Nhân Vật Với Những Góc Khuất Của Con Người Cá Nhân


thấy màu đỏ và mùi tanh của máu là ngất. Còn Hưng, gần ba mươi năm từ khi hoà bình lập lại, “không lúc nào anh không mơ về thời chiến tranh và bàn chân đã mất của mình”. Hiện tượng này được gọi là “hội chứng chi ma”. Tức là, “cái phần thực thể xương thịt đã mất đi nhưng đoạn thần kinh ấy không bị đứt mà nhất là ý thức về nó thì vẫn còn nguyên”. Hưng tin rằng cái bàn chân của mình vẫn nằm đâu đó không yên, “linh hồn của nó cứ quậy tôi hoài”. Tưởng rằng, vết thương chiến tranh đã kín miệng, nhưng “hãy coi chừng, chỉ một mũi kim là bật máu”.

Có những nỗi buồn cứ dai dẳng, triền miên, trở thành nỗi ám ảnh của cuộc đời người lính. Ban đầu khi nhập ngũ, Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) hăm hở và tràn đầy niềm tin. Trong cuộc chiến ác liệt, chứng kiến cái chết của đồng đội, cảnh máu chảy đầu rơi, rồi chính tay mình vấy máu đã làm cho tâm hồn Kiên đau đớn. Để rồi, khi bước ra khỏi cuộc chiến, những năm tháng ác liệt nơi chiến trường cứ ám ảnh, bám riết lấy tâm hồn anh, đè nặng lên khối óc anh, “những tổn thất, mất mát có thể bù đắp, các vết thương sẽ lành đau khổ sẽ hóa thạch nhưng nỗi buồn về cuộc chiến tranh thì sẽ càng ngày càng được thấm thía hơn, sẽ không bao giờ nguôi” [59, 238].

Thể hiện hình tượng người lính trở về, Bảo Ninh khẳng định dẫu chiến tranh đã kết thúc nhưng ký ức về nó vẫn là nỗi đau ám ảnh suốt đời của mỗi người lính, nỗi đau mất mát đồng đội, nỗi đau phải bỏ một phần thân thể trên chiến trường, có người còn sống, lành lặn trở về nhưng tâm hồn bị chấn thương nặng nề. Những kỷ niệm, hồi ức về chiến tranh vẫn không thôi ám ảnh, gây nhức nhối đối với con người.

Dư âm chiến tranh luôn đeo đuổi, ám ảnh, hiện hữu trong tiềm thức của những người lính. Chiến tranh đồng nghĩa với mất mát, đau thương. Chiến tranh hằn sâu vào ký ức mỗi người, nỗi buồn không gì bù đắp nổi. Nỗi buồn ấy là sự ra đi vĩnh viễn sau trận đánh của đồng đội, của những người thân. Mấy chục năm sau nhà thơ Lê Công vẫn cảm nhận được: “Anh hiểu ra em buồn…


về chiến tranh / Người già mờ mắt chờ mong / Vành khăn trắng trùm đời góa bụa / Hồn liệt sỹ còn vương nơi chiến địa /chưa hồi hương….” (Sao em buồn).

Trước những dòng nước mắt buồn đau đó, “anh” muốn an ủi “em”, muốn làm một điều gì để vợi đi nỗi đau trong “em” nhưng “anh” hiểu rằng “Vết tích chiến tranh / Còn hằn giữa đời thường...” thì làm sao “anh” có thể làm “em” nguôi ngoai? Vẫn biết nỗi buồn nào cũng sẽ được thời gian phủ lấp nhưng nỗi buồn của mất mát trong chiến tranh thì không, không bao giờ có thể nguôi ngoai: “Nỗi buồn đã trở thành dấu ấn, dấu nhớ của nhân loại! Để loài người phải nói “Không” với chiến tranh”

Người lính trong truyện ngắn Bảo Ninh không chỉ là những người chịu nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh mà khi trở về sau chiến tranh họ cũng vẫn là những người thiệt thòi nhất. Quan tâm đến thân phận con người ở khía cạnh bi kịch, Bảo Ninh góp vào bức tranh chung của đề tài chiến tranh những gam màu mới, bên cạnh màu sáng của chiến thắng, vinh quang là màu tối của đau thương và nước mắt.

2.2.2. Kiểu nhân vật tự thú và sám hối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

2.2.2.1. Nhân vật với những góc khuất của con người cá nhân

Trong văn học sau 1975, quan niệm nghệ thuật về con người xuyên suốt, nổi bật là quan niệm về con người cá nhân. Nhìn nhận con người trong cuộc sống đầy thăng trầm, biến động, Bảo Ninh đã hướng tới con người cá thể với giọng nói riêng, tính cách riêng. Mỗi con người một số phận với niềm đau và hạnh phúc riêng trong cảm nhận về thực tại... Tất cả hiện lên trang sách như nỗi ám ảnh về một quá khứ đầy đau thương nhưng rất đỗi anh hùng.

Truyện Ngắn Bảo Ninh - 7

Trong giai đoạn 1945 - 1975, do yêu cầu của văn học thời chiến tranh, con người cá nhân chưa được đề cập đúng mực. Con người được nhìn nhận, đánh giá trước hết và chủ yếu ở quan hệ với số phận của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng. Một thời kỳ đúng như nhận định của Chế Lan Viên: “những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt, nụ cười tiễn đưa con, nghìn


bà mẹ như nhau”. Cuộc sống cá nhân riêng tư của mỗi người phải thu hẹp lại đến tối thiểu, nhường chỗ cho đời sống chung của tập thể, của cả dân tộc.

Từ sau 1975, nhất là những năm 80 đến nay, người lính dưới góc nhìn con người cá nhân được quan niệm đúng đắn và có chiều sâu hơn, đặc biệt là ở truyện ngắn. Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện độc đáo, truyện ngắn đã khắc họa chân dung con người cá thể một cách sinh động, sâu sắc và đa chiều. Mặc dù mỗi nhà văn một quan niệm riêng về con người: con người tự ý thức của Nguyễn Minh Châu, con người trần tục của Nguyễn Huy Thiệp, con người bản năng của Dạ Ngân, Phạm Hoa... nhưng đều là những dạng thức của con người cá thể. Trong truyện ngắn Bảo Ninh nổi bật kiểu nhân vật tự thú và sám hối, thể hiện những góc khuất của con người trong và sau chiến tranh.

Bảo Ninh kể về những góc khuất ở hậu phương, những “chuyện xưa” chưa ai biết về những số phận con người trong cuộc chiến. Ở truyện ngắn Hữu khuynh, ngoài nhân vật Tư “tay chiêu”, Bảo Ninh còn khắc hoạ nhân vật Ngà với những uẩn ức không dễ thổ lộ. Ngà là con gái của gia đình có cha và anh trai vốn là sĩ quan ngụy. Cô yêu Tư và đã từng là cơ sở chắc chắn cho Tư trong kháng chiến nhưng cuối cùng cô đã bán đứng anh chỉ vì không chịu nổi đòn thù của kẻ ác ôn. Trở về sau chiến tranh, mặc dù vẫn còn yêu nhau tha thiết nhưng hai người không đến được với nhau chỉ vì những thành kiến đã ăn sâu vào tiềm thức. Riêng Ngà, cô phải mang tiếng là kẻ phản bội cùng bao lời thoá mạ (“chó săn”, “con điếm một trăm lẻ thằng vầy”…). Nhân vật chính trong truyện là Tư song nỗi niềm để lại trong lòng người đọc vẫn là số phận của Ngà. Câu chuyện đáng để suy ngẫm và phải suy ngẫm nhiều, bởi cuộc chiến không chỉ là vầng hào quang cho mọi thân phận con người.

Xây dựng nhân vật Mộc trong Trại “Bảy chú lùn”, Bảo Ninh đã xoáy sâu vào nỗi đau lẩn khuất trong tâm hồn mỗi người lính: khao khát yêu và được yêu. Thế nhưng, anh yêu mà không dám thổ lộ. Do hoàn cảnh, hai con người cô độc được sống cạnh nhau, chăm sóc cho nhau: “thương nhau, gần gũi nhau là thế” nhưng hai con người ấy vẫn là hai thế giới. Khi Huy còn sống, chứng kiến


tình cảm giữa Huy và Nga khiến Mộc cảm thấy “giữa tôi và Huy, ai buồn hơn, khó mà biết được” [58,76]. Mộc chứng kiến người mình yêu thương “phải rách rưới đến mức hở hang” mà lòng anh se sắt. Chỉ khi bất chợt anh lén ngắm Nga “như nuốt lấy cô”, Mộc mới thấy được an ủi phần nào. Nhưng đó là hạnh phúc hay đau khổ anh cũng chẳng biết nữa. Tình yêu của Mộc với Nga là một mối tình câm lặng và đớn đau. Nó câm lặng như cuộc sống mòn mỏi, cô đơn của Mộc vậy. Cay đắng hơn, anh chứng kiến người mình yêu yêu và sinh con với người khác. Nhưng cũng chính đứa con ấy lại là sợi dây gắn kết giữa hai người. Họ bàn bạc tranh luận và cãi nhau, giận dỗi nhau xung quanh chuyện kiêng khem, chuyện đồ ăn thức uống cho con bé. Chỉ thế thôi cũng đã khiến cho Mộc cảm thấy “hạnh phúc tột đỉnh”. Và rồi Nga lại ra đi. Mộc van xin cô ở lại. Anh chấp nhận tất cả để được ở bên cạnh Nga. Mộc nuôi con của Nga với hy vọng một ngày nào đó cô sẽ trở về. Thế nhưng Nga đã “không một lần trở lại” còn Mộc thì vẫn một mình cô độc nơi góc rừng kia.

Cùng nỗi đau như Mộc, nhân vật „tôi” trong truyện Bí ẩn của làn nước không thể quên được điều bí ẩn của riêng mình. Năm tháng qua đi, thời gian như dòng sông trôi chảy, chiến tranh vẫn là nguyên cớ của nhiều nỗi đau. Với nhân vật “tôi”, đó là nỗi đau khổ thường trực, triền miên không thể nói nên lời. Nó ở trong tận cùng tim anh, trong sự mất mát vô bờ - trong định mệnh oái oăm. Bảo Ninh đã chớp lấy một khoảnh khắc đau buồn do chiến tranh gây ra, tạo nên một tình huống đầy bi kịch. Trong cơn hoạn nạn của “đại hồng thủy”, nhân vật “tôi” không thể cứu được vợ con mình mà là đứa con của người khác. Không ai biết, chỉ có anh và dòng nước biết, sự nhầm lẫn của số phận và nỗi đau âm thầm chảy trong huyết mạch của anh: “Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đểu đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là một niềm đau không thể nói nên lời” [60,34]. Anh đau đáu nỗi nhớ thương vợ con bởi tình yêu anh dành cho họ quá đỗi thiêng liêng.

Đặc trưng nổi bật của truyện ngắn cách mạng là ít viết về nỗi đau, sự ly biệt. Còn ở truyện ngắn Bảo Ninh, chiến tranh đã khiến cho tình yêu lứa đôi


không được vẹn tròn. Tình yêu trong truyện ngắn Bảo Ninh thấm đượm nỗi bi thương, đau khổ trong hoàn cảnh chiến tranh. “Tôi” trong Hà Nội lúc không giờ luôn sống mãi với mối tình đầu không có thật của mình với người con gái hơn tuổi. Thời tiết của ký ức là sự khắc khoải về năm tháng không được sống cùng nhau của Phúc và Quỳnh... Mỗi câu chuyện thể hiện một bi kịch tình yêu khác nhau. Hầu hết tình yêu trong sáng tác của Bảo Ninh là một nỗi buồn. Tất cả đều là sự ngoái lại đăm đắm xót xa của con người hậu chiến.

Truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ mang đến một câu chuyện của người lính thời hậu chiến khi trở về căn nhà số bốn thân yêu với bao niềm xúc động. Trong sự hồi tưởng của nhân vật “tôi”, hình ảnh những người bạn thân thiết (Chị Giang, Pét xồm, anh Trung, hoạ sĩ Năm Tín) và hình ảnh những đứa trẻ nghèo chung vui đó Tết hiện lên rõ nét. Đặc biệt, những rung động đầu đời của “tôi” với chị Giang khiến người đọc xúc động. Chiến tranh khiến cho họ phải xa nhau. Tận sau này, “tôi hiểu ra rằng những tội lỗi trong mơ ngày đó (“tôi” mơ thấy được ôm Giang trong vòng tay để chạm vào đôi môi, hít thở hương thơm từ làn da và mái tóc chị - NTC) chính là hình bóng của mối tình đầu không có thật” của mình. Mối tình không có thật ấy thậm chí đã chiếm “gần trọn quãng đời trai trẻ của tôi”. Một thứ cảm xúc như trẻ con ấy lại có sức ám ảnh gần hết cuộc đời một con người! Đó là tình cảm len lỏi tận sâu thẳm tâm can người lính năm nào. Thậm chí, đến tận những năm sau chiến tranh anh mới nhận ra. Bi kịch tình yêu trong truyện ngắn Bảo Ninh là như vậy! Có điều gì đó thật xót xa trong tâm hồn người lính hậu chiến. Phải chăng, đây là sự thấu hiểu về thân phận tình yêu trong chiến tranh? Điều này đã được thể hiện rõ nét trong cuốn tiểu thuyết làm nên tên tuổi nhà văn – Nỗi buồn chiến tranh. Đúng như nhà văn Nguyễn Quang Thiều nhận xét: Sáng tác của Bảo Ninh “đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại – đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và chiến tranh”.

Nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng, văn học phải trở thành công cụ tuyên truyền, khích lệ chiến đấu, là vũ khí sắc bén phục vụ cách mạng. Bởi vậy, văn


học 1945 - 1975 mang đậm sắc thái ngợi ca. Con người trong văn học là những anh hùng với nhiều phẩm chất sáng ngời. Những điểm yếu, những suy nghĩ riêng tư về cuộc chiến của con người không được đề cập đến. Trong truyện ngắn Bảo Ninh, chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh người lính quân nhân với những phẩm chất thường thấy mà ở đó còn có những góc khuất con người cá nhân. Do vậy, hình tượng người lính hiện lên chân thực, đa chiều và toàn vẹn hơn.

Lá thư từ Quý Sửu là một câu chuyện gắn liền với một sự kiện sẽ trở thành niềm day dứt khôn nguôi trong tâm hồn người lính trong cái ngày đặc biệt ấy. Trong cuộc gặp gỡ sau đêm giao thừa, người lính cách mạng đã nhận lời đưa giúp một lính ngụy tên Duy lá thư cho ông chú ngoài Hà Nội. Khi đưa thư, Duy tha thiết mong anh hay xem qua nhưng người lính này đã không để ý đến. Và kết quả, đêm ấy quân ta bị đánh bại. Sau chiến tranh, người lính này giải ngũ, không tìm được người cần nhận thư nên anh đã mở thư ra đọc. Hoá ra, ngoài lá thư vắn tắt gửi cho người thân, người lính ngụy năm nào đã thông báo cho quân ta bí mật tác chiến của địch. Điều này khiến “tôi” day dứt khôn nguôi. “Nỗi đau từ Quý Sửu vẫn mãi còn là một hạt sạn trong ký ức” [60,290]. Đôi khi cái vô tâm hay thành kiến của con người đã để lại những hậu quả khôn lường. Những tình huống bi kịch như thế không phải chỉ xuất hiện trong chiến tranh mà nó có thể hiện hữu ở tất cả mọi nơi, mọi lúc, ở mọi con người trong cuộc sống.

Trong chiến tranh, biết bao người mẹ phải gánh chịu những nỗi đau quá lớn. Sự “ra đi mãi mãi” của con họ là những mất mát vô bờ . Sau chiến tranh, nỗi nhớ thương con và những nỗi đau không gì có thể bù đắp được cứ đeo bám và ám ảnh người mẹ đến khi từ giã cõi đời (Gọi con). Có mẹ sau ba mươi năm ngày giỗ của con mới được đi qua nơi con hy sinh, mong thắp cho con một nén hương tưởng nhớ (Ngàn năm mây trắng)…

Trong truyện ngắn Bảo Ninh, người đọc cảm nhận được cái nhìn mới của nhà văn về thân phận con người trải qua trận mạc hoặc sự mất mát của các cá nhân trong thời chiến. Ngòi bút Bảo Ninh thể hiện sự bi quan của cá nhân đối với cuộc chiến: Chiến tranh không chỉ có vinh quang hay đấu tranh vì chính


nghĩa mà chiến tranh là sự chết chóc, sự hủy diệt. Bảo Ninh đã đề cập đến những “chuyện xưa” chưa ai biết về số phận con người. Và cho dù nhiều người trở về sau chiến tranh không hề bị thương tích song vết thương trong lòng họ luôn rỉ máu. Những con người đã đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống hòa bình nhưng dường như họ không còn là mình nữa. Chiến tranh đã lấy đi của họ sự bình yên trong tâm hồn.

2.2.2.2. Nhân vật sống trong day dứt, sám hối

Trong truyện ngắn Bảo Ninh, kiểu nhân vật tự thú và sám hối biểu hiện khá rõ nét ở dạng thức con người tự nhận thức. Với “độ lùi” thời gian, nhân vật nhìn nhận, chiêm nghiệm về những vấn đề đã qua với một thái độ thành thực nhất. Giống như Kiên (Nỗi buồn chiến tranh), các nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh “dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất công bằng mà phán xét lịch sử. Cao hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi sám hối, tranh đấu và vượt lên”. Nhân vật ông Phúc trong truyện ngắn Thời tiết của ký ức là kiểu con người tự thú và sám hối. Bốn mươi năm sau chiến tranh nhưng những đau buồn về quá khứ vẫn đeo bám tâm hồn ông. Đó là sự sám hối muộn màng về giác ngộ cách mạng, là lời tự thú muộn màng về tình yêu: “Sau này ngẫm lại những ngày tháng cuối cùng của đời thanh xuân có thể là tươi đẹp nhưng đầy tai ương ấy, tự hỏi hạnh phúc nhiều hơn hay đau khổ nhiều hơn, Phúc cũng chẳng biết nữa. Cũng thế, Phúc chẳng còn nhớ nổi tình yêu đã tới tự bao giờ và như thế nào” [60,318]. Kiếm tìm, hồi tưởng về một thời quá vãng là phản ứng của tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước thời cuộc đổi thay. Hầu hết các nhân vật của Bảo Ninh đều là những người đàn ông đã bước qua thời trai trẻ nên họ có những suy tư của con người từng trải trong chiến tranh. Ông Phúc tự lý giải về những đau khổ, bất hạnh, mất mát của mình: “Bởi vì là một nỗi đau nên quá khứ còn sống mãi. Và bởi nỗi đau quá khứ còn sống mãi nên về sau ta mới có được một quãng đời êm lặng, một nếp sống bình yên, một tư duy thư thả, một tấm lòng khoan thứ và một cảm giác có hậu với cuộc đời cùng số phận” [60,329].


Cũng giống như Phúc, nhân vật ông già trong truyện ngắn Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng hối hận vì theo Tây. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa “tôi” và ông già trong một bữa tiệc chiêu đãi ở sứ quán Pháp đã giúp “tôi” hiểu được phần nào tâm tư của nhân vật. Ông già đã chứng kiến Pháp trở thành kẻ thù của Việt Nam như thế nào. Ông hối hận vì đã che chở cho người Pháp, làm bạn với người Pháp. Những tưởng “văn minh Pháp sẽ có ngày trị được thói hung tàn” của bọn Nhật, nào ngờ, “sau chiến tranh không phải là một nền hoà bình mà là một cuộc xâm lăng tàn bạo” [60,248]. Người Pháp trở lại không phải với tư thế của người cùng chung họa xâm lăng bởi phát xít Nhật mà trong bộ dạng của quân cướp nước “hung hăng tàn bạo gấp bội lần quân Nhật”. Nhiều năm sau chiến tranh, ông già vẫn sống trong ân hận xót xa, “nỗi đau thương khiến tôi không thốt nổi nên lời” [60,261].

Đây chính là nét mới rất nhân văn trong truyện ngắn Bảo Ninh khi quan tâm đến cả số phận của những con người từng phân vân ở ngã ba thời cuộc và vận mệnh. Đó là một trong những khát vọng khám phá đến tận cùng số phận cá nhân được thể hiện sâu sắc trong cái nhìn đa diện về con người. Những nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh có được khả năng tự phanh phui, “mổ xẻ” chính mình. Dù họ đang chìm trong đau khổ, dằn vặt, thậm chí hiện diện trong bộ dạng một con bệnh tâm thần, thì ta vẫn thấy cái sức vóc và nỗ lực khác thường trong hành vi tự phản tỉnh của họ. Điều này khiến người đọc liên tưởng đến nhân vật hoạ sĩ trong truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu. Nhân vật cũng tự “mổ xẻ” và phán xét chính mình: dưới góc độ con người, nếu là một con người có đạo đức liệu anh có thể tự cho phép mình vô ơn đối với người đã từng cưu mang mình? Và nếu biết được hậu quả của thói vô ơn ấy, liệu anh có đủ sự dũng cảm thú tội và thậm chí là xin được chuộc lại lỗi lầm do sự vô ơn của mình gây ra? Còn ở góc độ người nghệ sĩ vì mục đích phục vụ số đông liệu anh có quyền thất hứa với một con người vô danh? Và trước nỗi bất hạnh của bà mẹ vô tội kia anh có được quyền dửng dưng như một kẻ vô can? Vấn đề là anh ta tự thấy mình có tội, tự thấy mình phải chịu trách nhiệm về tai họa của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023