Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 6


hèn nhát, thậm chí chết chóc được nhìn thẳng, thật và khai thác nhiều hơn cả. Càng khắc họa đau thương rõ nét bao nhiêu lại càng xây dựng cái oanh liệt hào hùng trung thực bấy nhiêu. Chiến tranh là một phần biểu hiện về đất nước

- ở phần đau thương nhất, mà cũng hào hùng nhất. Đề tài chiến tranh trong thơ Nguyễn Duy là một trong những đề tài lớn, chủ yếu được xây dựng ở cái nhìn trực tiếp từ cuộc chiến tranh và cái nhìn hậu chiến. Dù xây dựng trên cái nhìn nào, tác giả cũng mang lại cho độc giả những tiếp nhận mới đầy xúc động.

Trước hết, đề tài chiến tranh được biểu hiện bởi cái nhìn trực tiếp từ cuộc chiến. Phải khẳng định ngay một điều rằng cái nhìn trực tiếp đầu tiên, Nguyễn Duy không thể nói khác đi hai chữ : khốc liệt. Nếu Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh có cái ám ảnh của mưa và máu, thì Nguyễn Duy có ám ảnh cát, rồi ám ảnh trắng về cái chết. Hai bài thơ Ám ảnh cát Giấc mộng trắng viết về chiến tranh, nhưng ra đời sau chiến tranh, như lời khẳng định về lời ám ảnh - những ám ảnh khắc sâu và dai dẳng trong trí nhớ. Cát trắng Quảng Trị - cứ nuốt đi một cách vô tình, tàn nhẫn những giọt máu tươi, giọt máu của những con người hi sinh cho Tổ Quốc. Cát vẫn trắng như chưa có “Bom đạn đỏ một mùa hè Quảng Trị”. Cùng với hình ảnh cát là hình ảnh người mẹ “bồng trái dưa trọc lốc” kiệt quệ, khô héo dần với thời gian và nỗi đau mất con. Một nghịch lý khó có thể chấp nhận, lại buộc phải thừa nhận ở hiện thực chiến tranh: “con chết trẻ làm liệt sĩ - mẹ sống già làm ma giữa đời”. Sang đến “Giấc mộng trắng”, tất cả được trùm lên một màu trắng vô vọng và chết chóc: trắng rừng, trắng ve, trắng hoa lau, trắng răng và trắng xương. Nỗi ám ảnh tràn vào giấc mộng- giấc mộng mang sắc lạnh và cô liêu… tất cả góp thêm phần biểu lộ đau thương cuộc chiến:

Cồn Tiên áo trắng qua cầu

bạn tôi nằm dưới trắng phau Đông Hà


Đó là cái chết được nhìn sau chiến tranh, cái chết còn lại trong cảm giác, lạnh và rợn, còn cái chết được chứng kiến trong chiến tranh lại gợi một sự bất ngờ, như tiếng khóc cụt, không cất lên thành tiếng được:

…..Sốt cơn ác tính chín da

Chiều hôm sau bạn tôi qua đời rồi Đung đưa cách võng không người Treo trong không khí một lời dở dang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

cánh võng không người” sẽ lại là một hình ảnh ám ảnh trí nhớ người đọc. Bao nhiêu hy vọng về tình yêu của người trai trẻ trong sáng và say mê bị chôn vùi cùng với sự sống. Cái chết đến nhanh và bất ngờ, tưởng như chàng trai chưa kịp tắt nụ cười mộng mơ khi nghĩ tới người yêu nơi quê nhà. Cái chết đã đến rồi, dù bao nhiêu ý nghĩ còn chưa kịp thổ lộ. Thương tâm gợi nên từ cái chết, nhưng hơn cả là từ cái non tơ đầy sức sống bị vùi chôn. Viết về cái chết để thấy được cái hào hùng anh dũng của những hy sinh. Khốc liệt của chiến tranh biểu hiện rõ nét nhất ở cái chết - chết thể xác của những người ngã xuống và cái chết tinh thần của những người còn sống. Khốc liệt của chiến tranh còn ăn mòn vẻ đẹp thanh xuân những chàng trai, cô gái:

…Vài ba năm bốn năm năm

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 6

Em tôi bảy tám mùa xuân rừng già Sốt nhiều mai mái nước da

Cái thời con gái đi qua cánh rừng

Cái đối lập giữa “mắt huyền”, “ngơ ngác” với “mai mái nước da” gợi nỗi nuối tiếc đến quặn lòng. Chiến tranh reo rắc đớn đau vội vã, bất ngờ, và gặm nhấm dần sức trẻ, con người chỉ còn sống với một mục đích duy nhất là sống để hy sinh.

Rồi hình ảnh những người con trai: “ở đây có những người con - mang theo cái nõn nòn non lên rừng”, cái non như bấm vào được, cái non dễ


bị tổn thương, liệu có chống chọi lại với nỗi nhớ màu xanh hay chính là sự thiếu hụt những giá trị vật chất và tinh thần được không? Bài thơ tràn một màu xanh nhưng cũng tràn nỗi nhớ. Màu xanh và nỗi niềm hòa quyện lại da diết bao nhiêu, càng xót xa bấy nhiêu. Chúng ta đều hiểu, cái “nõn nòn non” kia rồi cũng sẽ bị chiến tranh “nuốt chửng”.

Những hình ảnh về bom đạn không nhiều, dữ dội thì cũng chỉ đến thế

này:


Khói ngòm suốt giải Trường Sơn thép tuôn xuống đất đất tuôn lên trời đất vụn tơi đá vụn tơi

vực sâu đầy lại ngọn đồi thấp đi

(Nắng)

Nguyễn Duy đi vào cái khốc liệt của cuộc chiến qua cái chết và qua nội

tâm con người. Chẳng đâu chân thực bằng suy nghĩ của con người trong cuộc chiến. Người chiến sĩ trong thơ Nguyễn Duy không bị ép nén lòng lại, họ được tự do cảm xúc, từ tình yêu, nỗi nhớ đến ước mơ khao khát và đến cả nhữn ám ảnh rợn người. Từ những cảm nhận chân thực của con người mà ta thấy được cuộc chiến tranh hiện lên với đầy đủ góc cạnh sáng tối. Trong chiến tranh người ta tránh nói nhiều về nỗi buồn, sự mất mát, Nguyễn Duy cũng không nói nhiều, song cũng không giấu diếm bởi đó là kết quả tất yếu từ sự tác động của hiện thực vào lòng người:

Giọt nhớ cứ nhỏ nhẻ rơi

Giọt mong rả rích nhão lời tha hương Giọt vui lốp bốp ồ tuôn

Sau mưa bộp một giọt buồn vĩ thanh

“Giọt vui ồ tuôn” vội vàng không còn dư vị, mà để lại phần vỹ thanh là “giọt buồn”- chỉ có “một giọt” thôi nhưng làm ướt cả bài thơ. Nỗi buồn đa


nghĩa, nỗi buồn của người xa quê, buồn giữa cảnh và người, buồn vì ngày mai chắc đâu đã hết buồn?

Đó là nỗi niềm của chiến tranh của những chàng trai, cô gái, mang hết sức trẻ và lòng nhiệt huyết cho chiến thắng cho chính nghĩa của dân tộc. Những chàng trai cô gái: một là hy sinh- hai là trở thành con người nửa đời Vịêt Bắc, nửa đời Trường Sơn”, “nửa đời dãi nắng dầm mưa, bàn chân không nghỉ mà chưa tới nhà”. Khát vọng cháy bỏng của một con người trong cuộc chiến là được trở về mái nhà yên bình. Nhưng ở đây, Nguyễn Duy đã nói lên cái sự thât khốc liệt của cuộc chiến: khát vọng thành vô vọng. Sự khốc liệt của chiến tranh không chỉ ở mưa bom bão đạn mà ở cái đằng đẵng kéo dài, nó giăng sự sống con người vào cuộc chiến:

Vợ con còn cách trời xa

Cha già nghìn núi, mẹ già trăm sông Đến đây gió cũng đi vòng

Ngoằn theo khoeo núi ngoèo trong khuỷu rừng.

Lộ trình của gió giống như hành trình của người phải vượt qua sự lắt léo của đại ngàn, giống như con người phải trải qua khổ cực của cuộc chiến tranh. Liệu khi ra cánh rừng, gió có còn nguyên hình hài của gió? Tuy vậy, đọc những dòng thơ Nguyễn Duy, ta không thấy có gì than thở bi ai, con người im lặng, thầm lặng vượt qua và trong mình cháy bỏng khát vọng hoà bình. Đó là sức sống mãnh liệt làm nên chiến thắng, dù ngày mai có còn mình cho cuộc chiến hay không. Con người đã dốc những hạt sức lực cuối cùng, thế mới thấy cái cần thiết phải hi sinh và thấy được mức độ ác liệt của cuộc chiến. Chiến tranh đặt dấu ấn trong lòng người và trong đất, ở đâu cũng đau thương, cũng đỏ máu. Đất vô tri nhưng tưởng như cũng biết chảy máu, cũng biết quằn lên vì đớn đau “bom đào đất đỏ, đỏ au”- màu đỏ làm nhức nhối tâm can này lại trở thành giếng hồng để tuôn một dòng nước xanh lặng lẽ. Hai hình ảnh


thực nhưng đã hoá thành biểu tượng cho đất và người Việt Nam: trong đau thương con người đẹp hơn lên bởi lòng người từ bao dung và “đau thương mấy cũng ngọt lành bên trong”- đó là sức sống tiềm ẩn, sức sống không thế lực nào tiêu phá, khuất phục được.

Song hành với những khốc liệt của cuộc chiến là lòng người trai trẻ - mang bóng dáng của tuổi trẻ chính nhà thơ - với niềm tin và tình yêu cuộc sống.

Cuộc chiến tranh được Nguyễn Duy khai thác mang tình yêu tha thiết, thấm thía, nó không nhiều sự dữ dội của âm thanh, đổ vỡ và náo loạn, đó là bởi vì Nguyễn Duy xuất phát từ cái nhìn trong bản chất, hiện tượng, đôi lúc chỉ có tính chất phụ họa thêm, và cái cuối cùng được khẳng định là cái thuộc về bản chất - những giá trị tốt đẹp của mảnh đất quê hương và con người Việt Nam. Người trai trẻ đối mặt với tất cả những đe dọa và thực tế của chiến tranh. Song cái khát vọng chinh phục sức sống và tâm hồn đã giúp họ khẳng định được niềm tin của mình - niềm tin về chiến thắng và niềm tin về một cuộc sống yên bình. Trong chiến tranh những giây phút im tiếng súng là những giây phút hiếm hoi quý giá, hơn lúc nào hết, con người bắt đầu nghĩ về sự sống. Nguyễn Duy đã “chớp” được những khoảnh khắc vô giá này. Có thể nói: chính cái tĩnh lặng diễn đạt tốt nhất cho cái hỗn loạn của chiến tranh, những suy nghĩ về sự sống biểu hiện sâu sắc nhất về cái đã mất. Hãy xem cách “lính tráng” tận hưởng ánh trăng - giống như một cậu bé ngủ quên ngoài sân nhà - vô tư và yên bình:

Trăng đầy ăm ắp không trung

Cành cong tí tách rơi từng giọt trăng Thôi đừng che nữa mái tăng

Đêm nay ngủ với ánh trăng đầm đìa


Ẩn sâu trong vô tư là khát vọng trở về quê nhà được nằm dưới trăng như thuở bé, giây phút thoát li hiện thực này khiến cho cuộc chiến như dịu lại, lòng người như được bồi đắp thêm sức sống, gửi hết suy nghĩ vào trăng. Khoảnh khắc quý giá biến anh lính trở thành trẻ thơ, khoảnh khắc của bao ước ao thầm kín- chỉ ngẫm nghĩ mà không thể thành lời. Cái bình thường của tự nhiên ( Trăng, sao) trở thành điều kì diệu, biến khoảng trống “bom rơi toác hoác một vùng” thành “ mẹt xanh”, “ nở bung hoa cải hoa cà”. Trong yên tĩnh đã tràn lên sức sống của tuổi trẻ thông qua suy nghĩ về sự hi sinh và cống hiến: người trẻ tuổi bỗng “già” đi bởi cái suy nghĩ thoát khỏi riêng tư, vừa mang nỗi trăn trở, vừa mang sự thấu tỏ lại vừa chứa lòng tự hào về những con người làm nên chiến thắng.

Khoảnh khắc yên bình là khoảnh khắc linh diệu, có những lúc tưởng như con người đang ở thời bình, không có chút “ chiến tranh” nào. Thế giới tâm hồn mở ra còn vẹn nguyên, thanh sạch và yên bình như con người chưa bao giờ phải chiến đấu. Tâm hồn người chiến sĩ ở đây là một tâm hồn hoà nhập, tận dụng từng giây phút với thiên nhiên để tích lũy những nghĩ suy, những mong ước và nhớ nhung, có lúc bật lên những cái nhìn hóm hỉnh:

Râm ran gió kể chuyện đêm

Trăng non nghe nghé nhìn nghiêng xuống rừng Lập lò sau lớp lá rung

Thấy trăng mắc võng lưng chừng cành cây


Tình cờ đó khéo giống đây

Trăng kia cùng cánh võng này soi nhau

Ánh trăng vô tư trở thành hai hình ảnh gắn bó với người chiến sĩ: đồng đội - chiến trường và quê hương - tình yêu. Trăng đẹp và thân thiết gấp bội khiến người muốn hoà vào trăng, đắm vào trăng.


Nguyễn Duy đi sát với cuộc chiến bởi thơ ông không diễn đạt gián tiếp hay xa rời bất kỳ tình cảm nào của con người thời chiến. Nhất là nỗi nhớ của người chiến sĩ. Có lúc nỗi nhớ tuôn trào như dòng thác lũ không gì có thể ngăn cản được:

Nhớ em khi đang lên đèo Nghe em là gió vờn theo lá rừng

Nhớ em khi đang sang sông

Nghe em là sóng bập bồng đưa chân Nhớ em khi áp vách hầm

Nghe em là tiếng thì thầm đất rung

Tình yêu đồng hành với người chiến sỹ trên đường ra trận, trong mỗi chiến thắng tình yêu cũng chính là động lực thần thánh để con người mau tiến về đích, và thật lệch lạc nếu muốn “ bỏ tù” tình yêu để chuyên tâm chiến đấu, bởi nếu chỉ có những tiếng súng, những hố bom, chỉ có máu và chết chóc, sẽ còn lại gì trong tâm hồn con người? Nguyễn Duy đã không ngần ngại thể hiện nỗi nhớ thường trực và cồn cào của người trai trẻ, nỗi nhớ là biểu hiện của một khát vọng sống, của quyết tâm đến cùng giành chiến thắng và nỗi nhớ còn là niềm tin về một tương lai tươi đẹp.

Tâm hồn người trai trẻ có lúc lặng yên để lắng nghe những thầm lặng của con người - đất nước. “Lời ru đồng đội” là lời ru không có cánh cò, không có đồng hương lúa, nhưng đã mang một thế giới bình yên từ những người con trai dành tặng những người con trai. Có thể nói, đây là một trong những lời ru hiếm hoi, bởi hát ru thiên tính nữ là thế, nhưng những đã chiến sỹ hát ru nhau bằng những lời dốc ra từ trái tim mình. Ru đồng đội để nhìn thấy bao nhiêu điều hiển nhiên trở thành ý nghĩa:

Trái tim đập ở cổ tay

Tim ta ru giấc ngủ đầy cho ta


Lời ru là tấm lòng bao dung, chứa chan tình yêu thương đồng đội, yêu thương con người. Mình cũng là một con người trong đó, nhưng thức để lắng nghe những tình cảm đang rung lên trong ngực mình, thức để thấu hiểu giấc ngủ, thức để bật nên lời ru thương mến. Và chính lời ru cho thấy một tấm lòng Việt Nam - tấm lòng nhân hậu. Và trên tất cả giây phút tĩnh lại của chiến tranh và tĩnh lại của lòng người mỗi khi nghĩ về con người, về quê hương - đất nước, nhà thơ đã thấy “lòng tĩnh hơn… gian khổ nhẹ nhàng đi”. Phải chăng thấu được cái triết lí rất đời thường này mà trong những dòng thơ về chiến tranh của Nguyễn Duy phần nhiều viết về khoảng lặng quý giá. Nhưng có lẽ, cái âm hưởng còn lại của cuộc chiến là phần vĩ thanh da diết mà day dứt hơn cả. Ở những dòng thơ hậu chiến, nỗi đau như sâu hơn, mất mát như không thể bù lấp được. Nỗi đau hậu chiến không phải chỉ là nỗi đau do chiến tranh để lại mà còn là nỗi đau của sự lạc lõng, cô độc của con người thời chiến trong thời đại hòa bình. Dường như cuộc chiến tranh lúc này đã có khoảng cách tương đối với thời đại, khoảng cách chứa cái nhìn thấu đáo và sắc sảo hơn, nên ngay trong hoà bình nỗi đau được nén bấy lâu, bỗng trỗi dậy và càng đặc tả nỗi đau bao nhiêu thì cuộc chiến tranh được bộc lộ chân thực bấy nhiêu.

Tiếng tắc kè không có gì xa lạ, nhưng giữa thời bình của hôm nay, thời bình được soi chiếu qua nỗi khắc khoải, lại thấy như tiếng linh hồn của đất nước vọng về. Tiếng tắc kè quen thuộc trong một khoảnh khắc chợt như chiếc chìa khóa đã được xoay nghiêng, mở ra cánh cửa quá khứ. Bao nhiêu khát khao mong mỏi ngày xưa như sống lại, tiếng tắc kè ngẫu nhiên trở thành tiên tri trả lời cho nỗi lòng “đêm trăn trở”. Nó là lời động viên, cũng là khát vọng của người chiến sỹ. Trường Sơn trở về trong nỗi nhớ xót lòng với “thăm thẳm núi non”, với: hầm, tăng, võng, với: cơn sốt rét rừng vàng bủng, là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn... Nhưng làm lay động lòng người là câu hỏi “

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí