Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại


không có tác động đáng kể. Vodová (2013) cũng nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Hungary giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010. Nghiên cứu đưa vào mô hình 4 nhân tố cụ thể từng ngân hàng: Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, Nợ xấu/Tổng nợ, ROE, quy mô tổng tài sản và nhiều nhân tố vĩ mô là GDP, lạm phát, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất vay, chênh lệch lãi suất vay và lãi suất tiền gửi, lãi suất chính sách tiền tệ và tỷ lệ thất nghiệp.

Moussa (2015) nghiên cứu thanh khoản của 18 ngân hàng tại Tunisia trong giai đoạn (2000-2010) cũng đưa ra nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản như: ROA, ROE, NIM, quy mô ngân hàng, Vốn/Tổng tài sản, Nợ vay/Tổng tài sản, Chi phí hoạt động/Tổng tài sản,.. và các nhân tố vĩ mô là tăng trưởng GDP và lạm phát. Singh và cộng sự (2016) nghiên cứu 59 ngân hàng Ấn Độ từ 2000-2013 bằng sử dụng mô hình OLS, Fixed effect và Random effect. Các nhân tố nội tại ngân hàng là: quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi ROA, chi phí vốn, hệ số an toàn vốn và tiền gửi. GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp là các yếu tố vĩ mô được xem xét.

2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng có các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Vũ Thị Hồng (2013) nghiên cứu 37 ngân hàng thương mại Việt Nam với phương pháp nghiên cứu định lượng trong giai đoạn 2006-2011. Tác giả tìm thấy “Tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ lợi nhuận” có mối tương quan thuận (+); Tỷ lệ cho vay trên huy động” có mối tương quan nghịch (-) với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, với khả năng thanh khoản được đo lường bằng Tài sản thanh khoản/Tổng huy động ngắn hạn. Như vậy, nghiên cứu chỉ sử dụng các nhân tố vi mô ngân hàng vào mô hình nghiên cứu, chưa xét đến các nhân tố vĩ mô. Ngoài ra, bộ dữ liệu lấy trong thời gian là 6 năm (2006- 2011) là khá ngắn cũng là một hạn chế của bài nghiên cứu.

Trong khi đó, Trương Quang Thông (2013) thu thập dữ liệu từ 27 NHTM Việt Nam từ 2002-2011. Rủi ro thanh khoản trong mô hình là khe hở tài trợ (FGAP) đo lường bằng chênh lệch giữa các khoản tín dụng và huy động vốn chia cho tổng tài sản. Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản được chia thành 2 nhóm là: Nhóm


các nhân tố bên trong và nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng. Các nhân tố bên trong là: quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng, tỉ lệ vốn tự có trên nguồn vốn,.... và các nhân tố bên ngoài như tăng trưởng GDP, lạm phát, tăng trưởng M2, đặc biệt thể hiện qua độ trễ chính sách. Tác giả đã đưa vào bài nghiên cứu tăng trưởng GDP, thay đổi cung tiền (M2) và thay đổi lạm phát của năm trước đó để ước lượng độ trễ của chính sách kinh tế vĩ mô.

Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Thanh Dung (2016) nghiên cứu các nhân tố tác động đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu 9 NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 11 năm từ 2004-2014 thông qua phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM). Biến phụ thuộc được tính bằng Tiền mặt + tiền gửi tại các định chế tài chính/Tổng tài sản. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động có tác động âm (-) lên tỷ lệ trạng thái tiền mặt của các ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tốc độ tăng trưởng nợ, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân và lãi suất bình quân liên ngân hàng có tác động dương (+) đến tỷ lệ trạng thái tiền mặt. Tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng các tỷ số thanh khoản cho biến phụ thuộc để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản các ngân hàng Việt Nam. Phương pháp định lượng được sử dụng đa dạng bằng mô hồi quy Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM. Tuy nhiên các biến đo lường về hiệu quả về chi phí hoạt động, thị phần ngân hàng và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính chưa được nghiên cứu vào mô hình cũng như các kiểm định về khuyết tật của mô hình thường chưa được đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại

Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, các nghiên cứu phân ra thành 2 nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng là các

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 4


nhân tố nội tại của ngân hàng và các nhân tố vĩ mô. Có nhiều tranh luận khác nhau về chiều hướng tác động của các nhân tố đối với khả năng thanh khoản. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả tổng hợp lại một số các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.

2.2.3.1 Các nhân tố nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản

Quy mô ngân hàng

Theo Rauch (2009), quy mô ngân hàng là tổng tài sản mà một ngân hàng sở hữu. Theo Cornett và cộng sự (2011), quy mô ngân hàng là tổng tài sản hoặc tổng tài sản ròng được dùng để diễn tả quy mô vốn của ngân hàng. Quy mô ngân hàng được đo lường bằng Logarit của tổng tài sản ngân hàng. Một ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn và tăng trưởng ổn định thường thể hiện khả năng huy động vốn, năng lực cho vay và khả năng thanh khoản cho khách hàng tốt. Trong nghiên cứu của Akhtar và cộng sự (2011) đã tìm ra mối quan hệ dương và mạnh giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản của nó tức là ngân hàng nào có tổng tài sản có càng lớn thì khả năng thanh khoản sẽ càng cao. Lý thuyết “quá lớn để sụp đổ” (“too big to fail”) thì cho rằng: các ngân hàng lớn sẽ tận dụng những lợi thế về quy mô thường khuyến khích các ngân hàng lớn đầu tư vào các tài sản có rủi ro hơn. Điều này gây nên sự phụ thuộc nhiều hơn ngân hàng trung ương cho các nhu cầu thanh khoản. Do đó, quy mô ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với khả năng thanh khoản. Trong nghiên cứu của Bunda và Desquilbet (2008), Vodová (2012), Moussa (2015), Singh và Sharmar (2016) tìm thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa biến số này và khả năng thanh khoản, có nghĩa là ngân hàng mà có tổng tài sản càng cao thì khả năng thanh khoản lại càng giảm.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản, tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi


chi phí vốn vay cao. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng phải đối phó với với rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra có thể sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, trường hợp xấu nhất có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản. Khi đó một ngân hàng với vốn chủ sở hữu mạnh sẽ giúp bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên. Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn chủ sở hữu sẽ được sử dụng để hoàn trả cho khách hàng. Các nghiên cứu của các tác giả Bunda và Desquilbet (2008), Vodová (2013) cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản có tương quan dương với khả năng thanh khoản. Tức là khi tỷ số này tăng sẽ làm tăng khả năng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên Moussa (2015) cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản có tương quan âm với khả năng thanh khoản.

Khả năng sinh lợi ngân hàng

Theo Lartey (2013) thì khả năng sinh lợi của ngân hàng là khả năng tạo ra doanh thu vượt quá chi phí của ngân hàng liên quan đến cơ sở vốn của ngân hàng. Hiệu quả sinh lợi của ngân hàng được đo lường bằng các hệ số doanh lợi, các hệ số được sử dụng phổ biến như là Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE).

- Tỷ suất sinh lợi trên Tài sản (ROA)

ROA đo lường mức sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Hiệu quả sử dụng tài sản hay suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng (ROA) thể hiện hiệu suất quản lý tài sản của ngân hàng. Một ngân hàng có chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cao và ổn định sẽ cho thấy khả năng điều hành kinh doanh kết hợp với vấn đề quản trị các rủi ro trong ngân hàng, bao gồm cả quản trị rủi ro thanh khoản đã được điều hành tốt. Chỉ tiêu này đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu thực nghiệm trước đây sử dụng đưa vào mô hình nghiên cứu như: Akhtar và cộng sự (2011), Singh và Sharmar (2016) đều tìm thấy có mối quan hệ đồng biến của chỉ số này với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên Moussa (2015) thì tác giả lại tìm thấy có mối quan hệ âm giữa chỉ số này với khả năng thanh khoản khi nghiên cứu 18 ngân hàng thương mại Tunisia từ năm 2000-2010.


Công thức tính:

ROA=Hiệu quả sử dụng tài sản= Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản ngân hàng

- Tỷ suất sinh lợi trên Vốn cổ phần (ROE)

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Các nghiên cứu Akhtar và cộng sự (2011); Vodová (2013), Moussa (2015) tìm thấy có mối tương quan dương giữa Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần với khả năng thanh khoản.

Công thức tính:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và đeo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM chứng tỏ hiệu quả của các trung gian tài chính (Hamadi và Awdeh, 2012). NIM được tính theo công thức:

NIM = Thu nhập từ Lãi -Chi phí trả Lãi /Tổng tài sản

Gounder và Sharma (2012) nghiên cứu 5 ngân hàng ở Fiji từ 2000-2010 tìm thấy NIM có mối quan hệ nghịch biến với rủi ro thanh khoản. Moussa (2015) cũng tìm thấy mối tương quan âm giữa NIM và khả năng thanh khoản ngân hàng. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên kích thích ngân hàng để tập trung hơn vào hoạt động cho vay và kết quả là, giảm tỷ trọng tài sản thanh khoản, làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng (Vodová, 2013).

Hiệu quả chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động là các chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động ngân hàng, bao gồm chi phí cho hoạt động quản lý, chi phí cho nhân viên; chi về tài sản và các chi phí hoạt động khác. Moussa (2015) sử dụng cả mô hình tĩnh và mô hình động với phương pháp GMM trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Tác giả tìm thấy có mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê cao giữa tỷ lệ


Chi phí hoạt động/Tổng tài sản và khả năng thanh khoản ngân hàng. Điều này cho thấy khi các ngân hàng thương mại kiểm soát về chi phí hoạt động hiệu quả, tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản càng thấp thì khả năng thanh khoản càng cao.

Tỷ lệ an toàn vốn

Hệ số an toàn vốn (CAR) được tính như sau:

Hệ số an toàn vốn (CAR) = Vốn tự có / Tổng tài sản “Có” rủi ro

Trong đó Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 (Tier 1 capital) và vốn cấp 2 (Tier 2 capital). Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Theo định nghĩa trong Basel thì hệ số an toàn vốn là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ này càng cao thì năng lực bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tính ổn định trong hoạt động cũng sẽ càng tăng. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Ở Việt Nam, theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN thì bắt đầu từ 1/10/2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%. Tỷ lệ này không thay đổi ở 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014. Và điều này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu thực nghiệm của Akhtar và cộng sự (2011) tại Pakistan rằng các ngân hàng có hệ số an toàn vốn cao thì sẽ tăng khả năng thanh khoản của mình. Tương tự, Singh và Sharmar (2016) cũng tìm được mối quan hệ đồng biến giữa hệ số an toàn vốn và khả năng thanh khoản.

Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu có ảnh hưởng không nhỏ tới các chủ nợ cũng như ngân hàng, khiến cho cả 2 đều có nguy cơ mất vốn. Vì vậy, các nghiên cứu trước của các tác giả Choon và cộng sự (2013) cho thấy mối tương quan dương giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng thanh khoản được đo bằng tỷ lệ Dư nợ/Tiền gửi của 15 ngân hàng Malaysia. Tỷ lệ này càng cao thì cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp. Khi ngân hàng mở rộng cho vay thì khả năng càng phát sinh nhiêu khoản vay mất vốn và làm suy giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng. Munteanu (2012) cũng cho thấy


mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng thanh khoản, làm suy giảm khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Vodová (2013) thì không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê đối với các ngân hàng Hungary.

Thị phần ngân hàng

Thị phần ngân hàng được tính bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản của ngân hàng i thời điểm t trên tổng tài sản của toàn bộ ngân hàng. Chỉ tiêu này được xem xét trong nghiên cứu của Roman và Sargu (2015) về ảnh hưởng của các các biến vi mô ngân hàng lên thanh khoản của các ngân hàng thương mại các nước khu vực Trung Âu và Đông Âu CEE. Nghiên cứu cho thấy các ngân hàng lớn ở Hungary có sức chịu đựng thanh khoản cao hơn. Có mối tương quan âm giữa thị phần tài sản với chỉ báo thanh khoản là Nợ vay/Tổng tài sản.

2.2.3.2 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản

Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP là thước đo về sức khỏe của nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế. Ngân hàng sẽ giữ nhiều thanh khoản trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi mà cho vay sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngược lại trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, ngân hàng lại có xu hướng giảm dự trữ thanh khoản để cho vay nhiều hơn. Vodová (2013), Moussa (2015), tìm thấy có mối tương quan dương giữa tăng trưởng GDP và khả năng thanh khoản ngân hàng. Trong khi đó, Bunda và Desquilbet (2008), Singh và Sharmar (2016) lại tìm thấy mối tương quan âm. Tương tự, Choon và cộng sự (2013) tìm thấy mối tương quan dương giữa tăng trưởng GDP và khả năng thanh khoản ngân hàng với chỉ tiêu thanh khoản đo lường bằng nợ vay trên tiền gửi. Chỉ tiêu này càng cao nghĩa là khả năng thanh khoản càng kém.

Tỷ lệ lạm phát

Trong mọi nền kinh tế, lạm phát được coi là một chỉ số kinh tế quan trọng, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về các xu hướng trong nền kinh tế cũng như các chính sách kinh tế lành mạnh. Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát ổn định là cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng giảm phát cao cũng là thảm họa cho sự


phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát là một thước đo định lượng của lạm phát. Tỷ lệ lạm phát thường được đo lường qua tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Vodová (2012), Chagwiza (2014), Singh và Sharmar (2016) tìm thấy có mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và khả năng thanh khoản ngân hàng. Sự gia tăng lạm phát, giảm giá tài sản, lãi suất cao, mở rộng tín dụng, tăng trưởng GDP thực làm ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng. Moussa (2015) lại tìm thấy mối tương quan âm giữa khả lạm phát và khả năng thanh khoản ngân hàng. Muntenu (2012) nghiên cứu khả năng thanh khoản được tính bằng Tài sản thanh khoản/Tiền gửi và vốn ngắn hạn của 27 ngân hàng Romania giai đoạn 2002-2010, chia làm 2 giai đoạn nghiên cứu là trước khủng hoảng (2002-2007) và giai đoạn khủng hoảng (2008-2010). Tác giả thu được kết quả là lạm phát có tương quan âm trong giai đoạn (2002-2007) và tương quan dương trong giai đoạn khủng hoảng (2008-2010).

Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ lực lượng lao động không có việc làm đang tìm việc. Tỷ lệ thất nghiệp cao khi nền kinh tế rơi vào tình trạng sản xuất trì trệ, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ít đi và cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Theo Rauch và cộng sự (2010), tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến nhu cầu các món vay. Vodová (2012) tìm thấy mối tương quan âm khi nghiên cứu các các ngân hàng Poland. Tỷ lệ thất nghiệp tăng gây tác động làm giảm khả năng thanh khoản ngân hàng. Tuy nhiên, Vodová (2013) lại không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê ở các ngân hàng Hungary. Singh và Sharmar (2016) thì lại tìm thấy mối tương quan dương khi nghiên cứu các ngân hàng Ấn Độ.

Khủng hoảng tài chính

Vodová (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng thanh khoản của các ngân hàng Czech và Slovak thời kỳ 2001-2010. Tác giả sử dụng biến giả khủng hoảng tài chính cho các năm 2008-2009, và không có khủng hoảng ở những năm khác. Vodová tìm thấy mối tương quan nghịch giữa cuộc khủng hoảng tài chính và thanh khoản ngân hàng. Cuộc khủng hoảng tài chính có thể gây ra do tính thanh khoản yếu kém của các ngân hàng. Mặt khác, sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô

Ngày đăng: 03/02/2024