Từ bảng trên cho ta thấy, sản lượng tiêu thụ sản phẩm may mặc qua các năm trong giai đoạn 2016 – 2020 có sự biến động, sản lượng tiêu thụ năm 2017 tăng 506.426 chiếc so với năm 2016, năm 2018 tăng 971.963 chiếc so với năm 2017, năm 2019 tăng 507.183 chiếc so với năm 2018, nhưng đến năm 2020 sản lượng giảm 993.659 chiếc so với năm 2019.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế, khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên doanh nghiệp cần phải tìm cách tồn tại, phát triển phù hợp với bối cảnh mới.
Doanh nghiệp đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất; nâng cao trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm; đặc biệt, việc doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để doanh nghiệp chống chịu được những áp lực của thị trường về chất lượng, điều kiện giao hàng nhanh…
Ngoài ra, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại theo hình thức trực tuyến để các doanh nghiệp như May Sông Hồng có cơ hội tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu; nhà nước hỗ trợ trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành dệt may…
Tuy vậy, sản xuất dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp chịu nhiều thách thức nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do sử dụng nhiều lao động.
Khó khăn đối với ngành may mặc Việt Nam nằm ở chỗ quy mô ngành sợi, dệt nhuộm và các ngành công nghiệp phụ trợ không tương xứng với sự phát triển ngành may, do đó, nguồn cung nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết nguồn nguyên liệu tại thị trường Việt Nam vẫn là nguyên liệu nhập khẩu, với các nhà cung cấp lớn nhất chủ yếu đến từ Trung Quốc, đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành trong công tác quản lý chi phí đầu vào cũng như tìm kiếm các nguồn cung thay thế. Do chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí của các công ty ngành may, bất kỳ biến động nào của giá nguyên liệu cũng sẽ có tác động rõ rệt đến biên lợi nhuận gộp và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19 trên
toàn cầu, nguồn nguyên vật liệu của Công ty bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Công ty đã tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế trong nước có chất lượng cao.
b) Doanh thu
Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy nhìn chung doanh thu của công ty có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2016 – 2019, đây cũng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tiêu thụ của Công ty. Cụ thể tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2017 so với năm 2016 là 9,46%, năm 2018 so với năm 2017 là 20,04%, năm 2019 so với năm 2018 là 11,6%, năm 2020 so với năm 2019 là giảm 13,24%. Doanh thu của Công ty CP may Sông Hồng tăng lên là do trong 4 năm vừa qua Công ty mở rộng thêm thị trường xuất khẩu ở các nước như EU, Trung Âu vì thế khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên, thông qua việc quản lý hàng tồn kho tốt hơn và giảm lãng phí nguyên vật liệu dẫn đến doanh thu tăng. Mặt khác ở mấy năm trước mục tiêu khai thác nhu cầu của Công ty chuyên sâu vào những đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình và bình dân nhiều hơn so với số lượng khách hàng cao cấp do đó việc quyết định giá hàng hoá của Công ty sẽ thấp hơn để phù hợp nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Nhưng trong 4 năm lại đây Công ty đã mở rộng việc khai thác và đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng cao cấp. Do đó sản phẩm được sản xuất ra yêu cầu phải đạt chất lượng cao hơn và việc định giá cũng sẽ cao hơn dẫn đến tăng doanh thu. Mặt khác nữa do ban lãnh đạo Công ty đã lập kế hoạch việc sản xuất và cung cấp hàng hoá đúng với thời vụ và đúng với xu thế nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao bởi vậy đã giảm được phần lớn số lượng hàng hoá tồn kho, tránh được tình trạng phải giảm giá nhiều để có thể giải phóng lượng hàng này.
Nguyên nhân năm 2020 doanh thu giảm là do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, việc đại dịch Covid-19 bùng phát đột ngột và lan nhanh trên quy mô toàn cầu kể từ thời điểm cuối năm 2019 đã gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đến toàn ngành may mặc nói chung và doanh số bán hàng của MSH nói riêng.
c) Lợi nhuận
Qua bảng 2.5, ta thấy lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2016 – 2019 tăng rõ rệt qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng cao. Khi thu được lợi nhuận lớn thì Công ty trích lập một phần vào quỹ khen thưởng phúc lợi, một phần vào quỹ đầu tư phát triển. Điều này làm góp phần vào tái cấu trúc nguồn vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đến năm 2020 lợi nhuận của công ty giảm mạnh, một phần là do nguồn cung nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết nguồn nguyên liệu vẫn là nguyên liệu nhập khẩu, với các nhà cung cấp lớn nhất chủ yếu đến từ Trung Quốc, đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong công tác quản lý chi phí đầu vào
cũng như tìm kiếm các nguồn cung thay thế. Do chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí của các công ty ngành may, bất kỳ biến động nào của giá nguyên liệu cũng sẽ có tác động rõ rệt đến biên lợi nhuận gộp và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19 trên toàn cầu, nguồn nguyên vật liệu của Công ty bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Công ty đã tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế trong nước có chất lượng cao.
d) Hệ thống kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty CP May Sông Hồng từ khi thành lập đến nay đã và đang ngày càng phát triển và hoàn thiện. Hiện nay công ty đang sử dụng kênh phân phối hỗn hợp để đưa sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng. Công ty không chỉ quản lý tốt hệ thống cửa hàng phân phối trực tiếp mà còn có mối quan hệ bền vững với nhiều tổ chức trung gian có nhiều lợi thế tạo ra khả năng nắm giữ thị phần và mở rộng thị trường của hệ thống kênh phân phối là một tài sản vô hình của công ty nó không phải có được ngay lâp tức và nó là một trong những vũ khi cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hiện nay Công ty Cổ phần May Sông Hồng lựa chọn một chuỗi các cửa hàng phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước với bốn kênh tiêu thụ gồm: các cửa hàng độc lập, hệ thống đại lý, đưa sản phẩm vào các siêu thị (thiết lập các showroom), trung tâm mua sắm cao cấp.
Bảng 2.6: Hệ thống cửa hàng, đại lý của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
(Đơn vị tính: Địa điểm)
May Sông Hồng | |
Miền Bắc | 77 |
Miền Trung | 58 |
Miền Nam | 40 |
Tổng | 175 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tầm Quan Trọng Của Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm
- Phân Tích Thực Trạng Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng
- Đánh Giá Thành Công Và Hạn Chế Về Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng.
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty cổ phần may Sông Hồng - 8
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty cổ phần may Sông Hồng - 9
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
(Nguồn: CTCP May Sông Hồng)
Hệ thống phân phối của CTCP May Sông Hồng phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc với 77 cửa hàng, đại lý trong đó khu vực chủ đạo ở Hà Nội, Nam Định.Trong khi đó tại thị trường miền Nam và miền Trung chưa được Công ty Cổ
phần May Sông Hồng quan tâm đặc biệt mặc dù sức mua của hai thị trường này rất lớn, đặc biệt là thị trường miền Nam vốn được đánh giá là thị trường tiềm năng cho những thương hiệu nội địa.Vậy nên, nếu muốn cạnh tranh được so với các đối thủ còn lại trong ngành, công ty nên có một định hướng chiến lược nghiên cứu thị trường rõ ràng để khai phá hết tiềm năng của thị trường nội địa, cân nhắc trong việc mở rộng hơn nữa hệ thống kênh phân phối đối với thị trường miền Nam.
2.2.2. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc theo chiều sâu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
a) Cơ cấu thị trường tiêu thụ
Việc xác định cơ cấu thị trường tiêu thụ đối với mỗi công ty là rất quan trọng, nó giúp công ty tập trung nguồn lực tốt nhất để phát triển thị trường mục tiêu đem lại lợi nhuận cao mà ít tốn nguồn lực, thời gian và chi phí. Dưới đây là biểu đồ cơ cấu thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2016 - 2020:
2019
22%
45%
33%
2020
22.90%
Miền Bắc
44%
Miền Trung
33.10%
Miền Nam
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của CTCP May Sông Hồng giai đoạn 2016 – 2020
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty phân phối trên ba miền Bắc, Trung, Nam. Thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh miền Bắc chiếm trên 40% cơ cấu thị trường tiêu thụ toàn công ty.
Năm 2016 thị trường miền Bắc chiếm 45% thị trường tiêu thụ của công ty, thị trường miền Nam chiếm 32.9%, thị trường miền Trung chiếm 22.1%.
Năm 2017 ta thấy, công ty đã có bước tiến mới mẻ đó là việc mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm may mặc trên thị trường miền Nam. Cụ thể, thị trường miền Bắc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 44.5% thị trường tiêu thụ của công ty, đến thị trường miền Trung, cuối cùng là thị trường miền Nam. Năm 2017, thị trường miền Bắc vẫn là thi trường trọng điểm của công ty.
Năm 2018 thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các tỉnh miền Bắc, chiếm 44,8% thị trường tiêu thụ của công ty, chủ yếu là ở các tỉnh phía Tây Bắc Bộ. Đặc biệt là công ty mới mở rộng hệ thống phân phối lên các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La. Tiếp theo là các tỉnh miền Trung chiếm 32.4% thị trường tiêu thụ của công ty, các tỉnh miền Nam chiếm 22,8%. Thị phần của miền Bắc đã tăng lên 0,3% so với năm 2017.
Năm 2019 thị trường miền Bắc chiếm 45% thị trường tiêu thụ của công ty, tăng 0,2% so với năm 2018, tiếp theo là thị trường miền Trung chiếm 33% và cuối cùng là thị trường miền Nam chiếm 22%.
Năm 2020 công ty phát triển hoạt động sản xuất vào phía Nam, nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ đạo vẫn là miền Bắc chiếm 44%, tiếp đến là miền Trung chiếm 33,1% và cuối cùng là miền Nam chiếm 22,9%.
Sau 5 năm hoạt động kể từ năm 2016, thị trường miền Bắc luôn giữ vị trí là thị trường trọng điểm của công ty. Thị trường miền Trung và Miền Nam có xu hướng tăng dần về tỷ trọng nhất là thị trường miền Nam từ năm 2016 - 2020 tăng 0,2%. Vì đây là thị trường có trung tâm thương mại, khu chung cư phát triển.Vì vậy, công ty cần có chính sách hợp lý để phát triển thị trường Miền Nam hơn nữa. Tập trung đầu tư vào thị trường mũi nhọn miền Bắc để khai thác triệt để tiềm năng và nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Thị trường xuất khẩu
10%
30%
60%
Mỹ EU Nhật Bản & khác
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính của công ty May Sông Hồng năm 2020
(Nguồn: Website của CTCP May Sông Hồng)
Qua biểu đồ ta thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất là thị trường Mỹ năm 2020 chiếm tỷ trọng 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường của Công ty. Tiếp đó là thị trường EU năm 2020 chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, Nhật Bản cũng được đánh giá là một trong những thị trường chính của công ty. Ngoài ra còn một số thị trường mà Công ty đang dần thiết lập các mối quan hệ như Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Canada, Mexico và các nước Trung Đông...Việc giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy rằng sản phẩm của Công ty đang dần được chấp nhận về chất lượng cũng như giá cả. Đây là một dấu hiệu đáng mừng tạo lòng tin cho công ty củng cố các bạn hàng cũ và tấn công thêm các thị trường khác nữa.
Kim ngạch xuất khẩu của Sông Hồng hiện chỉ đứng sau một công ty trong nước và hai công ty nước ngoài trong tổng số hơn 6.500 doanh nghiệp dệt may của cả nước, đạt trên 300 triệu USD. Riêng xuất khẩu sang Mỹ, May Sông Hồng đứng hàng thứ hai ở Việt Nam, đạt trên 200 triệu USD.
Công ty Cổ phần May Sông Hồng là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc với hoạt động chính là xuất khẩu các thương hiệu may mặc lớn trên thế giới thông qua 2 hình thức CMT (gia công sản phẩm) và FOB (mua đứt bán đoạn); trong đó, phân khúc FOB với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ (60%) và châu Âu (30%) chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của công ty. Công ty Cổ phần May Sông Hồng hiện đứng thứ 2 trong số các công ty dệt may trong nước và đứng thứ 6 - 7 nếu tính cả nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
b) Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ
Các sản phẩm may mặc chính của Công ty bao gồm áo khoác, quần, Blazer, áo, váy đây cũng là các sản phẩm mà nhận được nhiều sự đặt hàng từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(Đơn vị: %)
5%
10%
40%
15%
30%
Áo khoác Quần Blazer Áo Váy
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ cơ cấu các sản phẩm chủ lực của CTCP May Sông Hồng
(Nguồn:CTCP May Sông Hồng)
Qua biểu đồ ta thấy, thế mạnh của công ty là áo khoác, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩm may mặc (40%), tiếp đến là quần (30%), Blazer (15%), áo (10%) và chiếm tỷ trọng thấp nhất là váy (5%). Vì thế công ty đang có xu hướng phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài và cũng là một bước tiến để Công ty đưa ra các sản phẩm may mặc mới vào những năm tới.
120%
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Doanh thu CMT
Doanh thu FOB và doanh thu nội địa
c) Thị phần
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||||||
Doanh thu FOB và doanh thu nội địa | 70% | 74% | 80% | 85% | 78% | ||||||
Doanh thu CMT | 30% | 26% | 20% | 15% | 22% |
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu doanh thu của MSH giai đoạn 2016 – 2020
(Nguồn: CTCP May Sông Hồng, PHFM tổng hợp)
Qua biểu đồ ta có thể thấy được doanh thu của Công ty qua hoạt động FOB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Doanh thu của Công ty tăng tương đối ổn định qua các năm cụ thể như sau: Tỷ trọng FOB trong tổng doanh thu tăng từ 70%
trong 2016 lên 78% trong 2020, trong khi đóng góp của CMT trong tổng doanh thu giảm từ 30% xuống 22% trong cùng kỳ. Điều này phù hợp với chiến lược của BLĐ MSH để nâng cấp phương thức sản xuất hàng may mặc lên phương pháp FOB. So với CMT, phương pháp FOB bao gồm thêm bước tìm nguồn cung ứng vải, chi phí này sau đó được thêm vào giá trị đơn hàng. Nói cách khác, điều này tạo ra doanh thu cao hơn vì nó bao gồm chi phí vải chiếm 60% giá vốn hàng bán. Điều này có nghĩa là một đơn hàng FOB, sử dụng cùng một lực lượng lao động, có giá trị gấp khoảng 2,5 lần so với đơn hàng CMT (do đơn hàng CMT chỉ bao gồm chi phí lao động). Hơn nữa, vì MSH chịu trách nhiệm tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu nên DN cũng có thể đạt được biên lợi nhuận gộp cao hơn do đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn với các đơn hàng FOB. Đối với các DN dệt may sản xuất hàng may mặc (cung cấp dịch vụ thuê ngoài) cho các hãng thời trang, biên LNG không bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu vì biến động giá nguyên vật liệu có thể được chuyển cho khách hàng. Doanh thu tăng qua cá năm chủ yếu là do hoạt động xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Khi mà các rào cản thương mại ngày càng được nới lỏng cơ hội của ngành dệt may nói chung cũng như Công ty nói riêng có cơ hội tìm kiếm nguồn tiêu thụ sản phẩm .
d) Chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty
Xây dựng chất lượng sản phẩm là bước tốt nhất để tạo nên uy tín của một doanh nghiệp. Xây dựng uy tín chính là tạo niềm tin cho khách hàng, đáp ứng đúng, đủ, kịp thời nhu cầu về sản phẩm của họ. Thời gian qua Sông Hồng đã tập trung đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng nhà xưởng tại các tỉnh thành ngoài Nam Định, đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc ngày càng lớn ở trong nước và xuất khẩu.
Công ty chủ trương thực hiện chính sách cạnh tranh bằng cách không ngừng gia tăng các giá trị cộng thêm cho khách hàng, tăng khoảng cách về chất lượng sản phẩm so các đối thủ chứ không cạnh tranh giá rẻ và giảm chất lượng sản phẩm. Các khâu của quá trình sản xuất chịu sự giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt của phòng Kinh tế kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định đáp ứng nhu cầu cho người sử dụng.
Để xây dựng uy tín, công ty luôn gây tạo lòng tin cho khách hàng. Lòng tin không tự nhiên mà có mà đó là kết quả của một quá trình xây dựng uy tín, xây dựng lời hứa thương hiệu không chỉ với khách hàng mà với các bên liên quan. Uy tín của doanh nghiệp hiện nay được xem như là một tài sản quý giá cần được gìn giữ, nó đại diện cho sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, nó hầu như không thể bắt chước, rất dễ đánh
40