Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 12

đây, càng gian khổ và khắc nghiệt thì hình ảnh của họ càng hiện lên tươi đẹp rạng ngời, “đồng cỏ không khô khan tẻ nhạt; sự sống vẫn hết sức dồi dào, tươi mới với bao nhiêu là giá trị ở chốn cô liêu này” [18 ;Tr 269], và rồi mùa đông sẽ qua đi, hơi ấm mùa xuân sẽ về mang theo sự sống mới, một màu xanh thắm cho đồng cỏ và con người nơi đây.

Cũng là không gian văn hóa của người miền cao, nhưng trái ngược với khung cảnh giàu có của thổ ty, của thống lý thì những người dân lao động nơi đây, chân lấm tay bùn, vất vả sớm hôm nhưng cuộc sống của họ vô cùng khốn khó. Cái không gian mà họ đang sống chỉ là không gian của cái Hội quán – cái hội quán mà Giàng Tả thui thủi một mình, đó “là cái lều bát giác bốn bề trống toanh nằm giữa một bãi đất, có dây đu, đu quay, xung quanh trồng cây cọ lùn làm cảnh” [19 ;Tr 40 ].

Nhưng cũng có khi đó là không gian rộng lớn của một vùng rẻo cao, là không gian của mảnh đất phía cực tây của tỉnh Lào Cai – nó được mệnh danh là mái nhà của cả vùng đất núi non hiểm trở. Một vùng không gian rộng lớn đẹp tựa một bức tranh kỳ vĩ nhưng nên thơ được hiện lên trước mắt bạn đọc. Đó là “những mảnh ruộng ở miền rẻo cao chót vót này là những viên ngói lợp trên mái nhà nọ..." [19 ;Tr 46]. Đây là một không gian sống của người dân tộc Hà Nhì...

Cũng có thể là không gian tươi đẹp nơi vùng cao San Cha Chải trong truyện ngắn cùng tên. Một ngày leo dốc cực nhọc, lên được tới nơi con người cũng cảm thấy thỏa lòng trước vẻ đẹp của không gian thơ mộng nơi đây, ta được phóng tầm nhìn, trời như được mở toang tám cánh cửa, sông Hồng chảy dài một vệt lênh láng nơi lưng trời xa. Không khí nơi đây còn nguyên sơ trong lành như từ thời nguyên thủy còn lưu giữ lại, cỏ ngải tàn rồi cỏ ngải lại xanh, hoa tục đoạn nở và tam thất rừng mọc nhởn nhơ, “không khí thanh sạch mùi

hoa lá”. Đó là không gian của vùng đất cao San Cha Chải – “không gian yên bình như thời mới mở đất”.....

Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, không gian và thời gian nghệ thuật là một trong những phương diện quan trọng thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc Ma Văn Kháng. Đặc biệt, đó không chỉ là không gian và thời gian của vùng văn hóa thôn quê nghìn đời, của giếng nước gốc đa sân đình, của cái chất hồn hậu dân dã chân quê, của “khăn nhung quần lĩnh rộn ràng - Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”, với “cái yếm lụa sồi, cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân”, rồi là “cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ , cái quần nái đen”… Mà trong bản chất sâu xa của nền văn hóa thuần Việt, tác giả còn đặc biệt chú trọng đến cả một miền văn hóa đặc sắc của không gian – thời gian văn hóa vùng sông nước miền tây, nơi con sông Cửu Long hiền hòa mênh mang dòng nước mẹ. Vùng không gian sông nước nơi đây là mạch nguồn sâu thẳm khơi dậy những tiềm thức văn hóa lâu đời của dân tộc, một trong những viên gạch tạo nền thành trì kiên cố của nền văn hóa đa bản sắc, đa dân tộc. Trong những tác phẩm viết về đời sống, con người và cả vùng không gian sông nước Cửu Long là tất cả tình cảm của tác giả gửi gắm nơi đây. “Lên đênh sông nước miền tây”, ngay từ tên tiêu đề tác phẩm đã đưa người đọc đến với một không gian bao la, rộng lớn, “Miền Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, miền châu thổ phía nam đất nước, trường giang nối đại giang… Miền Tây Nam Bộ, vương quốc của sông nước” [16 ;Tr 721 ]. Cả một không gian bao la mênh mông được tác giả miêu tả qua những trang văn dung dị và nên thư tạo cho người đọc một cảm giác thư thái như được đứng trước cảnh thiên nhiên kỳ vĩ nhưng không kém phần phóng khoáng bao la.

Nét đặc thù trong hệ thống không gian – thời gian nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng còn là không gian – thời gian của tâm linh, dường như không gian của vùng tâm linh mờ ảo là một trong những chất liệu tạo nên nét phong

cách riêng trong nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng. Trong quá trình nghiên cứu Ths. Nguyễn Thị Hoa cho rằng yếu tố “tâm linh dường như một “thần dược” [12] luôn hướng tới điều thiện, giúp con người luôn có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống, giúp con người sống tốt hơn, giàu long nhân ái và hoàn thiện nhân cách của mình, đồng thời cũng là một thế giới bí ẩn trong tâm hồn con người, là đối tượng để nhà văn tìm hiểu “Biết bao đam mê ẩn ức, bột phát, bao nhiêu điều lắt léo, tế nhị trong đời sống nội tâm của con người được nhà văn khai thác”, và dường như càng đi sâu “vào cõi tâm linh vô thức của con người, khai thác con người ở bên trong con người là biểu hiện của một nền văn học dân chủ, đa dạng và nhân bản” [47].

Trong quan niệm văn hóa người Phương Đông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa lúa nước và nền văn hóa nghìn đời của học thuyết Nho - Phật - Đạo, chính vì vậy yếu tố tâm linh đã trở thành vùng văn hóa không thể thiếu trong đời sống thường nhật của con người. Phật dạy con người phải biết sống với chữ TÂM, kiếp người trên cõi đời này chỉ là tạm bợ mà thôi, cõi vĩnh hằng thuộc về chốn niết bàn, “đời như chớp bóng có rồi không” tựa như một giấc chiêm bao, như ngọn đèn le lói giữa ngọn gió cuộc đời. Còn trong học thuyết Đạo giáo huấn dạy trong khuân khổ của thuyết Sắc – Không, tựa có mà dường như không, Có có – Không không. Trong học thuyết Nho giáo, Khổng Tử dạy chúng ta trở thành những người quân tử, hiểu biết phép tắc lễ nghĩa để trở thành người anh hùng của thời đại ra giúp dân dựng nước, “Trai thời trung hiếu làm đầu - Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”.Đây là những yếu tố tạo nên văn hóa Việt, đến ngày nay trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế, kéo theo sự phát triển của văn hóa nhưng những tinh hoa nghìn đời từ ông cha để lại vẫn mãi lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Theo tác giả Trần Quốc Vượng trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” thì nghiên cứu văn hóa bao gồm cả “nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng...”[52]. Chính vì vậy, văn chương nghệ thuật cũng là một trong những phương diện thể hiện văn hóa của một dân tộc. Hay nói cách khác, toàn bộ nền văn hóa của một quốc gia, toàn bộ tinh hoa văn hóa nhân loại và những giá trị tinh thần của thời đại đã được nhà văn miêu tả đầy đủ và phong phú trong các tác phẩm văn chương bằng ngòi bút tài hoa. Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn ấy.

Tiểu kết

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 12

Trong chương cuối cùng này, từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi đã đi tìm phương thức thể hiện của truyện ngắn Ma Văn Kháng.

Trước hết về nhân vật: .Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật với những điểm nhìn lai lịch, tướng hình trong cách miêu tả ngoại hình, nội tâm và hành động nhân vật.Những dự cảm và tiên đoán cuộc đời, số phận cũng như tính cách nhân vật thông qua những trang văn miêu tả lai lịch và tướng hình. Từ lai lịch nhân vật để tiên đoán số phận , từ tướng hình mà biết người ác hay thiện.

Về ngôn ngữ, giọng điệu: Ngôn ngữ tâm tình, triết lý là một trong những đặc trưng cơ bản trong văn phong Ma Văn Kháng, bởi không chỉ ở một tác phẩm, một tập truyện ngắn mà hầu hết trong sự nghiệp sáng tác của mình, chất giọng triết lý trở thành phong cách đặc sắc của nhà văn. Ngoài cách sử dụng ngôn ngữ triết lí, Ma Văn Kháng trong cách viết truyện ngắn còn thành công ở việc sử dụng tính chất ngôn ngữ bình dân, chợ búa và dung tục.Yếu tố dung tục, đời thường trong ngôn ngữ được thể hiện trong những con người đời thường, những con người chỉ biết bon chen trong danh lợi và nhục dục, những hạng người tầm thường và luôn bị coi thường.

Về không gian và thời gian nghệ thuật: truyện ngắn Ma Văn Kháng là không gian – thời gian văn hóa của vùng quê yên bình, nhẹ nhàng với cuộc sống và

những mảnh đời dung dị, một không gian hoàn toàn trong trẻo bình yên. Đó là vùng văn hóa của chốn thôn quê...

Đó là không gian miền núi, một vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, ở nơi đó còn lưu giữ những dấu tích văn hóa từ thời xa xưa.Với những bước đi hoàn toàn mới lạ, những khám phá độc đáo của nhà văn về vùng đất thiêng nơi rẻo cao mà Ma Văn Kháng được mọi người phong tặng danh hiệu “Nhà văn của những người vùng cao”.

Bên cạnh đó, giá trị của những truyện ngắn Ma Văn Kháng còn hướng đến miền văn hóa đặc sắc của không gian – thời gian vùng sông nước miền Tây,

Nét đặc thù trong hệ thống không gian – thời gian nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng còn là không gian – thời gian của tâm linh, dường như không gian của vùng tâm linh mờ ảo là một trong những chất liệu tạo nên nét phong cách riêng trong nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng.


PHẦN KẾT LUẬN

1. Ma Văn Kháng là một nhà văn có phong cách độc đáo trên văn đàn đương đại Việt Nam. Gần 50 năm cầm bút, Ma Văn kháng đã viết trên 200 truyện ngắn và hàng chục cuốn tiểu thuyết, gần đây, ông lại xuất bản tiểu thuyết Một mình một ngựa và hồi kí Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương. Ông vẫn viết một cách cần mẫn, chuyên nghiệp, viết mãi mà trong ngăn kéo lúc nào cũng có truyện, vẫn chưa cạn cái kho vốn sống, vốn từ ngữ lúc nào cũng ngồn ngộn trong ông. Chỉ tính riêng về sự góp mặt của truyện ngắn thời kì đổi mới, Ma Văn Kháng trước hết là một nhà văn hoá có tên tuổi.

2. Tài năng và tầm vóc tư tưởng của truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới không thể định giá từ một cách nhìn xuôi chiều, đơn giản.Với hàng loạt những tập truyện liên tiếp ra đời từ sau 1986 đến nay ông viết trong đam mê như một mối tình lớn, Ma Văn Kháng đâu chỉ mang đến những đối thoại nhân sinh mới mang tính xã hội thông thường. Mặt khác, nếu không xuất phát từ góc nhìn văn hoá, những truyện hay nhất về mạch sống của Ma Văn Kháng sẽ bị nhìn nhận sai lệch, cực đoan, bị ghép vào những trang văn nhạt nhẽo câu khách như một số sáng tác hiện nay với toàn những chuyện hư hại luân lí, đồi phong bại tục, những câu chuyện tình yêu, tình dục hết sức nhảm nhí, tầm thường, có khi chỉ để hài hước cho vui về tình yêu trong dòng đời sinh hoá.

3. Luận văn này chủ trương từ góc nhìn văn hoá để thấy được giá trị truyện ngắn Ma Văn Kháng viết từ sau 1986 là những tư duy sâu sắc mang tính văn hoá của ông về thiên nhiên, con người và cảm thức nghệ thuật. Những nét đặc thù văn hoá vùng miền đã soi chiếu và khúc xạ trong những trang văn của Ma Văn Kháng, đi kèm với thiên nhiên là tâm thức con người trong cái nhìn thiên nhiên.

Con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1986 được luận văn này phân tích làm sáng toả từ cái nhìn văn hoá ứng xử, từ cái nhìn văn hoá tính dục, từ góc nhìn bi kịch để rút ra triết luận của Ma Văn Kháng về con người. Để thấy văn chương của ông bàn về con người trong giai đoạn mới thật sự là người hơn, thật sự khai phá những vùng sáng lâu nay còn trong tình trạng bóng tối về con người .Đó là một cái nhìn cuộc sống và con người đa chiều, thế sự, đời tư, những góc khuất tăm tối trong tâm hồn được phô bày, những điều xưa cũ và cả những điều tưởng đã mới được nhìn nhận lại từ góc độ văn hoá tiến bộ, nhất là từ các nhân vật mang tính biểu trưng văn hoá.

Qua việc khảo sát và phân tích kĩ lưỡng một số truyện ngắn tiêu biểu của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới cho phép luận văn có một cái nhìn tương đối tổng quát về cái nhìn thiên nhiên ; niềm tin về tình người, tính người ; phương thức nghệ thuật thể hiện khá ổn định từ tâm thức văn hoá Ma Văn Kháng trong một giai đoạn văn học đang thể nghiệm và tìm kiếm hướng đi nghệ thuật.

4. Từ cái nhìn văn hoá, chúng tôi đã cố gắng chỉ ra được một số vấn đề cơ bản làm nên giá trị văn hoá, văn học của truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì sau 1986. Ngoài việc đi sâu khám phá những vấn đề mang tính nhân văn của truyện ngắn Ma Văn Kháng, người trình bày còn tạo lập vị trí và vai trò của cây bút truyện ngắn Ma Văn Kháng trong hành trình đổi mới và hội nhập của truyện ngắn Việt nam. Đó là một trong những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới và có nhiều sáng tác truyện ngắn vào loại hay nhất Việt Nam hiện nay, người viết truyện ngắn vừa có tài, có tâm và có tầm.

5. Chọn đề tài từ góc nhìn văn hoá để nghiên cứu về một nhà văn nổi tiếng như Ma Văn Kháng, lại chọn truyện ngắn của ông trong một giai đoạn sáng tác nhạy cảm, người trình bày luận văn tự biết mình đã gặp vô vàn khó khăn.Dù đã rất cố gắng, nhưng do đặc thù của nghiên cứu văn học, không bao giờ hạn hẹp trong một phương pháp, một quan niệm, một góc nhìn, cho nên luận văn còn

nhiều thiếu sót chưa đạt tới tầm vóc của vấn đề theo đuổi. Rất mong nhà văn lượng thứ , mong quý thầy cô, mong bạn bè và những người quan tâm đến bản luận văn này chia sẻ, cảm thông.


Thanh Hoá, tháng 6/2010 Hà Nội, tháng 10/2010


LÊ VĂN KHẢI

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí