Chọn Độ Trễ Tối Ưu Cho Các Biến Trong Mô Hình Bảng 4.8: Kiểm Định Độ Trễ Tối Ưu‌


Kiểm định Lagrange: Ho: Không có hiện tượng tự tương quan (Prob > α=5%) H1: Có hiện tượng tự tương quan

Kiểm định White: Ho: Không có hiện tượng phương sai thay đổi (Prob > α=5%) H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi.

Bảng 4.7: Kiểm định chẩn đoán và kiểm định phần dư

Đơn vị tính: %

Biến

Kiểm định

nR2

Prob 2

HĐ1M_TCV

Tự tương quan (LM Test)

6,875648

0,1426

Phương sai thay đổi ( White Test)

7,977393

0,3346

HĐ6M_TCV

Tự tương quan (LM Test)

2,823177

0,0929

Phương sai thay đổi ( White Test)

9,532566

0,1230

HĐ12M_TCV

Tự tương quan (LM Test)

0,624720

0,4293

Phương sai thay đổi ( White Test)

7,895867

0,2458

HĐ18M_TCV

Tự tương quan (LM Test)

1,414595

0,2343

Phương sai thay đổi ( White Test)

8,363241

0,0791

HĐ24M_TCV

Tự tương quan (LM Test)

1,491429

0,2220

Phương sai thay đổi ( White Test)

6,609193

0,1580

CVNH_TCV

Tự tương quan (LM Test)

0,006167

0,9969

Phương sai thay đổi ( White Test)

60,72642

0,2464

CVTDH_TCV

Tự tương quan (LM Test)

3,359875

1,1864

Phương sai thay đổi ( White Test)

27,31280

0,8199

HĐ1M_TCK

Tự tương quan (LM Test)

5,631849

0,2284

Phương sai thay đổi ( White Test)

14,62938

0,0511

HĐ6M_TCK

Tự tương quan (LM Test)

2,408945

0,1206

Phương sai thay đổi ( White Test)

14,79667

0,0522

HĐ12M_TCK

Tự tương quan (LM Test)

0,305679

0,5803

Phương sai thay đổi ( White Test)

0,787132

0,8525

HĐ18M_TCK

Tự tương quan (LM Test)

3,356877

0,0669

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 5

 

Phương sai thay đổi ( White Test)

6,291303

0,0983

HĐ24M_TCK

Tự tương quan (LM Test)

3,478041

0,0622

Phương sai thay đổi ( White Test)

4,113170

0,2495

CVNH_TCK

Tự tương quan (LM Test)

2,02462

0,1121

Phương sai thay đổi ( White Test)

16,99773

0,0574

CVTDH_TCK

Tự tương quan (LM Test)

0,51142

0,2780

Phương sai thay đổi ( White Test)

15,56967

0,0563

(Nguồn: Phụ lục 08) Phần dư của mô hình không có hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, vì vậy mô hình là đáng tin cậy.

4.5.4 Chọn độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình Bảng 4.8: Kiểm định độ trễ tối ưu‌

Đơn vị tính: tháng

ARDL (y, TCV)

y:HĐ1M

y:HĐ6M

y:HĐ12M

y:HĐ18M

y:HĐ24M

y:CVNH

y:CVTDH

Độ trễ tối ưu

(4,2)

(1,1)

(1,4)

(1,2)

(1,2)

(2,6)

(2,4)

R2

0,9676

0,9480

0,96345

0,93368

0,9336

0,9774

0,9715

ARDL

(y,TCK)

y:HĐ1M

y:HĐ6M

y:HĐ12M

y:HĐ18M

y:HĐ24M

y:CVNH

y:CVTDH

Độ trễ tối ưu

(4,2)

(1,1)

(1,1)

(1,1)

(1,1)

(3,3)

(2,3)

R2

0,9651

0,94047

0,93873

0,91398

0,9135

0,9661

0,96231

(Nguồn: Phụ lục 04) Độ trễ tối ưu của mô hình ARDL( TCV, CVNH) là ARDL (2,6) có Rlà 0,97747, tức là mô hình giải thích được hơn 97% sự biến động của lãi suất cho vay ngắn hạn theo lãi suất tái cấp vốn. Độ trễ tối ưu của mô hình ARDL(TCV, HĐ1M) là (4,2), ARDL(TCV, HĐ6M) là (1,1), ARDL(TCV, HĐ12M) là (1,4), ARDL(TCV, HĐ18M) là (1,2), ARDL(TCV, HĐ24M) là (1,2), ARDL(TCV, CVTDH) là (2,4).

Tương tự, độ trễ tối ưu của mô hình ARDL(TCK, CVNH) là (3,3) có Rlà 0,96618, tức là mô hình giải thích được hơn 96% sự biến động của lãi suất cho vay ngắn hạn theo lãi suất tái chiết khấu. Độ trễ tối ưu của mô hình ARDL(TCK, HĐ1M) là (1,1),

ARDL(TCK, HĐ6M) là (1,1), ARDL(TCK, HĐ12M) là (1,1), ARDL(TCV, HĐ18M) là (1,1), ARDL(TCV, HĐ24M) là (1,1), ARDL(TCV, CVTDH) là (2,3).

4.6 Kết quả nghiên cứu

4.6.1 Truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam

Bảng 4.9: Kết quả truyền dẫn lãi suất trong dài hạn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008- 2015

Đơn vị tính: %

TCV

HĐ1M

HĐ6M

HĐ12M

HĐ18M

HĐ24M

CVNH

CVTDH

Hệ số góc

0,1052

0,1913

0,6142

0,26757

0,27187

0,7133

0,6210

(Nguồn: Phụ lục 05) Các hệ số truyền dẫn có giá trị dương và có ý nghĩa ở mức 5%, hàm ý mối quan hệ cùng chiều giữa các biến trong dài hạn, nghĩa là khi lãi suất tái cấp vốn tăng hoặc giảm thì lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay cũng tăng hay giảm theo. Trong dài hạn, mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn là không hoàn toàn và khá cao ở các mối quan hệ giữa HĐ12M_TCV, CVNH_TCV, CVTDH_TCV. Cụ thể:

- Đối với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong mối tương quan với lãi suất tái cấp vốn: Mức truyền dẫn của lãi suất tái cấp vốn là 0,614213 nghĩa là trong dài hạn khi lãi suất tái cấp vốn tăng (hoặc giảm) 1% thì sẽ tác động đến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tăng (hoặc giảm) 0,614213%.

- Tương tự, mức truyền dẫn của lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động HĐ1M, HĐ6M, HĐ18M, HĐ24M lần lượt là 0,10526; 0,19134; 0,26757; 0,27187. Các hệ

số này khá thấp cho thấy mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động các kỳ hạn 1 tháng, 6 tháng, 18 tháng và 24 tháng khá thấp trong dài hạn.

- Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn trong mối tương quan với lãi suất tái cấp vốn: Mức truyền dẫn của lãi suất tái cấp vốn lần lượt là 0,7133 và 0,6210 nghĩa là trong dài hạn khi lãi suất tái cấp vốn tăng (hoặc giảm) 1% thì sẽ tác động đến lãi suất cho vay CVNH, CVTDH tăng (hoặc giảm ) 0,71335%; 0,6210%.

Bảng 4.10: Kết quả truyền dẫn trong ngắn hạn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015

Đơn vị tính: %

Biến

Βo

δ

Mal=(βo-1)/δ

HĐ1M_TCV

0,463933

-0,051617

10,385

HĐ6M_TCV

0,693945

-0,061132

5,006

HĐ12M_TCV

0,479081

-0,156341

3,332

HĐ18M_TCV

0,446020

-0,112841

4,909

HĐ24M_TCV

0,445094

-0,119060

4,661

CVNH_TCV

0,505428

-0,122802

4,027

CVTDH_TCV

0,470750

-0,133025

3,979

(Nguồn: Phụ lục 06) Mức độ truyền dẫn lãi suất trong ngắn hạn βo dao động từ khoảng 0,45% - 0,69%. Hệ số hiệu chỉnh δ mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cụ thể: βo của HĐ6M_TCV bằng 0,693945 thể hiện mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn từ lãi suất tái cấp vốn sang lãi suất huy động 6 tháng là 69,3945% và δ = - 0,061132 cho biết lãi suất huy động 6 tháng lệch khỏi vị trí cân bằng dài hạn khi có sự thay đổi của lãi suất tái cấp vốn thì lãi suất huy động 6M sẽ điều chỉnh khoảng 6,1132% để kỳ tiếp theo lãi suất huy động 6M trở về vị trí cân bằng và điều này mất khoảng thời gian là 5,006 tháng. Giải thích tương tự cho mức truyền dẫn trong ngắn hạn của các biến còn lại của mô hình.

4.6.2 Truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam

Bảng 4.11: Kết quả truyền dẫn trong dài hạn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015

Đơn vị tính: %

TCK

HĐ1M

HĐ6M

HĐ12M

HĐ18M

HĐ24M

CVNH

CVTDH

Hệ số góc

0,2770

0,1213

0,6256

0,47707

0,3228

0,7868

0,75382

(Nguồn: Phụ lục 05)

Các hệ số truyền dẫn có giá trị dương và có ý nghĩa ở mức 5%, hàm ý mối quan hệ cùng chiều giữa các biến trong dài hạn, nghĩa là khi lãi suất tái chiết khấu tăng hoặc giảm thì lãi suất huy động hoặc cho vay cũng tăng hay giảm theo. Trong dài hạn, mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu là không hoàn toàn và khá cao ở các mối quan hệ giữa HĐ12M_TCK, CVNH_TCK, CVTDH_TCK. Cụ thể:

- Đối với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong mối tương quan với lãi suất tái chiết khấu: Mức truyền dẫn của lãi suất tái chiết khấu là 0,6256 nghĩa là trong dài hạn khi lãi suất tái chiết khấu tăng (hoặc giảm) 1% thì sẽ tác động đến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tăng (hoặc giảm) 0,6256%.

- Tương tự mức truyền dẫn của lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động HĐ1M, HĐ6M, HĐ18M, HĐ24M lần lượt là 0,27708; 0,12130; 0,47707; 0,3228. Các hệ số

này thấp cho thấy mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động các kỳ hạn 1 tháng, 6 tháng, 18 tháng, 24 tháng là khá thấp trong dài hạn.

- Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn trong mối tương quan với lãi suất tái chiết khấu: Mức truyền dẫn của lãi suất tái chiết khấu lần lượt là 0,78685; 0,753829 nghĩa là trong dài hạn khi lãi suất tái chiết khấu tăng (hoặc giảm) 1% thì sẽ tác động đến lãi suất cho vay CVNH, CVTDH tăng (hoặc giảm) 0,78685%; 0,753829%.

Bảng 4.12: Kết quả truyền dẫn trong ngắn hạn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015

Đơn vị tính: %

Biến

Βo

δ

Mal=(βo-1)/δ

HĐ1M_TCK

0,406666

-0,057590

10,303

HĐ6M_TCK

0,551751

-0,053415

8,392

HĐ12M_TCK

0,657086

-0,104424

3,284

HĐ18M_TCK

0,477074

-0,099772

5,241

HĐ24M_TCK

0,474035

-0,104549

5,031

CVNH_TCK

0,597473

-0,225497

1,785

CVTDH_TCK

0,450366

-0,236571

2,323

(Nguồn: Phụ lục 06) Mức độ truyền dẫn lãi suất trong ngắn hạn βo dao động từ khoảng 0,45% - 0,69%. Hệ số hiệu chỉnh δ mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cụ thể: βo của HĐ12M_TCK bằng 0,657086 thể hiện mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn từ lãi suất tái cấp vốn sang lãi suất huy động 12 tháng là 65,7086% và δ = - 0,104424 cho biết lãi suất huy động 12 tháng lệch khỏi vị trí cân bằng dài hạn khi có sự thay đổi của lãi suất tái chiết khấu thì lãi suất huy động 12M sẽ điều chỉnh khoảng 0,104424% để kỳ tiếp theo lãi suất huy động 12M trở về vị trí cân bằng và điều này mất khoảng thời gian là 3,284 tháng. Giải thích tương tự cho mức truyền dẫn trong ngắn hạn của các biến còn lại của mô hình.

4.6.3 Sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất

Bảng 4.13: Kiểm định sự bất cân xứng trong truyền dẫn

Đơn vị tính: %

 

βo

δ1

δ2

MAL+

MAL-

Wald

δ12

HĐ1M_TCV

0,466418

-0,84487

-1,10536

0,6315

0,4827

δ12

HĐ6M_TCV

0,670697

-0,93216

-1,05611

0,3533

0,3118

δ12

HĐ12M_TCV

0,436557

-0,79436

-1,10604

0,7093

0,5094

δ12

HĐ18M_TCV

0,409006

-0,82944

-1,13500

0,7125

0,5207

δ12

HĐ24M_TCV

0,426518

-0,93404

-1,15802

0,6140

0,4952

δ12

CVNH_TCV

0,464695

-0,89256

-1,08786

0,5997

0,4921

δ12

CVTDH_TCV

0,480824

-0,48045

-1,10303

1,081

0,4707

δ12

HĐ1M_TCK

0,401107

-0,84677

-1,09040

0,7073

0,5492

δ12

HĐ6M_TCK

0,552356

-0,93357

-1,07589

0,4795

0,4161

δ12

HĐ12M_TCK

0,616985

-0,90939

-1,05204

0,4212

0,3641

δ12

HĐ18M_TCK

0,445718

-0,93064

-1,07744

0,5956

0,5144

δ12

HĐ24M_TCK

0,440508

-0,93254

-1,07726

0,5600

0,5216

δ12

CVNH_TCK

0,546253

-0,74245

-1,26875

0,6111

0,3576

δ12

CVTDH_TCK

0,321751

-0,73367,

-1,28087

0,9245

0,5295

δ12

(Nguồn: Phụ lục 07) δ1 ,δmang giá trị âm nên có ý nghĩa và có giá trị thống kê ở mức 5%. Cụ thể:βo của HĐ1M_TCV bằng 0,466418 thể hiện mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn từ lãi suất tái cấp vốn sang lãi suất huy động 1tháng là 46,6428% và δ1= - 0,84487 cho biết lãi suất huy động 1 tháng cao hơn lãi suất cân bằng dài hạn khi có sự thay đổi của lãi suất tái cấp vốn thì lãi suất huy động 1M sẽ điều chỉnh khoảng 0,84487% để kỳ tiếp theo lãi suất huy động 1M trở về vị trí cân bằng và điều này mất khoảng thời gian là 0,6315 tháng. δ=-1,10536 cho biết lãi suất huy động 1 tháng thấp hơn lãi suất cân bằng dài hạn khi có sự thay đổi của lãi suất tái cấp vốn thì lãi suất huy động 1M sẽ điều chỉnh khoảng 1,10536% để kỳ tiếp theo lãi suất huy động 1M trở về vị trí cân bằng và điều này mất khoảng thời gian là 0,4827 tháng. Giải thích tương tự cho mức truyền dẫn trong ngắn hạn của các biến còn lại của mô hình. Giá trị δkhác δchứng tỏ tốc độ truyền dẫn lãi suất là khác nhau khi lãi suất trên mức cân bằng và thấp hơn mức cân bằng hay nói cách khác truyền dẫn lãi suất trong ngắn hạn là bất đối xứng.

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu thực trạng truyền dẫn từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam

- Có sự truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Agribank.

- Trong dài hạn:

+ Mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng là mạnh nhất. Lý giải cho điều này là do tiền gửi kỳ hạn 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank và trong giai đoạn 2009-2014, lãi suất điều hành của NHNN biến động mạnh nên Agribank cũng chủ động điều chỉnh lãi suất kịp thời theo quy định của NHNN và đảm bảo được lợi ích của khách hàng cũng như của ngân hàng một cách kịp thời và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu

thanh khoản trong từng giai đoạn. Vì vậy lãi suất huy động 12 tháng khá nhạy cảm trước sự biến động của lãi suất tái cấp vốn.

+ Mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay trung dài hạn đều cao là do Agribank chủ động điều chỉnh lãi suất để đảm bảo tình trạng thanh khoản và cân đối nguồn vốn ngắn và trung dài hạn.

Như vậy, trong dài hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động các kỳ hạn dài thì cao hơn so với lãi suất huy động kỳ hạn ngắn. Điều này phù hợp với giả thuyết kỳ vọng của cấu trúc kỳ hạn lãi suất. Lãi suất ngắn hạn có độ tương quan cao hơn so với lãi suất dài hạn và dễ bị biến động mạnh bởi các yếu tố thị trường. Lãi suất dài hạn không chỉ bị ảnh hưởng bởi lãi suất ngắn hạn hiện tại mà còn cả lãi suất ngắn hạn trong tương lai. Trong dài hạn, mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất cho vay thì cao hơn so với mức độ truyền dẫn đến lãi suất huy động cho thấy kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Kleimeier, Sander [2005].

- Trong ngắn hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và cho vay gần như tương đồng nhau và không quá cao. Lý giải cho điều này là do khi lãi suất điều hành của NHNN thay đổi thì ngân hàng có kỳ vọng rằng sự thay đổi này chỉ mang tính tạm thời nên ngân hàng không điều chỉnh lãi suất ngay lập tức để tránh tăng chi phí tức thời. Truyền dẫn lãi suất trong ngắn hạn là bất đối xứng và kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Hannan và Berger (1991), Neumark và Sharpe (1992), Scholnick (1996), Lim (2001), Jamilov và cộng sự (2015).

- Có sự truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Agribank.

- Trong dài hạn:

+ Mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng là mạnh nhất.

+ Mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay trung dài hạn đều cao. Nguyên nhân là do năm 2011, lạm phát tăng cao, lãi suất huy động và cho vay của Agribank tăng dẫn đến gây khó khăn cho

doanh nghiệp và tình hình thanh khoản của ngân hàng gặp khó khăn. NHNN ban hành các thông tư 19/2012/TT-NHNN và 20/2012/TT-NHNN trong đó quy định lãi suất cho vay VNĐ đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là 13%/năm nhằm giúp doanh nghiệp và các hộ dân vượt qua khó khăn và ổn định sản xuất kinh doanh. Do yêu cầu về chính sách lãi suất của NHNN buộc Agribank phải thay đổi lãi suất kịp thời đặc biệt là lãi suất cho vay để thúc đẩy nền kinh tế. Vì vậy, lãi suất cho vay phải thấp tương ứng với lãi suất điều hành giảm nên mức độ truyền dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn so với lãi suất huy động.

Như vậy, trong dài hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động các kỳ hạn dài thì cao hơn so với lãi suất huy động kỳ hạn ngắn.

- Trong ngắn hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và cho vay gần như tương đồng nhau, không quá cao và truyền dẫn lãi suất trong ngắn hạn là bất đối xứng. Lý giải cho điều này là do:

+ Agribank luôn phải đối mặt với việc nâng lãi suất cho vay và hạ lãi suất huy động chậm chạp để đáp ứng theo lãi suất điều hành của NHNN, vừa để gia tăng lợi nhuận cho chính ngân hàng trong thời gian ngắn, giảm rủi ro thanh khoản.

+ Agribank không muốn thay đổi lãi suất huy động hoặc cho vay nếu như những thay đổi trong lãi suất tái cấp vốn hoặc lãi suất tái chiết khấu của NHNN là nhỏ hoặc tạm thời. Nguyên nhân là do xuất hiện các chi phí điều chỉnh liên quan đến việc thay đổi lãi suất như chi phí quảng cáo, in ấn, thông báo...Do đó Agribank sẽ phản ứng chậm chạp trước những thay đổi tạm thời trong CSTT và phản ứng nhanh trước những thay đổi lâu dài trong CSTT.

+ Khách hàng không thích chuyển đổi các sản phần tài chính vì họ mất nhiều thời gian, công sức và bất tiện cho việc tìm kiếm các sản phẩm tài chính khác tốt hơn. Vì vậy Agribank điều chỉnh tăng lãi suất huy động nhanh hơn và giảm lãi suất cho vay chậm hơn nhằm giữ chân các khách hàng mà vẫn tạo ra được lợi nhuận nên có sự bất cân xứng trong tốc độ truyền dẫn lãi suất.

Kết luận chương 4

Chương 4 trình bày về lý thuyết mô hình nghiên cứu ARDL, kết quả truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay ở các kỳ hạn khác nhau tại Agribank giai đoạn 2008-2015. Kết quả cho thấy rằng truyền dẫn không hoàn toàn trong dài hạn và ngắn hạn, chỉ có lãi suất huy động 12 tháng, lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn có mức truyền dẫn cao khi có sự thay đổi của lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Đồng thời, có sự truyền dẫn bất đối xứng của lãi suất khi nghiên cứu trong ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự truyền dẫn bất đối xứng của lãi suất điều hành của NHNN hay tính cứng nhắc trong điều chỉnh lãi suất của Agribank.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.

Giới thiệu chương 5

Chương 5 trình bày những kết quả chính rút ra được từ những nghiên cứu thực nghiệm ở chương 4 để từ đó gợi ý chính sách điều hành của NHNN, đưa ra các giải pháp điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tăng mức độ truyền dẫn lãi suất.

5.1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của NHNN đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015 như sau:

- Có mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của NHNN đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay ở các kỳ hạn của Agribank và mối quan hệ này biến đổi cùng chiều. Khi lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu tăng (giảm) thì lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng tăng hoặc giảm theo.

- Truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn của NHNN đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay của Agribank là không hoàn toàn. Điều này là do khi có sự điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn thì lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank cần có thời gian điều chỉnh để phản ánh đầy đủ sự thay đổi, gọi là độ trễ. Trong dài hạn, mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất cho vay thì cao hơn so với mức độ truyền dẫn đến lãi suất huy động. Điều này cho thấy truyền dẫn lãi suất nhanh hơn trong thị trường cho vay khi lãi suất chính sách thay đổi được dự đoán một cách chính xác, ngược lại ở thị trường tiền gửi thì truyền dẫn yếu hơn. Trong ngắn hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và cho vay gần như tương đồng nhau, không quá cao và bất đối xứng. Tốc độ điều chỉnh lãi suất về vị trí cân bằng trong dài hạn của lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng gần như nhau, dao động từ 4 đến 5 tháng.

- Truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu của NHNN đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay của Agribank là không hoàn toàn. Trong dài hạn, mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất cho vay thì cao hơn so với mức độ truyền dẫn đến lãi suất huy động. Trong ngắn hạn, mức độ truyền dẫn của lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và cho vay gần như tương đồng nhau và không quá cao. Tốc độ điều chỉnh lãi suất về vị trí cân bằng trong dài hạn của lãi suất cho vay là khá nhanh, dao động từ 1 đến 2 tháng, trong khi của lãi suất huy động là khá chậm.

5.2 Chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước

Trên cơ sở đánh giá diễn biến và dự báo về kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế, bám sát Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, NHNN tiếp tục kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý ( khoảng 6,7%), đảm bảo an toàn hệ thống.

Để đạt được mục tiêu trên, các giải pháp điều hành sẽ được NHNN tập trung vào các trọng tâm:

- Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là chính sách tài khóa để chủ động, kịp thời trong điều hành CSTT.

- Triển khai thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông về các giải pháp điều hành CSTT và thực trạng hoạt động ngân hàng.

- Thực hiện các giải pháp về tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, tiếp tục theo phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý.

- Tiếp tục tập trung nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Việc điều hành lãi suất cần hài hòa với diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối và cân đối lợi ích giữa ngân hàng- người gửi tiền- người vay. Do đó, thời gian tới, NHNN sẽ điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt để điều tiết lãi suất thị trường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

5.3 Giải pháp về điều hành lãi suất của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

5.3.1 Luôn theo dõi và dự báo các động thái về chính sách lãi suất của NHNN

- Do có sự truyền dẫn từ lãi suất điều hành của NHNN đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Agribank nên Agribank phải luôn luôn theo dõi và dự báo các động thái về chính sách lãi suất của NHNN, đặc biệt là sự điều hành lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của NHNN để có sự tính toán và điều chỉnh kịp thời, linh hoạt trong lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

- Tăng cường phối hợp cung cấp thông tin cho NHNN làm cơ sở nâng cao hiệu quả phối hợp CSTT và các chính sách vĩ mô khác nhằm hạn chế các tác động tiêu cực do tâm lý đám đông gây xáo trộn thị trường tiền tệ.

5.3.2 Tính toán chính xác độ trễ của sự điều chỉnh lãi suất điều hành của NHNN

Do sự truyền dẫn từ lãi suất điều hành của NHNN đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Agribank luôn mất một khoảng thời gian nhất định, được gọi là độ trễ. Vì vậy, Agribank cần tính toán chính xác độ trễ này nhằm điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở thời điểm thích hợp để gia tăng mức độ truyền dẫn lãi suất.

5.3.3 Tận dụng được kênh huy động từ việc tái chiết khấu các giấy tờ có giá

- Truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong ngắn hạn là giống nhau và không quá cao. Vì vậy, lãi suất huy động ngắn hạn và lãi suất cho vay ngắn hạn không biến động nhiều khi lãi suất điều hành của NHNN thay đổi. Điều này cho thấy Agribank đang chú trọng huy động vốn trong dân cư và doanh nghiệp mà chưa tận dụng được kênh huy động từ việc tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Vì vậy, Agribank cần phải tận dụng được kênh huy động từ việc tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Đồng thời, Agribank cần đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh và diễn biến lãi suất thị trường trong từng thời kỳ.

- Xây dựng cơ chế huy động vốn đa dạng trên cơ sở tính toán sao cho nguồn vốn huy động có chi phí thấp nhất nhằm hạ lãi suất cho vay đầu ra, gia tăng cạnh tranh trên thị trường, giúp tăng trưởng tín dụng.

- Agribank nên thiết lập cơ cấu vốn cân đối và phù hợp nhằm giúp Agribank cân đối nguồn vốn được giữa nguồn vốn cho vay và đảm bảo thanh khoản tốt.

5.3.4 Đa dạng cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn

- Để tăng mức độ truyền dẫn đến lãi suất huy động trong ngắn hạn, giảm bớt chi phí và tạo tính chủ động trong nguồn vốn và thanh khoản, Agribank cần đa dạng cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn bằng việc nghiên cứu đưa ra các sản phẩm huy động vốn đặc trưng cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng vùng miền, xây dựng chính sách ưu đãi lãi suất, đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động, bán chéo sản phẩm...

5.3.5 Xây dựng chính sách lãi suất cho vay trung dài hạn hợp lý và linh hoạt

- Truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất cho vay trung dài hạn khá cao cho thấy lãi suất cho vay trung dài hạn dễ biến động hơn khi có sự thay đổi từ lãi suất điều hành của NHNN. Vì vậy, Agribank cần xây dựng chính sách lãi suất cho vay trung dài hạn hợp lý và linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn vay cho các cá nhân và doanh nghiệp.

- Luôn theo dõi sát diễn biến lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của NHNN nhằm điều chỉnh kịp thời lãi suất cho vay trung dài hạn, tránh những biến động tạm thời gây thiệt hại cho người đi vay.

5.3.6 Mở rộng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế

- Nhằm tăng mức độ truyền dẫn lãi suất đến lãi suất cho vay, giúp nâng cao tính cân đối giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, Agribank cần chú trọng mở rộng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trên cơ sở chọn lựa kỹ khách hàng, phân tích chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính cùa khách hàng. Thực hiện hiệu quả khâu phân loại khách hàng và đánh giá khoản vay, Agribank sẽ

có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng với từng đối tượng khách hàng phù hợp.

- Đa dạng hóa sản phầm dịch vụ cho vay, đa dạng hóa khách hàng vay vốn bằng cách mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân cá thể, hộ sản xuất và kinh doanh... kiên quyết hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Đa dạng hóa danh mục cho vay gắn liền với đa dạng hóa danh mục đầu tư làm giảm rủi ro cho chính ngân hàng.

5.4 Giải pháp hỗ trợ

Để các giải pháp của Agribank phát huy hiệu quả và tác dụng thì cần phải có các giải pháp hỗ trợ từ NHNN và Chính phủ.

5.4.1 Giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước

5.4.1.1 Chính sách lãi suất

NHNN nên giữ lãi suất điều hành ổn định để lãi suất cho vay không quá cao, trợ giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, lãi suất huy động vẫn phải đủ hấp dẫn người dân gửi tiền và ngân hàng có thể huy động vốn tốt hơn phục vụ tăng trưởng. Bên cạnh đó, NHNN cần quản lý và có những biện pháp đối với những động cơ và hành động nâng lãi suất không lành mạnh, gây tâm lý bất ổn.

5.4.1.2 NHNN cần có điều chỉnh hợp lý trong bộ ba: công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở để ổn định thị trường.

NHNN cần sử dụng một cách thận trọng công cụ dự trữ bắt buộc vì mức độ tác động mạnh của nó đến thị trường- làm thay đổi số lần khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Đồng thời NHNN cần sử dụng linh hoạt và hữu hiệu công cụ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu thông qua việc xác định quy mô tổng hạn mức chiết khấu và tổng hạn mức cấp vốn sát với nhu cầu thị trường, đồng thời kết hợp sử dụng công cụ thị trường mở để tác động nhằm giữ lãi suất thị trường liên ngân hàng biến động nằm trong khung lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn

5.4.1.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cho hoạch định và thực thi CSTT

Việc bùng nổ các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ tín dụng, máy rút tiền mặt ATM... đã có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực thi CSTT, làm cho cầu tiền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2022