũng có những trăn trở, bởi nhà thơ đã ghé nỗi trăn trở của mình vào đó:

Đèo Cả…

… đỉnh núi thêm bia đá trông theo Thêm mùi hoa dại đi ngang gió Người đi hun hút bóng qua đèo…

Cái “ hun hút bóng qua đèo” ở cuối bài thơ “ Đèo Cả” như để lại một khoảng trống trong lòng nhà thơ, khiến ta cảm thấy có sự xót xa thương cảm với những số phận nơi đèo Cả. Rồi vết dầu bảy sắc “hoang mang” không chỉ là nỗi niềm riêng luyến tiếc cho sự thanh sạch của cảnh sắc mà là nỗi niềm chung của xã hội về môi trường.

Nhìn qua nhiều địa danh, đất nước được nhìn ở nhiều góc độ hơn. Nguyễn Duy không né tránh những phần hiện thực đang làm mờ đi những tên đất tên sông, mặc dù những điều này làm ông dằn vặt và có khi đau khổ. Yêu quê hương đất nước nhưng ca ngợi và bộc lộ tình cảm lại ít khi bộc trực mà kín đáo, phần nhiều nhờ cái e ấp của một mối tình ( “Sông Thao” “Lạng Sơn” “Đà Lạt một lần trăng”… ). Gần như miền đất nào cũng gắn với “ em”- “ em” và đất ấy đã đặt duyên nợ vào tôi để ra đi còn đầy lưu luyến. Dường như sự


sóng đôi này biểu hiện cái nhìn nên thơ của tác giả về mỗi vùng đất, đất là em- giống như người con gái đẹp làm mê đắm kẻ si tình, muốn chinh phục nhưng không nỡ rời xa, muốn được nâng niu, trân trọng.

Cuộc hành trình tới những miền đất khác nhau của tổ quốc đã mở ra cái phông rộng lớn về cuộc đời. Nguyễn Duy thả sức trải nghiệm và gom góp, cóp nhặt vốn sống. Tất cả được nuôi dưỡng trong tâm hồn nhân ái, những trang thơ viết ra giống như những trang tùy bút ở chỗ thật riêng. Cảnh thì thật như một điều hiển nhiên bởi tên đất luôn được biểu lộ trực tiếp, nói đến đất là ta lại nghĩ tới người, tới cảnh; còn cái riêng là ở tình người - nhà thơ coi cảnh như người để khám phá sức sống và tâm hồn của đất, mang đến cho độc giả thứ cảm xúc rất nhân văn. Nguyễn Duy với cách gọi tên riêng những vùng đất quê hương trong thơ đã làm gần khoảng cách với ca dao xưa. Ca dao gọi tên để ca ngợi nên vùng đất có đặc trưng gì là đưa vào, nó giống như cách“ lập thương hiệu” ngày nay, điều đó cho thấy tâm hồn mộc mạc, hồn hậu của ngày xưa:

- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh…

- Bình Định có núi Vọng Phu Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh

Thơ Nguyễn Duy có cái hồn hậu của ca dao nhưng không phải chỉ giới thiệu về vùng đất mà rộng hơn là hiểu biết, sâu hơn là yêu thương vùng đất ấy nữa. Nguyễn Duy đi nhiều, đến đâu cũng thấy yêu mến, bởi mang trong mình cái nhìn của con người khao khát được khám phá, và hơn tất cả đó là tình yêu quê hương đất nước làm nền tảng cho mỗi bước đi.

Đề tài quê hương đất nước còn được Nguyễn Duy khai thác ở hai đối cực: đẹp - đau thương. Đó vừa là cái nhìn thẳng thật của nhà thơ, nhưng cũng là cái nhìn mang đậm triết lí phương Đông - cái nhìn hài hòa âm dương. Vạn


vật đều sinh ra từ âm dương và vận động theo nguyên lý âm dương. Quê hương đẹp ở con người, ở đường nét màu sắc, ở vốn văn hóa, ở lịch sử, nên bên trong cái đẹp ấy là những khốn khó, khổ đau. Dường như trong đau thương quê hương càng bộc lộ được cái bản chất quý giá, giống như hạt ngọc trai. Nguyễn Duy đã nhìn thấy cả cát và ngọc, và nhìn thấy quá trình rút ngọc đau đớn. Vẻ đẹp và đau thương được thổi vào thơ Nguyễn Duy chân thực bởi bắt nguồn từ tâm hồn rất Việt Nam nhân ái, giản dị. Gần như đẹp và đau thương là hai đặc tính tất yếu của quê hương đất nước. Và điều mới mẻ của Nguyễn Duy chính là ở phương diện đau thương. Tác giả không ngại ngần mở lòng mình ra để cảm nhận mọi đau đớn của cuộc đời - của đất nước. Từ nỗi đau mất mát của chiến tranh, nỗi đau nghèo khổ do thiên tai, đến nỗi đau của một truyền thống đang mất dần đi những nét đẹp ngàn năm…tất cả bắt đầu được tìm ra từ những điều rất nhỏ. Một ánh mắt ăn mày, một chén rượu xuân, một ánh trăng suông. Và tất cả được nhìn thông qua một hình ảnh, một sự việc, chứ không biểu lộ trực tiếp nên“ bớt phần ca thán”, phải chăng, đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam - không ưa nói thẳng vào nỗi đau để còn phần lạc quan mà đứng dậy? Nhưng ở đây hãy khoan nói đến nỗi đau thương từ chiến tranh - nỗi đau lớn lao và vẫn còn âm ỉ này, hãy để dành phần sau, những nỗi đau thương còn lại cũng đã làm nên một Nguyễn Duy mới mẻ, riêng biệt. Dân ơi - Nguyễn Duy viết khi tết ở vùng quê bị lụt năm 1973 - bắt đầu bằng chút ấm lòng của tình người.

Lụt trắng đồng mà không trắng lòng Bạn đón tôi hoa đào và xôi gấc

Be tết không đầy nhưng không nhạt Uống rồi nghe có bão bên trong

Nhưng khi đọc bài thơ ta cảm giác như bên ngoài trời đang mưa bão. Nguyễn Duy không phải đứng ở phương diện một con người bình thường


nữa, tác giả muốn dang tay ra ôm trọn quê nghèo, những câu hỏi như xoáy sâu vào tâm can, hỏi cuống quýt vội vã như cơn gió bão táp vào lòng người. Hiện thực của quê hương được diễn tả bằng những câu thơ nhẹ nhàng, đơn giản, nỗi đau về sự đói nghèo như là cái gì quen thuộc lắm: “lại lụt”, “lại tỏng tong”, “lại lóp ngóp”, gộp laị làm thành cái “hoang lòng” - mênh mông không có một điểm tựa, không có chút ấm nóng. Bao nhiêu câu hỏi đấy chỉ để chia sẻ, để đau cùng bởi lực bất tòng tâm, làm sao có thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo?

Từ những năm 1980, Nguyễn Duy đã nhìn thấy một đối nghịch mà phần lớn chúng ta đều bị ru ngủ: Đất nước giàu có mà con người lại nghèo đói? Điều tác giả muốn gửi gắm là: Sự giàu có kia nếu không được “đánh thức” sẽ ngủ yên trong đất, sự quý giá sẽ trở thành vô giá trị, cao hơn nữa là đánh thức nhận thức của những con người đang yên trí mình sẽ giàu mà không chịu vận động. Hiện thực cuộc sống hiện lên trong “Đánh thức tiềm lực” là hiện thực về tư duy con người thời đại. Thấy được vẻ đẹp truyền thống, nâng niu và gìn giữ, nhưng nhà thơ cũng thấy được cái hạn chế được tích tụ bao đời, điều mà làm cho người khác hoặc là ngại nói, hoặc là không dám nói đến, ông mang khát vọng chữa trị những thứ bệnh truyền kiếp ấy bằng cách nói thẳng, nói thật, không dấu diếm:

Những cái đẹp thế kia em có chạnh lòng không?

Cái đẹp gợi về cái ngày xưa ngày xửa nhịp theo tiết tấu chậm buồn

cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa

Tác giả dùng cái phông cổ xưa để làm bật nhu cầu hiện đại, dùng sự đối lập giữa tiềm lực cần đánh thức và nguy cơ phải ru ngủ để lột tả chân thực từng đường nét cuộc sống. Đau thương của đất nước mà Nguyễn Duy nhìn


thấy là điều mới mẻ, mặc dù nó đã tồn tại hàng ngàn năm. Có phải do nó đã quá quen thuộc mà ta không còn nhận ra nữa?

Đề tài quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy được biểu hiện khá nhiều mặt, nó chứng tỏ một cái nhìn không đơn giản, hời hợt: nhìn từ bản chất, nhìn từ nhiều vị thế, nhìn bằng nhiều tâm thế…và còn một cái nhìn nữa: nhìn Tổ Quốc từ xa - đến đây Nguyễn Duy bộc lộ được nét cách tân đáng quý của mình: không bước theo một khuôn đường có sẵn. Thường thì khi người ta bước ra một cuộc sống mới lạ sẽ mặc sức tìm tòi tận hưởng, có người vui thú, cũng có người nhìn lại để so sánh, nhưng Nguyễn Duy nhìn lại để chiêm nghiệm, để thấy rõ hơn cái quê hương mỗi ngày mình vẫn sinh sống và suy nghĩ. “ Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người” [43], Nguyễn Duy là chứng nhân sinh động và chân thực cho câu danh ngôn này. Phải chăng Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ là cái nhìn gần khiến con người thấy mất mát, nhưng khi đi xa thì thật lạ : “có gì lạ quá đi thôi - khi gần lại mất…xa xôi lại còn”. Tổ quốc được nhìn từ xa là khi tác giả sang nước ngoài nhìn về quê hương và nhìn bằng nôĩ nhớ thương, cái nhìn lúc này có vẻ công bằng và khách quan hơn, bởi đất nước được đặt trong hệ thống các nền văn hóa dân tộc khác nhưng cũng trĩu nặng tâm cảm. Nhìn từ xa, Tổ Quốc hiện lên với vẻ đẹp ý vị của lối sống:

Cây sát bên nhà Nhà sát bên cây

Người con trai sát bên người con gái Đôi mắt em cười

Quê tôi gọi là mắt lá răm đấy…

(Rừng và phố)


“Mắt lá răm” không phải ở người con gái Việt Nam, mà lại ở nụ cười của người con gái Nga, vừa thể hiện cái nhìn trìu mến với “em” - không xa lạ mà gần gũi đáng yêu - lại vừa dâng trào một nỗi nhớ về quê nhà, về người con gái mắt lá răm tình tứ.

Tổ Quốc được nhìn từ xa đã tạo nên những mới mẻ trong cách cảm nhận về đất nước- quê hương. Thơ viết về Tổ Quốc của Nguyễn Duy vừa có chất trữ tình trìu mến, vừa có chất tự sự chân thực. Vì thế, nếu nói rằng: muốn hiểu rõ Việt Nam hãy đọc thơ Nguyễn Duy thì cũng không phải nói quá. Đất nước với con người, truyền thống, hiện đại…đều hiện hình sinh động trong trang thơ. Với đề tài này, Nguyễn Duy đã làm nên một đất nước quen thuộc, nhưng rất riêng Nguyễn Duy - chỉ Nguyễn Duy ta mới thấy một đất nước- quê hương toàn vẹn đến thế.

2.1.2 Đề tài chiến tranh

Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc là đề tài phong phú cho văn học, nhất là đối với lớp tác giả trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dâng hiến tuổi trẻ mình cho độc lập dân tộc trên khắp các chiến trường, phải chăng vì thế mà tác giả luôn có cái nhìn toàn vẹn về cuộc chiến? Hiện thực chiến tranh trong thơ Nguyễn Duy, nếu đem so sánh về mặt sự kiện thì chắc không thể nhiều bằng những tác phẩm văn học của Bảo Ninh, Chu Lai…nhưng hiệu quả cảm xúc thì không kém phần dữ dội. Nguyễn Duy là một trong những người mở đầu khuynh hướng phi sử thi - khuynh hướng đậm nét xuất hiện trong văn học Việt Nam vào những năm 80 của thế kỷ XX. Sau năm 1975, chấm dứt chiến tranh con người trở về cuộc sống đời thường, cuộc chiến tranh được nhìn dưới một lăng kính bình tĩnh và khoảng cách khách quan hơn. Chính vì thế xuất hiện cái nhìn phi sử thi - nhưng không có nghĩa là phủ nhận những gì đã có được từ trước - mà nhìn cuộc chiến ở nhiều mặt đối lập: bi- hùng, chiến thắng- chiến bại, anh dũng -

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí