Trường Ca Viết Về Thời Chống Mỹ Được Sử Dụng


KẾT LUẬN


Truờng ca về thời chống Mỹ trong nền văn học hiện đại Việt Nam là một đóng góp đặc sắc, như một nhánh sông đổ xuôi về biển cả văn học, nếu vắng bóng sẽ làm cho đại dương thiếu đi sự mãnh liệt và dữ dội. Trường ca về thời chống Mỹ đã góp phần tái hiện lịch sử, tái hiện hiện thực về một thời hào hùng chống ngoại xâm. Các nhà thơ với cảm xúc chủ đạo là phản ánh chân thực hiện thực về thời chống Mỹ, nên các trường ca sử thi ra đời trong thời chống Mỹ vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn học đặc sắc. Đó là tài sản quý báu của dân tộc ta, của nền thơ ca hiện đại Việt Nam và nền văn học hiện đại Việt Nam. Nếu nền văn học hiện đại Việt Nam không có mảng thơ ca chống Mỹ - trong đó có sự góp mặt quan trọng của trường ca sử thi - tất yếu bức tranh văn học Việt Nam sẽ thiếu đi sự hoàn chỉnh.

Trường ca sử thi hiện đại xuất hiện bởi cái tâm nhiệt huyết và tài năng sáng tạo của các nhà thơ. Những bức tranh xã hội hiện thực, những tâm tình đầy xúc động của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều thế hệ ở miền Nam, miền Bắc; ở hậu phương, tuyền tuyến; ở đồng bằng, rừng núi; trên mặt đất, dưới lòng đất; ở vùng tạm chiếm, vùng tự do v.v... được phản ánh thật phong phú. Những nhà thơ như: Thu Bồn, Tố Hữu, Giang Nam, Nguyễn Khoa Điềm, Anh Ngọc, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, Nguyễn Đức Mậu... đã sáng tác nhiều trường ca có giá trị phản ánh lịch sử và con người Việt Nam thời chống Mỹ.

Với mục đích khoa học đã đề ra, trong giới hạn của đề tài và khả năng cho phép, chúng tôi cố gắng tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về: “những nhân tố; hệ thống đề tài, sức khái quát hiện thực; sự phức hợp và đa dạng của các thể thơ, đặc điểm đa giọng điệu, không gian sử thi, sự liên tưởng, chất liệu văn học dân gian” trong trường ca về thời chống Mỹ”. Tất cả những nghiên cứu trên đều hướng đến mục tiêu: mở ra nhiều hướng khám phá mới mẻ


về sự phát triển, lý thuyết thể loại và giá trị của Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam và đó là một công việc cấp thiết.

Trước tiên, ở chương 1: “Những nhân tố tạo nên sự xuất hiện của trường ca về thời chống Mỹ”, nghiên cứu ý kiến, nhận định của những nhà nghiên cứu đi trước; kết hợp với ý kiến chủ quan; chúng tôi khẳng định:

- Trường ca sử thi hiện đại xuất hiện theo yêu cầu của thời đại mới, cũng chính là một sự tiếp nối của hình thức thể loại trường ca cổ điển; nhưng tất nhiên, sẽ chuyển tải những nội dung mới và theo một hình thức nghệ thuật mà xã hội đương đại yêu cầu. Sự gắn kết giữa yếu tố thời đại và dân tộc là một nhân tố quan trọng. Từ đó, chúng tôi đi đến kết luận: thời chống Mỹ với những đặc điểm xã hội riêng biệt chính là nhân tố khách quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca sử thi hiện đại. Nếu không có thời đại chống Mỹ sẽ không có thơ ca chống Mỹ và không có trường ca về thời chống Mỹ.

- Vai trò cá nhân nhà thơ: thông qua cách nhìn, cách cảm, tâm thế thời đại và quan niệm nghệ thuật về con người chính là nhân tố chủ quan:

Nhà thơ là người trong cuộc - chứng nhân, thư ký của thời đai chống Mỹ, với cảm xúc chủ đạo là phản ánh hiện thực cuộc chiến bằng cảm hứng ngợi ca, đã ghi lại lịch sử bằng trường ca sử thi hiện đại một cách trân trọng. Nhà thơ trở về từ sau cuộc chiến với những suy tư, trăn trở, dằng xé nội tâm; những nhà thơ lớn lên có sự tiếp cận với các trường ca giá trị khi cuộc chiến đã đi qua cũng viết về thời chống Mỹ bằng sự hồi tưởng, ngưỡng vọng.

Chúng tôi cũng so sánh các thế hệ sáng tác trường ca về thời chống Mỹ để tìm tiếng nói chung về quan điểm: “cái tôi cá nhân cũng là cái ta tập thể - sự gắn kết giữa cá nhân và cộng đồng”, chung giọng ngợi ca trong “dàn đồng ca thời đại”, so sánh điểm khác biệt về tâm thế sáng tác, hoàn cảnh sáng tác... ở hai mốc thời gian: “chiến tranh và hoà bình”. Từ đó rút ra kết luận: dù ở thời điểm nào, trường ca sử thi hiện đại vẫn được sáng tác chủ yếu theo khuynh


hướng hiện thực người trong cuộc có ưu thế góp cho văn học hiện đại những bản trường ca nổi trội hơn.

Trong chương 2 của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu “nội dung chủ yếu của trường ca về thời chống Mỹ” và đúc kết:

- Trường ca về thời chống Mỹ có hệ thống đề tài khá phong phú, chủ yếu là đề tài đất nước, đề tài chiến tranh và người lính. đề tài lãnh tụ. Các đề tài khác được đan cài, hoà quyện trong mảng đề tài lớn mang tính chất nóng bỏng, nhạy cảm về thời cuộc. Về đề tài lãnh tụ: hầu như các trường ca về thời chống Mỹ đều có hình tượng Bác. Về đề tài tình yêu đôi lứa: trường ca thời chống Mỹ vẫn dành đất” cho đề tài này nhưng là tình yêu trong chiến tranh, tình yêu cá nhân sẵn sàng nhường bước cho tình yêu Tổ quốc.

- Vấn đề “sức khái quát hiện thực trong trường ca về thời chống Mỹ” được quan tâm đặc biệt. Có thể nói rằng, các địa danh trong trường ca hầu như đều có thật trên bản đồ Việt Nam. Đa phần là cảnh thật, việc thật, người thật. Hình ảnh “người lính” trong trường ca hầu như đều lấy từ nguyên mẫu của cuộc sống. Họ có khi chính là bản thân nhà thơ, điển hình cho cái tôi thế hệ. Có khi là cái tôi của người lính vô danh mang đậm dấu ấn cá nhân. Từ đó, chúng tôi đã chứng minh rằng trường ca thời chống Mỹ có sức khái quát hiện thực rất cao, rất đa dạng mà thơ ngắn khó có thể đạt tới.

- Nội dung “đặc trưng sử thi, sự gắn kết giữa tính chất sử thi và trữ tình” cũng đã được nghiên cứu cẩn trọng. Nhiều câu thơ tài hoa được chọn đã chứng minh đặc trưng sử thi và sự hoà quyện giữa sử thi với trữ tình của trường ca. Đây cũng là đặc điểm quan trọng khẳng định giá trị trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam khác với các thể loại thơ khác .

Nghiên cứu kỹ chương 3: “Đặc điểm nghệ thuật của trường ca về thời chống Mỹ”, chúng tôi nhận thấy: các nhà thơ đã ra sức tìm tòi và sáng tạo mới để tạo nên sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Những đặc điểm nghệ


thuật nổi bật và khá riêng biệt ở chương này được đánh giá một cách chừng mực; xem như là một sự tổng hợp bước đầu.

- Sự đa dạng và phức hợp về thể thơ: thơ văn xuôi, thơ tự do... được gia tăng trong so với thơ mới, thơ trữ tình. Trường ca sau 1980 sử dụng tổng hợp nhiều thể thơ. Văn xuôi, thể lục bát xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong trường ca chứng tỏ sức lan tỏa của thể thơ này. Việc chọn lựa thể thơ cho trường ca góp phần giúp nhà thơ thể hiện giọng điệu riêng, phong cách riêng. - Giọng điệu nghệ thuật:được nhà thơ sáng tạo từ ngôn ngữ văn học bác học, ngôn ngữ dân gian, khẩu ngữ tự nhiên nên đa giọng điệu. Hình thức thể hiện cũng hết sức phong phú: đối thoại, giọng hỏi, giọng kể biểu hiện, giọng tâm sự giải bày, giọng triết lý chính luận...

- Không gian sử thi nghệ thuật: cảnh ác liệt, dữ dội… là nét chung thường được mô tả dung dị, đậm màu sắc chiến tranh, và đó cũng là không gian thường được xây dựng trong trưòng ca. Chứa đựng trong cảnh là cảm xúc mãnh liệt của cá nhân nhà thơ - cảm xúc chung của cả thế hệ và lan tỏa cả ở thời hậu chiến. Các nhà thơ trẻ sinh sau chiến tranh viết về chiến tranh đã sử dụng khá nhiều chất liệu ngôn ngữ hiện đại để bổ sung sắc thái mới cho trường ca.

- Nghệ thuật liên tưởng đầy sáng tạo, nét thú vị riêng của chất liệu văn học dân gian trong trường ca sử thi hiện đại cũng là những hình thức nghệ thuật quan trọng góp phần giúp cho trường ca về thời chống Mỹ sống mãi. Nét độc đáo trong cách nghĩ, cách thể hiện của nhà thơ khiến tứ thơ lạ mà quen, tài hoa mà không sáo rỗng.

Bên cạnh những thành tựu về thể loại; người viết cũng đã chỉ ra trường ca về thời chống Mỹ có những điểm, những vấn đề tồn tại như: còn nhiều độ dư thừa, đan xen về câu, ý thơ; việc sử dụng ngôn ngữ chưa chọn lọc, lối triết lý nặng nề…Nhiều nhà thơ chưa đủ sức nhưng vẫn muốn thử sức sáng tác trường ca nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng trường ca.


Trên đây là một số kết quả thu được trong quá trình tiếp cận “trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam”. Việc nghiên cứu, khai thác các khía cạnh của luận án không phải dễ dàng vì dung lượng của trường ca sử thi hiện đại khá đồ sộ, đề cập đến nhiều vấn đề khách quan của hiện thực với một hệ thống thi pháp đa dạng. Vì vậy, luận án này ở bước đầu nghiên cứu những nội dung theo mục đích khoa học đã đề ra. Hơn nữa, do hạn chế về khả năng chuyên sâu, thời gian và điều kiện nghiên cứu, chắc chắn luận án còn nhiều chỗ hạn chế khi tiếp cận và giải quyết vấn đề.. Chúng tôi rất cần được sư góp ý, trao đổi của quý thầy cô, các nhà nghiên cứu và quý đồng nghiệp, độc giả để luận án được hoàn chỉnh hơn./.


KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO


Trường ca về thời chống Mỹ thành tựu nhiều nhưng hạn chế cũng không ít: độ dài quá lớn nên khó nhớ, khó thuộc, có sự dư thừa do từ ngữ chêm xen… Việc giảng dạy trường ca như một thể riêng biệt và điều kiện để nghiên cứu trường ca vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, chúng tôi xin kiến nghị:

Nên có sự đầu tư sưu tầm, tổng hợp một bộ sách trường ca sử thi hiện đại để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu trường ca hiện đại dễ dàng hơn vì hiện nay các bản trường ca về thời chống Mỹ có giá trị chưa được tập họp thành tuyển tập.

Chúng tôi mạo muội xin được sự quan tâm chia sẻ và tạo điều kiện của quý cấp, quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn sinh viên để chúng tôi được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn.


THƯ MỤC


A/ TÁC PHẨM


I/ Trường ca viết về thời chống Mỹ được sử dụng

1. Trường ca ra đời từ 1960 đến 1990


[1]

Thu Bồn (1977), Bazan khát, Nxb Thanh Niên. HN.

[2]

Thu Bồn (2000), Bài ca chim Chơ rao, Tuyển tập trường ca Thu Bồn, Nxb

Văn Nghệ Tp HCM.

[3]

Thu Bồn (2000), Quê hương mặt trời vàng, Tuyển tập trường ca, Nxb Văn Nghệ,

Tp HCM..

[4]

Thu Bồn (2000), Vách đá Hồ Chí Minh, Tuyển tập trường ca, Nxb Văn Nghệ, Tp

HCM.

[5]

Lê Đạt (1990), Trường ca Bác, Nxb Thanh Niên, HN.

[6]

Nguyễn Khoa Điềm (1975), Mặt đường khát vọng, Nxb Văn nghệ Giải phóng.

[7]

Trần Mạnh Hảo (1981), Mặt trời trong lòng đất, Nxb Văn nghệ Tp.HCM.

[8]

Trần Mạnh Hảo (1996), Đất nước hình tia chớp, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[9]

Tố Hữu (2001), Ba mươi năm đời ta có Đảng, tập “Bác Hồ - thơ”, Nxb Văn học,

HN..

[10]

Tố Hữu (1975), Nước non nghìn dặm, Nxb Văn học Giải phóng.

[11]

Tố Hữu (1976), Theo chân Bác, Nxb Kim Đồng, HN.

[12]

uyễn Đức Mậu (1980), Trường ca Sư Đoàn, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[13]

Trần Vũ Mai (1978), Trường ca ở làng Phước Hậu, Nxb Tác phẩm mới, HN

[14]

Giang Nam (1969), Người anh hùng Đồng Tháp, Nxb Giải phóng Hà Nội.

[15]

Giang Nam (1998), Ánh chớp đêm giao thừa, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[16]

Anh Ngọc (1995), Sông núi trên vai, Nxb Phụ Nữ, HN.

[17]

Nguyễn Trọng Tạo (1981), Con đường của những vì sao, Nxb Thanh niên, HN.

[18]

Thanh Thảo (1977), Những người đi tới biển, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 24



[19]

Hữu Thỉnh (1979), Đường tới thành phố, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[20]

Hưởng Triều (1972), Hành trình, Nxb Văn nghệ giải phóng Sài gòn.

[21]

Lê Anh Xuân (1981), Nguyễn Văn Trỗi, Nxb Văn học, HN.


2. Trường ca ra đời sau 1990


[1]

Phan Thị Bảo (1999), Mẹ, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[2]

Hoàng Trần Cương (1999), Trầm tích, Nxb Hội Nhà Văn, HN.

[3]

Nguyễn Hưng Hải (2004), Mảnh hồn chim Lạc, Nxb QĐND, HN.

[4]

Vũ Hùng (2005), Trước núi Ngọc Linh, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[5]

Văn Công Hùng (2002), Ngựa trắng bay về, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[6]

Văn Lê (1997), Những cánh đồng dưới lửa, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[7]

Lê Thị Mây (2003), Lửa mùa hong áo, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[8]

Giang Nam (2002), Sông Dinh mùa trăng khuyết, Nxb QĐND, HN.

[9]

Lê Huy Quang (1994), Hồi ức tuổi mười hai, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[10]

.Lê Anh Quốc (2000), Khoảng trời người lính, Nxb QĐND, HN.

[11]

Phạm Thái Quỳnh (2005), Đi trong sen ngát bóng xanh, Nxb TN, HN.

[12]

Trần Anh Thái (1999), Đổ bóng xuống mặt trời, Nxb QĐND, HN.

[13]

Nguyễn Quang Thiều (1994), Những người lính của làng, Nxb QĐND,HN.

[14]

Từ Nguyên Tĩnh (2000), Trường ca Hàm Rồng, Nxb QĐND, HN.


II/ Trường ca viết về thời chống Mỹ (tham khảo)


[1]

Lê Bính (2005) Hát dọc đồng bằng, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[2]

Vũ Bá Cường (1999), Khát gió, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[3]

Phan Đức Chính (2005), Mưa trong đất, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[4]

Nguyễn Việt Chiến (2000),Cỏ trên đất, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[5]

Nguyễn Văn Chương (2003), Làng, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[6]

Lê Anh Dũng (2003), Thưa mẹ phía trăng lên, Nxb QĐND, HN.



[7]

Nguyễn Hưng Hải (2005), Mưa mặt trời, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[8]

Trần Mạnh Hảo (í997), Ba cặp núi và một hòn núi lẻ, Nxb QĐND, HN.

[9]

Trần Mạnh Hảo (2004), Điện Biên Phủ, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[10]

Đặng Hiển (2003), Đất nước trong lớp học, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[11]

Thi Hoàng (1997), Gọi nhau qua vách núi, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[12]

Vũ Trọng Hùng (2005), Ngọn lửa nhỏ, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[13]

Nguyễn Thụy Kha (2000), Gió Tây Nguyên, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[14]

Nguyễn Thụy Kha (2000), Năm tháng và chiều cao, Nxb Thanh niên, HN.

[15]

Tạ Kim Khánh (2005), Về miền thương nhớ, Nxb Hội nhà Văn, HN.

[16]

Trần Vũ Mai (1997), Nàng chim Lạc, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[17]

Nguyễn Thanh Mừng (2005), Khởi hành cùng 39 mùa Xuân, Nxb QĐND, HN.

[18]

Anh Ngọc (1993), Điệp khúc vô danh, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[19]

Vĩnh Nguyên (1999), Nhịp cầu đất nước, Nxb Thuận Hóa.

[20]

Ngô Văn Phú (2000), Màu đỏ ngón tay, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[21]

Ngô Văn Phú (2003), Hà nội tháng mười hai, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN

[22]

Lê Duy Phương (2006), Vinh, Nxb Hội Nhà Văn, HN.

[23]

Y Phương (2000), Chín tháng, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[24]

Lê Huy Quang (2004), Một thời để nhớ, Nxb Văn hóa Thông tin, HN.

[25]

Phan Quế (1999), Tên đất tên làng, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[26]

Phan Quế (2003), Vầng nguyệt thảo, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[27]

Thanh Quế (2003), Người lính đi đầu, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[28]

Nguyễn Hữu Quý (2003), Sinh ở cuối dòng sông, Nxb QĐND,HN.

[29]

Phạm Thái Quỳnh (2000), Những bông hoa mặt trời, Nxb QĐND, HN

[30]

Mai Nam Thắng (2004), Cổ tích làng Cát, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[31]

Trần Thị Thắng (2000), Bà mẹ Quảng Nam, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

[32]

Hữu Thỉnh (1996), Trường ca biển, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023