Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Acb Quảng Ninh


không có đủ nguồn trả nợ và gây ra nợ quá hạn tại ngân hàng. Tương tư như lý do thời gian cấp tín dụng quá ngắn thì việc xác định nghĩa vụ trả nợ từng kỳ của khách hàng nhiều hơn nguồn trả nợ dự báo hàng kỳ cũng làm ra sự thiếu hụt nguồn trả nợ và nợ quá hạn cho ngân hàng. Những nguyên nhân này và nguyên nhân cấp tín dụng nhiều hơn nhu cầu khách hàng thường kết hợp với nhau gây ra nợ quá hạn của khách hàng.

Sản phẩm tín dụng và quy trình quản lý rủi ro tín dụng chưa hoàn chỉnh tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng. Do sức ép cạnh tranh và tăng trưởng tín dụng, ACB hội sở đã đưa ra một số sản phẩm tín dụng mới, chưa có thời gian triển khai thử nghiệm và không hoàn chỉnh như các sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, cho vay thế chấp bằng hàng tồn kho luân chuyển và bao thanh toán (thế chấp khoản phải thu) ... Các sản phẩm này có nhiều khe hở để khách hàng lợi dụng như giải ngân mua hàng xuất khẩu nhưng không xuất hàng mà bán trong nước thu tiền không trả nợ ngân hàng, khai khống hàng tồn kho (khối lượng và đơn giá) để được giải ngân nhiều hơn mà không trả nợ …. Với nguyên nhân này, ACB Quảng Ninh có một khách hàng đã có nợ quá hạn với số tiền khá lớn. Sau khi đã có thời gian quan hệ tốt với ngân hàng, khách hàng đề nghị tăng hạn mức và thực hiện việc khai không hàng tồn kho, giải ngân số lượng tiền lớn sử dụng, không trả được nợ và có nợ quá hạn.

Nguyên nhân liên quan đến con người

Cấp lãnh đạo (Ban Giám đốc, các Trưởng phòng, Kiểm soát viên tín dụng)

Không tuân thủ đúng quy định hiện hàng của ACB về giải ngân, nội dung phê duyệt. Can thiệp và quá trình tuân thủ của ACB như chỉ đạo giải ngân mà không thực hiện đúng quy định của sản phẩm tín dụng và phê duyệt tín dụng, ví dụ: Phê duyệt giải ngân chuyển khoản thì đơn vị giải ngân bằng tiền mặt. …

Việc thẩm định và đề xuất tín dụng không đúng quy định: buông lỏng kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng, không phát hiện sai phạm và dấu hiệu gian lận của nhân viên trong quá trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng. Không kiểm soát thông tin do cán bộ tín dụng thu thập, không thẩm


định và đánh giá lại thông tin dẫn đến sử dụng thông tin không chính xác, thông tin giả mạo. Thông đồng, chỉ đạo nhân viên và khách hàng làm hồ sơ sai lệch tình hình thực tế, trình duyệt hồ sơ kém chất lượng, có dấu hiệu gian lận trong cho vaY

Không thực hiện đúng quy định về kiểm soát sau giải ngân: Không giám sát việc nhân viên có kiểm tra sau khi cấp tín dụng hay không, để nhân viên ký khống phiếu kiểm tra sau cho vay. Phát hiện dấu hiệu rủi ro khi đi kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm trả mục đích sử dụng vốn và kiểm tra tài sản đảm bảo nhưng vẫn giải ngân cho khách hàng, dẫn đến rủi ro tăng thêm và khi khách hàng có nợ quá hạn thì tình hình trầm trọng hơn, xử lý không còn hiệu quả

Việc thu hồ nợ quá hạn, nợ xấu và xử lý nợ xấu kém hiệu quả. Chưa chú trọng đúng mức đế công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Đùn đẩy trách nhiệm thu nợ cho ACBA.

Cấp nhân viên (CA,RA,PFC, LCSR)

Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng không đúng quy định. Thu thập thông tin không chính xác dẫn đến kết quả thẩm định sai, đề xuất cấp tín dụng không phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định không chính xác, dự phòng doanh thu, thu nhập, nguồn trả nợ quá cao, không có đủ dự phòng cần thiết khi tình hình khách hàng trở lên xấu đi. Xác định ngày trả nợ không trùng với ngày có thu nhập, dẫn đến khách hàng không có đủ nguồn trả nợ. Cán bộ tín dụng đề xuất cấp tín dụng vượt khả năng trả nợ của khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng từ ngân hàng khác về. Cấu kết với khách hàng làm sai lệch hồ sơ về tài chính, về hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn trả nợ …

Kiểm soát sau giải ngân chưa thực hiện đúng quy định: Cán bộ tín dụng không kiểm soát khách hàng, đánh giá định kỳ, đột xuất để kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, sớm phát hiện rủi ro để có biện pháp xử lý thời. Không kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, không tuân thủ đầy đủ quy định của sản phẩm và phê duyệt về giải ngân

Cấu kết với khách hàng để tư lợi : Tạo hồ sơ vay giả, chứng từ chính minh mục đích vốn và thu nhập để vay vốn. Ghi nhận tài sản đảm đảm sai vị trí thực tế,

52


định gía cao hơn giá trị thực tế.

- Từ phía khách hàng tín dụng

Sử dụng sai mục đích : Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của nhiều khách hàng, việc sử dụng sai mục đích sử dụng vốn đã cam kết với ngân hàng. Thường mục đích sử dụng vốn trong thực tế của khách hàng rất khó để ngân hàng chấp nhập vay vốn vì đó là mục đích mà luật cấm cho vay (vay buôn lậu), không có chứng từ chứng minh, vay kinh doanh lĩnh vực có nhiều rủi ro ….. Các hình thức thể hiện của việc sử dụng sai mục đích mà khách hàng hay sử dụng như sau: vay đảo nợ, vay kinh doanh chứng khoản, bất động sản, vay trả nợ tín dụng đen, vay ké, vay buôn lậu… Tại Quảng Ninh sau khi kiểm tra các hồ sơ nợ quá hạn thì có khá nhiều hồ sơ vay ké, vay trả nợ tín dụng đen, vay đảo nợ ngân hàng khác vay buôn lậu…. Và xảy ra ở các khu vực xa Hạ Long như Cẩm Phả, Móng Cái … Nếu khách hàng sử dụng vốn vào những mục đích trên thì xác suất có nợ quá hạn là rất cao

Khách hàng có tư cách xấu, cố tình không trả nợ: Khách hàng không hợp tác trả nợ với ngân hàng mặc dù vẫn có khả năng trả nợ. Trường hợp này xảy ra có nhiều lý do: (1) Khi ngân hàng đột ngột tăng lãi suất, định giá giảm tài sản đảm bảo, đòi thu hồi nợ trước hạn, những khách hàng khác có nợ quá hạn mà không bị ngân hàng xử lý triệt để… khiến khách hàng không hợp tác trả nợ; (2) Tài sản đảm bảo giảm giá trị thấp hơn hoặc bằng khoản vay, dẫn đến khách hàng nếu hợp tác bán tài sản thế chấp cũng không thu tiền về cho minh được nên chọn phương án không hợp tác với ngân hàng, (3) các biện pháp xử lý nợ quá hạn theo thủ tục tố tụng (khởi kiện ra toà dân sự) không hiệu quả do các cơ quan như Toà án, Thi hành án… thực hiện rất lâu và làm khách hàng “nhờn” và giảm ý thức trả nợ của khách hàng

Khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng: bằng các sử dụng các thông tin giả, thông tin nguỵ tạo để cố tình cho lừa đảo ngân hàng ví du: cố tình lập báo cáo tài chính có lãi để vay vốn ngân hàng, thế chấp tài sản đã bán (hứa bán nhận đặt cọc ) cho ngân hàng, sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả …. để vay vốn ngân hàng, cố định chỉ dẫn tài sản đảm bảo sai vị trí để ngân hàng định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế và cho vay số tiền lớn hơn tài sản bảo đảm …. Việc lừa đảo thành công thường có sự giúp đỡ cố tình làm sai của cán bộ tín dụng và những


53


người quyết định cấp tín dụng.

2.3.3 .Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh

2.3.3.1. Nhận diện, đo lượng và đánh giá rủi ro tín dụng

a. Nhân diện: Tất cả các khoản tín dụng của khách hàng mới, khách hàng cũ khi phát sinh nhu cầu đánh giá giá rủi ro (cấp mới tín dụng, tái cấp tín dụng, thay đổi điều kiện cấp tín dụng, tái đánh giá định kỳ và đột xuất …) đều được ACB Quảng Ninh phân loại theo chính sách tín dụng hiện thời để nhận diện rủi ro (nhóm Cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế cấp tín dụng, nhóm không cấp tín dụng, nhóm duy trì cấp tín dụng, nhóm không cấp tín dụng và nhóm chấm dứt cấp tín dụng) và xác định các chính sách ứng xử cho phù hợp. Cụ thể:

Phân loại khách hàng

Chính sách ứng xử

1. Khách hàng cũ


Nhóm duy trì cấp tín dung

- Giữa nguyên mức cấp tín dụng như hiện hành

- Tập trung phục vụ, bán chéo sản phẩm

Nhóm hạn chế cấp tín dụng

- Kiểm soát về quy mô và giới hạn tín dụng. Không ưu đãi lãi suất và phí

- Tiếp tục duy trì hạn mức, xem xét cấp tín dụng mới một cách cẩn trọng để không vượt các giới hạn tín dụng

Nhóm không cấp tín dụng

- Không cấp tín dụng mới và chỉ tập trung thu nợ để giảm dư nợ

- Chỉ duy trì mức cấp tín dụng đối với khách hàng có uy tín trả nợ. Tư vấn cho khách hàng khắc phục các tiêu chi chưa đạt để quay lại nhóm tốt hơn trong vòng 6 tháng

Nhóm chấm dứt cấp tín dụng

- Chấm dứt cấp tín dụng ngay kể cả việc thu hồi nợ trước hạn

2. Khách hàng mới


Nhóm cấp tín dụng bình thường

- Không hạn chế số lượng cấp tín dụng, tỷ lệ dư nợ. Chỉ tuân

thủ quy định của ACB, SVB và pháp luật.

Nhóm hạn chế cấp tín dụng

- Có thể để xuất cấp tín dụng nêu các giới hạn tín dụng chưa

bị vượt

Nhóm không cấp tín dụng

- Không cấp tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh - 8

b. Đo lường rủi ro: hiện nay, các khách hàng tín dụng được ACB Quang Ninh sử dụng công cụ chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường và xếp loại theo mức độ rủi ro, ngoài ra, ACB Quảng Ninh đang ứng dụng phương pháp mới (theo khuyến nghị của Basel II) tính tốn thất có thể theo công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

c. Phân tích và đánh giá rủi ro: Mặc dù đã có các phương pháp và công cụ để đo lường rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp và công cụ đo lường chưa thể là căn cứ


để ra quyết định tín dụng, nên quản trình quản trị rủi ro tại ACB cần qua bước phân tích và đánh giá rủi ro một các toàn diện, xem xét rủi ro của các yếu tố chi tiết hơn thông qua tờ trình thẩm định khách hàng, ACB Quảng Ninh hiện nay được sử dụng mô hình 6C để phân tích và đánh giá rủi ro của một khoản tín dụng.

2.3.3.2. Chấp nhận và kiểm soát rủi ro tín dụng

a. Chấp nhận rủi ro: sau khi có tờ trình thẩm định khách hàng của nhân viên, các cấp phê duyệt tín dụng theo phân cấp sẽ ra quyết định tín dụng: chấp nhận hay từ chối một khoản tín dụng. Việc nhận diện, đo lường, đánh giá rủi ro sẽ chắc chắn dẫn đến việc một khách hàng được xếp vào một nhóm rủi ro nào đó và có những rủi ro nhất định có thể xảy ra trong tương lai, cho nên, nếu từ chối cấp tín dụng là không chấp nhận rủi ro, chấp chấp cấp tín dụng chấp nhận rủi ro và đưa ra các điều kiện phòng ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra trong phê duyệt cấp tín dụng. Quá trình thực hiện cấp tín dụng, các bộ phận phải tuân thủ tuyệt đối các nội dung phê duyệt tín dụng.

b. Kiểm soát rủi ro: ACB Quảng Ninh tập trung kiểm soát rủi ro trong các bước còn lại của quá trình tín dụng sau khi có phê quyệt: Kiểm soát rủi ro tín dụng do vấn đề pháp lý gây ra, Rủi ro không tuân thủ các điều kiện trước giải ngân và giải ngân, Rủi ro không tuân thủ việc kiểm tra mục đích sử dụng và chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, Rủi ro do vấn đề pháp lý, giá trị và thanh khoản của tài sản đảm bảo gây ra... Quá trình kiểm soát này có sự tham gia của toàn bộ các bộ phận tham gia vào quá trình tín dụng: Ban giám đốc, Ban tín dụng, Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, Khách hàng cá nhân, Kiểm soát viên tín dụng, Bộ phận pháp lý chứng từ, nhân viên dịch vụ khách hàng tín dụng, nhân viên phân tích tín dụng và nhân viên kinh doanh, nhân viên kiểm toán nội bộ... theo chức năng và nhiệm vụ của từng chức danh. Ngoài ra, quá trình kiểm soát còn nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị như bộ phận giám sát từ xa thuộc Ban kiểm toán hội sở, các bộ phận chức năng của ACBA


2.3.3.3. Xử lý các khoản nợ có vấn đề21 và nợ quá hạn:

Khi nợ quá hạn xảy ra thì nguy cơ có tổn thất từ hoạt động tín dụng là rất lớn. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá rủi ro tín dụng. Không để nợ quá hạn xảy ra và tìm mọi cách để giảm nhanh nợ quá hạn là mục tiêu trực tiếp của quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh. Tại ACB Quảng Ninh nợ quá hạn được xử lý theo nhiều các biện pháp khác nhau:

a. Thuyết phục và đôn đốc khách hàng trả nợ trước khi khách hàng có khoản nợ : Đây là cách thức được ưu tiên và khuyến khích áp dụng đối với khách hàng có các khoản nợ có vấn đề. Bên cạnh đó, ACB Quảng Ninh sẽ thực hiện việc tái đánh giá khả năng trả nợ, tình hình kinh doanh, khả năng tài chính, phương án sử dụng vốn, tài sản đảm bảo và việc tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng của khách hàng.

b. Cơ cấu nợ cho khách hàng vay: Trường hợp khách hàng đã có khoản nợ có vấn đề và không thể trả đúng hạn do khó khăn tạm thời, còn khả năng trả nợ trong tương lai, tài sản đảm bảo (cũ hoặc bổ sung) có thể đảm bảo khoản vay và khách hàng có thiện chí trả nợ ACB. Sau khi đánh giá lại, ACB Quảng Ninh sẽ cơ cấu khoản nợ phù hợp với khả năng trả nợ hiện tại và tương lại của khách hàng (như giảm hoặc ngưng trả gốc hoặc/và lãi định kỳ một thời gian) để khách hàng có thể vượt qua khó khăn tạm thời và bảo đảm nguồn trả nợ trong tương lai.

c. Xử lý tài sản đảm bảo

- Theo phương thức thoả thuận với khách hàng: Bản chất quan hệ tín dụng là quan hệ dân sự, nên khi khách hàng không còn khả năng trả nợ, khoản nợ trở thành nợ quá hạn và khách hàng có thiện trí trả nợ ACB. ACB Quảng Ninh sẽ cùng khách hàng thoả thuận xử lý tài sản đảm bảo (như nguồn trả nợ thứ cấp) để thu nợ quá hạn. Theo hướng này , ACB Quảng Ninh có thể: (1) Để khách hàng tự bán tài sản đảm bảo để trả nợ quá hạn; (2) Phối hợp cùng khách hàng và bên thứ ba (như

ACBA, ACBR22, các Trung tâm đấu giá...) bán tài sản để thu nợ; (3) ACB tự mua

lại hoặc nhận lại tài sản để trừ nợ


21 Khoản nợ được chậm thanh toán gốc hoặc/và lãi trong vòng 10 ngày được phép theo quy định của Hợp đồng tín dụng hai lần kỳ trong vòng 3 kỳ trả nợ: hoặc nợ chẩm trả quá 10 ngày một lần trong hai kỳ trả nợ, đây là phân chia các khoản nợ của ACB khi có dấu hiện trở thành nợ xấu để có các phương thức xử lý thích hợp.

22 Công ty Cổ phần địa ốc ACB – một công ty con của ACB chuyên kinh doanh, giới mới bất động sản


- Theo phương thức tố tụng:Trường hợp khách hàng không hợp tác trả nợ, không hợp tác xử lý tài sản đảm bảo, ACB Quảng Ninh phối hợp cùng ACBA phải thực hiện biện pháp tố tụng để buộc khách hàng trả nợ, cụ thể:

Tố tụng dân sự: ACB Quảng Ninh thực hiện việc khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng lên Toà án nhân dân các cấp theo thẩm quyền, sau khi có bản án cơ quan thi hành án sẽ thực các thủ tục kê biên tài sản, phát mại tài sản để thu hồi nợ cho ngân hàng.

Tố tụng hình sự: Trường hợp ACB có chứng cứ chứng minh khách hàng cố dấu hiệu lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. ACB Quảng Ninh tố cáo hành vi của khách hàng và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra theo thẩm quyền làm rõ hành vi và trách nhiệm của khách hàng cũng như của các đối tương liên quan (kể cả nhân viên và lãnh đạo), tạo sức ép lớn hơn để khách hàng phải trả nợ ngân hàng hoặc yêu cầu bồi hoàn vật chất nếu nhân viên và lãnh đạo ngân hàng làm sai.

d. Tài trợ rủi ro tín dụng: Sau tất cả các biện pháp khác nhau đã nêu trong mục xử lý các khoản nợ có vấn đề và nợ quá hạn mà ACB Quảng Ninh vẫn không thu đủ nợ của khách hàng thì thực tế rủi ro đã xảy ra, đã có tổn thất mà ngân hàng phải chịu. ACB thực hiện việc xử lý rủi ro thông qua quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và các nguồn lực khác có thể. Ngoài ra, một số khách hàng không thể xử lý thông quá các biện pháp trên và nếu có xử lý cũng kho có thể thu hồi nợ (khách hàng vay không có tài sản đảm bảo bị chết hoặc mất năng lực hành vi, khách hàng thuộc đối tượng quá khó khăn theo chính sách xoá nợ của chính phủ ....) ACB Quảng Ninh cũng xử lý thông qua quỹ dự phòng này. Hàng quý, căn cứ vào điều kiện thực tế các khoản vay nhóm 5 (nhóm có khả năng mất vốn) và quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh, ACB Quảng Ninh trình Hội đồng xử lý nợ xấu xin sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý khoản nợ nhóm 5 và loại khỏi bảng cân đối kế toán các khoản dư nợ đã được xử lý. Việc xử lý này do ngân hàng chủ động thực hiện và không báo cho khách hàng. Khách hàng vẫn có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ này cho đến khi ngân hàng thu được hết nợ.


2.3.4. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh

2.3.4.1. Những mặt làm được

- Được thành lập và phát triển tại Quảng Ninh đến nay là 13 năm. Trong 10 năm đầu hầu như ACB Quảng Ninh không có nợ quá hạn và không để xảy ra rủi ro tín dụng cho ACB. Các khoản nợ đều phản ánh hết tình hình thực tế, ACB Quảng Ninh không tìm cách để che dấu nợ xấu kể cả trong điều kiện khó khăn như hiện nay.

- Danh mục các khoản tín dụng khá tốt, hầu hết là những khoản tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực ít rủi ro ( sản xuất, thương mại và chế biến xuất khẩu), các khoản vay cá nhân với mục đích tiêu dùng khá an toàn, mức sinh lời cao, tài sản bảo đảm là bất động sản có giá trị cao, thanh khoản tốt, được thực hiện các thủ tục nhận bảo đảm đúng theo quy định và phù hợp với khả năng quản lý của Chi nhánh

- Hạn mức phán quyết của ACB Quảng Ninh được Hội sở quản lý chặt chẽ, các nghị quyết của các đơn vị cấp cao hơn như Uỷ ban tín dụng, Ban tín dụng ... được tuân thủ nghiệm ngặt và có trách nhiệm. ACB Quảng Ninh cũng bảo đảm dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh được tính và trích lập đầy đủ.

- Cùng với hệ thống ACB, ACB Quảng Ninh đã áp dụng đầy đủ các phần mềm tin học về quản lý khác hàng, về chẩm điểm tín dụng và phân loại nợ, về lập tờ trình thẩm định khách hàng cũng như hệ thống theo dõi các khoản tín dụng đến hạn thanh toán, hệ thống nhắc nợ tự động và giảm sát từ xa đối với các khoản vay có vấn đề ...

- Các khoản tín dụng có vấn đề và quá hạn đều được xử lý triệt để, nhanh chóng và rõ ràng theo các phương án đã nêu trong mục 2.4.3.3. Hạn chế được nhiều khoản tín dụng chuyển sang quá hạn hoặc nợ nhóm xấu hơn.

- ACB Quảng Ninh đã tạo được một đội ngũ nhân viên tín dụng có đạo đức cao, có kinh nghiệm nhất định trong thẩm định và quản lý các khoản tín dụng

2.3.4.2. Những còn hạn chế

- Ảnh hưởng tiêu cực của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung còn không triệt để, chưa hoàn chỉnh và khá cứng nhắc, cụ thể: (1) Cán bộ nhân viên tại Chi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2023