Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Nguyễn Duy.


xưng hô) trong một bài thơ để thấy rõ mức độ cảm xúc tác giả. Trong luận văn này, chúng tôi xin phép được bàn về cái Tôi trữ tình trong thơ không phải ở phương diện “hóa thân” của tác giả, mà nó bao hàm tất cả những biểu hiện của một cái Tôi cá nhân, để từ đó thấy được cái riêng, cái mới của tác giả. Mà cụ thể bàn về cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy.

2.2.1 Cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy.

Trong thơ, Nguyễn Duy bộc lộ mình ở nhiều vị thế, có lúc là cái Tôi tự truyện, có lúc là coi mình là giọt nước nhỏ nhoi, có lúc ở phương diện nhà thơ, có lúc lại là một khán giả xem trò đời…Tác giả nào cũng cố bộc lộ cho được cái riêng mình - tất nhiên bởi đó là yêu cầu của nghệ thuật chân chính và sự nghiêm túc của mỗi người nghệ sĩ. Với Nguyễn Duy, sáng tạo, phát hiện cái mới mẻ cũng chỉ nằm gọn trong cái truyền thống. Cách tân của Nguyễn Duy chính là làm phong phú, sinh động và “lấp lánh” thơ trữ tình. Để đạt dược những cái mới “không làm cho người khác thấy sợ, phải vòi vọi ngước lên, mà làm choi mọi người có cảm giác mình cũng làm được thế…” Thơ ông đã biểu hiện “đến cùng” cái Tôi in đậm dấu ấn chân quê truyền thống, cái Tôi dấn thân với cách suy nghĩ hiện đại, và cái Tôi tự vấn và trào lộng.

2.2.1.1 Cái Tôi in đậm dấu ấn chân quê truyền thống.

Bây giờ (2008), làng Quảng - cầu Bố ít người làm men rượu, làng thành phố, thành phường (phường Đông Vệ), nhà cửa san sát cạnh hồ, cạnh đài tưởng niệm, cạnh trường, cạnh chợ…Làng Quảng của Nguyễn Duy giờ là Nam thành - thành phố Thanh Hóa, thành ra thơ Nguyễn Duy là cái bảo tàng vững chãi nhất để lưu giữ những gì cổ xưa, cổ kính của quê hương. Quê hương đổi thay và chính nhà thơ cũng thay đổi “chỗ ở” từ sớm, mà cái gì có được ở tuổi thơ thì sẽ còn mãi mãi, nên vì thế trong thơ Nguyễn Duy, cái Tôi in đậm dấu ấn chân quê truyền thống phải được nói đến dầu tiên, nó như một nỗi niềm thường trực, không chỉ những năm còn ở quê, những năm đầu tiên


xa quê, mà ngay cả thơ sau này và khi không làm thơ nữa, dấu ấn chân quê vốn ăn sâu, bắt rễ từ chính quê hương mình vẫn in đậm trong cái Tôi trữ tình nhà thơ.

Trước hết, cái chân quê được lấy ra từ chính mình. Những dòng thơ như những dòng tự truyện viết về tuổi thơ, tuổi trẻ. Đọc những dòng thơ này, ta không cảm thấy xa lạ, những người sinh cùng thời với Nguyễn Duy như được gặp lại bạn mình, nhà mình, những gì gắn bó với cái Tôi tự truyện ấy cũng như đã gắn với mình. Dù phải đi ngàn dặm cũng bắt đầu bằng một bước chân - Nguyễn Duy gìn giữ cái bước chân đầu tiên ấy lắm, bởi đó là quê hương với cha mẹ, với đồng đất, với tuổi thơ mình. Khi viết về những ngày xưa thơ bé, ta bắt gặp một Nguyễn Duy xưng “Tôi” đầy tự tin, nhưng dịu dàng, đăm thắm mà có chút gì ngậm ngùi, tiếc nuối, lại có gì đầy trân trọng, tự hào:

Con dấu chìm chạm trổ tận trong xương Thời thơ ấu không thể nào đánh đổi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội có một miền quê trong đi đứng nói cười

Tuổi thơ hiện lên với một loạt sự kiện hết sức chân thực, đáng yêu của trẻ nhỏ: câu cá, níu bà đi chợ, bắt chim, trộm nhãn, chơi đèn Cây Thị, xem lễ đền Sòng.. nhưngđược kết tinh lại ở tình cảm của “Tôi” đối với bà ngoại. Cái tôi trữ tình đầy ngậm ngùi khi nhớ tới bà - cũng chính là tuổi thơ đẹp đẽ - bà đã dành tất cả những gì ngọt ngào cho tuổi thơ “tôi”, còn nhận về những phần cơ cực. Nhớ tuổi thơ gần như là biểu hiện rõ nét và sâu sắc nhất cho cái tôi chân quê truyền thống. Ở tuổi thơ đó có quê hương tác giả nói riêng và mọi quê hương trên đất nước còn ở cái thời chân chất thuần hậu. Cái khái niệm hiện đại vẫn còn chưa chạm vào lối sống và nếp nghĩ con người. Tuổi thơ của riêng tác giả nhưng có vóc dáng từ ngàn đời trước: có cánh cò, bát ngát cánh

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 8


đồng, cỏ và lúa, hoa hoang, quả dại, luống cày, phơi ải, bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân xưa…Cái Tôi tự truyện bắt đầu với tuổi thơ, từ trong cảm xúc đến cụ thể, nhớ quê ngoại, nhớ nhà mình, nhớ bà, nhớ mẹ, nhớ cha. Và nhớ tới cả cái “ xó bếp” như tầm thường mà lại chất chứa những tình cảm cao cả về mẹ. Nếu nói đến tuổi thơ, quê hương mà không nói về mẹ thì gần như mất đi cái ngọt ngào, sâu đằm của tình thương. “xó bếp” ấy cũng là biểu tượng quê hương, “Nơi ấy” có mẹ nhễ nhại mồ hôi với đàn con lóc nhóc khóc cười. “Nơi ấy” hiện lên cái lối sống của bà- lối sống của quê hương:

Cơm nếp cứ thơm, canh cua cứ ngọt con cá kho dưa, quả cà kho tép

gạo chiêm ghế ngô, gạo mùa độn khoai

và “nơi ấy”- cái xó bếp nhá nhem - là “ngọn lửa giữ qua đêm dai trong trấu, âm ỉ lòng ta đến bao giờ”. Câu thơ như lời khẳng định cái vị trí độc tôn của quê nhà trong lòng tác giả. Nhà thơ đã coi tuổi thơ quê hương là máu thịt, đã góp phần làm nên tâm hồn con người, còn hơi thở thì còn nhớ thương. Và dường như càng “già nua” bao nhiêu thì tuổi thơ lại càng là miền không gian - thời gian khát khao được trở về bấy nhiêu. Tuổi thơ là bước chân đầu tiên và cũng là chốn trở về cuối cùng. Đọc thơ Nguyễn Duy, quê hương như là mạch nguồn làm nên những trang thơ lay động lòng người. Quê hương, nhất là vùng nông thôn, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên là cái nôi nuôi dưỡng cái Tôi chân quê truyền thống - một cái Tôi mang nỗi nhớ cội nguồn suốt “tận cùng chân thật”, cái tôi với cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm đều rất chân quê. Đến nỗi ta cảm như nhiều lúc, Nguyễn Duy coi những gì thuộc về ngày xưa là còn giá trị. Trong cái chân quê ấy, có chất ngọt ngào, đằm thắm, có cái êm ả, dịu dàng của dòng sông mẹ, có cái ấm áp thân thuộc của khói rơm, có cái cay nồng hơi rượu, và có cái phóng khoáng giản dị của những cuộc đời bần nông. Cái cơ sở hun đúc nên chất chân quê, đó là tình yêu vô bờ với quê hương, nó trở


thành “kim chỉ nam” cho mỗi bước đi sau cái bước đầu tiên ấy. Dù sau này có đi đâu, làm gì, và có như thế nào thì “trọn kiếp người” vẫn “chập chờn nguồn cội”, chính vì thế mà trong trang thơ Nguyễn Duy mới mang đậm dấu ấn chân quê truyền thống.

Trong cách nhìn của Nguyễn Duy, có cái nhìn của lối sống của cha ông. Nhìn tre không chỉ thấy cái màu xanh yên ả, thấy cái sức sống mãnh liệt mà thấy cả cuộc đời người Việt, cũng giống ông cha xưa, nhìn cánh cò thấy thân phận con người. Những cái ở quanh ta, nếu ta không tìm mà hiểu đến phần ẩn dấu thì sẽ không bao giờ thấy được cái phẩm chất tốt đẹp, sự đồng dạng trong cái nhìn của Nguyễn Duy và cái nhìn truyền thống đó là thấy mình

- thấy cuộc đời ở trong những điều gần gũi, giản dị, thấy một cách sâu sắc, mà chân thật. Một tấm lòng nhân hậu, tấm lòng sinh ra từ ruộng đồng, nên đi đâu cũng mở lòng ra để đón nhận những gì thuần hậu, cũng cố nhìn sâu vào cuộc đời để thấy sáng lên tấm lòng con người. Đó là những gian hầm kèo che máu che xương cho người qua đường, song, nhà thơ đã nhìn thấy cái đằng sau nó: “ thương ai dỡ những mái nghèo”, rồi “vẫn lặng thinh với cỏ rêu bên đường”. Có mấy ai thấy được cái “mái nhà lợp tranh” trong hầm chữ A? bởi phải mang con mắt ngẫm suy và tám lòng biết chia sẻ mới nhận ra được phần đẹp đẽ sau mỗi cách nhìn.

Cái tôi trữ tình bộc lộ chất chân quê từ bản thân mình không chỉ ở tuổi thơ gắn với ruộng đồng, ở tấm lòng nhân hậu khẳng định cái chất quê như được thừa hưởng từ huyết thống:

sớm mai đánh bệt trước thềm

đứ đừ phun khói thuốc lên tận trời

Cái ngồi “đánh bệt” trước thềm cùng với cách thưởng thức thuốc lào “ngẩng đầu đưa khói vào mây, nghênh ngang hiền triết thuốc lào thăng thiên” cho ta thấy một tư thế và một tâm thế lúc nào cũng sẵn sàng trở về hòa vào


với lối sống dân dã, quê mùa. Nhà thơ bộc lộ mình rất“quê” không chút e dè, giấu diếm, gần như là niềm hạnh phúc và tự hào với những gì mình còn giữ được. Và khi trở về với cội nguồn, người như thốt lên niềm vui sướng có chen nỗi ngậm ngùi xa xôi, nhung nhớ: “rơm rạ ơi ta trở về đây”. Phải chăng, rơm rạ là quê hương, rơm rạ là những kiếp người nhỏ bé suốt đời gắn với đồng ruộng quê hương. Gọi tên cái bình thường bằng những tình cảm thương yêu như thế, chắc chắn trong cái bình thương ấy phải ẩn chứa điều gì lớn lao, sâu nặng hơn. Thật độc đáo, riêng biệt với cái Tôi - Nguyễn Duy ra khỏi mình để sống một cuộc đời khác - “cuộc đời thần tiên nào”. Thực tình “sống thử” để nhìn lại mình để thấy cái giá trị của cuộc đời mình. Nhưng nỗi nhớ đã tràn về, nhớ chính mình - dù đó là cuộc đời nghèo khó, bụi bặm, cuộc đời không có gì tròn đầy viên mãn, và cuối cùng “ta” không thể “sống nổi đời người khác”, bởi đơn giản: “ta nhớ cuộc đời ta - bụi bặm quê nhà”. Hiếm có một nhà thơ nào thẳng thắn với nỗi niềm chân quê như Nguyễn Duy. Bởi cái chân quê ấy là thơ, là cuộc đời ăn sâu, bén rễ trong con người nhà thơ, đó gần như là một miền thiêng mà lại mộc mạc giản dị trong tâm hồn thi sĩ. Cách tách mình này cũng chính là một cách để khẳng định chất chân quê trhường trực và sống động. Đó cũng là một biểu hiện của cái Tôi chân quê - được mở rộng về không gian và sâu đằm trong suy nghĩ. Khát khao “được yêu như thể ca dao”, yêu trong sáng mà vẫn “lăn lóc la đà”, “ đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời”. Tình yêu là cái mà ngàn đời văn thơ vẫn khai thác và con người thi không thể sống mà thiếu tình yêu, nhưng cái tình yêu ở mỗi thời mỗi khác, thời ca dao khác cái thời đã nhiễm “SIDA”. Cái Tôi trữ tình nhận rõ được rằng “ bao giờ cho tới ngày xưa” để mà tiếc nuối, bởi thời gian có bao giờ quay trở lại, ao ước chỉ để khơi dậy lại cái đẹp xưa, để thưởng thức và tưởng niệm. Cái ngày xưa còn trong nỗi nhớ, còn hiện tại - nhân vật trữ tình để lại lời nhắn nhủ ca dao “không trầu mà cũng chẳng cau, làm sao cho thắm môi nhau thì làm”, bởi


không thể thể ngăn cản được những cái tôi tự do, muốn thoát xác khỏi nếp truyền thống bị coi là cũ kỹ. Lời yêu thầm kín đáo và ý vị rất phương Đông vốn giống như hòn than được ủ kín, nay được đem ra thổi bùng lên thành ngọn lửa rồi tắt ngấm. Nguyễn Duy mang nỗi niềm “cái mất đi như thế này sao, bất kể ngày đêm” ( Khổng Tử), nhìn thấy cái đẹp bị hủy hoại nhưng không có cách nào cứu vãn ngay được, bởi âu đó cũng là một thứ quy luật khắt khe của cuộc sống. Chính vì mang cái nhìn chân quê nên cái Tôi- trước cuộc vận động đa phương của cuộc đời- thường nhận lại sự xót thương và phản ứng bằng cái nhìn hết sức góc cạnh, tinh tường và sắc sảo: “ta đan làm sao hết lỗ thủng định mệnh, em thoát làm sao khỏi cơ chế thị trường”. Và để “ giải thoát” cho ẩn ức của mình, nhà thơ đưa “hồng nhan. Những cái “nhìn nghiêng” “ nhìn xiên” “ nhìn he hé” “ nhìn chừng mực”…làm gẫy gập cái nhìn thành thật đáng trân trọng. Hai giá trị đẹp đẽ nhất của con người: tình yêu và “hồng nhan” được đặt đối xứng xưa - nay qua cái “tôi” chân quê trữ tình đã làm bật lên ước muốn được giữ nguyên dạng những giá trị tinh thần và thể chất của dân tộc.

Cũng có khi nỗi tiếc thương giá trị văn hóa truyền thống được thể hiện qua sự ra đi tình yêu- để lại nỗi nhớ hụt hẫng, mất mát, cái gì cũng dở dang, trống rỗng, đơn điệu vô nghĩa: “hai mà một, một mà hai một mình” là con người hay là sự thiếu hụt của những giá trị? Những giá trị văn hóa và tình yêu được lồng vào nhau trong “Mỗi”, thành ra nỗi mất em như rộng hơn ra, còn những nỗi niềm: cánh đồng- rạ rơm, sân đình - trống chèo, dòng sông - con cá

- thuyền chài, trúc xinh, thầy đồ cóc… lại trở nên sâu đằm. Dù ở điệu lòng nào thì bài thơ cũng chứa chất bao hình ảnh văn hóa Việt, đồng thời là tình cảm của một người con đất Việt.

Cái tôi in đậm dấu ấn chân quê trong thơ Nguyễn Duy biểu hiện ở các phương diện: nỗi nhớ về tuổi thơ gắn với quê hương như lời khẳng định chân


quê là một phần tâm hồn tác giả coi cái chất “quê mùa” trong mình là niềm tự hào, được thừa nhận, được truyền lại, cách cái tôi nhìn cuộc đời - lấy chân quê truyền thống làm cái gương phản chiếu hiện thực để thấy được mọi giá trị đích thực còn lại…Và trên tất cả những phương diện này là cái tôi tâm tình, nhắn nhủ. Những lời thơ mang nỗi ngậm ngùi, như phân trần nhưng cũng như tự nhủ, như lôi kéo con người trở về, gần gũi bởi những giá trị của cha ông:

- Thôi ta vê với mình thôi

Chân trời đành để chim trời nó bay

( Đường xa)

- Vọng chi ở phía chân mây Người xưa hóa đá người nay hóa gì

( Vọng Tô Thị)

Cuộc hành trình của nhà thơ dài, cả thời gian và không gian, nên cái nhìn toàn diện về truyền thống được tích lũy và bảo tồn. Càng xa tổ quốc thì những giá trị đẹp đẽ càng được khẳng định, chính vì vậy, những lời tâm sự mới chân tình, chân thực, mà cũng đầy hối thúc, như cầm lấy tay ta mà thức tỉnh.

Nguyễn Duy nhắc lại một lần nữa nỗi niềm chân quê của Nguyễn Bính: “hoa chanh nở giữa vườn chanh, thầy u mình với chúng mình chân quê”- nỗi niềm ta khắc khoải trong thơ, gợi nhắc cho mình và cũng cho người về cái cội nguồn dân dã, thấm đẫm tình người. Đọc thơ Nguyễn Duy, ta thấy cái Tôi mang một tâm trạng vời vợi thường đứng ở trong tâm thế khá khiêm tốn để ngẫm nghĩ, suy tư, để nhận chân những giá trị cuộc đời. Cái tôi khao khát giữ lấy những gì đã qua, hay đang leo lét sống, bởi đó là bản thể của tâm hồn dân tộc, mà tâm hồn nhà thơ được sinh ra ở đó. Chính ước nguyện và lòng mong mỏi này đã làm nên những dòng sâu đằm, tha thiết, một Nguyễn Duy mang đậm dấu ấn chân quê.


2.2.1.2 Cái Tôi dấn thân với cách suy nghĩ hiện đại.

Chất chân quê của Nguyễn Duy không chỉ ở những dòng thơ tự bộc lộ mình “rất quê”, và những dòng thơ đượm màu sắc quê hương làng cảnh. Mà nó còn biểu hiện rất máu thịt trong cách nhìn đời của ông. Chính vì thế, chất chân quê ở nhà thơ không phải là một giá trị bất biến. Trung thành và yêu quý cái truyền thống đẹp đẽ nhưng không phải lúc nào cũng nhìn truyền thống trong khung khuôn khổ và quay lưng lại với những giá trị hiện đại. Không phải cứ ở nguyên một chỗ để ngợi ca và như thế mới là giữ gìn truyền thống và trau dồi cho mình chất chân quê, Nguyễn Duy dấn thân trên tất cả những con đường- con đường tính chiều dài bằng kilômet, con đường khám phá, ngẫm suy của tư duy để “học một sàng khôn” về bản thể, về cuộc đời. Chính vì những cuộc hành trình này đã đưa lại cho nhà thơ cách suy nghĩ hiện đại, thậm chí vượt thời đại để sống bằng cả tấm lòng và trí não. Hiện đại trong cách nhìn về con người, trong cái nhìn về sự vận động xã hội và trong cách đánh giá giá trị cuộc sống.

Bên cạnh cái Tôi tự truyện còn có một cái Tôi thoát ra khỏi bản thể, nhập thân để nhìn nhận con người. Trong cái nhìn con người của Nguyễn Duy có ánh nhìn khá nghiêm khắc, ánh nhìn thể hiện sự cân bằng. Có lúc biến mình thành “hạt bụi”: “ Bụi thần thành nhấp nhánh rơi/ Bình tâm làm hạt bụi người mà bay” ( Louis14.6 1995) để được nhỏ nhoi, được tự do và bình tâm trong cái “rối trời” hiện tại. Có lúc hóa thành nắng ấm “ta phù phép hóa thân thành nắng ấm/ phủ làn da run rẩy đón mặt trời”( tí tẹo Bắc Âu) để bù đắp cho “ thiếu thốn mặt trời” của đất và em…có lúc ước là giọt nước… lại có lúc cái tôi đứng ngay trong mình để thấy sự gào thét của tâm hồn trong thế giới câm lặng :

Một câm trơ đá tảng cô đơn

Một con nít trong đá tấm tức đòi mẹ nó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023