Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 9


( Vớ vẩn )

Dù đứng ở phương diện nào thì con người cũng được nhìn với một sự thấu hiểu: nội tâm và thế giới- hai chiều đối lập ngày càng gay gắt và xa cách.

Cái Tôi có lúc nhìn con người bằng con mắt như phê phán - đó là những con người không riêng tư, vẻ đẹp không từ bên trong mà chỉ thuần hình thức: “Các em hơn hớn mặt hoa/ hớ hênh thân phận phơi ra chật đời” (Amsterdam, Mùa phơi), tác giả cho rằng đó là những con người không nên tồn tại trong cuộc đời nếu như từ hình thức đến tâm hồn đều không có gì để khám phá, để ngẫm nghĩ. Đó chính là cái “Dửng dừng dưng” ở con người mà tác giả cho là đáng sợ nhất. Nhìn thấy con người thời đại đang đánh mất dần đi lòng nhân ái, lấy những “cơn thần kinh” điên rồ của mình để tạo nên nỗi cô đơn tuyệt vọng. Cuộc giác đấu ở Arène chứa cái nhìn sắc sảo về con người hiện đại. Con bò mộng tưởng như vô hồn, song lại mang chiều sâu phê phán, bóc trần hiện thực lòng người. Sự đối lập giữa con và bò đấu, giữa một kịch bản đã soạn sẵn và một ngẫu nhiên đầy bi kịch, giữa một con người và một con vật, giữa sự khôn ngoan và một bộ não vô tư duy, đã bật lên cái dã man của con người và bất bình của cái Tôi chứng kiến. “Đàn bò giết chết nỗi cô đơn” - con người đang thoát khỏi nỗi cô đơn của mình hay đang nhân rộng hơn lên bằng những nỗi vô tình tàn bạo? Con người dửng dưng với mọi diễn biến của cuộc sống, đến độ tội ác cũng dửng dưng. Trong cuộc giác đấu này, nhân vật trữ tình là người cô đơn nhất bởi không có ai bè bạn, không ai đồng cảm và thấu hiểu những gì đang diễn ra trước mắt. Thấy được sự mất cân bằng trong nhân tính của con người, đồng thời với việc cảm thấy mình cô đơn, đó là tâm trạng của con người đứng trước thời đại, đón đầu và dự báo tương lai – một tương lai với những tâm hồn tự chán ghét chính mình, dửng dưng với chính mình.


Nhìn vào nỗi niềm con người thời đại, cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy khá nhạy cảm và tinh tế. Nếu trước đây đề tài hạnh phúc gia đình thường trong thơ tuyên truyền vận động, nhưng đến Nguyễn Duy, đã mở ra một cách nhìn rất mới về sự chia tay và hạnh phúc. Nỗi đau tan vỡ vẫn còn nguyên vẹn , song người ta thấy thanh thản, nhẹ nhõm hơn với sự lựa chọn của mình. “Tình ca cho người ly hôn” là lời sẻ chia và xoa dịu tâm hồn – những mảnh vỡ trong đời sống. Cái Tôi nhìn thẳng vào nỗi đau của người, không xoa dịu bằng cách nói những lời ngọt ngào để hạ thấp sự mất mát mà tìm ra nguyên nhân để chữa lành vết thương:

Đành ngắm niềm vui qua xác nỗi buồn Bình thản nhìn xa không hỏang hốt Đành tùng xẻo khối âm u phát độc

Thanh thoát người về không cản lối người đi

Nhưng trên tất cả là nghĩa cử cao đẹp mà nhà thơ dành cho cuộc đời: Đừng quên chúc tốt lành nhau em nhé

Và thơ ơi đừng sướt mướt làm gì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Trong cách nhìn con người của Nguyễn Duy có cái trầm ngâm của trải nghiệm, có cái đớn đau, lại có ước muốn tự nguyện hiến dâng làm thay đổi con người. Hiện tượng có thể không hoàn toàn mới mẻ, nhưng khi đi vào thơ Nguyễn Duy để những dòng suy nghĩ bước ra thì hiện tượng ấy lại mang những ý nghĩa sâu sắc và thời đại hơn. Đó chính là cái hiện đại mà Nguyễn Duy đã chuyển tải được vào thơ qua cái nhìn của cái Tôi trữ tình.

Đứng trước sự vận động, một tâm hồn không bao giờ chịu bình lặng như Nguyễn Duy ắt có lối suy nghĩ của riêng mình. Sự vận động có thể của thời gian, cũng có thể của con người, của xã hội. Nhưng thường Nguyễn Duy đặt con người trong tổng thể xã hội để thấy được sự tương quan giữa cái nhỏ bé - con người - với cái ồn ã của guồng quay cuộc sống. Sự vận động trong

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 9


thơ Nguyễn Duy thường để khẳng định một giá trị vĩnh hằng - đó là những giá trị tinh thần:

Mặt đất trên mặt ta rung rinh

Thành phố sống mấy khoảng đời dữ dội mấy lần xây lên…đổ sập xuống mấy lần lửa đạn tan đi… màu cây xanh tồn tại

Có khi sự vận động của thời gian lồng vào sức sống con người làm nên vẻ đẹp bất tử:

Thiếu nữ ấm như màu hồng trên má áo mỏng bập bùng

Vệ- nữ đi ngược nắng ngược gió Ta chờ…

Và thời gian vận động lại mang đến cuộc sống những điều bình thường, giản dị và an lành mà đáng quí biết bao:

Trước nắng

Vạn vật đều bình đẳng

Cành cây phơi cơn run rẩy sinh chồi Con chim phơi giọng hót

Con đường phơi bóng người

Sự vận động còn ẩn chứa nỗi niềm không hề mới mẻ : nỗi niềm về sự hữu hạn. Cảm thức về thời gian và đời người thì ngay từ thời Khuất Nguyên, Khổng tử (Trung Quốc) và các tác giả Việt Nam như : Nguyễn Trãi, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du… đã không nguôi trăn trở. Tác giả Thơ Mới Xuân Diệu đã viết “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”, đến Nguyễn Duy, nhà thơ cũng nhận ra sự bất lực tuyệt đối của con nhgười trước quy luật:

Vinh quang thoắt tỏ thoắt mờ


Người thoăn thoắt lá lơ thơ rụng dần Bùi ngùi lả tả tiền nhân

Ngôi sao hóa kiếp dấu chân ven đường

(Hollyood, 21.7.1995)

Nhưng cái mới của Nguyễn Duy là ở chỗ nhìn thấy cái vĩnh hằng là cái hư vô, bình thường và có khi vô thường nhỏ bé “ngôi sao hóa kiếp dấu chân ven đường”. Điều mà Nguyễn Duy nhận ra có vẻ biện chứng, bởi nhà thơ đã đánh giá được mọi vật ở mức tương đối, nhìn nhận sự vật ở cả hai mặt: cái hữu hạn và cái vô cùng đều có trong mỗi sự vật, không có cái gì là vĩnh viễn tuyệt đối và không có gì tuyệt đối hữu hạn - chỉ hữu hạn trong một giới hạn nào đó. Đây chính là cái nhìn về sự vận động rất riêng và hiện đại của Nguyễn Duy.

Cách suy nghĩ hiện đại ở cái Tôi Nguyễn Duy bắt nguồn từ một tâm hồn trữ tình kết hợp với một tư duy lôgich chặt chẽ, một khát vọng được dâng hiến những điều tốt đẹp để dựng xây cuộc đời. Ta thấy nhiều khi trong thơ Nguyễn Duy có cách nói “Tây tây” - cách nói nghắn gọn, song cái còn lại là cái phải suy ngẫm- một suy ngẫm thấm thía vào trong cả tấm lòng và trí não con người, một suy ngẫm khiến ta phải giật mình, bởi cái hiện thực hết sức ngắn gọn trong thơ Nguyễn Duy là cái hiện thực mà hàng ngày ta va chạm - rất đỗi thường tình:

- Một tờ lịch thế thôi

Lõm bõm thêm một ngày ta sống

Và trắng xóa thêm một ngày ta rụng

(Xác thời gian)

- Ngấp nga ngấp ngoáng kêu ma hóa ra ta gặp bóng ta trên đường

(Gặp ma)


Không gò mình vào một lối suy nghĩ “chính thống” nào, và không giữ con mắt nhìn đời dịu dàng mãi nữa, Nguyễn Duy nhìn như soi vào cuộc sống để bật lên những giá trị đích thực của cuộc sống, một cái nhìn chẳng giống ai bởi đôi khi nó thẳng đến trần trụi. Câu thơ Nguyễn Duy như ca dao hài hước:

Cõi phàm sấp ngửa quanh ta Thánh hiền thụt lưỡi triết gia gãi đầu

Anh hùng ngáp vặt từ lâu

Thi nhân nhả ngọc phun châu phều phào

(Nửa đêm)

Mọi giá trị đều được phát hiện ở mặt trái đáng buồn. Tác giả đã hạ bệ, đã đưa ra ánh sáng những: thánh hiền, triết gia, anh hùng, thi nhân… không chút nhượng bộ. Cũng có khi cái Tôi dấn thân tìm ra những tâm trạng đối lập ngay trong chính mình từ nmột đối tượng cụ thể: “Đường hầm qua biển Manche” vừa chứa cái nhìn ngưỡng vọng những phát minh của con người “Ta đang qua con đường không bình thường, không tầm thường”, nhưng đồng thời cũng nhận ra “lỗ đen thẳm sâu dưới đáy của đêm” khiến “hội chứng mù lòng tối chính mình”. Lời nói rất “Tây” của Nguyễn Duy đã che dấu kín đáo nỗi lòng thăm thẳm về cuộc đời, về con người của ông. Mặc dù lòng người không chút thờ ơ với mọi thay đổi, song lời thơ lại thản nhiên đến lạnh lùng, phải chăng đó là cái lạnh lùng chứa khoảng cách ngẫm suy? Với Nguyễn Duy không phải cứ hiện đại là tốt đẹp, là được ngợi ca, người ta đã ngợi ca nhiều còn Nguyễn Duy đã giành cho mình cái nhìn vào những góc khuất, những điều khó nói mà phải nói. Và cách nói của Nguyễn Duy vì thế có cái táo bạo mà tinh tế, thông minh - trong cách dùng từ giàu hình ảnh và biểu hiện được nét bản chất nhất của đối tượng được nói tới . Điều này được thể hiện rõ trong “Chùm thi sĩ” “chùm mộng du” “chùm tơ lụa”.


Nguyễn Duy xuất thân từ nhà nông, cái hồn quê ngấm vào máu thịt đã đành, trong bước đường dấn thân, Nguyễn Duy còn mang cái “hồn phố” mới mẻ hiện đại. Cái Tôi chân quê đi nhiều, hiểu nhiều tìm ra được bao cái đẹp của phố phường - nhưng một thứ phố phường “thứ thiệt”, “hồn phố” của hồn người và của lòng người chứ không hải là thứ phố xá “loang toàng”, ồn ã. Chính cái “hồn phố ” được “khai sinh” trên mảnh đất hồn quê mới mang một phong vị riêng, nó mới mẻ ngay trong hồn thơ tác giả và mới mẻ với chính những cái nhìn đương thời. Mà phải nói rõ thêm rằng : “hồn phố ” ở đây không giới hạn ở con người, phố phường trong thơ Nguyễn Duy mà là cái hồn khi thoát khỏi chân quê hiện tại hòa mình vào thời đại. “Hồn phố” Nguyễn duy, thường phóng túng có chút gì bụi bặm, cởi mở chân thành:

cực kì gốc sấu bóng me

cực ngon cực nhẹ cực nhòe em ơi đừng chê anh khoái bụi đời

Bụi dân sinh ấy bụi người đấy em

(Cơm bụi ca)

Đọc những dòng thơ trên chợt thấy Nguyễn Duy như đang đi ngược với chính mình ở những câu thơ “xưa”:

ngủ đi bạn ngủ đi em

ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mình

Không còn cái dịu dàng như lời ru nữa, mà cái Tôi đang “cơm bụi ca” đậm phố xá, một phố xá đầy nhân văn. Bởi đằng sau cơm bụi là “mốt nhà nghèo” - “nhà nghèo….vô tư” , là “bụi dân sinh” “bụi người”. Không thể phủ nhận một điều : dù ở thời nào, thơ Nguyễn Duy vẫn mang lòng nhiệt tình chia sẻ ra để đón đãi con người.

Chính mang cái “hồn phố” bắt gốc từ hồn quê truyền thống mà Nguyễn Duy - từ rất sớm - đã dùng ngòi bút để “đánh thức tiềm lực”. Sự linh hoạt và


đa chiều của “hồn phố” giúp cho cái Tôi có cái nhìn xuyên thấu bản chất để mà đánh thức những tiềm lực còn ngủ quên, “Đánh thức tiềm lực” là bài thơ buồn thương sâu sắc, có tác dụng truyền cảm lành mạnh, lay động lương tâm và va chạm những tâm hồn chai đá. “Bài thơ thấm thía của nỗi đau cao thượng và lạc quan, có thực, có sẵn trong nhân dân từ lâu rồi” (Nguyễn quang Sáng). Cái cách tân, hiện đại có lẽ tập trung rõ nét ở bài thơ này. Trước hết ở lối suy ngẫm hết sức chân tình mà táo bạo, thẳng thắn - những câu thơ như “búa bổ” - mạnh đấy nhưng người giương búa không phải kẻ ác mà thực sự nhân hậu - có thế mới dám giương búa lên để hòng thay đổi lối suy nghĩ đương thời. Ngôn ngữ thơ súc tích, ngắn gọn nhưng lại giàu sức gợi, ngôn từ không che dấu hiện thực - không khác hiện thực là mấy, cùng với thể thơ tự do với nhịp ngắt liên tục thay đổi đã tạo nên một bài thơ chuyển tải mọi ngẫm suy, trăn trở của nhà thơ với hiện thực xã hội đương thời:

Này, đất nước của ba miền cày ruộng Chưa đủ no cho đều khắp ba miền

Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực Tiềm lực còn ngủ yên

Và hơn thế nữa, suy nghĩ hiện đại của cái Tôi dấn thân dường như được kết tinh trong “Nhìn từ xa …Tổ Quốc”. Có lúc ta cảm như suy nghĩ của cái Tôi có pha màu tiêu cực, thiếu niềm tin nhưng trên tất cả - điều được khẳng định đó là “Dù có sao, đừng thở dài, còn da lông mọc còn chồi nảy cây”. Chưa có tác giả nào nhìn nhận lại mọi giá trị của tổ quốc như Nguyễn Duy, có thể nói đây là nhà thơ mạnh mẽ và dấn thân tự giác nhất trong tất cả các nhà thơ. Vượt lên tất cả, cái Tôi đã bộc bạch mọi lời gan ruột mình, bộc bạch bằng cả tấm lòng và trí tuệ. Đặt hiện thực vào trang thơ rồi phân tích, mổ xẻ hiện thực - đó gần như là nhiệm vụ của một cuốn tiểu thuyết, hoặc của một bài xã luận dài kỳ, xong chỉ với một bài thơ, Nguyễn Duy đã đem đến cho độc giả


những cái nhìn sắc sảo, thông tuệ về cuộc sống, về quan niệm, và về cả những lối mòn cuộc đời, để lại trong độc giả những day dứt khôn nguôi.

Bám chắc mọi biến đổi của thời đại, thơ Nguyễn Duy mới mẻ ngay ở “tính thời sự” vốn khô cứng. “Kim mộc thủy hỏa thổ” là một bài thơ như thế. Nguyễn Duy mang cái nhìn “vô cùng” hiện đại, dường như ông đã bắt kịp cuộc sống của con người thời hậu hiện đại. Môi trường của toàn cầu nhập vào suy ngẫm của cá nhân một con người - để thấy rõ vấn đề của mọi người. Con người luẩn quẩn, tù túng trong chính mình, rồi sẽ tự hủy hoại và giết chết chính mình. Nhưng cái Tôi như đang ngộp thở này cũng nhận ra sự trở về với hồn nhiên là lẽ sống:

Và ngạo nghễ khúc đồng dao nhăng cuội Lời trẻ con phấp phới ngũ hành kỳ.

Nguyễn Duy dấn thân theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là đi nhiều nơi - bất cứ nơi nào có thể, nghĩa bóng: lấy mình ra làm “thử nghiệm” để “rũ ruột gan” - cả hai nghĩa đều đưa lại cho Nguyễn Duy bề dày trải nghiệm và triết lý sâu sắc, đưa lại cho độc giả cái nhìn trọn vẹn, đầy đủ về mọi giá trị cuộc đời. Cái Tôi dấn thân đã in đậm dấu ấn trong thơ, cái Tôi của thời hiện đại bộc lộ đến cùng phẩm chất con người hiện đại, đó chính là cách tân mới mẻ trong thơ Nguyễn Duy.

2.2.2.3. Cái tôi tự vấn và trào lộng:

Trong khi thể hiện cái Tôi trữ tình, Nguyễn Duy - có lẽ đặc sắc nhất ở cái Tôi tự vấn và trào lộng. Chất trí tuệ và niềm lạc quan rất Việt Nam đã thẩm thấu vào tâm hồn, để trở thành một cái Tôi tự vấn sâu thẳm và trào lộng đầy nhân văn trong thơ Nguyễn Duy. Thơ là cảm xúc, là tâm hồn, là tất cả những gì nhà thơ ngẫm suy và thương mến, song với Nguyễn Duy thơ còn để bộc lộ những câu hỏi không phải bắt nguồn từ sự “mù tịt” mà bắt nguồn từ nỗi thất vọng, thậm chí tuyệt vọng. Trong thơ Nguyễn Duy, cái Tôi tự vấn

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí