Truyện Ngắn Bảo Ninh - 9


vật chất tiện nghi nhất thì người mẹ luôn giữ lối sống của ba chục năm về trước: “Nhìn căn hộ thì thấy thôi, đồ đạc toàn những thứ già ngang một đời người, bài trí cũng đã mấy chục năm rồi không xê xích…” [61,128], với một tâm trạng “rầu rầu lặng lặng và cứ thích thui thủi” một mình. Và cũng từ kỷ vật của mẹ, Tân dần hiểu ra tâm trạng và thấm thía nỗi buồn bấy lâu nay của mẹ. Cuộc sống đang từng ngày biến đổi, con người cũng sẽ bị cuốn trôi theo nhịp sống sôi động khôn cùng của nó. Con người ta nếu không tinh tế, quan tâm đến tâm tư, cảm xúc của những người xung quanh thì không thể cảm thông và chia sẻ với những nỗi đau người khác âm thầm chịu đựng.

Truyện ngắn thể hiện xuất sắc sự “lạc điệu” giữa hai thế hệ hôm qua và hôm nay chính là Chuyện xưa kết đi, được chưa?. Tác phẩm xoay quanh việc “tôi” chuẩn bị đón tiếp bố vợ tương lai lần đầu tiên đến ăn cơm. Vấn đề ở chỗ, bác Lân - đồng đội cũ của cha “tôi” hứa chăm sóc gia đình “tôi” khi cha hy sinh

- là người rất thích kể những câu chuyện chiến tranh, luôn tự hào về một thời oanh liệt trong khi ông thân sinh của Loan lại là người từng bên kia chiến tuyến. “Tôi” sợ bác Lân lại tiếp tục điệp khúc “cứ động nói tới vinh quang thời các ông ấy đánh nhau là lại ta lại , lại chúng lại thằng, thằng Mỹ thằng Ngụy” [61,159] trong bữa cơm gặp mặt sẽ làm hỏng hoà khí của hai bên.

Thái độ của “tôi” đối với bác Lân khiến cho mẹ anh “lạnh hết cả tim”. Với anh, những câu chuyện bác Lân kể “chán ngấy, no ứ đến tận cổ, ngấy tận mang tai! Mở đường năm năm chín hay chín chín chín gì đó. Rau tàu bay ăn trừ cơm. Rúc dưới đáy rừng sâu quanh năm không được nhìn thấy nắng. Vân vân và vân vân. Toàn những chuyện lỗi thời như quả đất mà đi đâu cũng kể, gặp ai cũng kể, vin mọi lý do để kể, mặc kệ thiên hạ đã chán hay chưa, muốn nghe hay không. Thật đúng là người lính già đầu bạc kể mãi chuyện Nguyên Phong!” [61,157]. Thế rồi, điều “tôi” lo sợ đã xảy ra trong bữa tiệc thịnh soạn ấy. Bác Lân lại hào hứng nhắc lại chuyện xưa. “Anh nói cây số Không là nói cầu Đắc Rông phải không? - bác Lân từ phía bên kia bàn nói xía sang, vẻ quan tâm, giọng hào hứng

- khởi điểm đường “năm năm chín” mà thôi anh bạn trẻ ạ!” [61,165]. Đối với


bác Lân nói riêng, những người lính chiến trường năm xưa nói chung, chiến tranh vẫn là những ký ức hằn sâu, dường như nó mới chỉ xảy ra. Từng kỷ niệm, từng hồi ức về chiến tranh vẫn sống động, vẫn ám ảnh người lính từng giờ từng phút. Nó là một phần máu thịt của người lính. Thái độ của mỗi người trước câu chuyện quá khứ của bác Lân rất khác nhau. “Tôi” với “các em tôi” thấy sốt ruột vì đã nghe nhiều đến thuộc. Nhưng cha và anh của Loan thì chăm chú và hỏi sâu vào các chi tiết. Và cuối cùng, khi bác Lân bị “tôi” hét lên: “Bác say rồi! Thôi đừng uống nữa!” thì “mẹ tôi” đã oà khóc. Tiếng khóc của người mẹ không chỉ là một cái lắc đầu phê phán đối với sự lãng quên, mà chủ yếu là sâu xa hơn là tiếng cảm thán đối với tình cảm thụ động của lớp con cháu với ký ức. Tại sao các người chỉ thấy được cái nhàm chán trong sự lặp lại? Tại sao các người chỉ có một cách giương mắt ngồi nghe, xong bảo chuyện xưa lắm rồi? Tại sao các người chỉ biết nói như con vẹt ừ rằng thì là công ơn chúng con biết rồi? Tại sao các người đối xử với những chứng cứ lịch sử chỉ như những bài học thuộc lòng, tại sao không thấy được trong sự nhớ lại không ngừng đó những bài học của lịch sử?

Đối với không ít người trẻ hiện nay, quá khứ một thời oanh liệt của cha ông chỉ là “những sự tích xửa xưa chẳng liên quan gì tới mình”. Họ đã quá chán chê với “thực đơn một món truyền thống hào hùng được tẩm bổ từ tấm bé” [61,170]. Với họ, “tuổi trẻ, học hành, ăn chơi, nhảy múa, ngóng nhìn tương lai” là trên hết. Họ chỉ như con vẹt nói biết ơn: “Đúng! Nhờ có các cụ mà có ngày hôm nay. Nhờ các cụ trọn đời hy sinh, vất vả, gian khổ, thắt lưng buộc bụng, núi xương sông máu mà bọn hậu sinh mới được hôm nay ăn nên làm ra, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, du lịch trong ngoài, vân vân. Biết chứ! Ai mà không biết ạ! Nhưng xin hãy để cho con cháu được thoải mái vui hưởng, sao cứ bắt mang mãi, phải canh cánh gánh nặng ơn sâu” [61,171]. Còn với thế hệ xưa? Chỉ bằng câu nói của bác Lân “Bác vui chuyện cũ nên quên mất đã là ngày hôm nay” cũng khiến ta day dứt.

Là chuyện xưa thì nên kết hay v ẫn phả i nên giữ nó lạ i ? Tiế ng khó c củ a người mẹ và sự im lặng trong căn phò ng đã cho thấy sự phân vân của tác giả và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


câu hỏi đó phải để cho mỗ i ngườ i đọ c tự trả lờ i . Đối với người lính bước ra từ chiến tranh, quá khứ sẽ không bao giờ kết được. Quá khứ ấy là “những kỷ niệm có thể êm đềm, có thể ác hại nhưng đều để lại những vết thương mà tới bây giờ một năm đã qua, hay mười năm, hay hai mươi năm nữa vẫn còn đau, đau mãi” [59, 47]. Đó cũng chính là tư tưởng có giá trị nhân văn sâu sắc của tập truyện ngắn cùng tên, Chuyện xưa kết đi, được chưa?

Truyện Ngắn Bảo Ninh - 9

Chiến tranh trong văn xuôi hậu chiến không phải là “hữu lý” mà chủ yếu là một “nghịch lý” (Hoàng Ngọc Hiến). Bởi không đâu như ở đây, người lính trong tư thế người chiến thắng trở về lại mang “nỗi buồn được sống sót”. Họ cảm thấy mình “bị bắn ra khỏi lề đường” (Ăn mày dĩ vãng), “bị mắc kẹt lại trên cõi đời này” (Nỗi buồn chiến tranh). Họ cô độc và chẳng có gì trong “chuỗi ngày bất tận… nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm” của hiện tại. Người lính không có gì bấu víu ngoài “mảnh quá khứ phập phồng đập trong lồng ngực ọp ẹp”. Họ hụt hẫng, đau xót và phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người đối với cuộc chiến mà thế hệ họ đã “quăng mình vào”: “Chiến tranh mới đó, hơn chục năm chứ nhiều nhặn gì đâu mà sao cả người ngoài lần người trong cuộc đều chóng vánh quên đi quá thể vậy? Sao… nhắc đến mọi kỷ niệm đau thương lại ráo hoảnh như nhắc đến cuộc chiến tranh của người khác, của quốc gia khác?”. Và trong sự hụt hẫng ấy, cái quá khứ mà thiên hạ đang quên đi, cố quên đi lại không thôi quấn lấy họ, ám ảnh họ như thể nó là người bạn đồng hành duy nhất cùng họ vượt nốt chặng đời còn lại. Nếu Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) còn giữ được chút tỉnh táo để điều chỉnh những hồi tưởng của mình cho mạch lạc thì Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) hoàn toàn rơi vào trạng thái bấn loạn, rối bời, triền miên trong mộng mị, vô thức. “Sẽ là bội bạc, hay thiếu văn hóa, hay là điều gì thê thảm hơn khi hình tượng người lính đẹp đẽ khi xưa đã nhanh chóng bị đồng loại vấy bùn, rẻ rúng? Cái gì đã nhanh chóng đẩy người lính trượt từ nấc thang cao vọi: anh giải phóng quân, xuống nấc trung tính: người lính, và… “dưới đáy”: lính tráng, như một hình dung từ mỉa mai cay độc nhất? Là tại họ hay tại cộng đồng họ?”. Câu hỏi lớn đặt ra cần sự lý giải của mỗi độc giả.


Truyện ngắn Bảo Ninh đã đề cập đến một thực tế trong cuộc sống người lính thời hậu chiến. Người lính trở về luôn bị quá khứ ám ảnh. Họ luôn sống với quá khứ, đắm chìm trong những kỷ niệm một thời oanh liệt nên họ cô đơn, lạc lõng trong hiện tại. Họ còn không có niềm tin về cuộc sống và con người nên không thể mở rộng lòng mình, không tự thay đổi chính mình để hoà nhập với dòng chảy của cuộc sống đương thời. Đây là một trong những bi kịch của người lính thời hậu chiến.

Như vậy, nhân vật người lính trong truyện ngắn Bảo Ninh cũng đều là những nhân vật trở về sau chiến tranh. Mỗi nhân vật là một cuộc đời, một thân phận trong cuộc sống trong và sau chiến tranh. Từ điểm nhìn của hiện tại, nhân vật của Bảo Ninh được khắc hoạ thông qua hồi tưởng về quá khứ. Điều đó đã đem đến cho nhân vật trong những trang văn của ông những sắc diện mới.

2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.3.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình

Miêu tả ngoại hình nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật đã được rất nhiều nhà văn quan tâm và thể hiện thành công. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong…) của nhân vật được biểu hiện trong tác phẩm. Qua ngoại hình, người đọc có thể dự đoán hay hình dung được tính cách của nhân vật.

Trong truyện ngắn Bảo Ninh, khi miêu tả nhân vật người lính, nhà văn đã sử dụng thủ pháp đối lập trong việc thể hiện nhân vật. Đó là việc miêu tả ngoại hình xấu xí nhưng ẩn sau đó lại là tính cách, tâm hồn cao đẹp.

A trưởng Phúc trong truyện ngắn Bên lề cuộc tấn công miêu tả với vẻ trầm tư, chững chạc. Anh “ngồi xếp bằng, bên mép ngậm một ống vố Ê Đê cán dài và cong, nõ to bằng cái chén, có trạm trổ. Trong tay cầm một cái muôi mẻ, anh nhìn vào nắp chiếc thùng lương khô đang treo trên lửa, vẻ đăm chiêu, chờ cho bọt sủi lên. Nhờ ánh lửa mà da dẻ anh có vẻ hồng hào, đôi môi như là không thâm lắm, các dẻ sườn đỡ trồi lên, mặt cũng đỡ hốc hác và ít nhăn hơn” [60,20]. Đằng sau


khuôn mặt thô và vẻ trầm tư ấy là một con người dũng cảm, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ và hy sinh “bên lề cuộc tấn công”.

Trong Trại “Bảy chú lùn”, Mộc hiện lên với vóc người lùn, “to ngang, bè ra. Vai rộng lạ lùng, lưng gấu, hơi cong cong. Da dẻ dường như dày cộp, màu rỉ sắt nom thô và ráp. Tay chân ngắn nhưng rất khoẻ, không cuồn cuộn thịt mà xù xù (…) còn khuôn mặt, ít khi thấy một bộ mặt nom thô đến như thế” [58,61]. Mặc dù vậy, anh đã là một tấm gương sáng ngời về đức hy sinh vì Tổ quốc. Anh đã dành trọn cuộc sống và tuổi trẻ của mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người lính hậu cần.

Còn Tuấn trong truyện ngắn Mùa khô cuối cùng lại được khắc hoạ với hình ảnh “vóc người anh cao, ốm yếu, võ vàng, cổ lộ hầu, một vết sẹo dữ dội do đạn bắn thẳng cày chéo từ mang tai xuống cằm. Miệng anh vì thế méo đi, cho anh cái biệt danh Tuấn “mếu” ” [60,89]. Tuấn là người “lầm lỳ, ít nói lạ lùng và nói miễn cưỡng”, “tuyệt đối thờ ơ lãnh đạm”. Nhưng cái tính khí lạnh nhạt, bàng quan với tất thảy ấy lại rất thích hợp để làm pháo thủ số 3. Trước cuộc hỗn chiến đất đối không, anh ung dung tự tại, điềm nhiên bình thản làm nhiệm vụ. Anh là người sống có trách nhiệm, không nề hà gian khổ, chẳng bao giờ kêu ca. Bên cạnh đó, Tuấn còn là chàng trai thuỷ chung trong tình yêu. Trong anh ẩn chứa một tình yêu cháy bỏng, âm ỉ dành cho Diệu Nương. Anh làm được điều mà các chàng lính ngọt mồm khác không làm được: cùng Diệu Nương bỏ trốn để thực hiện ước nguyện của cô. Ước nguyện tự do. Nhưng cuối cùng mối tình của họ không được chấp nhận và rơi vào tình trạng bi thương, kết thúc đau khổ.

Tư (Hữu khuynh) lại có “vóc dáng lòng khòng, lênh khênh, sạm đen và sứt sẹo. Cánh tay phải bị xén cụt, ống tay áo vắt lên vai. Mặt dài, xương xẩu nhưng hàm lại bạnh ra. Môi dày và nhợt. Con mắt trái che kín bằng một tấm vải đen, nhường hết cái nhìn cho con mắt con lại” [60,162]. Tuy nhiên, trong sự xấu xí ấy “ẩn nét duyên dáng âm thầm” vẫn thường thấy ở những “người đàn ông tốt bụng mà trầm mặc”, khiến Tư thu hút được lòng cảm mến của tất cả mọi người.


Nhân vật lạc thời trong truyện ngắn Bảo Ninh được hiện lên với ngoại hình xấu xí, khô cằn. Dường như dung mạo ấy ẩn chứa sự khó hoà nhập được với cuộc sống hiện tại. Người đọc bị ám ảnh bởi khuôn mặt của lão ăn mày trong truyện ngắn La Mác - xây - e: “Cái nhìn chằm chằm nhưng mờ mịt vô hồn, hai con mắt của lão thụt sâu trong hai hốc xương”, “cái miệng đen ngòm chắc chắn còn rất ít răng” [60,182], “cổ họng ông lão chằng chịt gân tím gân xanh, yết hầu chạy giật cục”, “những ngón tay khô đét”; hay trang phục sờn nát, cũ kỹ của Me xừ Bôn (Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng) không hề phù hợp với những buổi dạ tiệc sang trọng của người Pháp: “Y phục dạ tiệc của ông sờn nát. Cà vạt kiểu gì đâu nom như cái cờ đuôi nheo. Và bởi vì ông gầy nhom nên cả sơ mi và cả áo vét đều lụng thụng” [60,239]. Người đọc cũng ấn tượng trước ngoại hình của ông già sống cô đơn nơi rừng hoang, hoà bình lâu rồi nhưng vẫn bắt mình phải làm công việc gác ghi nơi “không có dấu hiệu của đường sắt” (Ngôi sao vô danh): “Lưng còng, trán nhăn như quả táo khô và có lẽ vì răng không còn nên phần dưới khuôn mặt sụp xuống. Ông vận một cái áo bông cổ lông mà lông đã trụi nhẵn, vải áo đắp đầy vết vá bằng những vải vụn nhiều màu” [60,296]…

Qua bức tranh của hoạ sĩ Năm Tín (Hà Nội lúc không giờ), những đứa trẻ ngôi nhà số bốn được phác hoạ mỗi người một vẻ nhưng tựu chung lại, họ đều là những người con ưu tú hy sinh vì Tổ quốc: Phái “tóc húi cua lộ rõ cái đầu méo và đầy sẹo, gò má nhọn, mồm rộng chành bành, mặt nhợt nhạt, rỗ tổ ong, đôi lông mày chau chau, cau có”. Phái là người “xấu xí, thô kệch, ăn bận tồi tàn, lôi thôi lếch thếch nhất hội song là một đứa con trai tốt bụng và chân thành biết bao” [60,138]. Phái hy sinh trong chiến dịch Mười hai ngày đêm đánh B52; Sơn “đầu tóc bù xù, thân hình gày gò, lùn tịt. Gương mặt thô nhưng với đôi mắt thật là to và sáng mà nom thông minh cực kỳ”. Sơn hy sinh ở Cánh Đồng Chum; Đính, em trai anh Trung “má bầu, tai to, nhưng cằm nhọn hoắt và cái cổ thì gầy ngẩng. Tính nết Đính cũng khác hẳn anh, nó rất lành và quá sức là rụt rè”. Mười một năm sau, Đính cùng hầu hết đồng đội đã hy sinh trước khi bộ binh và xe tăng ta kịp đánh tràn vào ứng cứu; anh Trung là nhân vật có vóc dáng và dung


mạo được “ánh lửa trong bức tranh đặc tả nhiều nhất”: “Xưa nay tôi hiếm thấy ai cường tráng như Trung. Anh không cao, thậm chí hơi lùn, nhưng vai rộng lạ lùng, ngực nở căng, bụng thon chắc. Những bắp thịt cuồn cuộn nổi hằn lên dưới chiếc cáo dệt kim sọc xanh của học sinh trường hàng hải. Cái cổ anh ngắn và to bạnh đỡ lấy cái đầu to quá cỡ, xưa vẫn bị chị Giang trêu là như cái thùng nấu phở, trán dô, mũi tày và tẹt, gò má rộng, cằm vuông chằn chặn, tóc rễ tre, húi rất ngắn. Đấy là dung mạo của một chàng trai đầy sức mạnh và lòng can đảm, tuy nhiên đang trầm tư và rất buồn, cặp mắt to, mơ mộng, long lanh như nước và vô cùng buồn bã của anh như muốn thốt lên một điều gì mà tiếng nói thông thường không đủ sức diễn đạt... Anh là liệt sĩ Kháng chiến chống Mỹ đầu tiên của cả ngôi nhà số bốn, và có lẽ của cả phố, không chừng cả thành phố” [60,139].

Dường như Bảo Ninh luôn dành những tình cảm yêu mến đặc biệt cho nhân vật nữ của mình. Ông thường miêu tả họ bằng ngôn từ “có cánh”. Họ đều là những người phụ nữ đẹp cả về ngoại hình lẫn tính cách.

Nhân vật Giang trong Hà Nội lúc không giờ là cô gái mười bảy tuổi có “gương mặt trái xoan, trẻ măng, trắng hồng của chị mới xinh làm sao. Cặp môi mòng mọng hơi bậm lại, cái cổ cao trắng ngần… đôi lông mày thanh tú, hai hàng mi rợp và như hơi ươn ướt. Vẻ mặt đượm buồn” [60,140]. Chị không chỉ đẹp mà còn đảm đang, thông minh tháo vát. Chị “xoay xở khắp các chợ gần chợ xa, chầu chực xếp hàng từ tinh mơ đến tối mịt ở suốt lượt các quầy hợp tác, quầy mậu dịch. Nhưng dù cố hết sức thì cũng phải tuần giáp Tết mới mua đủ các tiêu chuẩn đồ khô như gạo nếp, gạo dự, bột mì, đậu xanh, măng, miến, bóng, chè, thuốc, mứt kẹo cả năm gia đình, rồi sau đó dồn toàn lực bình sinh mà xếp hàng nước mắm, xếp hàng giò chả và nhất là hàng thịt, hàng lá dong để chuẩn bị cho cái phần tối quan trọng của Tết là nồi bánh chưng. Chiều ngày 27 phải chạy xong mọi thứ. Lại là Giang quán xuyến việc ngâm nếp, đãi đậu, rửa lá, ướp thịt” [60,120]. Bảo Ninh miêu tả nhân vật này với một tình cảm đặc biệt: yêu mến lẫn cảm phục.


Còn Loan trong truyện ngắn Cũ xưa là người “da dẻ trắng trẻo, mềm mại”. Loan thu hút mọi người bằng “vệt dài hương thơm trên cơ thể”. Không những thế, cô còn sẵn sàng xung phong vào tuyến đầu mặt trận. Nhân vật thiếu phụ trong Ba lẻ một lại là người không bị thời gian làm phai mờ nhan sắc. Đó là một “gương mặt thanh tú khiêm nhường, một dung nhan dẫu đã lụi đi mà không hề tàn héo, đôi mắt hiền dịu, rất to, lặng nhìn tôi” [60,6]…

Trong truyện ngắn của mình, Bảo Ninh còn miêu tả vẻ đẹp người phụ nữ bị thay đổi dưới sự tác động của chiến tranh. Nga (Trại “Bảy chú lùn”) là nữ giao liên trẻ trung, xinh đẹp: “một cô gái trẻ măng, người cao, cân đối, nước da bánh mật, tóc tết đuôi sam. Khuôn mặt thanh tú, hết sức ưa nhìn” [58,75]. Cô có giọng hát tuyệt hay. Sự xuất hiện của Nga nơi trại “Bảy chú lùn” kia giống như một làn gió mát lành xoa dịu những nỗi đau, những cô đơn mà người lính hậu cần đang phải gánh chịu, làm vợi bớt những nhọc nhằn, vất vả họ đang phải trải qua. Từ một cô gái ngây thơ, trong sáng, đem niềm vui đến cho trại “Bảy chú lùn” bằng lời ca tiếng hát nhưng dưới sự tác động khắc nghiệt của chiến tranh, Nga trở thành người lầm lũi, u uẩn, phải sống cảnh “rách rưới tới mức hở hang” [58,78]. Tiếng hát của Nga không còn âm điệu phấn khích ngày trước mà buồn vô hạn. Cô đau khổ, “sẵn sàng im lặng cả đời”. Cuộc sống cô đơn nơi xó rừng và sự tàn phá của chiến tranh “đã tàn hại tâm hồn cô” khiến “vừng trán thoáng những nếp nhăn, má tái lại và hõm xuống”.

Diệu Nương trong truyện ngắn Mùa khô cuối cùng lại mang một vẻ đẹp hư ảo, huyền bí “một thân hình thon thả, một dáng đi uyển chuyển. Suối tóc xoã trên lưng… Một bóng ma. Một bóng ma tha thướt và quyến rũ mềm mại và sống động, nhưng có thể bỗng chốc tan biến đi” [60,76]. Cô là ca sĩ ngụy Sài Gòn “bị chiến sự thình lình cầm giữ trong vùng giải phóng”. Diệu Nương thích hát nhạc vàng, “nguỵ ca” nhưng lời bài hát là “nỗi niềm của thảo nguyên. Thảo nguyên tự do, mênh mông vô tận chạy hút về phương trời xa xăm, không biết đến các tuyến tiền duyên, không màng gì tới chết chóc, trận mạc, bom pháo, giết chóc…” [60,77]. Miêu tả nhân vật với vẻ đẹp huyền bí, thoắt ẩn, thoắt hiện với

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí