Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 11

Vẻ đẹp của văn hóa được hiện lên qua cách viết, cách miêu tả, qua ngòi bút đầy tài năng Ma Văn Kháng, tác giả đã xây dựng một hệ thống nhân vật phong phú, đa chiều với bề sâu trong tâm hồn và càng đặc biệt hơn khi mỗi một nhân vật đến từ các khoảng trời khác nhau, những vùng miền khác nhau, từ miền xuôi đến miền ngược, từ những bản làng xa xôi cho đến vùng trung du đồng bằng mang theo tiếng nói, phong tục của địa phương mình, bởi vậy ngôn ngữ nhân vật đa dạng phong phú, tạo nét riêng trong phong cách ngôn ngữ Ma Văn Kháng. Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của Thầy Huân (Người đánh trống trường) thì gần gũi thân thiện, không kiểu cách cầu kỳ uyên thâm như thầy Khiển, cái chất dân dã, bình dị trong lời nói của thầy cũng chính là chất dung bị của bản chất con người thầy, không quan cách, cầu kỳ. Thầy người miền trung nên mang theo âm hưởng trọ trẹ của của vùng đất cát gió, những mô tê, răng rứa khác biệt. Vùng miền đi theo cùng lời nói tạo sự phong phú đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, thầy Huân đọc chính tả cho lũ học trò “Con hộ chậm chậm xuộng hang, thì không biết là “Con hổ đi chậm chậm xuống cái hang” hay là “Con hổ, hai chấm, xuống dòng”… Hay “Tôi hỏi ông răng mà rứa? Rứa thời học trò tôi mần răng mà hắn có thì giờ học bài!”. Nhưng cũng có khi đó là ngôn ngữ của vùng văn hóa bình dị nơi núi rừng bạt ngàn mây gió, cũng có lúc là câu thành ngữ Giáy quen thuộc khi chế giễu thổ ty Sề Sào Lỉn (Móng vuốt thời gian) vào tuổi bảy mươi khi đã “ăn muối nhiều hơn kẻ khác ăn cơm”…

Nét đặc trưng trong phong cách ngôn ngữ của Ma Văn Kháng còn thể hiện ở chỗ, ngôn ngữ nhà văn triết lý sâu xa, thể hiện cách hiểu đời, trải nghiệm trước cuộc đời. Trong Móng vuốt thời gian một tên thổ ty Sề Sào Lỉn với chín người vợ, y lấy họ trong chín hoàn cảnh khác nhau nhưng lại giống nhau ở một chỗ: “chúng là hệ quả một cơn đam mê thú rừng, một cuộc cưỡng bức thô lỗ, man rợ”; Nhưng gần cuối cuộc đời y cũng phải thốt ra những lời như nuối tiếc cuộc đời đã qua, nuối tiếc thời gian và tuổi trẻ, thời gian ra đi như móng vuốt

sắc nhọn cứa vào lòng người, “Oái oăm quá, con người chẳng có cách nào thoát khỏi được móng vuốt thời gian. Cái chết là bất khả kháng. Vàng bạc, châu báu, thậm chí cả tính mệnh kẻ khác nữa, cũng chẳng có thể chống chọi lại hoặc thay đổi được cái chết” [16; Tr 32]. Triết lý nhân sinh về vòng thời gian, về sự ra đi của tuổi trẻ và về cái vòng luôn hồi của Sinh – lão – bệnh – tử được Ma Văn Kháng sử dụng bằng ngôn ngữ triết lý tạo hiệu quả cao. Đó là sự trải đời của các nhân vật và cũng chính là sự trải đời của nhà văn. Triết lý nhân sinh về cái chết được Ma Văn Kháng nhắc đến nhiều lần, không chỉ trong Móng vuốt thời gian với nhận thức của Lỉn – kẻ gần đất xa trời ở độ tuổi bảy mươi, mà ngay cả với chị cả trong Thanh minh trời trong sáng cũng có những suy nghĩ sâu xa về cái chết. Với chị Chết là việc thường xuyên (…) Sinh hữu hạn, tử bất kỳ[20

;Tr 84,85]. Nhiều lần cái chết được nhắc đi, nhắc lại trong tác phẩm, trở thành triết lý của lẽ đời: Không có cái chết thì không có sự sống (…) Nghĩa trang, nơi cái chết vẫn hằng sống, nơi cái chết đã thành một lực lượng hùng hậu mạnh mẽ vì sự vĩnh hằng của nó. Cái chết đã bước ra trình diện với một tầm cỡ ngang vai với cái sống (…)” [20 ; Tr 74,76 ]. Vẫn xoay quanh triết lý về cái chết, về sự sống, về nhân sinh trần gian, Ngày chủ nhật mưa ngâu là nỗi trăn trở day dứt của An về sự ra đi của người cô thân yêu, giọt nước mắt anh rơi hòa lẫn trong những giọt mưa não nùng. Cái chết lúc này với An không chỉ nói lên cái hữu hạn nữa, không chỉ là cái chớp mắt, cái bèo bọt mà đó là sự vô nghĩa đáng thương của kiếp người, “cái chết tàn tệ, vô tình và cô đơn, nó nói rằng cuộc sống còn mang đặc tính bất như ý, không thỏa lòng với con người. Cái chết, dấu ngắt đoạn cuộc sống” [21 ; Tr 126 ].

Ngôn ngữ tâm tình, triết lý là một trong những đặc trưng cơ bản trong văn phong Ma Văn Kháng, bởi không chỉ ở một tác phẩm, một tập truyện ngắn mà hầu hết trong sự nghiệp sáng tác của mình, chất giọng triết lý trở thành phong cách đặc sắc của nhà văn. Tuy nhiên, điều đặc biệt là ở chỗ nhà văn

không trực tiếp nói lên suy nghĩ hay quan điểm của mình mà tự để cho nhân vật tự bộc lộ, tự triết lý nhân sinh giữa đời. Sề Sao Lỉn (Móng vuốt thời gian) bỗng nhận ra tính độc đáo của đời mỗi con người: “Con người ai cũng như ai, từ bậc đế vương đến tên đánh giậm, gã mã phu, chỉ được sống có mỗi lần, và chỉ một lần mà thôi. Con người đi trên con đường của mình, đi thẳng, đi qua là thôi, không quay trở lại. Ấy thế, trên là trời, dưới là đất, xung quanh là sông núi, là hiện thực trường cửu, vô thủy vô chung, trong khi đó, trớ trêu quá, cái sinh vật tinh khôn nhất, là vưu vật của tạo hóa là con người thì đời sống lại hữu hạn và vô cùng ngắn ngủi. Vì hữu hạn và ngắn ngủi như thế, nên con người mới bày ra Thiên đường, Thiên thai, Nát bàn, Cực lạc, toàn những cõi huyền hoặc, hư không để an ủi mình” [16 ;Tr31, 32 ]. Hay như ông lão Chư trong Người thợ bạc ở phố cũ lại là những triết lý nhân sinh về lòng tin nơi con người, cái hạnh phúc tưởng cầm chắc trong tay lại hóa ra tuột mất, “hóa ra những điều kiện an toàn đã trở nên bấp bênh và con người phải sống trong lo âu, phòng ngừa thấp thỏm liên miên ư? Con người không được cả tin, không được thơ ngây nữa, vì như vậy sẽ bị lừa dối (…) ôi, cái thói đời điên đảo, lọc lừa” [16 ; Tr 83 ]. Hay đó là giọng điệu triết lý trong truyện ngắn Bồ nông ở biển : “Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dãi, xét cả tiến trình dài dặc. Ước muốn bao giờ cũng cao hơn trạng thái hiện thực. Về sự sinh tồn là nhân tố quan trọng để duy trì những tập tính tối tăm. Đời sống do vậy là một kết cấu của cả cái tốt và cái xấu; cái thiện lẫn cái ác.” [20 ; Tr 34]. Là triết lý của nhân vật Thiều (Anh thợ chữa khóa) – một triết lý tích cực như thôi thúc người đọc hãy cố gắng hoàn thiện bản thân mình để sống tốt hơn nữa “Mưu sinh, tự lo toan hóa ra là cuộc sống khởi thủy , vĩnh hằng, là dòng sông tuôn chảy dồi dào, phù hợp với cái hăm hở vốn có của con người. Phải sống. Phải lăn lưng vào cuộc sống. Phải chịu thương chịu khó. Phải chăm bới đất nhặt cỏ. Phục vụ người, ta lại được phục vụ lại, ấy là cái vòng tròn tự nhiên của đời sống” [20 ;Tr 167,168].

Đặc biệt đó là triết lý nhân sinh về nghề văn, về những người tham gia công tác văn học nghệ thuật. Ma Văn Kháng tâm sự về “Văn chương là chuyện đời thường thông qua việc đào bới bản thân ở chiều sâu tâm hồn”, “tôi viết như tôi nghĩ, tôi hiểu, tôi yêu, tôi ghét” [48]. “Viết để bảo vệ, khẳng định những giá trị chân chính của cuộc sống con người” [10]. Sáng tác Ma Văn Kháng đã đề cao mỗi một tác phẩm “là một phần đời của tôi”, “Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và thật lớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống”. [48]. Chúng ta càng thấy rõ ở nhân vật An trong Ngày chủ nhật mưa ngâu với quan niệm “Văn chương là sự suy ngẫm chín muồi từ trong lòng mình, đến ngày đến tháng là khắc sinh nở, chứ không phải là thứ có thể thúc ép, cổ động được” [21. Tr 113 ]. Nam trong truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ, với anh “văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên mặt của ngoại vật. Đâu có phải cứ lăn lộn xuống cơ sở, gần gụi cái búa, cái bay, sống giữa tiếng máy, mùi than thì mới viết được văn hay?” [20; Tr 47 ]. Trái ngược với Nam là Bân – một con người sống thực dụng, với quan niệm văn chương cũng thực dụng. Y coi nghề chỉ là một phương tiện cần triệt để lợi dụng để kiếm chác. Vậy mà qua ngòi bút điêu luyện của Ma Văn Kháng, con người xấu xa như Bân lại được mọi người kính nể. Quả thật văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới không ngần ngại phơi bày mặt trái của xã hội và đấu tranh quyền sống con người: “Trong cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, không phải bao giờ cái thiện cũng có ưu thế bởi vì xã hội vẫn còn những kẽ hở thuận lợi cho cái ác phát triển và hoành hành… Văn học có thể góp phần giữ cái thiện ở thế cân bằng với cái ác, làm cho cái thiện không bị chao đảo, ngả nghiêng mất tự tin vào chính mình. Văn học không có khả năng cải hóa cái ác… nhưng nó có thể ủng hộ,

nâng đỡ những người sống trong sạch, lương thiện làm cho những người này không cảm thấy lẻ loi, làm cho họ tin cách sống của mình là đúng” [40].

Ngôn ngữ triết lý nhân sinh được Ma Văn Kháng sử dụng tài tình, trở thành phong cách đặc trưng trong văn phong của ông. Thông qua tính chất triết lý của văn chương đã phần nào lột tả và thể hiện được bản sắc văn hóa Việt nam. Tất cả nếp sống và nếp nghĩ đó trở thành yếu tố không thể thiếu được của văn hóa vùng miền, trở thành đặc trưng tâm hồn dân tộc, và “lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần của dân tộc đó”.

Ngoài cách sử dụng ngôn ngữ triết lí, Ma Văn Kháng trong cách viết truyện ngắn còn thành công ở việc sử dụng tính chất ngôn ngữ bình dân, chợ búa và dung tục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Yếu tố dung tục đời thường trong ngôn ngữ được thể hiện trong những con người đời thường, những con người chỉ biết bon chen trong danh lợi và nhục dục, những hạng người tầm thường và luôn bị coi thường. Trong Những người đàn bà, Ma Văn Kháng đã xây dựng lên những nhân vật chỉ biết đi ngồi lê đôi mách, lời nói thô thiển. Lời ăn tiếng nói của mụ Chí thì đầy tính dâm đãng, mụ gọi bà Huệ là “một Võ Tắc Thiên về đường tình dục”, ngôn từ thị bợm trạo “Ây dà, ngày nào chồng đi làm về nó cũng bắt phải ấy nó một cái, rồi nó mới dậy đi nấu cơm mà” [16 ;Tr 246 ]. Mụ ta trả lời bà Tài một cách sống sượng trong lời ăn tiếng nói “Chưa học bắt chuột đã học ỉa bậy. Bốn trăm thôi. Hăm bảy tết bắc nồi nhé. Tao trông bếp cho. Vừa trông bếp vừa kể chuyện ma chuyện quỷ nhé. Cái con ma xó này, còn chuyện mày lăng nhăng với thằng đại tá lùn thế nào, mày chưa kể đấy nhé…” [16 ;Tr 247 ]. Hay lời lẽ thô thiển của bà Tài khi chửi ông vụ trưởng có máu dê: “Tiên sư thằng đĩ đực, thằng dê già”…

Cũng là thứ ngôn ngữ phi văn hóa, một hỗn tạp ngôn ngữ dung tục, nhơ bẩn, trong Bồ nông ở biển, tuy không chanh chua nhưng lại đầy vẻ cay nghiệt

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 11

giữa cảnh nàng dâu – mẹ chồng. Tác giả không đặc tả gì nhiều nhưng thông qua cách đối thoại giữa các nhân vật phần nào cũng đã nói lên được tính chất của câu chuyện. Thuở đời nhà ai mẹ chồng mắng con dâu là quân “mèo đàng chó điếm”, “Mày bao dong hạt cải, rộng rãi trôn kim”, mày là “quân bòn gio đãi trấu… Mày ăn lấp mày lấp miệng”, “mày là con đàn bà ngứa nghề, chồng mày vừa ra khỏi nhà mà đã...” [16 ;Tr 190].

Ngôn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng mang đậm màu sắc văn hóa, đó là thứ ngôn ngữ hoa mỹ, trau chuốt hay cũng có thể lại là ngôn ngữ bình dân, thứ ngôn ngữ chợ búa phi văn hóa.... Đây là một trong những nét phong phú của ngòi bút Ma Văn Kháng.

3.3. Không gian, Thời gian nghệ thuật:

Từ góc nhìn văn hóa trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được thể hiện qua không gian – thời gian nghệ thuật, đây là một trong những phương diện thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa. Theo tác giả Nguyễn Thị Hiền thì “Không gian là một phạm trù triết học chỉ hình thức tồn tại của thế giới vật chất, không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian.

Tác phẩm nghệ thuật là một thế giới – thế giới nghệ thuật. Thế giới đó có con người tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Không gian, thời gian trong tác phẩm là không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Nó không chỉ là không gian, thời gian vật chất mà là một phương thức biểu hiện thế giới tinh thần, hiện thực đời sống.

Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật thường gắn liền với cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh. Nó luôn mang tính chủ quan. Chính yếu tố này giúp ta phát hiện được thực tại đối với con người”.

Khi nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng chúng ta đi sâu nghiên cứu hệ thống không gian, thời gian trong

vòng quay chung của văn học giai đoạn thời kỳ đổi mới. Đây là giai đoạn văn học có nhiều đột phá, như đã thổi một luồng gió mới cho nền văn học nước nhà.

Trước hết đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Ma Văn Kháng là không gian – thời gian văn hóa của vùng quê yên bình, nhẹ nhàng với cuộc sống và những mảnh đời dung dị. Dường như chất men văn hóa dân gian là mạch nước ngầm thấm sâu vào vùng văn hóa của nhà văn. Ma Văn Kháng đã tìm thấy ở đấy sự dung dị đời thường, một không gian hoàn toàn trong trẻo bình yên. Đó là vùng văn hóa của chốn thôn quê...

Trong hệ thống không gian – thời gian của vùng quê bình yên đó, bên cạnh những bức tranh lung linh của vùng không gian thôn quê đằm thắm, nhẹ nhàng, của cánh đồng bất tận, của cánh cò chao nghiêng, của nếp nhà ai bập bồng bếp lửa… Còn có cả không gian của một vùng quê nghèo thiếu thốn, một cuộc sống lam lũ, một mảnh đời tàn tạ, héo úa… Một không gian ảm đạm trong tang tóc, cái chết bao trùm toàn khung cảnh. Thời gian là buổi chiều buồn tàn tạ, không gian là chiều mưa hiu quạnh và thê lương của đám ma, Ngày chủ nhật mưa ngâu đã cho người đọc bước vào khung cảnh của tang thương và chết chóc. Tuy không tập trung miêu tả một không gian rộng lớn mà tác giả chỉ xoay quanh không gian bé nhỏ nơi đám tang diễn ra, nhưng đó là tất cả nỗi đau cuộc đời. Cỗ áo quan từ trên xe tang đến huyệt mộ trong cơn mưa tầm tã, mưa lay phay mịt mù, xung quanh huyệt chỉ nhờ nhờ một màu khăn tang trắng, “lòng huyệt vàng đục màu nước bùn… chiếc quan tài rơi xuống đánh phịch và khối nước ứ đọng nọ như sủi bọt và dềnh lên tận mép cỗ áo” [21 ;Tr 126 ].

Nói đến không gian văn hóa của vùng dân tộc ít người trong truyện Ma Văn Kháng chúng ta liên tưởng ngay đến một vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, ở nơi đó còn lưu giữ những dấu tích văn hóa từ thời xa xưa ông cha để lại, đây chính là một trong những bản sắc độc đáo, phong phú mà không phải dân tộc nào cũng gìn giữ được cho đến ngày hôm nay. Với những bước đi hoàn toàn

mới lạ, những khám phá độc đáo của nhà văn về vùng đất thiêng nơi nẻo cao mà Ma Văn Kháng được mọi người phong tặng danh hiệu “Nhà văn của những người vùng cao”.

Có lúc chỉ là không gian hẹp của một gia đình nào đó như gia đình của thổ ty Vàng A Ký (Vệ sỹ của Quan Châu) – một gia đình trên dãy núi Hồng Ngài, ngay trong không gian sống đã nói lên được sự giàu có của gia đình y, “bốn tòa nhà vây quanh cái sân lừng lững như bốn khối đá đúc. Bốn tòa nhà, bốn cái lô cốt, bốn cái kho báu, bốn tòa lâu đài của bốn mệnh phụ, bốn phu nhân yêu kiều thuộc bốn dân tộc Kinh, Hoa, Giáy, Tày” [16 ;Tr 6 ]. Nằm trong hệ thống không gian của bậc thổ ty quan chức giàu có nơi vùng núi cao là không gian thoáng đãng của nhà thổ ty Sề Sào Lỉn, chỉ riêng trong cái không gian nơi sân của gia đình của y đã thể hiện sự giàu có của một thổ ty, với chậu hoa, cây cảnh, bể nuôi cá vàng, hòn non bộ, các đôn sứ, ghế đá, ngựa voi bằng sứ Tầu... Và ngay cả không gian sống của thổ ty họ Sể (Những chiếc chum bạc) trong tiềm thức xa xưa của người dân, thì vẫn là không gian của sự giàu có, hai tòa nhà gạch hai tầng, với hàng chục công trình phụ khác, hợp thành một dinh cơ bề thế, “cái dinh cơ ấy vừa là chốn công đường, vừa là trại lính dõng… vừa là một trại ấp làm ăn với hàng mấy chục gia nhân và một bộ máy quan liêu quyền uy ôm trùm cả một lãnh địa rộng lớn ở miền Tây của tỉnh miền sơn cước” [19 ;Tr 84 ].

Dường như con người và vùng đất thơ mộng nơi vùng cao xa xôi tổ quốc đã để nhớ để thương trong lòng tác giả rất nhiều. Chỉ miêu tả những nhành cỏ cằn trong mùa rét mướt cũng phần nào tô thắm lên vẻ đẹp của không gian nơi đây, một không gian của đồng cỏ xanh trải ra trước mắt, Trong không gian của đêm tĩnh lặng, từng làn gió kéo những vệt dài thẳng thỉnh thoảng quật mình đổi chiều. Vùng cỏ cằn vì thời tiết thời khắc nghiệt nhưng lại là một trong những hình ảnh đẹp tỏa ra rạng ngời sức sống vươn lên của cây cỏ và con người nơi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023