Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 10

diễn tả vẻ bề ngoài của nhân vật. Từ Nhiên (Nhiên, nghệ sỹ múa) đến nàng Seo Ly (Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường) hay người vợ Quang Nhã (Nợ đời), cô giáo Dự (Đất màu)… Những người phụ nữ ấy hiện lên với tất cả vẻ bề ngoài tươi đẹp và hoàn mỹ nhưng ẩn sâu trong chính tâm hồn của họ là những thèm khát tự do, hạnh phúc bình dị như những người phụ nữ khác. Họ cũng mong muốn có một gia đình để tìm chốn bình yên, mong có một bờ vai tin cậy cùng chia sẻ vui buồn, mong có những đứa con thơ dịu hiền… Nhưng rồi số phận đưa đẩy họ đến đâu? Nàng Seo Ly xinh đẹp bị đẩy vào thảm cảnh ê chề, nhục nhã, nàng bị đưa đi “diễu phố một cách man rợ (…) cả hai đều trần truồng(…) mắt nàng đẫm lệ và ngơ ngác”. Còn vợ chàng Quang Nhã, vì tình yêu tuyệt đối với người chồng, vì sự nghiệp của chồng, nàng hiến dâng cả tấm thân mình cho kẻ đàn ông hiếu dục bảy mươi tuổi. Rồi cô giáo Dự chôn vùi cuộc đời và tuổi trẻ của mình trong sự thờ ơ, ghẻ lạnh, nhiếc móc của người chồng chỉ biết đến danh vọng. Họ – những người phụ nữ bạc mệnh ấy họ đều mang dáng vẻ mềm mại, mượt mà với với tất cả vẻ của hình và sắc, họ hiện lên với “vẻ đẹp viên mãn đầy nữ tính”.

Bên cạnh việc khắc họa ngoại hình và vẻ đẹp của những trang “tuyệt thế giai nhân” Ma Văn Kháng còn quan tâm đến việc xây dựng và khắc họa hình tượng những người đàn ông theo mẫu chuẩn nhất định. Đó là những con người đại diện cho vẻ đẹp văn hóa .

Thầy giáo Khiển (Thầy Khiển) dáng người mảnh khảnh, đeo kính cận, ngoại hình thầy thoạt trông đã thấy ngồ ngộ, “gầy sắt seo, da bánh mật, đã thế lại mặc toàn đồ chật bằng vải dày (…) cái mũ thầy đội vành rộng gần bằng cái nón chụp lên trên một cái đầu quá khổ có mái tóc xoăn tự nhiên. Cái miệng chuột chù hơi dẩu ra cùng hàm răng trắng tinh tủm tỉm nụ cười yêu đời. Hai cái mắt kính và cái miệng thầy lúc nào cũng chúi xuống những cuốn sách toán học, vật lý học bằng tiếng Pháp dày cộm” [21. Tr 72 ]. Qua cách miêu tả bề ngoài ấy

cũng cho chúng ta hình dung ra hình ảnh một con người sống giản dị, không cầu kỳ. Nhưng quả thật thầy trái ngược hoàn toàn với vẻ bề ngoài của mình, đó là “hai mặt khác biệt cùng có mặt một lúc ở trong thầy”. Tuy trần trụi quê mùa đấy nhưng nhìn ra cũng đàng hoàng lắm. Ở một góc nào đó thầy lại như một người thị thành kiểu cách ngay giữa chốn quê mùa này. Thầy thích ăn lòng lợn tiết canh, bún ốc, bún riêu, bắt tay ai xong thầy liền rút khăn tay ra lau, thầy hôn vợ trước khi đi làm, gặp bạn thân liền xì xồ tiếng tây. Khắp nơi trong nhà thầy là khẩu hiệu, tại phòng khách thì có “Nếu ngồi chơi, Khiển đề nghị không quá năm phút”, cửa buồng thì “Không có việc miễn vào”, chỗ thì “Lấy đâu để đấy”, chỗ thì “Nói khẽ, mỉm cười, đi nhẹ chân”… [21. Tr 72,73]. Trong cái lập dị ấy, qua ngòi bút Ma Văn Kháng không khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu bực tức và nực cười, trái lại làm cho ta tò mò tìm hiểu bản chất, đời sống nội tâm bên trong của thầy. Và quả thật người đọc bị choáng ngợp và kính phục bởi tâm hồn trong sáng, hiền hậu của một người thầy giáo. Thầy giỏi và am hiểu nhiều lĩnh vực, thầy tận tụy với công việc, với công tác giảng dạy và với học sinh thân yêu. Thầy dịch từng trang sách bằng tiếng Pháp cho các em học, để giảng bài sức đẩy của nước thầy phải gửi tiền sang vùng tề bên kia sông mua mấy tấm kính và mát tít về gắn thành một cái bể nước nhỏ… Con người thầy hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp của một thầy giáo chân chính – người giáo viên hết lòng vì học sinh, cần mẫn chịu khó. Nhưng cuộc đời thầy cũng là cuộc đời đầy bất hạnh. Vợ mất, thầy bị bắt, đầu còn quấn khăn tang mẹ, đứa lớn mười hai tuổi, đứa nhỏ nhất tám tuổi, cảnh nhà nheo nhóc. Và thầy – thầy Khiển trở thành kẻ cô đơn “thân cô thế cô giữa cộng đồng”.

Cũng nằm trong hệ thống những nhân vật có vẻ đẹp ngoại hình và tính cách, phẩm chất trong sáng, truyện ngắnNgười thợ bạc ở phố cũ kể về câu chuyện của ông thợ làm nghề thợ bạc – lão Chư. Với ngòi bút tài năng của mình Ma Văn Kháng đưa người đọc đến với hình tượng của một nhân vật thật đẹp,

một con người mực thước, tài hoa. Đó là một ông thợ bạc đã già, lại bé nhỏ “cạnh những thân hình lực lưỡng bên ánh lửa đẹp như thiên thần, ông già thợ bạc bé nhỏ, còm cõi như một chú quạ vào mùa đông giá. Mắt đeo cái kính tròn, râu ria tóc bạc phênh phếch như mại một lớp bạc, bị mưa gió ăn mòn” [16.Tr 71]. Từ cái nhìn ban đầu đầy thiện cảm của hình ảnh một con người cần mẫn, người thợ bạc ấy dần thu hút người đọc bằng chính tài năng và nhân cách của mình: “Ông lão Chư đã hơn nửa thế kỷ ngày qua ngày cúi gò lưng tôm, làm cái việc tô điểm cho con người, đem lại niềm vui sống cho con người”. Ông là tác giả của tất cả những đồ trang sức trong vùng. Đôi bàn tay ông giờ đã nhăn nheo và đóng thành chai vẩy rồi, nhưng những sản phẩm từ đôi bàn tay ông làm ra thì vẫn xinh xắn, bóng bầy và xem ra còn tinh xảo, óng chuốt hơn xưa nhiều” [16. Tr 74, 75]. Và dường như những gì đẹp nhất trong tâm hồn người thợ bạc được ghi lại bằng những lời tâm sự thành thật của chính nhân vật với người đàn bà Mông khi đến tỏ lòng tri ân của mình tới người thợ bạc ấy, ông nghẹn ngào xúc động: “Cả cuộc đời tôi, tôi chỉ ao ước đem lại cái hạnh phúc cho người khác”. Đó là nỗi sung sướng cao cả, thuần khiết không mảy may vụ lợi, “nỗi sung sướng thần diệu ấy đã biến đổi tâm tính con người, đến mức ông lão thợ bạc từ hôm ấy trở nên một kẻ xa lạ với chính bản thân mình (...). Lai láng trong ông, đến mức không thể kiềm chế được một cảm xúc thiêng liêng về giá trị con người mình, lâng lâng vui sướng, từ trong thâm tâm, ông đón đợi khách hàng mới của mình” [16. Tr 78] và với con người cần mẫn như lão Chư, ông chỉ “muốn được hưởng cái hạnh phúc của sự cho đi, sự ban tặng”.

Trong nhân vật Thiều (Anh thợ chữa khóa), Ma Văn Kháng không xây dựng thành một kiểu nhân vật có ngoại hình lý tưởng, trái lại Thiều là người đàn ông dung dị đời thường “ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông anh già hơn tuổi. Anh cao lòng khòng, đen quắt, mặt gồ ghề, mắt lỗ đào, ria điểm bạc tua tủa như lông nhím. Anh đánh cái quần bộ đội cũ, cụt ống, mông đắp hai miếng vá tổ bố.

Cái quần ngắn lại xắn cao, mỗi lần anh nhấc chân đạp lại trồi đầu gối củ lạc ra, trông anh như tranh biếm họa”. Với cái nhìn bên ngoài đáng cười và quê mùa nhưng tận trong tâm hồn của một người lính bộ đội, của một người thợ sửa khóa ấy thì anh trở nên quen thuộc, thân quen với mọi người, “anh được mọi người tin cậy”. Tâm hồn anh trong sáng và cao đẹp bằng cái Tâm đối với nghề nghiệp của mình “anh tận tình với công việc. Anh lấy giá rẻ. Anh không cậy tài thừa cơ bóp khách. Chìa anh làm y như chính hiệu, đẹp và bền” [20. Tr 171

].Anh không chỉ mang nét đẹp cần mẫn trong lao động với công việc của một thợ sửa khóa mà anh còn hiện lên với những gì đẹp nhất của một anh lính cụ Hồ, cái đẹp của phẩm giá con người, cái Đẹp cao thượng vượt xa khỏi sự xô bồ, nhơ nhuốc của cái xã hội sâu mọt. Thiều xung phong lên đường nhập ngũ, góp phần xương máu của mình cho tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ rồi sau đó làm thợ xây dựng một thời gian. ít lâu sau biết Thiều là người có học, họ cho anh làm kế toán, “Ôi, làm kế toán em mới biết… thì ra bọn sâu mọt nó đục khoét tàn tệ quá. Không tố cáo đựoc bọn họ thì em xuất lực đi chữa khóa rong, kiếm đồng tiền sạch sẽ” [20. Tr 174]. Anh thợ chữa khóa ấy với một tâm hồn thanh khiết, với đôi bàn tay vàng lái chiếc xe cà khổ, len lỏi vào đủ các ngóc ngách phố phường, rong ruổi hành nghề, sống giữa đời nhẹ nhõm như một cuộc dạo chơi vô tư lự.

Không chỉ tập trung miêu tả ngoại hình những nhân vật chính trong các tác phẩm, nhà văn họ Ma còn đi sâu vào việc miêu tả những nhân vật phụ để từ đó, qua khuôn mặt cử chỉ, điệu bộ, người đọc phần nào thấy được bản chất bên trong của từng người. Đó là lão Diệc, ả Sấn, tên Kính (Nhiên, nghệ sỹ múa). Lão Diệc là nhân viên thường trực trong cơ quan, ông là thương binh thời kháng chiến chống Pháp, mất một bàn tay trái và một cẳng chân phải, “mồm méo, mắt trũng, xấu xí”, nhưng ông là người đa cảm, tốt bụng và luôn luôn giúp đỡ mọi người. Ngược lại, tên Kính – người Hà Nội chính gốc lại hiện lên với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

đầy đủ nét đẹp của một chàng trai đất Hà thành song thực chất trong con người anh lại là con người tục tĩu và thô thiển.

Đức trong Một mối tình si là con người hoàn hảo về mọi mặt, Thứ nhầt đẹp trai, thứ hai tốt tiền, tiêu chuẩn thứ nhất Đức đạt tiêu chuẩn xuất sắc. Anh cao vượt lên một mét bảy mươi hai phân, “tuổi năm hai mà vẫn biểu lộ một vóc hình trai trẻ, ngực nở, bụng thon, bắp chân bắp tay nở nang như lực sĩ thể hình. Mặt vuông vức, da bánh mật sáng bóng, mũi cao, mắt đen, tóc mượt, mặt Đức hao hao mặt đàn ông Ấn Độ có chiều sâu thâm trầm” [16 .Tr 506]. Anh là mẫu hình của đạo đức chí công vô tư, có hai bàn tay sạch sẽ hoàn toàn. Một con người đẹp toàn diện và quá hoàn hảo như Đức, nhưng rút cục cuộc đời thật trớ trêu, đời đâu dành chỗ cho sự hoàn hảo, Đức bị tai nạn, anh trở lại cuộc sống đời thường với cánh tay cụt tới khuỷu, một mắt bị hỏng, não suy giảm. Giữa lúc đau buồn ấy, người vợ mà anh yêu thương – Oanh cặp kè với thằng lái xe của Đức, hắn là học trò của Đức và vợ anh đã làm nhục anh. Thật đau đớn, dường như các nhân vật truyện ngắn của Ma Văn Kháng đều mang một vẻ đẹp của tài và tình nhưng họ đều chịu chung số kiếp hẩm hiu, đen bạc. Có lẽ lý giải cho điều này xuất phát từ đặc trưng văn hóa phương Đông: cái đẹp, cái tài đi liền với cái hoạ.

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 10

3.2. Ngôn ngữ - Giọng điệu

Thiên tài Tagor quan niệm rằng: “Con người phần lớn không bao giờ hiểu được mình bằng ngôn ngữ của lời lẽ, do đó phải tìm kiếm một ngôn ngữ khác của họ: đường nét, màu sắc, âm thanh và động tác. Bổn phận của mỗi người là phải nắm vững ít nhất là ở mức nào đó, không những ngôn ngữ của trí tuệ mà cả ngôn ngữ của cá tính tức là ngôn ngữ của nghệ thuật”, mượn ngôn ngữ để bộc lộ những tâm tư, tình cảm cá nhân mình, chẳng thế mà đã có biết bao người mượn lời ca gửi vào gió đưa tới người tôi yêu, mượn những lời thơ để nói hộ lòng mình… Ngôn ngữ là phương tiện thứ nhất, đầu tiên và quan

trọng để nói lên suy nghĩ, mong ước riêng tư và mỗi một nghệ sỹ là một người sáng tạo ra ngôn ngữ riêng tạo dấu ấn cá nhân không thể lẫn vào đâu để rồi “mỗi từ rụng xuống phải là trái chín của chất ngọt từ bên trong, phải là giọt nước chảy ra từ vòi và đúng lúc” (Phacgơ). Góp vào nền văn học nước nhà, mỗi nhà văn nhà thơ tạo cho mình một phong cách riêng có khi thâm trầm sâu lắng nhưng cũng có khi sôi nổi trẻ trung. Nếu Nguyễn Khải với một giọng điệu triết lý nhân sinh sâu sắc, Nguyễn Trung Thành với chất sử thi đậm đặc hùng hồn, Tô Hoài với một thoáng nên thơ hoang dại của của chất núi rừng Tây Bắc cùng chất giọng nhẹ nhàng uyển chuyển đơn sơ giản dị, Nguyễn Tuân với nghệ thuật chơi chữ - nghệ thuật ngôn từ trí tuệ sáng tạo… Thì Ma Văn Kháng góp vào dòng chảy chung ấy bằng ngôn ngữ giọng điệu vừa trữ tình lãng mạn, vừa triết lý nhân sinh đậm đà nét văn hóa, đặc biệt là trong các tác phẩm truyện ngắn thời kỳ đổi mới. Với Ma Văn Kháng văn học không chỉ trên bình diện của nghệ thuật ngôn từ, mà văn học nghệ thuật đã trở thành một “bộ phận trọng yếu của nền văn hóa dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về Chân – Thiện – Mỹ”, để từ đó văn hóa – văn học mang sứ mệnh cao cả, trở thành “nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [2]. Không ồn ào, náo nhiệt mà thâm trầm nhẹ nhàng, Ma Văn Kháng đã làm đắm say biết bao độc giả bởi những trang văn nhẹ nhàng, ấm áp tình người. Mỗi lần gấp lại trang sách ai cũng bần thần, nhức nhối tận tâm can, dòng suy nghĩ miên man về cuộc sống, về nhân sinh,về con người. Thành công của nhà văn chính là ở đây.

Nghệ thuật ngôn từ trong văn phong của Ma Văn Kháng đậm đà đặc trưng văn hóa, nhà văn xem văn hóa là một phương diện thể hiện và nhìn nhận của văn học, “sáng tác văn học trước hết là một hành động văn hóa. Tác phẩm văn học, sự kiện văn học là một loại chứng tích văn hóa” [43], chính vì vậy

thông qua góc nhìn văn hóa mà mọi góc cạnh trong ngôn ngữ văn chương được bộc lộ rõ nét và đầy đủ.

Tìm hiểu ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, trước hết chúng ta đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật. Hay nói cách khác, thông qua ngôn ngữ của nhân vật cũng chính là một phương diện thể hiện văn hóa trong văn học. Ngôn ngữ nhân vật trong đại đa số truyện ngắn Ma Văn Kháng đậm đà màu sắc của văn hóa dân tộc. Đó là ngôn ngữ hoa mỹ giàu hình ảnh của những nhân vật tri thức – một kiểu người của nền văn hóa nho gia. Trong họ là tri thức của Khổng Tử, Lão Tử… của triết học phương Đông và phương Tây, và cũng chính là đạo đức triết lý làm người. Vì vậy nhiều nhân vật trong các sáng tác của Ma Văn Kháng rất coi trọng trong cách dùng từ, hay nói cách khác đó là sự cầu kỳ trong quá trình sử dụng ngôn ngữ của mình. Thầy Khiển trong tác phẩm cùng tên là một trong những nhân vật như vậy. Lời ăn tiếng nói của thầy là ngôn ngữ của một nhà bác học uyên thâm, thầy thông thạo văn hóa phương tây như hôn vợ trước khi đi làm, chơi thân với ông cuarơ và ông thợ săn nhưng “lắm lúc thầy lại mang dáng dấp sĩ phu tử nói chuyện đời toàn dẫn lời Khổng Mạnh” [21. Tr 73 ]. Trong ngôn ngữ nhân vật này toát lên nét đẹp văn hóa pha trộn giữa Đông – Tây, mà nói như Rôlăng thì “sự thống nhất ý chí phương Đông và phương Tây sẽ tạo hình thức tư duy mới, tự do hơn và phong phú hơn”. Điều đó được minh chứng rõ nét khi thầy Khiển mắng anh Ngôn rằng: “Này, anh Ngôn có biết câu này của một triết gia Pháp không? L’homme ne s’improvise pas. Con ngưới không nhất đán mà thành được. Anh cũng nên biết câu này nữa của Khổng Tử: Thủy ư vi sĩ, Chung ư vi thánh nhân. Bắt đầu là học trò, chung cục là người thánh”.[21. Tr 73].

Thầy Huân trong Người đánh trống trường tuy không phải là người uyên thâm, tinh tường bác học, nhưng thầy lại là người tường tận đạo đức làm người, một người có đức, có tâm. Chính vì vậy mỗi lời thầy nói ra tuy không văn

chương như bậc đạo sỹ nhưng cũng văn hoa như bậc nho sỹ. Khi ông Ngọc Kim cấm vợ thầy không được dọn trường và vá quần áo cho học sinh, thầy khí tức ôm đầy mặt mà rằng “Cái xã hội này là cái xã hội gì mà người làm việc thiện lại bị cấm đoán?… tôi và vợ tôi cứ độc hành kỳ đạo, độc thiện kỳ thân đấy” [20. Tr 117 ]. Hay khi ông Ngọc Kim chế nhạo thì thầy lẩm bẩm những lời như một nho sỹ thực thụ “Người quân tử biết rõ về nghĩa, trong khi kẻ tiểu nhân chỉ rành về cái lợi”. Hay “Trị thiên hạ có chín phép. Quan trọng hàng đầu là sửa mình, trọng người hiền” “…Con người ta hơn con vật ở chỗ tri giác. Nếu không thì nó chỉ là một khối cành khô, than nguội, một cục máu thịt tanh hôi”.

Đại diện cho tầng lớp nho sỹ, còn phải kể đến ông giáo Hoan (Thanh minh trời trong sáng), trong lời nói của ông là ngôn ngữ của một học giả biết nhiều, hiểu nhiều. Khi giải thích cho mọi người biết về quan niệm đi tảo mộ ông nói “Đấy là một quan niệm, trước hết của phương Đông. Chính vì thế mà phương Đông quan niệm đi tảo mộ khác hẳn phương Tây. Ở phương Tây, ngày tảo mộ gọi là Fêtes de morts, là ngày mồng hai tháng mười một. Thời tiết lúc ấy rất âm u. Còn ta, thanh minh trong tiết tháng ba. Lúc này, cỏ non xanh rợn chân trời. Kia kìa, chị xem đất trời có đẹp không?” [20. Tr 74,75 ]. Trong truyện ngắn Dao sắc nhờ cán, ông Thực quả là một nhân vật tài hoa, lãng tử, lời lẽ của ông đầy màu sắc của một triết gia “Núi đâu có cần cao, nhưng cần có tiên đến ở. Nước đâu cần có sâu, nhưng phải có giao long vẫy vùng. Phạm vật loài gì cũng có linh thể bên trong” [16; Tr 606 ] hay khi ông dạy cách đối nhân xử thế với đời thì nên “nhẫn nhục phụ trọng! Phụ là gánh vác. Trọng là gánh nặng. Làm quan để gánh vác việc nặng.Tư cách người làm quan là như vậy.Vì mục tiêu là làm ích quốc lợi dân nên phải biết nâng cao mình hơn sự xúc phạm”[16

;Tr 613 ]. Quả thật, sự am hiểu, sâu sắc của nhân vật cũng chính là sự thông tường của nhà văn, Ma Văn Kháng có góc nhìn đa chiều, sắc cạnh và phong phú.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí