le như hình cái lưỡi trai. Ở con mương quanh co từ đầu nguồn nước tỏa đều khắp cả khu đồng thấp, khu đồng cao”. Thiên nhiên không những có cái nhìn mang tính huyền thoại, cổ sơ và giản đơn mà nó còn lưu dấu ấn đặc trưng của con người lao động, cải tạo tự nhiên, đấu tranh sinh tồn. Qua cái nhìn từ một con người Giàng Tả- người Hà Nhì, hai mươi tuổi- cái tuổi con người còn hồn nhiên, trai tráng. Con người còn nghĩ mình có thể làm được tất cả, vượt lên cả tự nhiên. Thiên nhiên tự nó thành thước đo cho sự sống con người, sự phát triển của trình độ văn minh. Thiên nhiên – giá trị văn hóa nền tảng với chiều sâu tâm thức và sự sống mãnh liệt. Thiên nhiên là chứng nhân, người bạn đồng hành và cũng là thử thách buộc con người vượt qua để tồn tại. Thiên nhiên cùng con người trải qua tháng năm thăng trầm của lịch sử thêm vào chiều sâu mạch nguồn văn hóa dân tộc, nói như nhà văn “ Cái đáng biết lại không biết. Cái không nên quên lại quên. Lịch sử thế là mất đi cái hồn nhiên của nó” Lịch sử đã trở thành một phần mang tính văn hóa trong bản chất của tự nhiên. Lịch sử vốn được xem là một thực thể tồn tại tự nó, sự tác động của con người hay hiện thực xã hội tạo nên một nét riêng biệt cho thiên nhiên.
Theo nhà nhân loại học người Mĩ Kelefod Gelkan: “ ( văn hóa) do lịch sử truyền di, thể hiện những mô thức ý nghĩa trong những phù hiệu tượng trưng, mọi người mượn hệ thống này để giao lưu, duy trì những tri thức có quan hệ trong cuộc sống và có thái độ giao đãi thích hợp trong cuộc sống” ( dẫn theo tài liệu của Trần Lê Bảo) Có lẽ chính những yếu tố đó mà tự bản thân văn học và cuộc sống đã hàm chứa ý nghĩa văn hóa nhất định. Thiên nhiên vừa làm nền vừa là phương thức thể hiện của tác phẩm. Vì thế, đằng sau những yếu tố nội dung và hình thức, lịch sử đã hàm chứa ý nghĩa bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thiên nhiên còn là những kí hiệu và quy ước văn hóa rất riêng biệt, đặc trưng. Khảo sát những tác phẩm truyện ngắn Ma Văn Kháng ta có thể nhận ra điều ấy, tự nhiên vốn cũng mang biểu tượng văn hóa của nó:
“ Ông giời gieo xuống thứ cây hoa đỏ ấy là để đánh dấu, để ta dễ nhớ mà” Đó là cách con người nhìn nhận giá trị mang tính lịch sử và văn hóa vốn có. Những người dân vùng cao, với sự nhận thức tự nhiên của mình họ đặt ra những quy ước và kí hiệu để đánh dấu cho ranh giới vùng, biểu tượng không gian sinh tồn và bản làng của họ như cách nói ở trên và tiếp đó “ ra tới huyện vẽ một khoảng mênh mông, chẳng biết đo bằng gì, chỉ hình dung ra bằng những ngày những tuần đi dằng dặc từ đầu này là màu đỏ hoa gạo đến thăm thẳm xa xăm ngoài kia là sang biển xanh trùng trùng. Một đất nước như thế là rộng là đẹp. Và San Cha Chải nơi có cây gạo mọc đánh dấu, nên nó đúng là đất của vua” [16;Tr 310]. Những điểm nhấn thiên nhiên trở thành cột mốc vùng, đi xa người ta biết mà về, nơi có cây gạo đỏ chính là nhà là, nơi người thân ta chờ đợi. Thiên nhiên tự nó mang dấu ấn tình cảm con người. Sắc đỏ của loài hoa đỏ tựa như đốm lửa đỏ rừng rực như dấu ấn tồn tại vững bền của con người. Thiên nhiên- hoa gạo tự nó mọc ở đó không biết tự bao giờ đã có rồi, tượng trưng cho thời gian lịch sử xa xăm và lâu đời. Từ rất xa xưa cùng với thiên nhiên, văn hóa tộc người tự nó cùng với con người “cộng sinh cộng hưởng”. Mỗi một vùng quê đều có những nét riêng của thiên nhiên mà khi so sánh với những nơi khác hoặc những khi nhớ đến bất kì ai cũng có thể nhận thấy đặc trưng của nó trong những trang viết Ma Văn Kháng.
Những hình tượng gió núi và rừng già hiện lên tạo ra cảm giác của những những truyền thuyết huyền thoại gắn liền lịch sử tự nhiên. Lịch sử cùng với tổ chức không gian và thời gian sống của con người gắn liền thiên nhiên, truyền thuyết dân gian. Thiên nhiên hòa tan vào văn hóa sự sống của con người nơi
đây. Chính từ cách nhìn thiên nhiên từ con mắt của văn hóa và sự sống tộc người khiến thiên nhiên càng sinh động, tự nhiên và có bản sắc riêng.
2. 1.2 .Thiên nhiên thành thị, nông thôn và các miền quê khác
Có thể nói, viết văn là một nghề khó nhưng viết để tạo nên một phong cách, một dấu ấn mang tầm văn hóa lại càng khó hơn. Mỗi một người cầm bút đều có những tiêu chí và chuẩn mực riêng tạo nên nhiều khác biệt, đa dạng cho nền văn học.
Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn đạt nhiều thành tựu trong giai đoạn văn học đổi mới ở nước ta. Điểm ấn tượng là hiện thực cuộc sống được hiện lên rất sinh động trong văn chương ông, giữa nhịp điệu bộn bề trong đục đời thường người ta vẫn nhận ra chất riêng trong trẻo trong bút pháp của người nghệ sĩ trong cách nhìn, cách viết về thiên nhiên.
Thiên nhiên trong mỗi tác phẩm văn học có nhiều ý nghĩa, có thể làm phông nền cho tác phẩm hoặc để biểu thị điều gì cụ thể. Thiên nhiên trong trang viết của Ma Văn Kháng có thể nói vừa có ý nghĩa tạo phông không gian và thời gian cho tác phẩm, có lúc lại mang dấu ấn ý nghĩa riêng biệt.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Người Đàn Ông Và Khả Năng Tính Dục.
- Con Người Từ Góc Nhìn Văn Hóa Tâm Linh.
- Thiên Nhiên Trong Truyện Ngắn Ma Văn Kháng Thời Kì Đổi Mới Từ Góc Nhìn Văn Hoá
- Thiên Nhiên- Nỗi Buồn Chán Tuyệt Vọng Của Con Người
- Nghệ Thuật Truyện Ngắn Ma Văn Kháng
- Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 10
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Dưới góc nhìn văn hóa , thiên nhiên trong những trang truyện Ma Văn kháng hiện lên lung linh, diệu kỳ, ta cảm nhận hết cái hồn nguyên thủy của quê hương Việt. Chính cái hồn quê hiền hậu, nguyên ủy ấy là sức sống bất tận của tâm thức văn hóa, văn chương đã làm được cái điều lớn lao mà không phải nghệ thuật nào cũng thể hiện được, nó đã lưu giữ và thổi cái hồn của văn hóa dân tộc. “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể thiếu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không thể tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được, như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn bó các nhân tố xã hội, kinh tế, vượt qua đầu văn hóa, những nhân tố xã hội kinh tế tác động tới toàn bộ văn
hóa nói chung và chỉ thông qua văn hóa, cùng với văn hóa, mới tác động được với văn hóa”. [6]
Ma Văn Kháng mang đến một vùng thiên nhiên làm đắm say hồn người, đó tựa như chốn tiên cảnh giữa cõi trần gian mà nhân vật Nam trong truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ đã chớp được : “Chiều đầu hạ, tiết xuân còn lưu luyến trong hơi sương phơn phớt tím dâng lên từ măt đất ngập ngừng, cùng với khí núi từ dãy sơn mạch hùng vĩ phía trái tỏa ra, tạo nên một cảm hứng giao thoa, vừa hoang dã cô liêu vừa tràn đầy sinh sôi. Gió lướt thướt như xiêm áo những linh hồn trinh nữ trong vũ điệu yêu đương. Cảnh đìu hiu và thanh tĩnh. Đang trong lúc chuyển giao thời giữa mặt trời hồng chấm hết chu ký chiếu sáng và mặt trăng vành vạnh tươi vàng lặng lẽ nhô lên sau dãy đồi trập trùng thoai thoải miền bán sơn địa” [20 ; Tr 207]. Hay cũng có thể đó là khung cảnh chiều cuối thu dìu dịu, “cuối thu rồi. Nắng như dát vàng. Và heo may như một linh hồn xa vắng từ cõi nào trở về, xao xác mỗi vòm lá rậm, quẫy động trong các khoảng trống vắng nơi cõi lòng” [16 ;Tr 150 ] và một “chiều thu vời vợi. Chân đê, hoa sen bừng bừng những chấm đỏ nhòe, lay động trong gió nhẹ đưa hương lúa thơm rải khắp khu đồng. Lại như diễu vòng lại cảnh xưa, con trâu non xoải vó theo nhịp điệu cũ, nhẹ bẫng rập rờn trên màu xanh đậm đà của ngọn cỏ thu. Thu đã vào giữa mùa…” [16; Tr 121].
Thiên nhiên miền trung du đồng bằng với lũy tre làng, với bầu trời trong xanh, với tất cả những gì thân thương nhất, Ma Văn Kháng như bâng khuâng mênh mang trước cơn mưa mùa thu “Mưa thu sụt sùi. Mái hiên treo những hạt mưa no ứ, đều tăm tắp, trong vắt như giọt lệ. Mưa sương phủ màn đêm, tẩm chút hương liệu và cảnh vật trần trụi và các sự kiện trần tục trên cuộc đời. Nhưng đã mấy ai nhận ra vẻ đặc sắc ấy của tiết thu chiều ấy” [16 ;Tr134].
Cũng có thể đó là hình ảnh miêu tả ánh trăng huyền diệu: “Trăng lên, tròn đầy, bồng xốp. Không gian như căn buồng vừa mở toang bốn phía cửa,
thênh thang ba chiều” [20 ; Tr 207]. Và ánh trăng cũng chính là minh chứng của hai đứa con và Thụy trong Trái chín mùa thu: “Trăng tãi xuống sân một làn sáng nhợt nhạt” [16 ; Tr 118 ].
Ma Văn Kháng viết khá nhiều về những miền quê của đất nước, mỗi một miền quê lại lưu dấu ấn cảm xúc và giọng điệu ấn tượng. Nhà văn viết nhiều đến hình tượng dòng sông, phải chăng viết về dòng sông lại ẩn chứa mạch nguồn văn hóa nào trong lòng dân tộc cứ chảy dài trong hồn văn chương bao thế hệ. Qua khảo sát và thống kê trong nhiều truyện ngắn của ông, chúng ta có thể thấy nhà văn nhắc đến nhiều hình ảnh như dòng sông, hoa trái, chiều thu và những mùa mưa quê Việt.
Một dòng sông hiện lên hiền hòa và êm dịu trong truyện ngắn Trái chín mùa thu : “ Con sông uốn chữ S xa bờ đê, lênh láng sáng trong mặt gương tráng bạc” Cả hình dáng và sắc màu dịu nhẹ đều gợi cho ta cái cảm giác về nét hiền hòa, yên ả của quê hương Việt Nam xưa, cái nhịp sống trầm lắng tự xa xưa của người dân xứ sở nông nghiệp. Đó là cái nhìn từ xa, chiếu gần lại dòng sông trở nên sinh động hơn, đa thanh đa sắc hơn “ Mặt sông vẫn trắng lặng choi chói nhưng nhìn về phía núi mờ xa, có một đoạn sông lấp lánh như khảm xà cừ, ở đó một chiếc thuyền đinh đang lừng lững đi. Bóng mấy ông lão nổi bên bờ sông như một hàng tiêu binh. Con trâu non thôi tế từ nãy, cúi đầu bứt cỏ, rồi chợt ngẩng lên, đứng im. Giây phút tĩnh lặng tưởng như cả chiều thu lơ lửng, phăng phắc như tranh treo trong nhà lưu niệm” [16; Tr 111]
Những hình ảnh hoa trái trong vườn trong chiều thu lộng gió cũng đượm hồn xứ sở :
“Bưởi buông những dấu tròn lặng lẽ, tưởng như chứa ở trong nó và tỏa ra xung quanh cái thanh tĩnh cổ kính ngàn năm của mùa thu nơi thôn làng”
“ Những chiều thu vời vợi. Chân đê, hoa sen bừng bừng những vệt đỏ nhòe, lay động trong gió nhẹ đưa hương lúa thơm rải khắp khu đồng…rập rờn trên màu xanh đậm đà của ngọn cỏ thu…”
“Thoạt đầu cơn mưa chót chét của mùa hè, xả cái oi nồng tích đọng thỏa thuê. Rồi chuyển thành cơn mưa nhỏ đầu thu, mỗi lúc hạt nước một thu nhỏ lại, sau cùng chỉ còn là những đám bụi lơ lửng trắng mờ không gian. Cơn mưa bắc cầu qua hai mùa nóng lạnh. Bên cầu này đã là cái heo heo của làn sương bụi. Mùa thu tài tình đã chế tạo ra hơi sương kì ảo và nhẫn tâm như bản chất thiên địa, ngắt đoạn sự sống bề ngoài của mỗi chiếc lá cây…”[16;Tr 128] Nhà văn đã không nhìn thiên nhiên giản đơn như nó muốn có. Thiên nhiên với những dòng sông, những chiều thu hoa trái, những mùa mưa, tất cả đều thấm đượm xúc cảm con người. Có lẽ không ai không biết, ở xứ sở nhiệt đới nơi con người ngày ngày sống và gắn cuộc đời mình với nhịp điệu của thiên nhiên mùa màng mà tồn tại thì dấu ấn về thiên nhiên trong họ càng sâu sắc. Thiên nhiên chở nặng trong hồi ức, trong tình yêu thương theo suốt cuộc đời mỗi con người đất Việt. Thiên nhiên bước đi cùng hơi thở của thời gian, của nhịp sống. Thiên nhiên lúc ngây thơ lúc ấm áp, giản dị tựa như tuổi thơ của con người, mặn mà như tình nghĩa dân tộc. Từng câu, từng chữ trong trẻo
và hồn nhiên tạo nên giọng điệu văn chương thiết tha và đằm thắm.
Bên cạnh cảm giác về thiên nhiên những vùng quê yên ả và thanh bình như vậy, nhà văn còn tài tình tạo nên những ranh giới xúc cảm khác nhau khiến người đọc phải ngạc nhiên và ấn tượng. Đó chính là cái nhìn, cảm giác nguyên sơ trước sông nước miền Tây của tổ quốc trong truyện ngắn cụ thể Lênh đênh sông nước miền Tây:
“ Miền Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, miền châu thổ phía Nam đất nước, trường giang nối đại giang,…. Cảnh sắc phóng khoáng bao
la….Ôi, những con kênh thẳng tắp như mực thợ mộc, nghiêm trang mà lai láng như một tứ thơ phiêu bồng…”
“ Nắng vừa tắt. Bóng chiều như một tấm lưới đang từ cao xanh buông xuống mặt nước. Hắt lại từ phía Tây, một vạt nắng le lói …”[27]
“ Sông nước mênh mang, chỗ nào cũng giống chỗ nào. Trên là trời xanh bao la. Dưới là nước sâu thăm thẳm. Bên đôi bờ của dòng chảy là vườn cây trái, là dừa nước, bần đước, sú vẹt. Là sóng rì rào. Là gió rao rao rười rượi đầm đậm mùi muối mặn” [16 ; Tr 721, 726 ].
Đôi khi, thiên nhiên miền Tây có gì đó huyền thoại hơn nhưng vẫn ẩn chứa nỗi buồn vui cùng những người dân xứ sở. Thiên nhiên cũng như người, có lúc hoang sơ, lúc bất cần nhưng đều gắn kết tận cùng với cuộc sống. Sông nước miền tây cũng cuốn theo những đời người vất vả, những kỉ niệm của biết bao thế hệ.
Trong khi đó, thiên nhiên trong những góc nhìn thành thị lại mang nét riêng với những ngẫm suy bộn bề và nhiều vội vã hơn. Thiên nhiên thị thành gần gũi đời sống con người hơn, toan lo hơn. Thiên nhiên đôi lúc trở thành thước đo thời gian và những sự kiện cuộc đời “ Tận cuối tháng tám, khi trời đã sang thu, công việc vẽ bức chân dung Hoàng Lan mới bắt đầu” [ 16; Tr 768] và “ Mùa thu ấy, mưa rơi đều đều. Có tuần không một ngày nắng. Trời đầy mây, không khí đầy hơi nước. Nhưng đó là phối mẫu tình cờ và may mắn của họa sĩ với thiên nhiên. Bức tranh cần một bối cảnh, cần được vẽ trong mênh mông của một mùa thu sầu muộn và nghiêm trang”[16; Tr 772]
Cách nhìn thiên nhiên đều thể hiện cái nhìn góc cạnh mỗi vùng miền và dấu ấn văn hóa Việt. Ma Văn Kháng đã vẽ nên một bức tranh đa sắc, đa chiều với những gam màu khác lạ. Đó là bức tranh của vùng đồng bằng trung du mềm mại, dịu êm trong màu xanh trong vắt của bầu trời, của cánh đồng bát ngát, của lũy tre làng và gốc đa nghìn năm. Đó là vùng cao thơ mộng, chốn thần tiên
bồng lai với cảnh và người, lúc thì diệu vợi trong ánh màu mùa thu nương bản, lúc lại tha thiết rạo rực trong những đêm tình. Đó là bức tranh của miền sông nước miền tây với những cảnh sông ngước mênh mang, dưới là nước sâu thẳm, bên đôi bờ của dòng chảy là vườn cây trái, là dừa nước, bần đước, sú vẹt…
Như vậy, có thể nói những ấn tượng về thiên nhiên trong trang truyện ngắn của Ma Văn Kháng chính là những hình ảnh của cái đẹp và sự sống, thi vị và trữ tình. Hơn hết, qua những mối liên hệ những góc nhìn thiên nhiên con người chúng ta cũng thấy được văn hóa ứng xử tình nghĩa. Thiên nhiên như người bạn đồng hành cùng con người vượt bao thời gian năm tháng, thiên nhiên trở thành dấu ấn văn hóa đậm nét trong cách cảm cách nghĩ về con người Việt. “Thiên nhiên văn hoá có ý nghĩa thanh lọc tâm hồn con người” [9].
2.2. Cõi sống tinh thần trong cái nhìn thiên nhiên
Nếu như văn chương chỉ hướng đến thiên nhiên và cái đẹp thì ắt hẳn người ta đã sớm quên đi những trang viết đó. Thiên nhiên phải gắn với văn hóa, với cái nhìn chính những mảnh đời và con người thì văn chương ấy mới “ sống”. Ma Văn Kháng đã góp một tiếng nói văn học mang nặng gánh cuộc đời và thân phận con người. Có lẽ chính điều đó đã làm nên tầm văn hóa cho nhà văn giai đoạn văn học vốn có nhiều biến động phức tạp của đời sống xã hội từ sau 1986.
Truyện ngắn Ma Văn Kháng viết nhiều về thiên nhiên để hóa thân vào những mảnh đời, những thân phận, khát vọng. Mỗi một hình ảnh thiên nhiên được Ma Văn Kháng lấy làm tên đề hoặc miêu tả chính là sự lồng ghép tương ứng cho đời sống tinh thần của nhân vật.
2. 2.1. Thiên nhiên- gắn với niềm vui sướng và khát vọng của con người
Trong chùm đề tài về miền núi, con người và thiên nhiên được miêu tả lồng ghép vào nhau, hòa vào cảm hứng trữ tình và “ mông muội” qua những truyện ngắn như Giàng Tả, kẻ lang thang, Móng vuốt thời gian, Hoa