Coi Trọng Và Đặt Vấn Đề An Ninh Mạng, Bảo Mật Lên Hàng Đầu


kiện công nghệ sẵn có, các doanh ngiệp không ngừng tăng cờng và củng cố hạ tầng công nghệ thông tin cho doanh ngiệp mình.

Đồng thời các doanh nghiệp Mỹ cũng rất coi trọng vấn đề nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực CNTT và ứng dụng TMĐT. Các doanh nghiệp Mỹ phối hợp, tài trợ cho Chính phủ trong các hoạt động nâng cao hiểu biết của học sinh, sinh viên về CNTT và TMĐT. Thông qua chương trình “E-rate Program”, số lớp học có kết nối đã tăng từ 3% năm 1994 lên 51% năm 1998. Chương trình này cũng đã lập một quỹ nhằm hỗ trợ các dịch vụ viễn thông, kết nối nội bộ, cơ sở hạ tầng và kết nối Internet cho các trường không có khả năng nối mạng nhằm thu hẹp “khoảng cách số”. Ngoài ra Mỹ khuyến khích việc ứng dụng CNTT để kết nối người tìm việc với các nhà tuyển dụng, bồi dưỡng trình độ làm việc thông qua các dịch vụ trực tuyến gọi là Career Kit; từ đó cung cấp cho các doanh nghiệp một đội ngũ nhân lực am hiều CNTT và TMĐT.

3. Tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có

Trước hết, ngưươì tiêu dùng Mỹ rất thích phương cách thanh toán tự do, đặc biệt bằng thẻ tín dụng. Một báo cáo do nhóm Metagroup của Mỹ đã chỉ ra rằng Mỹ nằm trong top 4 nước phát hành thẻ tín dụng nhiều nhất trên thế giới, và là nước có mức độ sử dụng thẻ tín dụng nhiều nhất. Điều này thật sự có ý nghĩa và thực tế thanh toán trực tuyến trong TMĐT của người tiêu dùng đều phải cần đến thẻ tín dụng. Ngoài ra, theo Forrester Research, trung bình cứ một người dân Mỹ mua sắm trên mạng thì có khoảng 250 USD là thanh toán trực tuyến. Hơn nữa, theo báo cáo của Calners In-Stat, ban hành vào tháng 3/2000, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng dễ chấp nhận hơn các rủi ro thường gặp khi mua sắm trực tuyến hay kinh doanh TMĐT B2B mặc dù vẫn xảy ra một số trường hợp như các vụ tấn công của hacker ở mức độ cá nhân và doanh nghiệp làm các giao dịch không thực hiện được, việc đánh cắp thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng, và rủi ro do


nhiễm vi rút. Báo cáo cũng cho rằng người sử dụng Internet ở Mỹ thoải mái hơn trong việc để lộ các thông tin cá nhân trong khi giao dịch TMĐT. Đây là một lợi thế vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Mỹ trong việc chuyển đổi phương pháp thanh toán bằng tiền mặt theo cách truyền thống thông thường sang cách thanh toán bằng thẻ tín dụng, qua mạng Internet nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp với các giao dịch TMĐT. Không bỏ lỡ cơ hội khai thác lợi thế này, các doanh nghiệp Mỹ tích cực cho ra đời các loại thẻ thanh toán đa năng, xây dựng và đổi mới hệ thống thanh toán điện tử. Các chợ điện tử, cửa hàng bán lẻ, siêu thị... cho phép khách hàng thanh toán hoàn toàn qua mạng nhưAmazon.com, Wal-mart..., riêng eBay có hẳn một trang web Paypal cung cấp dịch vụ thanh toán an toàn, không chỉ hỗ trợ cho hoạt động bán hàng của riêng eBay mà bất kỳ ngưươì tiêu dùng, doanh nghiệp nào muốn giao dịch qua mạng đều có thể đăng ký sử dụng.

Một lợi thế nữa của các doanh nghiệp Mỹ là người Mỹ không ngại thay đổi thói quen mua bán, thanh toán truyền thống, họ thích du nhập và áp dụng các công nghệ hiện đại vào đời sống. Số ngưươì sử dụng Internet ở Mỹ tương đối cao, điều này cho thấy khả năng các doanh nghiệp có thể tiến hành thành công hoạt động mua bán và giao dịch qua mạng. Mỹ có số người sử dụng Internet cao gấp hai lần mức trung bình của OECD và số máy chủ gấp 3 lần.

Một thế mạnh nữa cũng cần phải kể đến là Chính phủ Mỹ rất quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng và phát triển TMĐT bằng việc thiết lập khung pháp lý hoàn thiện cho TMĐT, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, thực hiện các chương trình giáo dục và khuyến khích. Về pháp lý, Chính phủ Mỹ liên tục cho ra đời các văn bản hướng dẫn mang tính định hướng cho doanh nghiệp như chính sách thuế đối với TMĐT toàn cầu của Bộ Tài chính Mỹ năm 1996, dự luật miễn thuế Internet của Uỷ ban thương mại Nghị viện Mỹ năm 1998, Luật TMĐT năm 1999...; các chính sách thông thoáng hơn cho doanh


nghiệp như việc sửa đổi chính sách mã hoá, ban hành Luật viễn thông Liên bang trong đó gỡ bỏ phần lớn các ràng buộc trong lĩnh vực CNTT... Về cơ sở hạ tầng, Chính phủ thông qua chương trình “Cơ sở hạ tầng thiết yếu“ nêu trong Chỉ thị hướng dẫn thực hiện Quyết định số 63 của tổng thống nhằm tạo tiền đề an ninh thông tin...


4. Coi trọng và đặt vấn đề an ninh mạng, bảo mật lên hàng đầu

TMĐT là một hình thức kinh doanh hoàn toàn mới lạ, nó mang lại nhiều cơ hội và cũng đem đến nhiều thách thức. Theo phương thức kinh doanh truyền thống thì mọi giao dịch thực hiện đều face- to- face, hàng hoá trao tay, thanh toán bằng tiền mặt. Giờ đây, TMĐT đem lại sự tiện lợi vô cùng lớn cho khách hàng là thông tin về doanh nghiệp được công khai hóa; mua bán, giao dịch được thực hiện hoàn toàn trên mạng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí; và thay vì dự trữ tiền mặt trong nhà để thanh toán giao dịch thì người tiêu dùng có thể thanh toán trực tiếp bằng thẻ hoặc tài khoản Ngân hàng...Vì mọi giao dịch đều được thực hiện qua mạng nên nguy cơ thông tin cá nhân bị lộ, rủi ro nhiễm vi rút là rất lớn. Vì thế vấn đề tính an toàn và bảo mật của các thông tin và giao dịch là điều mà các doanh nghiệp Mỹ luôn quan tâm và đầu tư hoàn thiện. Các doanh nghiệp tư nhân Mỹ đã xúc tiến thành công việc mã hoá để tăng tính bảo mật trực tuyến. Chỉ trong một năm, số website có các quy định về bảo mật đã tăng từ 14% lên 66%. Chính phủ cũng đã có những hỗ trợ, đẩy mạnh khả năng bảo mật đối với các thông tin y tế, tài chính và trẻ em. Các doanh nghiệp cũng đã đề xuất thành công việc Chính phủ sửa đổi chính sách về mã hoá đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu các sản phẩm mã hoá ra thịtrường bên ngoài, đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu bảo mật cho cộng đồng và các cơ quan an ninh quốc gia.


5. Tìm hiều kỹ và quan tâm góp ý cho khung pháp lý

Internet và TMĐT tuy có nhiều ưu điểm và lợi ích, là đặc trưng cho một xã hội mới tiến bộ song vẫn tồn tại nhiều thách thức và khó khăn để đi vào thực tiễn. Nhất là về mặt khung pháp lý, làm thế nào để đưa ra các văn bản luật, chính sách điều chỉnh phù hợp và theo kịp sự phát triển CNTT, Internet và TMĐT là một điều vô cùng khó khăn; Chính phủ cần phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi thực tế để tạo điều kiện, cơ hội cho TMĐT phát triển. Doanh nghiệp chính là cánh tay đắc lực của Chính phủ, phản ánh kịp thời và đúng đắn sự phát triển, những nhu cầu và những vấn đề còn tồn tại giúp Chính phủ đa ra các chính sách và các sửa đổi cần thiết. Ngoài việc phải nghiên cứu kỹ pháp luật để kinh doanh hợp pháp, có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần góp ý kiến cho Chính phủ. Các doanh nghiệp Mỹ đã có những đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Chính phủ. Tuyên bố mới đây của Phòng Thương mại Mỹ đã nhấn mạnh rằng, Chính phủ Mỹ rất đề cao vai trò quan trọng của TMĐT và công nghệ thông tin đối với xã hội cũng như đối với các doanh nghiệp Mỹ. Một số văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến TMĐT như: Đạo luật bảo vệ thông tin riêng tư trên Internet cho trẻ em, yêu cầu các thông tin thu thập trực tuyến về các em phải công khai đó là những thông tin gì và nó được sử dụng vào mục đích gì. Đạo luật giao dịch điện tử chính thức (UETA) quy định rằng “các hợp đồng và văn bản sẽ không bị mất hiệu lực nếu chỉ vì các văn bản này ở dạng điện tử chứ không phải là trên giấy tờ”. Tháng 6/2000, Đạo luật về Chữ ký điện tử trong thương mại toàn cầu và quốc gia được ban hành nhằm khẳng định sự hợp pháp của chữ ký điện tử, và do đó đã tạo được cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử. Viện tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia (NIST) đã mất nhiều năm để lập chương trình Cơ sở hạ tầng chính cho cộng đồng Liên bang,


thông qua Trung tâm An ninh máy tính, với mục đích tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với TMĐT.


6. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Mỹ là một quốc gia có tính cộng đồng cao, bằng chứng là Mỹ đã rất đề cao sự ảnh hởng của xã hội trong cộng đồng và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm khi làm việc. Đây là đặc điểm rất quan trọng của xã hội Internet và nền kinh tế mang tính xã hội hoá như hiện nay. Internet là một phương tiện rất quen thuộc ở Mỹ trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hoạt động kinh doanh. Các tên tuổi được nhiều người biết đến trong xã hội trực tuyến như Yahoo, Excite, Goecities; trong kinh doanh B2C như Amazon.com hay các đại lý trong TMĐT B2B như Arriba và Commerce One đều rất đề cao khả năng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, khả năng hợp tác với nhau. Họ đã sử dụng Internet vào mục đích kinh doanh với mức xã hội hoá và sự tương tác rất cao.

Mỹ rất chú trọng vấn đề tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, đã có nhiều Hiệp định và thoả thuận mà Mỹ ký với các nước về những vấn đề liên quan TMĐT như: thoả thuận chung của Úc, Mỹ về TMĐT và hợp tác quốc tế, Hiệp định về vấn đề bảo mật giữa Mỹ và EU nhằm bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Trong khuôn khổ Liên hiệp quốc và APEC, Mỹ cũng hoạt động rất tích cực để thúc đẩy TMĐT, chính bởi việc áp dụng rộng rãi quốc tế hình thức kinh doanh này sẽ đem lại lợi ích đa dạng, hữu hiệu và mang tính chiến lược cho Mỹ. Về phía các doanh nghiệp, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước được các doanh nghiệp quan tâm chú trọng


CHƯƠNG III‌‌

BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TMĐT CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

I/ THỰC TRẠNG TMĐT Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Tình hình phát triển Internet và công nghệ thông tin ở Việt Nam

Internet ở Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 11/1997 nhưng đang phát triển nhanh, số người sử dụng Internet/ 100 người dân dần dần theo kịp tỷ lệ trung bình của châu Á. Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người; đến cuối năm 2004 con số này đã tăng lên gần


gấp đôi, tức khoảng 6,2 triệu người tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10 triệu ngưươì truy cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004.

Bảng 3.1: Tình hình phát triển Internet Việt Nam


TT

Chỉ tiêu thống kê

12/2003

12/2004

12/2005

1

Số lượng thuê bao Internet quy đổi


804.528

1.659.01

3

2.891.02

8

2

Số ngưươì sử dụng Internet

3.098.00

7

6.345.04

9

10.657.1

02


3

Tỷ lệ ngưươì sử dụng so với dân số


3,80%


7,69%


12,84%

4

Băng thông kết nối Internet quốc tế (Mbps)


1.036


1.892


3.505

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Kinh doanh áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 8

Nguồn: Trung tâm Thông tin Internet Việt Nam.

Kế hoạch phát triển Internet của ngành Bưu chính viễn thông đã được Chính phủ phê duyệt ngày 08/02/2002 chỉ rõ: Đến năm 2005, mật độ dân số sử dụng Internet đạt bình quân 1,3 - 1,5% thuê bao/100 dân, tỷ lệ dân số sử dụng Internet đạt 4-5%, năm 2010, tiến tới đạt tỷ lệ này ở mức trung bình trong khu vực. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đã tổng kết của các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT ở các nước đi đầu về ứng dụng và phát triển TMĐT trên thế giới thì, để TMĐT ở một quốc gia thực sự phát triển, đòi hỏi tỷ lệ dân số sử dụng Internet ở quốc gia đó phải đạt khoảng 30%. Như vậy, nếu vào năm 2010, tỷ lệ dân số sử dụng Internet của Việt Nam đạt 10-15% (nghĩa là gấp 2-3 lần so với tỷ lệ này của năm 2003) thì triển vọng phát triển TMĐT ở nước ta là khá khả quan.


Về mặt công nghệ thông tin, ban đầu ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn.Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp Nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí