Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 1


NGUYỄN THỊ MAI TRÚC

TRUYỀN DẪN TỪ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Thân Thị Thu Thủy

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thị Mai Trúc, là học viên cao học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, khóa 23, trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tôi xin cam đoan luận văn Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của Ngân hàng nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là bài nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu trong luận văn sử dụng trung thực, được lấy từ nhiều tài liệu tham khảo và ghi chú chi tiết về nguồn lấy thông tin. Luận văn không sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016.

Học viên

Nguyễn Thị Mai Trúc.

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỪ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 5

Giới thiệu chương 2 5

2.1 Lãi suất huy động và lãi suất cho vay 5

2.1.1 Khái niệm lãi suất 5

2.1.2 Các loại lãi suất 7

2.1.3 Lãi suất huy động 9

2.1.4 Lãi suất cho vay 10

2.2 Chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương 12

2.3 Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại ngân hàng thương mại 12

2.3.1 Khái niệm truyền dẫn lãi suất 12

2.3.2 Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay 13

2.3.3 Các yếu tố tác động đến sự truyền dẫn lãi suất 13

2.4 Các nghiên cứu trước về truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại ngân hàng thương mại 16

2.4.1 Nghiên cứu của Hannan và Berger (1991) và Neumark và Sharpe (1992) 16

2.4.2 Nghiên cứu của Scholnick (1996) 16

2.4.3 Nghiên cứu của Bondt (2002) 17

2.4.4 Nghiên cứu của Beng Soon Chong, Ming-Hua Liu, Keshab Shrestha (2005) 17

2.4.5 Nghiên cứu của Ming-Hua Liu, Dimitri Margaritis, Alireza Tourani-Rad (2007) 18

2.4.6 Nghiên cứu của Jamilov và cộng sự (2014) 19

2.4.7 Nghiên cứu của Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) 19

2.4.1.8 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014) 20

2.5 Đóng góp mới của đề tài 22

Kết luận chương 2 23

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ TRUYỀN DẪN TỪ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 24

Giới thiệu chương 3 24

3.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 24

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24

3.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu 25

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 26

3.2 Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 28

3.3 Thực trạng lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 32

3.3.1 Thực trạng lãi suất huy động 32

3.3.2 Thực trạng lãi suất cho vay 34

3.4 Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 36

3.4.1 Truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay..36

3.4.2 Truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay39

Kết luận chương 3 41

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

Giới thiệu chương 4 42

4.1 Mô hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL 42

4.2 Phương pháp nghiên cứu 43

4.3 Thu thập và xử lý dữ liệu 46

4.4 Thống kê mô tả dữ liệu 47

4.5 Kiểm định mô hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL 49

4.5.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu qua phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị 49

4.5.2 Kiểm định đồng liên kết 51

4.5.3 Kiểm định chẩn đoán và kiểm định phần dư 51

4.5.4 Chọn độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình 53

4.6 Kết quả nghiên cứu 54

4.6.1 Truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 54

4.6.2 Truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 55

4.6.3 Sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất 57

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu thực trạng truyền dẫn từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 58

Kết luận chương 4 61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 62

Giới thiệu chương 5 62

5.1 Kết luận 62

5.2 Chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước 63

5.3 Giải pháp về điều hành lãi suất của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 64

5.3.1 Luôn theo dõi và dự báo các động thái về chính sách lãi suất của NHNN 64

5.3.2 Tính toán chính xác độ trễ của sự điều chỉnh lãi suất điều hành của NHNN ..64

5.3.3 Tận dụng được kênh huy động từ việc tái chiết khấu các giấy tờ có giá 64

5.3.4 Đa dạng cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn 65

5.3.5 Xây dựng chính sách lãi suất cho vay trung dài hạn hợp lý và linh hoạt 65

5.3.6 Mở rộng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế 65

5.4 Giải pháp hỗ trợ 66

5.4.1 Giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước 66

5.4.2 Giải pháp từ Chính Phủ 67

5.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 68

Kết luận chương 5 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐ12M

Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng.

HĐ18M

Lãi suất huy động kỳ hạn 18 tháng.

HĐ1M

Lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng.

HĐ24M

Lãi suất huy động kỳ hạn 24 tháng

HĐ6M

Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng.

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

ARDL

Auto Regressive distributed lag, mô hình tự hồi quy phân phối trễ.

CSTT

Chính sách tiền tệ

CVNH

Cho vay ngắn hạn.

CVTDH

Cho vay trung dài hạn.

ECM

Error-Correction model, mô hình hiệu chỉnh sai số.

LSCB

Lãi suất cơ bản

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTƯ

Ngân hàng trung ương

TCK

Lãi suất tái chiết khấu

TCV

Lãi suất tái cấp vốn

TTTC

Thị trường tài chính

TTCK

Thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 1

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây 21

Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn tại Agribank giai đoạn 2008-2015 26

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại Agribank giai đoạn 2008-2015 27

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động dịch vụ tại Agribank giai đoạn 2008-2015 27

Bảng 3.4: Lợi nhuận sau thuế tại Agribank giai đoạn 2008-2015 28

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015 47

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả lãi suất tái cấp vốn , lãi suất tái chiết khấu của NHNN Việt Nam giai đoạn 2008-2015 47

Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu với lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015 48

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi gốc lãi suất huy động, lãi suất cho vay bằng phương pháp ADF 50

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi sai phân lãi suất huy động, lãi suất cho vay bằng phương pháp ADF 50

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đường bao 51

Bảng 4.7: Kiểm định chẩn đoán và kiểm định phần dư 52

Bảng 4.8: Kiểm định độ trễ tối ưu 53

Bảng 4.9: Kết quả truyền dẫn lãi suất trong dài hạn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008- 2015 54

Bảng 4.10: Kết quả truyền dẫn trong ngắn hạn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015 55

Bảng 4.11: Kết quả truyền dẫn trong dài hạn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015 55

Bảng 4.12: Kết quả truyền dẫn trong ngắn hạn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015 56

Bảng 4.13: Kiểm định sự bất cân xứng trong truyền dẫn 57

Biểu đồ 3.1: Biến động lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008-2015. 29

Biểu đồ 3.2: Diễn biến lãi suất huy động tại Agribank trong mối tương quan với lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2015 32

Biểu đồ 3.3: Diễn biến lãi suất cho vay tại Agribank trong mối tương quan với lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2015 34

Biểu đồ 3.4: Mối tương quan giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất huy động tại Agribank giai đoạn 2008-2015 37

Biểu đồ 3.5: Mối tương quan giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015 38

Biểu đồ 3.6: Mối tương quan giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất huy động tại Agribank giai đoạn 2008-2015 39

Biểu đồ 3.7: Mối tương quan giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay tại Agribank giai đoạn 2008-2015 40

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Chính sách tiền tệ là chính sách vĩ mô quan trọng trong điều hành kinh tế của bất cứ quốc gia nào với những mục tiêu duy trì giá cả ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và ổn định thị trường tài chính. Bên cạnh việc xác định mục tiêu ưu tiên và sử dụng những công cụ phù hợp trong từng thời kỳ thì quá trình truyền tải CSTT tới nền kinh tế đóng vai trò quyết định nhằm đạt được những mục tiêu trên. Vì vậy, để có một CSTT phù hợp đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có một sự hiểu biết rõ ràng về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ và tầm quan trọng của các kênh truyền dẫn khác nhau như tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái…Do chịu ảnh hưởng từ đặc điểm của từng nền kinh tế, thị trường tài chính và các trung gian tài chính luôn vận động không ngừng nên mức độ hiệu quả của các kênh truyền dẫn CSTT thay đổi theo thời gian. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, kênh lãi suất thường là kênh truyền dẫn quan trọng nhất tại các quốc gia đã phát triển với thị trường tài chính hiện đại, ngược lại kênh tín dụng và kênh tỷ giá là các kênh chủ đạo tại các quốc gia đang phát triển. Lãi suất vừa là công cụ điều tiết vừa được xem là yếu tố phát tín hiệu định hướng thị trường. Lãi suất là một chỉ báo kinh tế quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến diễn biến nền kinh tế và thị trường tiền tệ. Hiện nay tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ nói chung tuy nhiên vấn đề truyền dẫn từ lãi suất của NHNN sang lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại một ngân hàng cụ thể thì có ít nghiên cứu. Dựa trên bài nghiên cứu của nhóm 3 tác giả Ming Hua Liu, Dimitri Margaritis và Alireza Tourani Rad (2005) về tính minh bạch của CSTT và mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ tại Newzeland giai đoạn 1994-2004 khi Newzeland thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu OCR, bài nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn từ chính sách lãi suất đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về cơ chế truyền dẫn qua kênh lãi suất tại Việt Nam- một nền kinh tế đang phát triển nói chung và tại một

ngân hàng có vốn chủ sở hữu nhà nước nói riêng- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát:

Đề tài xem xét sự truyền dẫn từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cụ thể xem xét mức độ truyền dẫn lãi suất trong dài hạn và trong ngắn hạn, xem xét tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất, xem xét có hay không sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất từ đó gợi ý một số chính sách Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần thay đổi để linh hoạt hơn với chính sách của Ngân hàng nhà nước nhằm tăng mức độ và tốc độ truyền dẫn.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

+ Đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

+ Đo lường tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong mối tương quan với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

+ Xem xét có hay không sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

+ Góp ý một số giải pháp về điều hành lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi sau:

(1) Mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam như thế nào?

(2) Tốc độ điều chỉnh của lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong mối tương quan với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu khi ở trên mức cân bằng và dưới mức cân bằng có giống nhau không tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam?

(3) Có hay không sự bất cân xứng trong truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam?

(4) Điều hành lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần phải như thế nào để tăng mức độ truyền dẫn từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay?

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự truyền dẫn từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2015.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Dữ liệu nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất cơ bản không được sử dụng vì mục đích của lãi suất cơ bản là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước định hướng chính sách tiền tệ, vì vậy thường được công bố ở mức thấp và chỉ điều chỉnh tăng, giảm với biên độ nhỏ nhằm ổn định lãi suất thị trường và kiểm soát lạm phát. Đồng thời, lãi suất cơ bản không được chia thành các mức lãi suất khác nhau để áp dụng cho các thời hạn khác nhau, hình thức vay khác nhau nên lãi suất cơ bản không mang tính thị trường.

+ Lãi suất huy động các kỳ hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam gồm lãi suất huy động 1 tháng ( 1M), 6 tháng (6M), 12 tháng (12M), 18 tháng (18M), 24 tháng (24M).

+ Lãi suất cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam gồm lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung dài hạn.

- Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm phân tích định tính và định lượng.

+ Trong phân tích định tính, sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để nghiên cứu lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và sự truyền dẫn lãi suất.

+ Trong phân tích định lượng, sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL để nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.

1.6 Kết cấu luận văn

Luận văn được kết cấu thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại ngân hàng thương mại.

Chương 3: Thực trạng sự truyền dẫn từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và giải pháp về điều hành lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỪ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Giới thiệu chương 2

Để làm cơ sở cho việc chọn lọc, xây dựng mô hình nghiên cứu sẽ được nêu ở chương 4 thì ở chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về lãi suất, cơ chế điều hành chính sách lãi suất của NHTƯ, các nhân tố tác động đến việc truyền dẫn lãi suất nhằm làm tiền đề để nghiên cứu thực nghiệm cơ chế truyền dẫn từ chính sách lãi suất của NHNN đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đồng thời lược khảo một số nghiên cứu trước về truyền dẫn lãi suất để làm bằng chứng cụ thể cho bài nghiên cứu.

2.1 Lãi suất huy động và lãi suất cho vay

2.1.1 Khái niệm lãi suất

Theo Karl Marx: “Lãi suất là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phải trả cho nhà tư bản tiền tệ vì việc đã sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định.”

Theo Keynes:” Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho sở thích chi tiêu tư bản”. Sự phân tích bản chất lãi suất trên cho thấy nếu lãi suất thấp thì tổng số nhu cầu về tiền mặt của dân cư vượt quá số cung tiền và nếu lãi suất cao thì sẽ có một lượng tiền mặt dư khi đó không ai muốn giữ tiền.

Theo các nhà kinh tế học về lượng cầu tài sản: “Lãi suất là cơ sở để xác định chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền”.

Theo Ngân hàng thế giới: “Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn.” Theo các nhà kinh tế học hiện đại: “Lãi suất là giá cả cho vay, là chi phí về việc sử dụng vốn và những dịch vụ tài chính khác.”

Xét ở góc độ lãi suất là chi phí vốn: Nếu doanh nghiệp là người đi vay (cầu vốn) thì chi phí sử dụng vốn chính là lãi suất. Chi phí sử dụng vốn là giá phải trả cho việc huy động và sử dụng vốn, bao gồm chi phí phải trả cho việc sử dụng nợ vay và

nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với nhà tài trợ (cung vốn) thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lợi cần thiết mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào các chứng khoán của công ty. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp sẽ đòi hỏi khi thực hiện một dự án đầu tư mới.

Xét ở góc độ lãi suất là công cụ của chính sách tiền tệ: Lãi suất là một trong những công cụ gián tiếp để điều hành CSTT. NHTƯ thông qua công cụ này để điều khiển mức cung tiền cho nền kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Lãi suất là công cụ linh hoạt, được cân nhắc để sử dụng nhiều nhất. Mặc dù mỗi công cụ có những đặc tính, khả năng tác động đến thị trường theo những cách khác nhau, với mức độ cũng không giống nhau, song cho dù công cụ nào thì tín hiệu cuối cùng của nó sau khi phát ra cũng dẫn đến sự thay đổi về giá dù đó là việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay mua hoặc bán tín phiếu bắt buộc…Có thể nói, trong các loại lãi suất thì lãi suất thị trường liên ngân hàng phát ra tín hiệu phù hợp nhất vì lãi suất này không chỉ chịu sự chi phối của cung cầu vốn mà còn chịu ảnh hưởng của lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ. Lãi suất thị trường liên ngân hàng đặc biệt phát huy tác dụng trong điều kiện khó khăn về thanh khoản của các NHTM. John Taylor- nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng đã đưa ra cách tính lãi suất danh nghĩa phù hợp trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, được gọi là quy tắc Taylor. Quy tắc này sẽ giúp cho NHTƯ xác định được tỷ lệ lãi suất trong ngắn hạn khi các điều kiện kinh tế thay đổi để đạt được hai mục tiêu là ổn định kinh tế trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát trong dài hạn. Để áp dụng quy tắc Taylor, NHTƯ phải xác định một mức lãi suất thực ngắn hạn dựa trên ba yếu tố: lạm phát thực so với lạm phát mục tiêu, chênh lệch giữa sản lượng thực so với sản lượng tiềm năng, mức lãi suất ngắn hạn tại đó nền kinh tế đạt mức toàn dụng. Quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối cao (CSTT thắt chặt) để giảm áp lực lạm phát khi lạm phát cao hơn lạm phát mục tiêu và ngược lại. Quy định tỷ lệ a lớn hơn 0, quy tắc Taylor nói rằng lạm phát tăng 1% đòi hỏi NHTƯ tăng lãi suất danh nghĩa lên hơn 1% ( cụ thế bằng 1+aπ), điều này hàm ý rằng khi lạm phát cao

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 09/04/2022