Vai Trò Của Ngoại Ngữ Trong Thời Kỳ Đổi Mới Đất Nước‌


Với các hoạt động nói trên của hệ thống ngân hàng, chúng ta có thể thấy vai trò của hệ thống ngân hàng như là hệ thống tuần hoàn của nền kinh tế, nó có chức năng "sản xuất" và điều tiết cho nền kinh tế và cụ thể hơn cho các chủ thể của nền kinh tế một "lượng máu" cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và hài hoa của "cơ thể" nền kinh tế.[ ]

Hoạt động ngân hàng là một phát kiến vĩ đại của nhân loại nó làm cho mọi quan hệ khác trong xã hội từ quan hệ kinh tế, đến quan hệ xã hội đều trở nên dễ dàng hơn. Chính nhờ vào tiền tệ và hệ thống ngân hàng mà sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất có thể vươn ra thị trường thế giới, phục vụ cho mọi dân tộc, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, nền văn minh khác nhau.

Trong tương lai, quan hệ tài chính ngân hàng sẽ gắn bó các dân tộc, nền kinh tế với nhau thành một chỉnh thể kinh tế, mà ở đó mọi người sẽ sống với nhau một cách hòa bình trong một nền kinh tế thịnh vượng, với một chất lượng văn minh cao.

1.4.2. Vai trò của ngoại ngữ trong thời kỳ đổi mới đất nước‌


Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 422/TTg ngày 15/08/1994 để chỉ thị cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho đội ngũ cán bộ quản lý và công chức thuộc phạm vi quản lý của mình, phấn đấu đến hết năm 1997 có thể sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) và cán bộ quản lý, công chức Nhà nước được sử dụng một phần thời gian hợp lý trong giờ hành chính để học ngoại ngữ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo các trường đại học phải xây dựng đề án đưa việc giảng dạy ngoại ngữ vào chương trình bắt buộc. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ tài chính chịu trách nhiệm cân đối và cấp phát kinh phí cho sự nghiệp này. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm theo dòi việc triển khai thực hiện kế hoạch, phân bố chỉ tiêu, chiêu sinh đối tượng là cán bộ trung, cao cấp đi học ngoại ngữ. Chỉ thị đã nêu rò cán bộ từ cấp thứ trưởng trở xuống, dưới 45 tuổi phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng là yêu cầu bắt buộc. Điều này được coi là một tiêu chuẩn và điều kiện để xem xét đề bạt, nâng ngạch, cử đi công tác nước ngoài.


Liên quan đến công tác đào tạo ngoại ngữ, ngày 20/11/1996, Thủ tướng Chính phủ ra tiếp quyết định số 874/TTg, Điều 2 của văn bản này ghi rò: "Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức Nhà nước để tăng cường khả năng giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn."

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Để phối hợp trách nhiệm giữa các ngành, ngày 19/09/1997 liên tịch Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giáo dục đã ra thông tư liên tịch số 79/TTLT và thông tư liên tịch số 171/TTLB ngày 04/11/1994 của Ban Tổ chức

- Cán bộ Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn thực hiện chỉ thị nói trên.

Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 3


Chưa bao giờ việc học ngoại ngữ lại có nhiều văn bản pháp lệnh như thế. Điều đó chứng tỏ ngoại ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực và là thực tế khách quan cần thiết. Ngoài khoa học chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học là một nội dung đào tạo bắt buộc. Đó là phương tiện không thể thiếu được đối với cán bộ quản lý và công chức, đặc biệt trong bối cảnh khoa học kỹ thuật đang phát triển với tốc độ như vũ bão hiện nay. Ngoại ngữ không những giúp chúng ta tiếp cận những thành tựu khoa học, những thông tin mới nhất, mà còn là cầu nối, là phương tiện giao lưu giữa các quốc gia, các dân tộc.

Đối với sinh viên, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là công cụ hữu hiệu để sinh viên tự đào tạo mình ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường và sau khi ra trường.

1.5. Quản lý giảng dạy và học tập tiếng Anh trong trường đại học‌


Trong công tác quản lý dạy và học tiếng Anh tại các trường đại học, trước hết cần làm rò những vấn đề sau:

1.5.1. Quản lý mục tiêu môn học‌


Quản lý mục tiêu giáo dục của môn học tiếng Anh tại trường đại học phải dựa vào chất lượng đầu ra nghĩa là đánh giá được kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đã tốt nghiệp. Đánh giá không chỉ nhằm xác định mức độ chất lượng mà còn nhằm xác định sự tiến bộ về các mặt từ khi sinh viên vào trường tới khi sinh viên ra trường. Đánh giá theo tiêu chí này là đánh giá hiệu quả đào tạo của một trường đại học.


Mục tiêu đào tạo của môn học tiếng Anh cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ tại các trường đại học là:

Nâng cao kiến thức tiếng Anh tổng quát và cung cấp kiến thức tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên, giúp họ có thể tham khảo tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu khoa học, có năng lực giao tiếp cơ bản trong lĩnh vực xã hội và chuyên môn ngay từ khi còn học tập tại trường và trong nghề nghiệp của họ ở tương lai.

1.5.2. Quản lý trình độ đầu vào của sinh viên‌


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định tạm thời về mục tiêu và kế hoạch dạy học của trường phổ thông trung học. Quy định này có hiệu lực từ ngày 22/03/2002. Một trong những mục tiêu xác định là học sinh sau khi tốt nghiệp 22/03/2002. Một trong những mục tiêu xác định là học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học phải có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường. Trình độ tiếng Anh ban đầu của sinh viên khi vào trường đại học phải ở mức cơ bản, có sự hiểu biết khái quát về đất nước, con người và văn hoa của một số nước sử dụng tiếng Anh.

Nếu xét theo yêu cầu của Bộ, khi vào trường đại học, sinh viên đã có khả năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ đơn giản, cơ bản, phổ thông ở cả 4 lĩnh vực : nghe - nói - đọc - viết. Cụ thể là:

Khả năng nghe:


Nghe hiểu các cuộc hội thoại trực tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ đơn giản, phổ thông có liên quan đến các chủ đề, ngôn ngữ đã được học trong chương trình. Đồng thời, nghe hiểu các ý chính trên phương tiện thông tin đại chúng những thông tin liên quan đến chủ đề và nội dung ngôn ngữ đã học.

Khả năng nói:


- Trao đổi trực tiếp bằng ngôn ngữ nói ỏ mức độ đơn giản các tình huống giao tiếp hàng ngày thông qua việc vận dụng các kiến thức ngôn ngữ cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.


- Diễn đạt được ý mình trong những tình huống giao tiếp thông thường có liên quan đến những chủ đề quen thuộc thông qua việc vận dụng các chức năng ngôn ngữ đã học.

Khả năng đọc :


- Có kỹ năng đọc hiểu cơ bản các đoạn văn trong phạm vi 3.000 từ liên quan đến các chủ điểm và nội dung ngôn ngữ được qui định trong chương trình.

- Đọc hiểu nội dung chính các văn bản xác thực có nội dung phù hợp với sở thích cá nhân, với những vấn đề văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật phổ thông trên cơ sở ngữ liệu và chủ đề đã học có kết hợp với suy đoán và tra cứu.

Khả năng viết:


- Viết để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao như viết thư cho bạn bè, viết các thiệp mừng, thiệp mời sinh nhật... mô tả hoặc tường thuật các hoạt động của cá nhân, của lớp học hoặc điền vào các phiếu, mẫu đơn các bảng điều tra...

- Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 đến 150 từ) có liên quan đến các chủ đề đã học trong phạm vi nội dung ngôn ngữ được qui định trong chương trình. [ 8]

1.5.3. Quản lý nội dung chương trình môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng‌

1.5.3.1. Quản lý nội dung chương trình môn ngoại ngữ


Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và dựa trên cơ sở lý luận dạy - học, môn ngoại ngữ trong chương trình giáo dục nói chung quy định những nội dung thiết yếu nhất trên các mặt: giáo dục tư tưởng đạo đức, bồi dưỡng trí thức văn hóa và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Các mặt nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, hợp thành một thể thống nhất với hạt nhân trung tâm là kỹ năng giao tiếp để thông qua hoạt động dạy -học tạo nên khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho người học. Mối tương quan các mặt nội dung như vậy chính là đặc trưng cơ bản của môn ngoại ngữ, mà người dạy và người học cần tâm niệm trong suốt cả quá trình chiếm lĩnh đối tượng môn học.

- Nội dung kỹ năng giao tiếp


Các kỹ năng thực hành là một bộ phận hợp thành không thể thiếu được của nội dung, song môn ngoại ngữ lấy hệ thống các kỹ năng thực hành giao tiếp làm trọng tâm của nội dung dạy -học, bởi vì hệ thống các bài tập thực hành giao tiếp không dừng lại ở chỗ minh họa các khái niệm khoa học, khắc sâu các ấn tượng thực tế, củng cố các hiểu biết lý thuyết, mà ở đây thực hành giao tiếp thực sự trở thành nội dung hoạt động chủ yếu, là mục tiêu chiếm lĩnh hàng đầu của cả thầy trò trong việc dạy - học ngoại ngữ. Sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của môn học ngoại ngữ, nếu như hoạt động chủ đạo lại không phải là rèn luyện thành thạo các kỹ năng thực hành giao tiếp. Bởi vậy, trong mối tương quan giữa 3 phần cơ bản của nội dung dạy - học ngoại ngữ, việc hình thành các kỹ năng giao tiếp vừa bao quát cả 2 phần nội dung tư tưởng đạo đức và kiến thức văn hoá, vừa chi phối cả cả 2 phần nội dung đó.

Nội dung kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ ở nhà trường bao gồm 4 dạng hoạt động giao tiếp là : nghe, nói, đọc, viết. Cả 4 phần nội dung này đều có mặt thường trực trong suốt quá trình dạy - học ngoại ngữ .

Nội dung kỹ năng thực hành giao tiếp được thể hiện dưới dạng các bài tập tương ứng với yêu cầu hình thành từng kỹ năng cụ thể .

- Nội dung tri thức văn hóa


Môn học ngoại ngữ có nhiệm vụ vừa trang bị cho người học những kiến thức khoa học chuyên ngành lại vừa cung cấp, bổ sung những kiến thức thuộc tất cả các lĩnh vực của nền văn hóa dân tộc chứa đựng trong tiếng nói mà nhà trường đang dạy như một ngoại ngữ cho người học .

- Nội dung tư tưởng đạo đức


Ngoại ngữ có khả năng góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ cho người học thông qua các bài học với những nội dung đa dạng và phong phú, giúp người học xây dựng cho mình từ những thói quen đạo đức và hành vi văn minh cần thiết trong cuộc sống xã hội đến những quan niệm và những chính kiến khoa học về tự nhiên, về xã hội, về lối sống cao đẹp của con người.

1.5.3.2. Quản lý nội dung chương trình môn học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh


Xác định nội dung chương trình của môn học tiếng Anh nhằm đạt được mục tiêu đào tạo tại các trường đại học là vô cùng quan trọng. Dựa vào kiến thức tiếng Anh tổng quát mà sinh viên đã có ở chương trình của trường phổ thông trung học, chương trình tiếng Anh ở Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp tục nâng cao kiến thức tiếng Anh tổng quát cho sinh viên, đồng thời cung cấp cho họ những kiến thức tiếng Anh chuyên ngành từ cơ bản đến nâng cao ở các mặt của cả 3 nội dung - Giáo dục tư tưởng đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hóa, chuyên môn và rèn luyện kỹ năng giao tiếp ( nghe, nói, đọc, viết) bằng tiếng Anh.

1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật dạy học‌


Để tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo chất lượng cho hoạt

động dạy và học, các cơ sở trường học cần thực hiện tốt các việc sau:


Phải có đủ giáo trình và tài liệu phong phú phục vụ cho việc dạy và học.


Sắp xếp số sinh viên đối với một lớp học ngoại ngữ không quá 30 người.


Trong điều kiện chưa có thể trang bị các phòng học chuyên ngành đặc biệt với các phương tiện dạy học cho bộ môn ngoại ngữ thì phòng học cho một sinh viên không được ít hơn 4m3/ 1sinh viên, đồng thời phải đảm bảo được ánh sáng và độ thông thoáng cho phòng học.

Phải có các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ngoại ngữ (âmli, cassette, máy đèn chiếu, băng hình, các giáo cụ trực quan...). Đối với những giờ dạy luyện nghe, sinh viên phải được bố trí học tại phòng nghe nhìn.

Bàn ghế, bảng và các thiết bị dạy học phải được bố trí thật khoa học.


Phải có khu dành riêng cho việc dạy học ngoại ngữ (do đặc thù của bộ môn ngoại ngữ) để khỏi ảnh hướng tới việc dạy các bộ môn khác.

1.5.5. Quản lý việc tổ chức dạy - học tiếng Anh‌


Tổ chức công tác dạy-học là một khâu rất quan trọng trong chu trình quản lý việc dạy-học ở nhà trường, đây là một chuỗi các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đào tạo đề ra. Đó là: việc lập chương trình, kế hoạch dạy-học thật khoa học, bố trí, sắp xếp, sử dụng một cách tối ưu đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy-học,


và đưa ra các biện pháp quản lý có hiệu quả... Vì vậy, khi quản lỷ việc tổ chức dạy-học tiếng Anh cần tập trung vào những vấn đề sau:

Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ như: soạn giáo án, lên lớp, dự giờ, kiểm tra đánh giá sinh viên...

Sắp xếp đội ngũ giảng viên đúng chức danh, đúng chuyên môn và phân công theo năng lực. Thường xuyên có kế hoạch tổ chức, động viên cán bộ học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp dạy-học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Tổ chức tốt việc tiếp nhận và phân phối các nguồn lực (người, kinh phí, các trang thiết bị...) và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực này.

Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giảng dạy, chủ yếu tập trung vào việc chỉ đạo tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch, qui chế chuyên môn, kiểm tra nền nếp dạy và học, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò.

Việc kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy và học không những giúp cho việc đánh giá thực chất hoạt động dạy-học của nhà trường khi kết thúc một kỳ hoặc một năm của việc thực hiện kế hoạch mà còn có tác dụng chuẩn bị tích cực cho kỳ hoặc năm học sau. Việc kiểm tra, đánh giá nếu được thực hiện tốt sẽ đánh giá được một cách chính xác kết quả hoạt động, giúp cho người quản lý đơn vị thấy được những mặt tồn tại, những lệch lạc, sai sót cùng nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh cần phải giải quyết.

1.5.6. Quản lý việc thực hiện các phương pháp dạy học môn tiếng Anh‌


Phương pháp dạy học là quá trình trong đó giảng viên tổ chức các hoạt động học tập của sinh viên, hướng dẫn người học tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua việc dự đoán, đưa giả thiết, tham gia tranh luận và giải quyết các tình huống có vấn đề cũng như tạo cơ hội để sinh viên tích cực tham gia hoạt động thực hành giao tiếp thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và trong nhóm. Để có được phương pháp dạy tiếng Anh tốt, giảng viên cần được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, có khả năng kết hợp hài hòa các phương pháp và kỹ thuật dạy


học, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên.

Có nhiều phương pháp dạy-học ngoại ngữ khác nhau, sau đây là những phươg

pháp hiện đang phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam

Phương pháp ngữ pháp - phiên dịch


Đây là một trong những phương pháp dạy - học ngoại ngữ ra đời sớm nhất thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu bành trướng về chính trị, lãnh thổ, tôn giáo của các nhà nước Hi Lạp, La Mã, đạo Cơ đốc, ...thời cổ đại ở châu Âu.

Mục đích cơ bản của việc dạy-học ngoại ngữ cũng như tiếng Anh theo định hướng phương pháp ngữ pháp-phiên dịch là giúp người học nhanh chóng và có hiệu quả tiếp xúc với các văn bản được đặt lên hàng đầu và là tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc dạy-học. Các kĩ năng nghe, nói bằng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày là yêu cầu thứ yếu và là hệ quả tự nhiên của quá trình đọc-dịch hiểu văn bản. Nội dung chủ yếu của quá trình dạy-học theo phương pháp này là giới thiệu một cách có hệ thống toàn bộ ngữ pháp của tiếng nước ngoài gắn liền với việc đưa vào những thí dụ minh họa cho các hiện tượng ngữ pháp mới, giới thiệu theo từng giờ học và thường kết thúc bằng những bài tập đọc phục vụ cho yêu cầu rèn luyện nhằm nắm vững các kiến thức ngôn ngữ cần thiết. Sau khi đi qua hết một vòng ngữ pháp cơ bản, phương pháp dạy -học sẽ tập trung phân tích từ pháp, cú pháp, từ vựng của những bài học trích dẫn được lược giản hoặc được giữ nguyên bản để đạt được yêu cầu dịch đúng, hiểu đúng nội dung của bài khóa. Hệ thống bài tập thực hành tập trung phục vụ cho việc rèn luyện, nắm vững những qui tắc ngữ pháp, tiến tới vận dụng thành thạo chúng để giải quyết các nhiệm vụ đọc dịch đúng văn bản ngoại ngữ và diễn đạt được nội dung, cần thiết sang tiếng nước ngoài, chủ yếu dưới dạng viết dịch.

Phương pháp ngữ pháp-phiên dịch hiện nay tuy đã không còn thịnh hành nữa, nhưng nó vẫn có sức sống và tỏ ra khá có hiệu quả đối với những người lớn tuổi học ngoại ngữ cốt đạt được mục đích đọc hiểu nắm bắt thông tin qua sách báo nước ngoài.

Phương pháp tự nhiên (hay trực tiếp)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022