Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 2


thì lãi suất thực phải tăng cao hơn lạm phát để làm giảm bớt tình trạng nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.

Như vậy, khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.

2.1.2 Các loại lãi suất

Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại lãi suất khác nhau tùy theo mục đích, tiêu chí phân loại. Trong phạm vi của bài nghiên cứu thì lãi suất được phân loại theo 2 cách là theo giá trị thực của tiền lãi thu được và theo tính chất khoản vay.

- Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được:

- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được sử dụng trong quan hệ vay mượn, là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung. Vì vậy, lãi suất danh nghĩa= lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát.

- Lãi suất thực tế là chi phí thực tế mà người đi vay phải bỏ ra để có được vốn vay, được dùng cho các nhà đầu tư tính toán lượng thu nhập hoặc các lợi ích thực tế của một quyết định kinh tế.

- Căn cứ vào tính chất khoản vay:

- Lãi suất huy động là lãi suất ngân hàng phải trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng. Lãi suất huy động có nhiều mức khác nhau phụ thuộc vào loại tiền gửi và thời gian gửi.

- Lãi suất cho vay là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng. Lãi suất cho vay cũng tùy thuộc vào loại hình vay, mức độ tín nhiệm giữa khách hàng với ngân hàng, quy mô vay và thỏa thuận giữa hai bên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

- Lãi suất chiết khấu là lãi suất áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá cùa tờ thương phiếu, và được khấu trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng. Như vậy, lãi suất

chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không phải trả sau như lãi suất tín dụng thông thường.

Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 2

- Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng cho vay lẫn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Lãi suất này luôn biến động lên xuống tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày và khả năng của mỗi ngân hàng. NHTƯ sẽ tập hợp số liệu của các ngân hàng, tính toán và đưa ra một con số bình quân vào buổi sáng.

- Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà NHTƯ cho các tổ chức tín dụng vay tiền thông qua việc tái cấp vốn các hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khi tái cấp vốn cho NHTM, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng, đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. NHTƯ điều chỉnh tăng hay giảm lãi suất tái cấp vốn phù hợp với mục tiêu thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hay tăng lượng tiền trong lưu thông. NHTƯ cũng sử dụng hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM.

- Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTƯ áp dụng cho các NHTM khi họ vay từ chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn. Hoạt động tái chiết khấu cung ứng nguồn vốn cho các NHTM nên lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên trong trường hợp NHTƯ muốn hạn chế khả năng mở rộng tín dụng để đối phó với lạm phát thì lãi suất tái chiết khấu có thể lớn hơn lãi suất chiết khấu của các NHTM.

- Lãi suất cơ bản là lãi suất có tác dụng chi phối tất cả các loại lãi suất khác hình thành trong nền kinh tế thị trường. Đó là loại lãi suất chiếm vị trí quan trọng trong cơ chế thị trường. LSCB do NHTƯ xác định và công bố trên cơ sở tình hình thực tế của thị trường và mục tiêu của CSTT quốc gia. LSCB là công cụ để điều hành CSTT quốc gia. Qua LSCB, NHTƯ tác động vào thị trường tiền tệ, thúc đẩy, mở rộng hay thu hẹp tín dụng, giữ mức tương quan cần thiết giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ. Mặt khác, LSCB là giá cả sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng, là cơ sở hình thành lãi suất thị trường, tức là lãi suất kinh doanh tiền tệ. Nó là điểm dung hoà một cách tự nhiên lợi ích của người gửi tiền, của người vay tiền và của các NHTM. LSCB được xác định một cách trực tiếp dưới nhiều góc độ. Nếu đứng trên giác độ

bảo vệ lợi ích của khách hàng ( người gửi tiền và người vay vốn) người ta quy định lãi suất huy động tối thiểu và lãi suất cho vay tối đa. Điều này có nghĩa là, vì lợi ích của người gửi tiền, các NHTM không được hạ lãi suất một cách tuỳ tiện và vì yêu cầu phát triển sản xuất, các NHTM không được tăng lãi suất cho vay quá mức. Nếu đứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của các NHTM, tạo khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn hệ thống các NHTM, người ta quy định LSCB theo chiều hướng ngược lại đó là quy định lãi suất huy động tối đa và lãi suất cho vay tối thiểu. Điều này làm cho các NHTM không vì muốn tạo lợi thế trong cạnh tranh mà nâng lãi suất huy động quá cao hoặc lãi suất cho vay quá thấp, gây thiệt hại chung cho toàn hệ thống. Khi xác định LSCB phải tính đến tổng thể quan hệ cung cầu vốn thông qua một loạt các yếu tố trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thông thường. Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân, mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát dự báo hàng quý, hàng năm, lãi suất thực dương cho người gửi tiền, bù đắp chi phí và có lãi cho các NHTM, yêu cầu điều hành CSTT từng thời kỳ, rủi ro trong hoạt động tín dụng, mức độ dự trữ bắt buộc, lãi suất hình thành trên thị trường tiền tệ nói chung, mối tương quan giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, mối tương quan giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái...

2.1.3 Lãi suất huy động

2.1.3.1 Khái niệm

Lãi suất huy động là lãi suất đầu vào, áp dụng đối với tiền lãi mà định chế tài chính phải trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng.

2.1.3.2 Cơ cấu hình thành lãi suất huy động

Ngoài các yếu tố hình thành lãi suất huy động như cung cầu vốn, việc đưa ra chính sách lãi suất huy động của mỗi ngân hàng còn phụ thuộc vào tầm vi mô của ngân hàng. Lãi suất huy động phụ thuộc vào các yếu tố như là tính chất của các nguồn tiền huy động bao gồm sự khác nhau về thời gian, quy mô, đối tượng gửi và mục đích gửi. Khách hàng thường dựa trên uy tín của ngân hàng để lựa chọn việc gửi tiền. Vì vậy những ngân hàng lớn có độ tín nhiệm cao sẽ thường huy động được nguồn vốn lớn với chi phí thấp hơn so với những ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó, căn

cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh thì ngân hàng phải tự cân đối giữa chi phí huy động vốn với doanh thu đạt được khi dùng nguồn huy động đó để đầu tư sao cho đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.

Vậy cơ cấu hình thành lãi suất huy động:

- Theo nguyên lý chung, các ngân hàng huy động với lãi suất thị trường, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Lãi suất huy động = tỷ lệ lạm phát bình quân + tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền. Tỷ lệ thu nhập người gửi tiền phụ thuộc vào rủi ro của mỗi ngân hàng, tỷ lệ sinh lời của hoạt động đầu tư khác và những tiện ích mà người gửi tiền hy vọng nhận được từ ngân hàng.

- Trong quá trình phát triển của thị trường tài chính, nguồn cung ứng tiền từ NHTƯ, từ các tổ chức tài chính khác ngày càng có ý nghĩa hơn đối với NHTM. Vì vậy, lãi suất huy động = lãi suất gốc ( lãi suất tái chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất trái phiếu chính phủ...) + tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền.

- Trong điều kiện cạnh tranh để tìm kiếm nguồn vốn, nhiều ngân hàng nỗ lực tiết kiệm chi phí khác (như chi phí quản lý) và chấp nhận tỷ lệ thu nhập ròng thấp để gia tăng lãi suất huy động. Vậy, lãi suất huy động = tỷ lệ sinh lời dự tính từ tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn– tỷ lệ chi phí khác ròng phân bổ cho nguồn vốn – tỷ lệ thuế thu nhập và thu nhập ròng tính trên nguồn vốn.

- Một số ngân hàng nhỏ dựa trên cơ sở lãi suất của ngân hàng lớn. Tùy trường hợp cụ thể mà lãi suất này có thể cộng thêm phần bù rủi ro của ngân hàng nhỏ. Trong điều kiện người gửi khó tiếp cận với ngân hàng lớn, ngân hàng nhỏ đặt lãi suất huy động tương quan với lãi suất sinh lời.

2.1.4 Lãi suất cho vay

2.1.4.1 Khái niệm

Lãi suất cho vay là lãi suất mà khách hàng phải trả khi vay tiền của định chế tài chính nhận gửi.

2.1.4.2 Cơ cấu hình thành lãi suất cho vay

Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố nhưng khi xác định lãi suất cho vay phải dựa vào việc chi trả được chi phí huy động vốn, bù đắp các chi phí quản lý và thực hiện

khoản vay, trang trải được các rủi ro trong hoạt động cho vay, mang lại phần lợi nhuận hợp lý cho NHTM. Bên cạnh đó lãi suất cho vay còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như sự cạnh tranh của các ngân hàng khác, mối quan hệ, uy tín giữa ngân hàng và người đi vay, mục đích sử dụng tiền vay, kỳ hạn cho vay, tình hình diển biến của nền kinh tế...Thực tế ở các nước cho thấy lãi suất cho vay thường chịu sự chi phối của thị trường tài chính ngắn hạn và các NHTM lớn, sự can thiệp của NHTƯ, CSTT là thắt chặt hay mở rộng. Khi thực hiện CSTT thắt chặt, NHTƯ sẽ có biện pháp điều tiết để gián tiếp tăng lãi suất thị trường nhằm hạn chế tín dụng, tăng lượng tiền gửi tiết kiệm; và ngược lại khi muốn mở rộng tiền tệ, NHTƯ sẽ điều tiết để gián tiếp giảm lãi suất thị trường nhằm thu hút người vay, giảm lượng tiền gửi tiết kiệm.

Các NHTM khi cho vay luôn muốn nhận được lãi suất cao để bù đắp hoàn toàn rủi ro liên quan đến khoản vay và đảm bảo mức lợi nhuận mong muốn. Tuy nhiên lãi suất cần phải ở mức hợp lý để tạo điều kiện bên vay có thể thanh toán nợ gốc, lãi vay mà không phải tìm đến nguồn vốn khác trên thị trường. Khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng ngày càng cao, NHTM cần phải duy trì lãi vay phù hợp với mặt bằng chung và NHTM chỉ có thể đóng vai trò là người chấp nhận giá mà không thể là người đặt giá. Như vậy, việc đưa ra một mức lãi suất cho vay hợp lý đảm bảo cạnh tranh được, bù đắp được rủi ro và có lợi nhuận là cần thiết và quan trọng. Vậy, cơ cấu hình thành lãi suất cho vay :

- Dựa trên tổng hợp chi phí: Lãi suất cho vay = chi phí huy động vốn + chi phí hoạt động + phần bù rủi ro tín dụng + mức lợi nhuận mục tiêu.

- Dựa trên lãi suất cơ sở: Lãi suất cơ sở được xem là lãi suất thấp nhất mà ngân hàng áp dụng trên các khoản cho vay ngắn hạn đối với các khách hàng có chất lượng tín dụng cao nhất.

Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở ( chi phí huy động, chi phí hoạt động và lợi nhuận mong đợi) + chi phí cộng thêm ( phần bù rủi ro tín dụng + phần bù rủi ro kỳ hạn).

- Dựa theo chi phí – lợi ích: cách này phân tích khả năng sinh lời mà khách hàng mang lại cho ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập (trước thuế) = ( Thu từ khách hàng – chi phí phục vụ khách hàng ) / giá trị cho vay ròng.

Nếu tỷ lệ thu nhập >0: chấp nhận cho vay vì ngân hàng có lãi.

Nếu tỷ lệ thu nhập <=0: yêu cầu vay bị từ chối hoặc ngân hàng sẽ đề nghị một mức lãi suất cho vay cao hơn.

2.2 Chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương

Chính sách lãi suất là một bộ phận của CSTT, là cách thức quản lý và điều tiết lãi suất thị trường của NHTƯ nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng, kiểm soát lạm phát để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, tạo việc làm và ổn định tỷ giá. Căn cứ vào trình độ phát triển và cơ chế quản lý của nền kinh tế, NHTƯ sẽ xây dựng và ban hành chính sách lãi suất thích hợp theo hai hướng là chính sách can thiệp trực tiếp và chính sách tự do hóa lãi suất. Chính sách can thiệp trực tiếp là việc NHTƯ quy định lãi suất trần, lãi suất sàn, LSCB, lãi suất tái chiết khấu...để áp dụng cho các hoạt động trên thị trường tiền tệ. Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách mà lãi suất hình thành trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường nhưng NHTƯ vẫn điều tiết gián tiếp thông qua sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở. Khi các nước đã theo đuổi chính sách tự do hóa hoàn toàn thì NHTƯ vẫn tìm cách can thiệp nhưng sự can thiệp mang tính thị trường nhằm quản lý nền kinh tế theo mục tiêu của CSTT.

2.3 Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại ngân hàng thương mại

2.3.1 Khái niệm truyền dẫn lãi suất

Sự truyền dẫn của lãi suất được định nghĩa là mức độ và tốc độ thay đổi của lãi suất chính sách chuyển vào lãi suất bán lẻ của ngân hàng (Rehman 2009). Sự truyền dẫn của lãi suất sẽ xác định mức độ cạnh tranh của thị trường và sự phản hồi của hệ thống tài chính (Aydin, 2007; Hofmann, 2002). Một sự truyền dẫn nhanh hơn, cân xứng và hoàn chỉnh sẽ dẫn đến một hệ thống tài chính cạnh tranh, hiệu quả và hoàn chỉnh.

Truyền dẫn lãi suất có thể tách biệt thành hai giai đoạn (Rehman, 2009). Giai đoạn

một đo lường sự thay đổi của lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ trong ngắn hạn và dài hạn, trong khi giai đoạn hai cho thấy lãi suất thị trường tiền tệ tác động đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng.

Theo Wang và Lee (2009), truyền dẫn lãi suất là khi NHTƯ điều chỉnh chính sách tiền tệ khi đó lãi suất thị trường sẽ bị ảnh hưởng. Theo đó, NHTM sẽ chuyển chi phí gia tăng do thay đổi lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ.

Như vậy, truyền dẫn lãi suất là quá trình mà sự điều chỉnh của lãi suất chính sách ảnh hưởng vào lãi suất thị trường hay lãi suất bán lẻ.

2.3.2 Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay

Truyền dẫn từ chính sách lãi suất đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay là quá trình mà sự điều chỉnh của lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu ảnh hưởng đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của NHTM. Có hai mức độ trong truyền dẫn lãi suất bao gồm truyền dẫn hoàn toàn và truyền dẫn không hoàn toàn.

- Truyền dẫn hoàn toàn hàm ý rằng khi lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu tăng lên (hoặc giảm đi) bao nhiêu phần trăm thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay cũng tăng lên (hoặc giảm đi) bấy nhiêu phần trăm.

- Truyền dẫn không hoàn toàn hàm ý rằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay điều chỉnh một lượng ít hơn so với sự điều chỉnh của lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra trường hợp đặc biệt là lãi suất huy động và lãi suất cho vay thay đổi một lượng lớn hơn so với thay đổi của lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu.

2.3.3 Các yếu tố tác động đến sự truyền dẫn lãi suất

Không phải tất cả các nền kinh tế đều phản ứng giống nhau với những thay đổi trong chính sách lãi suất. Nhà điều hành sẽ lựa chọn cơ chế truyền dẫn phù hợp với đặc điểm nền kinh tế để điều hành chính sách lãi suất có hiệu quả. Cơ chế truyền dẫn lãi suất sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như:

Quy mô và độ mở của nền kinh tế: Nếu hệ thống tài chính có đa dạng các định chế tài chính cũng như các loại sản phẩm tài chính thì lãi suất thị trường và giá cả các

sản phẩm tài chính sẽ phải tuân theo quy luật cung cầu và chịu kiểm soát bởi hoạt động của NHNN mà không có tình trạng độc quyền.

-Sự phát triển của thị trường tài chính: Khi thị trường tài chính phát triển cao, lãi suất thị trường và giá cả được thị trường quyết định, vì vậy người tiêu dùng và doanh nghiệp đầu tư thoải mái lựa chọn bất kỳ hàng hóa và dịch vụ ở bất kỳ thời điểm nào.( Loayza & Hebbel, 2002)

- Đôla hóa: Khi đôla hóa cao, NHTƯ bị giới hạn khả năng kiểm soát lãi suất của đồng nội tệ và ngoại tệ, vì vậy làm giảm mức độ truyền dẫn lãi suất từ NHTƯ đến các NHTM khi thực hiện các chính sách mục tiêu. Nguyên nhân là do các chi phí liên quan đến đồng ngoại tệ mà NHTƯ không thể can thiệp và người dân có thể chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ dễ dàng khi gặp bất lợi về lãi suất đồng nội tệ tăng cao hoặc thấp.

Chất lượng khung pháp lý: Chất lượng khung pháp lý kém gây ra vấn đề thông tin bất cân xứng và những ràng buộc về hợp đồng làm tăng chi phí của trung gian tài chính. Điều này làm giảm nhu cầu với các khoản cho vay và làm lãi suất ít nhạy cảm hơn với sự thay đổi trong CSTT. Một môi trường pháp lý ổn định giúp thị trường tài chính và thị trường vốn phát triển mạnh, mức độ truyền dẫn tiền tệ cũng tốt hơn.

Chất lượng tài sản của hệ thống tài chính: Những ngân hàng có tình hình tài chính yếu kém sẽ phản ứng chậm chạp hơn trước những thay đổi như gia tăng thanh khoản hay hạ thấp lãi suất của NHTƯ bằng những hành động rủi ro hơn như tăng biên độ lãi suất, bổ sung thanh khoản...

- Sự độc quyền của các ngân hàng: Sự độc quyền làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng và làm xói mòn cơ chế truyền dẫn lãi suất. Khi các ngân hàng có quyền lực đáng kể, việc thay đổi trong chính sách lãi suất của NHTƯ sẽ tác động đến biên độ lợi nhuận của các ngân hàng độc quyền hơn là làm biến động lãi suất thị trường. Để thu được lợi nhuận tối đa thì các ngân hàng độc quyền sẽ tăng biên độ lãi suất cho vay, giảm biên độ lãi suất huy động.

- Sự phát triển của hệ thống tài chính: Hệ thống tài chính phát triển làm gia tăng

mức độ truyền dẫn tiền tệ vì nguồn vốn đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, thị trường liên ngân hàng phát triển làm giảm xu hướng dùng tiền mặt quá nhiều của người dân giúp tăng cường tính truyền dẫn.

Sự linh hoạt của tỷ giá: NHTƯ điều hành lãi suất có hiệu quả khi những mục tiêu của NHTƯ độc lập với sự biến động của tỷ giá. Việc NHTƯ cho phép tỷ giá thả nổi sẽ đưa lãi suất điều hành của NHNN thành công cụ CSTT chính, thể hiện sự độc lập của CSTT. ( Cas et al, 2011 và Saborowski & Weber, 2013)

- Chi phí dịch vụ: Dutta et al, 1999 cho rằng các NHTM không muốn thay đổi lãi suất của họ nếu như những thay đổi trong lãi suất điều hành của NHTƯ là nhỏ hoặc tạm thời. Nguyên nhân là do xuất hiện các chi phí điều chỉnh liên quan đến việc thay đổi lãi suất như chi phí quảng cáo, in ấn, thông báo...Do đó ngân hàng sẽ phản ứng chậm chạp trước những thay đổi tạm thời trong CSTT và phản ứng nhanh trước những thay đổi lâu dài trong CSTT.

Chi phí chuyển đổi: Heffernan, 1997 cho rằng khách hàng không thích chuyển đổi các sản phẩm tài chính vì họ mất nhiều thời gian, công sức và bất tiện cho việc tìm kiếm các sản phẩm tài chính khác tốt hơn. Vì vậy các ngân hàng có thể điều chỉnh tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay chậm hơn dẫn đến sự bất cân xứng trong tốc độ truyền dẫn lãi suất.

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Hanna & Berger, 1991 cho rằng không có sự thống nhất giữa các ngân hàng nên việc điều chỉnh lãi suất ở các thị trường không cạnh tranh có thể bất cân xứng.

- Thông tin bất cân xứng: Stiglitz & Weis,1981 cho rằng các ngân hàng phải đối mặt với lựa chọn đối nghịch và vấn đề rủi ro đạo đức khi nâng lãi suất cho vay và hạ lãi suất huy động chậm chạp để gia tăng lợi nhuận cho chính ngân hàng trong thời gian ngắn.

Bondt [2002] cho rằng chính chi phí chuyển đổi và chi phí dịch vụ sẽ ảnh hưởng chính đến tốc độ điều chỉnh lãi suất trong ngắn hạn còn thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thông tin bất cân xứng tác động trong dài hạn.

2.4 Các nghiên cứu trước về truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại ngân hàng thương mại

2.4.1 Nghiên cứu của Hannan và Berger (1991) và Neumark và Sharpe (1992) Hannan và Berger, Neumark và Sharpe là những người đầu tiên nghiên cứu về tính cứng nhắc của lãi suất tiền gửi trong khi giả định sự dẫn truyền là hoàn toàn và lập tức cho lãi suất tiền vay. Dữ liệu được lấy từ 398 ngân hàng ở Mỹ giai đoạn tháng 09/1983 đến tháng 12/1986 để kiểm tra hiệu ứng bất đối xứng do sự thay đổi trong lãi suất liên ngân hàng bằng phương pháp hợp lý cực đại (Maximum likelihood). Kết quả cho thấy là có sự điều chỉnh bất cân xứng trong lãi suất huy động, tức là các ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động chậm hơn so với điều chỉnh giảm và họ cho rằng là do sức mạnh thị trường của các ngân hàng lớn có thể chi phối được lãi suất.

2.4.2 Nghiên cứu của Scholnick (1996)

Scholnick xem xét việc điều chỉnh đối xứng của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay để đáp ứng với những cú sốc từ lãi suất bán buôn, được giả định là ngoại sinh, tại Singapore và Malaysia bằng cách sử dụng mô hình ECM. Phương trình động có điều chỉnh của mô hình là: ∆it= δ+ δ1∆w+ δ2R+t-1 + δ3R-t-1 +ε trong đó i là lãi suất bán lẻ gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, w là lãi suất bán buôn, δ là tốc độ điều chỉnh đối xứng của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, R là số dư của các vectơ điều chỉnh giữa lãi suất bán lẻ và lãi suất bán buôn. Dữ liệu được lấy theo tháng và nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 01/1983 đến 11/1992 cho Malaysia và 01/1983 đến 04/1994 cho Singapore. Lãi suất tiền gửi và cho vay là lãi suất ngắn hạn, lãi suất bán buôn là lãi suất thị trường liên ngân hàng do IFS công bố. Kết quả của ông là phù hợp với kết quả của Hannan và Berger (1991) và Neumark và Sharpe (1992) cho rằng các ngân hàng ở cả Singapore và Malaysia có xu hướng điều chỉnh lãi suất tiền gửi giảm nhanh hơn (khoảng 3-4 tháng) là điều chỉnh tăng lên (khoảng 7 tháng). Điều này cung cấp các bằng chứng chống lại giả thuyết rằng ngân hàng sẽ hành động là tăng lãi suất tiền gửi nhanh hơn nhằm thu hút người gửi tiền nhiều hơn. Nghiên cứu còn chỉ ra việc các ngân hàng ở hai nước này điều chỉnh

độ trễ trung bình là chậm hơn đáng kể khi lãi suất cho vay là trên mức trung bình so với khi lãi suất cho vay ở dưới mức trung bình. Tức là khi có sự thay đổi lãi suất bán buôn thì lãi suất cho vay sẽ điều chỉnh tăng nhanh hơn là giảm xuống. Những kết quả này gợi ý rằng độ cứng nhắc trong giá cả là kết quả của thị trường tập trung, chưa mở rộng tự do hóa tài chính.

2.4.3 Nghiên cứu của Bondt (2002)

Bondt xem xét mối quan hệ giữa sự truyền dẫn từ lãi suất trái phiếu chính phủ đến lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay ở khu vực châu Âu bằng việc so sánh giữa 2 mô hình VAR và ECM. Phương trình mô hình ECM có dạng là ∆brt= α+ α2∆mr– β1(brt-1 – β2mrt-1)+ εtrong đó αchỉ tốc độ truyền dẫn trong ngắn hạn, βchỉ tốc độ truyền dẫn trong dài hạn, ( 1- α2)/ βchỉ độ trễ điều chỉnh trung bình của lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay để về vị trí cân bằng trong dài hạn, br là biến phụ thuộc gồm lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay, mr là biến độc lập gồm lãi suất trái phiếu chính phủ. Mô hình xung VAR có dạng là Yt= c + ƩAiYt-1+ εtrong đó

Dữ liệu từ tháng 01/1996 đến tháng 01/2001 theo dữ liệu công bố hàng tháng của ECB. Kết quả ở cả hai mô hình cho thấy cho thấy tỉ lệ truyền dẫn thông qua các thay đổi của lãi suất trái phiếu chính phủ đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng trong vòng một tháng mức cao nhất là 50%. Truyền dẫn lãi suất là hoàn toàn đối với lãi suất cho vay trong thời gian dài. Đặc biệt ở mô hình VAR cho thấy mức độ truyền dẫn nhanh hơn kể từ khi ra đời của đồng Euro.

2.4.4 Nghiên cứu của Beng Soon Chong, Ming-Hua Liu, Keshab Shrestha (2005)

Ba tác giả Beng Soon Chong, Ming-Hua Liu, Keshab Shrestha nghiên cứu tốc độ thay đổi lãi suất để đáp ứng với những thay đổi trong tỷ giá thị trường qua các tổ chức tài chính khác nhau (cụ thể, các ngân hàng thương mại và công ty tài chính) và trên các sản phẩm tài chính (cụ thể là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn khác nhau, cho vay thuê mua, thế chấp và vay thương mại). Tác giả sử dụng mô hình

ECM trong khoảng thời gian 01/1983-12/2002 tại Singapore. Kết quả cho thấy, (i) tốc độ điều chỉnh khác nhau giữa các tổ chức tài chính. Lãi suất huy động của các công ty tài chính ít cứng nhắc hơn so với các ngân hàng thương mại, nhưng lãi suất cho vay của họ cứng nhắc hơn. (ii) Tốc độ điều chỉnh khác nhau giữa các sản phẩm tài chính. Lãi suất cho vay có xu hướng điều chỉnh chậm hơn so với lãi suất tiền gửi. (iii) Giá cả cho vay và tiền gửi cứng hơn khi ở dưới mức cân bằng hơn là khi ở trên mức cân bằng. Do đó, có nghĩa là tốc độ truyền dẫn tiền tệ không đồng đều trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và CSTT thắt chặt mất một khoảng thời gian dài tác động đến nền kinh tế hơn là CSTT mở rộng. (iv) Các tổ chức tài chính có sự lựa chọn ứng phó thông qua các kênh giá trị và kênh cho vay. Trong thị trường cho vay, các tổ chức tài chính lớn hơn có nhiều khả năng đáp ứng với sự thay đổi trong CSTT thông qua các kênh giá trị, trong khi các tổ chức tài chính nhỏ hơn (công ty tài chính) đáp ứng thông qua kênh cho vay ngân hàng.

2.4.5 Nghiên cứu của Ming-Hua Liu, Dimitri Margaritis, Alireza Tourani-Rad (2007)

Ba tác giả Ming-Hua Liu, Dimitri Margaritis, Alireza Tourani-Rad nghiên cứu mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh của lãi suất NHTM từ những thay đổi của lãi suất cơ bản ở New Zealand trong suốt thời kỳ từ năm 1994-2004 thông qua mô hình OLS-VECM. Đồng thời, bài viết cũng xem xét ảnh hưởng của tính minh bạch chính sách và cấu trúc tài chính trong cơ chế lan truyền. New Zealand là quốc gia đầu tiên trong khối tổ chức OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu rõ ràng với những điều khoản có trách nhiệm pháp lý và tính minh bạch cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự truyền dẫn dài hạn hoàn toàn cho tất cả các loại lãi suất ngân hàng. Mức lãi suất đáp ứng lạm phát mục tiêu- OCR đã làm gia tăng mức độ truyền dẫn lên lãi suất tiền gửi, lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh ngoại trừ lãi suất vay thế chấp cố định. Do đó, tác động của CSTT có thể suy yếu đi trong một nền kinh tế mở nhỏ có lượng tiền đáng kể vay mượn từ nước ngoài. Nghiên cứu khẳng định mức lãi suất theo CSTT qui định có ảnh hưởng

nhiều hơn đối với lãi suất ngắn hạn và chính sự gia tăng tính minh bạch của CSTT đã làm giảm sự biến động tài chính và tăng hiệu quả điều hành của chính sách.

2.4.6 Nghiên cứu của Jamilov và cộng sự (2014)

Jamilov và cộng sự (2014) nghiên cứu truyền dẫn lãi suất cho năm nền kinh tế của vùng Causasus gồm Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Kazakhstan và Nga thông qua mô hình ARDL: irt+ Ʃpj=1αjirt-jqk=0βkipt-ktrong đó irlà lãi suất thị trường liên ngân hàng hay lãi suất bán lẻ( lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay), iplà lãi suất chính sách. Sử dụng kiểm tra Quandt-Andrews để phát hiện phá vỡ cấu trúc lãi suất bằng F-test để xác định chính xác thời gian xảy ra sự phá vỡ. Thực hiện kiểm định ADF để kiểm tra chuỗi dữ liệu gốc có dừng hay không trên ba bộ mẫu dữ liệu là trước phá vỡ, sau phá vỡ và toàn bộ mẫu. Dữ liệu được sử dụng là lãi suất cấp quốc gia với chuỗi dữ liệu ở tần suất hàng tháng. Quốc gia Armenia sử dụng dữ liệu từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2011, Azerbaijan sử dụng dữ liệu từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2010, Kazakhstan sử dụng dữ liệu từ tháng 01/2000 đến tháng 12/2011, Gruzia sử dụng dữ liệu từ tháng 09/2006 đến tháng 12/2011 và Nga sử dụng dữ liệu từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2011. Biến độc lập là lãi suất chính sách chính thức của các ngân hàng trung ương và biến phụ thuộc là lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay của các ngân hàng thương mại. Kết quả là sự truyền dẫn lãi suất không hoàn toàn được giải thích là do sự bất ổn kinh tế vĩ mô trong khu vực, lãi suất và lạm phát biến động, thiếu cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ hai là tốc độ điều chỉnh lãi suất về vị trí cân bằng dài hạn rất chậm cho thấy chi phí chuyển đổi cao. Thứ ba là việc không có sự truyền dẫn bất đối xứng ở Armenia, Azerbaijan và Nga. Thứ tư là mức độ truyền dẫn khác nhau cho các loại lãi suất khác nhau, các quốc gia khác nhau và tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng chậm chạp. Thứ năm là khủng hoảng tài chính năm 2008 là nguyên nhân gây ra phá vỡ cấu trúc lãi suất ở hầu hết các nước chứ không riêng gì khu vực vùng Caucasus.

2.4.7 Nghiên cứu của Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013)

Theo Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh nghiên cứu cơ chế truyền dẫn lãi suất từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam và một

số nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á thông qua kiểm tra tính đối xứng và bất đối xứng trong truyền dẫn bằng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM; kiểm tra tác động của độ bất ổn lãi suất, tính cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh và hiệu ứng đòn bẩy lên truyền - dẫn bằng mô hình ECM-EGARCH. Dữ liệu gồm 9 quốc gia: VN, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kong, Thái Lan trong khoảng thời gian 1/1997-12/2009 với 156 quan sát, riêng VN là 192 quan sát. Kết quả thực nghiệm cho thấy truyền dẫn lãi suất ở VN xảy ra không hoàn toàn với cơ chế truyền dẫn đối xứng. Tuy nhiên tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất tiền gửi và cho vay có sự chênh lệch trong trường hợp lãi suất cao hơn hoặc thấp hơn mức cân bằng. Điều này hàm ý rằng có tính cứng nhắc trong điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, quá trình truyền dẫn đối với lãi suất tiền gửi còn chịu tác động âm trong độ biến động của lãi suất, nghĩa là khi lãi suất càng biến động, hàm ý rủi ro càng cao thì mức độ truyền dẫn càng giảm. Nguyên nhân là trong trường hợp này các NHTM e ngại trong việc điều chỉnh lãi suất bán lẻ theo những thay đổi của lãi suất chính sách do những lo ngại về rủi ro và những bất lợi của chính sách lãi suất mang lại. Mặt khác, hiệu ứng đòn bẩy tồn tại đối với cả lãi suất tiền gửi và cho vay, giúp cho các loại lãi suất này duy trì ở mức cân bằng dài hạn.

2.4.1.8 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014) Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn nghiên cứu sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách (lãi suất tái cấp vốn và lãi suất liên ngân hàng) đến lãi suất bán lẻ (lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay) ở Việt Nam bằng phương pháp hồi quy đồng liên kết đề xuất bởi Phillips & Loretan (1991) và mô hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL để xác định mối quan hệ cân bằng dài hạn của các chuỗi lãi suất. Ngoài ra, để phân tích phản ứng tức thời của lãi suất, tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng, độ trễ điều chỉnh trung bình thì tác giả sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Dữ liệu nghiên cứu gồm lãi suất liên ngân hàng trong nước kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cho vay kỳ hạn dưới 12 tháng của trung bình 4 NHTM lớn ở Việt Nam có cổ phần chi phối của nhà nước trong

khoảng thời gian từ tháng 01/1997 đến tháng 12/2012. Kết quả cho thấy mức độ truyền dẫn không hoàn toàn từ lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chính sách đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh ảnh hưởng của minh bạch chính sách tiền tệ đến truyền dẫn lãi suất bán lẻ giai đoạn 1999-2012.

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây

STT

Tác giả

Nội dung nghiên cứu

Kết luận

1

Hannan và Berger (1991) và Neumark

và Sharpe (1992)

Tính cứng nhắc của lãi suất tiền gửi ở Mỹ

Sự điều chỉnh bất cân xứng về vị trí cân bằng của lãi suất bán lẻ

2

Scholnick (1996)

Điều chỉnh đối xứng của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay để đáp ứng với những cú sốc từ lãi suất bán buôn ở

Singapore và Malaysia

3

Beng Soon Chong, Ming-Hua Liu, Keshab Shrestha (2005)

Tốc độ thay đổi lãi suất để đáp ứng với những thay đổi trong tỷ giá thị trường qua các tổ chức tài chính khác và trên các sản phẩm tài chính ở

Singapore

4

Bondt (2002)

Mối quan hệ giữa sự truyền dẫn từ lãi suất trái phiếu chính phủ đến lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay ở khu vực châu

Âu

Mức độ truyền dẫn không hoàn toàn

5

Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014)

Truyền dẫn từ lãi suất chính sách (lãi suất tái cấp vốn và lãi suất liên ngân hàng) đến lãi

suất bán lẻ (lãi suất tiền gửi và

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 09/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí