Khái Lược Về Thế Hệ Nhà Văn Nữ Việt Nam Sau 1975


mình)… Bên cạnh đó, nhà văn đã đặt con người trong đời sống tinh thần, tình cảm, đời sống tự nhiên, bản năng, giúp con người hiện ra toàn vẹn hơn, chân thực hơn không chỉ với những khát vọng cao cả mà cả những dục vọng tầm thường… Cái nhìn nhiều chiều kích và nhân bản ấy giúp nhà văn có những nhận thức mới mẻ về con người. Đó là quan niệm về thiện - ác (“Đôi lúc, con người ta trở nên tàn ác một cách rất hồn nhiên” - Đứa ăn cắp - Nguyễn Minh Châu); là sự phát hiện về con người bí ẩn (Thiếu phụ chưa chồng - Nguyễn Thị Thu Huệ, Một khái niệm tình yêu - Chu Lai, Chuỗi hạt của con cáo - Phạm Thị Ngọc Liên …), con người tự nhiên (Người sót lại của rừng cười - Võ Thị Hảo, Tân cảng - Nguyễn Thị Thu Huệ…); con người cô đơn (Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp, Lạc thời - Nguyễn Khải, Cam ngọt - Phạm Sông Hồng,…); con người tâm linh (Dị hương – Sương Nguyệt Minh,…);…

Tóm lại truyện ngắn sau 1975 tuy có khác nhiều so với truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 nhưng nó vẫn phát triển trên cái nền của những thành tựu truyện ngắn 1945 - 1975 đã đạt được. Ngay những nhược điểm, những hạn chế không thể tránh khỏi của giai đoạn trước cũng giúp cho kinh nghiệm nghệ thuật của giai đoạn sau. Nhìn tổng thể, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ra giống như một cuộc “nhận đường” toàn diện và sâu sắc: từ ý thức nghệ thuật đến hành vi sáng tạo, từ tư tưởng đến thi pháp. Sự vận động ấy hướng mạnh mẽ đến những nỗ lực cách tân nhằm đổi mới thể loại. Về mặt hình thức, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đổi mới rõ rệt ở các phương diện: dạng thức cấu trúc cốt truyện, trần thuật và ngôn ngữ truyện. Những cách tân ấy đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam.

1.2. Khái lược về thế hệ nhà văn nữ Việt Nam sau 1975

1.2.1. Sự nối tiếp của nhiều thế hệ cầm bút

Văn học Việt Nam những năm gần đây xuất hiện một đội ngũ đông đảo các nhà văn nữ như: Lê Minh Khuê, Đoàn Lê , Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ,


Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, …Với cái nhìn mẫn cảm bản năng, các nhà văn nữ thường quan tâm nhiều đến nỗi bất hạnh, sự cô đơn và khát vọng tình yêu hạnh phúc, đến người phụ nữ, đến những đứa trẻ mồ côi bất hạnh… những khía cạnh nhỏ nhoi, bí ẩn của cuộc sống đời thường. Sự tiếp nối trong đội ngũ và cảm hứng sáng tác của các thế hệ nhà văn nữ thể hiện ở nhiều khía cạnh trong tác phẩm văn học.

Trước hết các nhà văn nữ có sự tiếp nối về đề tài trong văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng. Nhưng đây là sự tiếp nối mang tính cách tân, đổi mới trên nền truyền thống đề tài truyện ngắn mà nhiều nhà văn nữ khai thác đó là việc tìm kiếm và theo đuổi hạnh phúc riêng tư của người phụ nữ. Trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê hình ảnh những cô gái Hà Nội trẻ trung tinh nghịch nhưng rất can đảm sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ như: Nho, Thao, Phương Định. Các cô gái trẻ ấy ngoài những lúc làm nhiệm vụ gian khổ thì trong lòng luôn lạc quan hy vọng tìm kiếm hạnh phúc của bản thân. Ngoài ra là các đề tài về số phận những người nghèo khổ, bất hạnh, hạnh phúc gia đình, những người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng trắc trở về tình duyên, gia đình gặp nhiều sóng gió.

Sự tiếp nối về thể loại: hầu hết các nhà văn nữ đều lựa chọn văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn để thể hiện tâm tư, suy nghĩ của bản thân. Truyện ngắn có cấu trúc như một truyện dài, mang đậm tư duy tiểu thuyết, là sự chồng xếp, đan chéo của vô vàn trạng huống và những mảnh thân phận khác nhau. Đó là những câu chuyện xoay quanh số phận những con người xóm Chùa của Đoàn Lê, hay của con người nơi đất mũi trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Sự tiếp nối những cách thức thể hiện trong tác phẩm: nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trực tiếp hoặc gián tiếp. Những tình huống truyện độc đáo, bất ngờ đầy táo bạo… là những nét nghệ thuật được các thế hệ nhà văn nữ kế thừa và phát huy.


Truyện ngắn Đoàn Lê - 4

1.2.2. Một số biểu hiện của “đặc điểm giới” trong tác phẩm của các nhà văn nữ 1975

Nếu như ở các giai đoạn trước 1930 - 1945 hay 1945 - 1975 ưu thế thuộc về các nhà văn nam như: Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu… thì văn học đương đại phần đông gắn với các tên tuổi nữ như: Lê Minh Khuê, Dạ Ngân, Đoàn Lê, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu…Như lời phát biểu của nhà văn Võ Phiến: Chúng ta đang có một nền văn chương đổi phái tính. Những trang viết của các nhà văn nữ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của người giới mình. Trong cuộc sống hiện nay, theo suy nghĩ và cảm nhận của họ, người phụ nữ vẫn còn mang nhiều nỗi khổ cần được sẻ chia và họ đã tìm thấy trong văn học nói chung và văn xuôi nói riêng một sức mạnh để qua thế giới nhân vật nữ họ tìm được nơi để bày tỏ những tâm tư, suy nghĩ uẩn khúc của lòng mình. Và có lẽ theo quy luật đồng thanh tương ứng lúc đầu là một vài cây bút nữ viết, rồi những cây bút khác qua tác phẩm của những người đi trước tìm thấy ở đó một sự đồng cảm và họ cũng viết để giãi bày làm thành cả một dòng chảy. Ở dòng chảy đó họ như được tự do phơi mở cái tôi cá nhân của chính mình với một giọng điệu riêng, một cách thức riêng. Họ thẳng thắn đối thoại lại những quan niệm cũ về những mẫu hình nữ giới trước đây luôn bị đóng khung trong những đặc điểm dịu dàng, thùy mị, giàu đức hy sinh, nhẫn nhục và chịu đựng hoặc chỉ viết về những chuyện nhỏ nhặt, không có tầm tư tưởng lớn. Họ mạnh dạn thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân, khát vọng bản thể, khẳng định giá trị sống… của chính mình trên diễn đàn văn học nghệ thuật. Khi viết về tình yêu, họ khám phá toàn diện về mọi mặt, mọi cung bậc, từ những dư vị ngọt ngào đến những dư vị đắng chát, từ nhẹ dạ cả tin đến mạnh mẽ, chủ động, già dặn và từng trải…tất cả đều là


những bộc bạch chân thực nhất của các cây bút nữ viết về giới mình. Hơn nữa khi nữ văn sĩ viết về phái yếu, cũng có nghĩa là họ đã hướng ngòi bút vào chính mình, dù tác giả viết về người phụ nữ khác thì cái nhìn của họ cũng sẽ có phần sâu sắc, triệt để và thấu đáo hơn. Nhà văn nữ viết nhiều về phụ nữ vì theo đặc trưng tâm lý họ tồn tại với tình cảm hướng nội, luôn muốn tìm sự đồng cảm, khác tâm lý đàn ông với lý trí hướng ngoại luôn luôn phân tích chiếm lĩnh. Bên cạnh đó nhà văn nữ muốn thông qua nhân vật nữ để thể hiện tâm hồn mình, bản thân mình, vì vậy mà những sáng tác của các tác giả nữ thường mang màu sắc tự truyện. Diện sống của phụ nữ nói chung không rộng bằng nam giới, các tác giả nữ lại thường viết tập trung vào những đề tài nhất định, do đó đôi khi không tránh khỏi việc gây nên cảm giác đơn điệu cho người đọc, như nhà văn Lê Minh Khuê nhận xét: “Nghĩ về những người viết cùng giới mình, tôi thường bị chi phối bởi cảm giác nước đôi. Một mặt nhiều chị em bộc lộ một tài năng rõ rệt, không lèm nhèm, không mờ nhạt. Mặt khác sao vẫn cứ cảm thấy, đặt trong hoàn cảnh chung rồi mỗi người cũng thế thôi, không bao giờ có sự gọi là đồ sộ, vĩ đại ở những cây bút nữ này cả” [27]. Và nhà phê bình Đặng Anh Đào cũng khẳng định: “Phụ nữ thường mạnh ở chỗ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trong sách…tuy nhiên phải nói thật là ở mỗi người nguy cơ lặp lại chính mình, nguy cơ ấy khá rõ” [27]. Riêng thế giới nhân vật nữ của các nhà văn nữ được xây dựng trên những trang văn thấm đẫm tình cảm, cảm xúc như đang tuôn trào từ trái tim, tâm hồn của họ với giọng điệu khi thì dịu dàng, ấm áp, khi thì xúc động nghẹn ngào… và tình yêu luôn là đề tài trung tâm trong nhiều sáng tác của các cây bút nữ. Đặc biệt người phụ nữ trong văn học thời kì đổi mới hiện lên với khát vọng yêu đương mãnh liệt, luôn đòi hỏi được yêu thương che chở, bộc lộ những phẩm chất tốt trong tình yêu và thường xuyên gặp ngang trái trong ái tình. Nhân vật nữ của các nhà văn nữ thời kì đổi mới không phải là không có những người hạnh


phúc, những khoảnh khắc vui, song hầu hết trong số họ là những người bất hạnh, cô đơn. Với tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động nữ văn sĩ là người dễ nhận ra và dễ khắc sâu những nỗi buồn của người cùng giới hoặc của chính mình. Qua những trang viết đó, các nhà văn nữ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của người giới mình trong cuộc sống hiện nay, theo suy nghĩ và cảm nhận của họ người phụ nữ vẫn còn mang nhiều nỗi khổ cần được sẻ chia. Chính vì thế mấy mươi năm trở lại đây, người đọc đã được thưởng thức nhiều giọng điệu mới với những phong cách khác nhau của các cây bút nữ, trải nghiệm như Lê Minh Khuê, sắc sảo như Phạm Thị Hoài, tinh tế như Phan Thị Vàng Anh, đằm thắm như Nguyễn Thị Thu Huệ, hồn hậu và đậm sắc màu văn hoá như Nguyễn Ngọc Tư, ... Chưa bao giờ phái nữ lại dành được sự quan tâm nhiều của người cầm bút như hôm nay. Khuynh hướng duy nữ được thể hiện không chỉ là sự xuất hiện nhiều nhà văn nữ, nhiều nhân vật nữ trong các tác phẩm mà nó còn chi phối ngay cả cách đặt tên tác phẩm như: Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà có ma lực, I am đàn bà của Y Ban, Hồn trinh nữ, Goá phụ đen của Võ Thị Hảo, Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ,… Mỗi tác giả đều cố gắng xác lập một tiếng nói riêng, một giọng điệu của riêng mình. Dường như với xu hướng duy nữ ngôn ngữ văn chương của nền văn học đã đổi thay, tinh tế hơn, chất nội cảm nhiều hơn, màu sắc biểu tượng đa dạng hơn.

1.3. Đoàn Lê - một cây bút nữ độc đáo của văn học Việt Nam sau 1975

1.3.1. Người phụ nữ đa tài, đa đoan

Đoàn Lê là con gái một cụ đồ nho đất Cảng. Gia đình có nghề thuốc gia truyền. Cụ đồ có ý hướng cho cô con gái yêu, thông minh khá mẫn cảm của mình nối nghiệp nhà. Nhưng khi ấy, cô hoa khôi phố biển Đoàn Lê đang thì mộng mơ bay nhảy đã không vâng theo ý phụ thân, mà thi vào học khoa điện ảnh, Trường Sân khấu điện ảnh Hà Nội.


17 tuổi, Đoàn Lê đã táo bạo rời làng quê, bỏ tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm để lên chốn thị thành phồn hoa tìm sự nghiệp. Cũng nhanh chóng chị bước vào cuộc hôn nhân thứ nhất với rất nhiều những mộng tưởng. 18 tuổi Đoàn Lê đã làm mẹ, khi còn đang học lớp Sân khấu - điện ảnh khóa đầu tiên. Cái gánh nặng này thật không hề dễ dàng với một cô gái “khuê các” đầy mộng mơ. Sinh con gái đầu lòng được 15 ngày, Đoàn Lê gửi con cho em gái là Đoàn Thị Tảo nuôi hộ để đi theo đoàn làm phim. Rồi cuộc hôn nhân đầu của chị tan vỡ, chị bồng hai đứa con thơ ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Cuộc đời cơm áo đè nặng lên đôi vai Đoàn Lê với biết bao khó khăn trước mắt. Sau này, cuộc sống cô quạnh, vất vả khiến chị đi bước nữa, nhưng lấy chồng cũng chẳng dư dật gì. Theo lời chị Tảo: “Tôi thường phải về nhà xin vàng của mẹ đem bán để “cứu trợ” cho chị ấy”.

Có lẽ những nếm trải của cuộc đời với đầy đủ những cung bậc buồn vui, hạnh phúc và bất hạnh đã qua của người đàn bà đa đoan này đã làm nên những trang viết mang màu sắc Đoàn Lê! Không phải ngẫu nhiên mà Đoàn Thị Tảo đã có bài thơ nổi tiếng tặng Chị tôi! Và cũng không phải ngẫu nhiên, với những tác phẩm gan ruột của mình, chị đã có “chỗ đứng thật đẹp trong trái tim người đọc”.

Đoàn Lê nổi lên như một nhan sắc dịu dàng, thánh thiện, với cặp mắt nâu, da trắng, nụ cười lấp lóa thật hiền và một bím tóc dài chấm gót được vắt về trước ngực.

Nhà văn, nhà biên kịch Đoàn Lê đến với nghiệp văn chương có lẽ bắt đầu từ bài thơ Bói hoa năm chị mới mười sáu tuổi. Bài thơ nói lên sự e ấp ngại ngùng của một cô thiếu nữ trước ngưỡng cửa cuộc đời, ngưỡng cửa tình yêu. Ngay lập tức, bài thơ đã được giới trẻ lúc bấy giờ chuyền tay nhau chép vào sổ thơ của mình:


Ngày xưa em thơ ngây Ngồi bói bông hồng nở Đoán tình yêu sau này Vẹn tròn hay dang dở Nhưng nụ hồng e ấp Giấu kín điều em mong...

Với Đoàn Lê, người ta có thể gọi chị là nhà văn, nhà biên kịch điện ảnh, hay nhà thơ, họa sĩ đều được. Với văn chương, chị khẳng định tài năng bằng tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại, đã được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1990. Những cuốn tiểu thuyết khác như Lão già tâm thần, Thành hoàng làng xổ số, Người đẹp và đức vua,... những tuyển tập truyện ngắn như Nghĩa địa xóm Chùa, Người khách đêm giao thừa,... lần lượt ra đời đã khẳng định rõ văn phong và ghi nhận tài năng của chị. Cuốn tiểu thuyết Tiền định ra mắt bạn đọc gần đây nhất đã sớm được lọt vào vòng chung kết giải thưởng Bách Việt. Với văn phong giản dị, hóm hỉnh mà sâu sắc, mỗi câu chuyện về những số phận con người dưới ngòi bút tài hoa của Đoàn Lê đã hiện lên chân thực, sống động và thấm đẫm tính nhân văn. Những câu chuyện xoay quanh cái làng Chùa bé nhỏ nhưng trong ấy có hình dáng của nhiều làng quê thân thuộc khác. Có những câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng mà khiến người đọc sửng sốt, rồi rưng rưng nước mắt như Chuyện tình Guột. Lại có câu chuyện mang tính triết lý ngụ ngôn cao như chuyện Nghĩa địa xóm Chùa, hóm hỉnh đấy mà đầy chua cay về thói đời ngay cả khi chết đi rồi, con người ta vẫn không dễ gì thay đổi. Đoàn Lê có biệt tài phát hiện và miêu tả những chi tiết đắt giá ngay trong những cái tưởng chừng như vụn vặt của đời thường. Văn phong của Đoàn Lê có những nét rất riêng, cuốn hút người đọc bằng những câu chữ vừa tinh tế, mượt mà, vừa ý nhị, dí dỏm.

Đến với điện ảnh từ nghề diễn viên, nhưng Đoàn Lê lại chỉ mới có mặt trong bộ phim Quyển vở sang trang của đạo diễn Nguyễn Ngọc Trung, với


vai cô giáo Hồng Vân. Đóng góp cho ngành điện ảnh nhiều nhất đó là những kịch bản phim như Làng Vũ Đại ngày ấy, Cha và con, Thành hoàng làng xổ số, Bình minh xôn xao, Ngày về, Truy lùng băng quỷ gió,... và một loạt kịch bản phim truyền hình khác mà chị vừa viết kịch bản vừa đạo diễn. Dường như khả năng sáng tạo của chị là không giới hạn. Trong cùng một thời gian, người ta thấy chị vừa viết, vừa làm phim, vừa vẽ và làm thơ.

Sau khi về hưu, Đoàn Lê lui về ẩn dật ở ngôi nhà nhỏ dưới chân núi thuộc thị xã Đồ Sơn. Đó là một khu đất chừng 400m2, thuộc thị xã Đồ Sơn, cách biển vài trăm mét, dựa lưng vào quả núi Mẫu, xóm núi đó lại gần đường ô tô. Ra khỏi ngõ chừng vài chục mét là đến phố. Có thể nói ngôi nhà Đoàn Lê vừa quê, vừa tỉnh, lại vừa biển. Chị xa lánh mọi thứ phù du để chuyên tâm vào hội họa. Đoàn Lê giờ sống bình yên cùng những toan, những mầu, những cây bút vẽ. Mọi vui buồn, chị dồn hết vào những bức tranh. Những gì không viết nên thành câu chữ, chị dùng hội họa thay lời. Thi thoảng, chị lại cùng bạn bè mở những triển lãm tranh nho nhỏ với những bức tranh sơn dầu. Thế mạnh của Đoàn Lê là tranh sơn dầu, và đề tài chủ đạo là nét đẹp xuân thì của những cô thiếu nữ. Hồi danh họa Bùi Xuân Phái còn sống, cụ đã là người chỉ bảo cho Đoàn Lê những nét bút đầu tiên, những bài học cơ bản về hội họa. Những năm bảy mươi của thế kỷ trước, Đoàn Lê đã thi đỗ vào trường mỹ thuật, song cơ chế lúc đó đã kìm chân chị, khiến chị không được theo hội họa là bộ môn nghệ thuật mà chị đam mê. Cũng là do thói thường của tệ quan liêu, trù úm, cửa quyền. Nhưng cũng không biết thế là hay hay dở, vì nếu theo học trường mỹ thuật hồi đó, thì chúng ta lại chưa chắc đã có một nhà văn Đoàn Lê như ngày nay. Mọi sự âu cũng là do số phận cả, đều là do Tiền định – như tên cuốn tiểu thuyết mới đây của chị.

Đọc Tiền định, người ta có thể nghĩ đây là một cuốn tự truyện, vì nhân vật cô Chín trong tiểu thuyết cũng lận đận, long đong như số phận nhà văn,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí