Một Số Tồn Tại, Vướng Mắc Và Các Nguyên Nhân Cơ Bản

Thêm vào đó, những áp lực trong học tập như sự quá tải của chương trình học, sự lan tràn đến không kiểm soát được của các sách tham khảo, tình trạng phải bị học thêm tại trường gần như kín cả trong tuần đã làm cho tuổi trẻ các em luôn phải lo lắng, căng thẳng. Chính sự quá tải học này đã khiến không ít học sinh có học lực yếu, trung bình một tâm lý nặng nề chán nản học tập dẫn đến trốn học, lêu lổng tìm đến các nơi khác để xả hơi, hết giờ lại về nhà, ngoài sự kiểm soát của gia đình, đặc biệt hiện nay là việc chat, chơi điện tử trên mạng... Do đó, chính những thiếu sót trong điều kiện giáo dục ở nhà trường đã là điều kiện làm tăng quyết tâm lao vào các trò nguy hiểm của nạn đua xe trái phép ở thanh thiếu niên hư hỏng, lêu lổng.

Năm là, nguyên nhân xuất phát từ việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng: Mặc dù Bộ luật hình sự đã xác định hai tội danh trực tiếp liên quan đến hành vi đua xe trái phép là tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206) và tội đua xe trái phép (Điều 207), nhưng các quy định trong việc xác định tội phạm đua xe trái phép còn tỏ ra chưa phù hợp với yêu cầu cấp thiết của việc ngăn chặn tệ nạn này. Do đó, đòi hỏi nhà làm luật phải kịp thời sửa đổi, bổ sung tránh quy định như hiện nay dẫn đến quy định về tội đua xe trái phép được xác định có ba trường hợp sau:

1) Trường hợp thứ nhất, hành vi đua xe trái phép gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác;

2) Trường hợp thứ hai, hành vi đua xe trái phép và người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này và;

3) Trường hợp thứ ba, hành vi đua xe trái phép và đã bị kết án về tội đua xe trái phép, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Ngoài ra, những trường hợp việc xác định tội phạm đua xe trái phép gắn liền với các đặc điểm xấu thuộc về nhân thân người phạm tội, trong các trường hợp cơ bản, tội đua xe trái phép được xây dựng dưới dạng cấu thành vật chất. Đặt trong nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, bên cạnh tội vi

phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, dễ dẫn đến cách hiểu khác nhau xung quanh hình thức lỗi của tội đua xe trái phép, là lỗi cố ý như nhận thức thông thường về hành vi đua xe trái phép, hay lỗi vô ý như ở tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ nói riêng, các tội xâm phạm an toàn công cộng nói chung.

Do đó, điều này cũng đồng nghĩa với việc có xử lý hình sự về tội đua xe trái phép hay không các hành vi đua xe trái phép ở mức độ nghiêm trọng (được đánh giá bằng tác động tới an toàn, trật tự công cộng) những chưa gây thiệt hại cụ thể về sức khoẻ, tài sản và người đua xe cũng không có các đặc điểm xấu về nhân thân.

2.2.4. Một số tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân cơ bản

Nạn đua xe trái phép hiện nay vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, việc tụ tập cổ vũ đua xe, đua xe trái phép tại những thành phố không ngừng gia tăng. Mặc dù mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 thay thế Nghị định 146/2007/NĐ-CP, theo đó hành vi đua xe, tụ tập, cổ vũ đua xe đều bị xử lý theo hướng tăng nặng hình phạt hành chính nhưng tình trạng đua xe trái phép vẫn không hề giảm thậm chí còn có dấu hiệu tăng lên, ngoài những địa điểm được coi là điểm nóng về tệ nạn này hiện nay còn xuất hiện thêm một số tụ điểm khác mà chủ yếu là trên những tuyến phố mới mở, mật độ người tham gia giao thông cao. Trong khi đó, Bộ luật hình sự năm 1999 tại Điều 207 có quy định về tội đua xe trái phép nhưng số vụ án và số bị cáo bị xét xử về tội này là rất ít. Ngay cả trong quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự cũng tỏ rõ sự bất cập do Bộ luật ban hành trong thời gian đã lâu, trong lần sửa đổi gần đây nhất (2009) lại không đề cập chỉnh sửa đối với tội danh này nên vẫn còn những bất cập. Từ đó, chứng tỏ rằng luật vẫn chưa theo kịp với cuộc sống, vẫn có những bất cập để những đối tượng lợi dụng vào đó để vi phạm. Sau đây là những điểm tồn tại khiến cho tình trạng đua xe trái phép diễn biến ngày càng xấu đi:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thứ nhất, hoạt động xử phạt hành chính đối với hành vi đua xe trái phép trong thời gian qua còn bộc lộ một số tồn tại một số điểm bất hợp lý và cần khắc phục, cụ thể: Hoạt động xử phạt hành chính đối với hành vi đua xe trái phép và tổ chức đua xe trái phép còn xảy ra tình trạng "mất cân đối một cách hợp lý" so với hoạt động xử lý hình sự. Hầu hết những vụ đua xe trái phép và đối tượng đua xe trái phép đều chỉ bị xử phạt hành chính, tỷ lệ chuyển sang xử lý hình sự là rất nhỏ.

Ví dụ: Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - Công an Thành phố Hồ Chí Minh, đầu năm 2010 đến cuối tháng 9/2010, các đơn vị thuộc cơ quan này đã phát hiện, giải tán gần 240 nhóm tụ tập có biểu hiện lạng lách, điều khiển xe gắn máy với tốc độ cao, qua đó đã lập biên bản xử lý gần 2.600 trường hợp vi phạm. Ngoài ra, qua công tác tuần tra kiểm tra hành chính các thanh thiếu niên tụ tập vào ban đêm, lực lượng Cảnh sát giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh "đã phát hiện, xử lý hành chính 10.000 trường hợp, tạm giữ hơn 1.700 phương tiện xe máy các loại" [36]. Tuy nhiên, số vụ bị xử lý hình sự về tội đua xe trái phép trong cùng thời điểm trên địa bàn thành phố là rất ít, chỉ có 2 vụ.

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 11

Nguyên nhân của thực trạng này là do: Một là, điều kiện để xử lý vi phạm hành chính thuận lợi hơn xử lý vi phạm hình sự vì theo quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự về tội đua xe trái phép thì người đua xe chỉ chịu trách nhiệm truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong ba trường hợp sau: 1) Đã gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác; 2) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi đua xe trái phép; 3) Đã bị kết án về tội đua xe trái phép chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Hai là, có một bộ phận không nhỏ đối tượng tham gia đua xe trái phép là những người dưới 16 tuổi (chiếm từ 8- 10%), do vậy họ chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự về loại tội mà họ thực hiện. Do vậy, người nào đua xe trái phép nhưng chưa gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác, chưa bị xử phạt hành chính về hành vi đua

xe trái phép và cũng chưa bị kết án về tội này thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, hoạt động xử phạt hành chính đối với hành vi đua xe trái phép không mang lại hiệu quả, tình trạng tái phạm của những đối tượng vi phạm là rất lớn. Thực tiễn xử phạt hành chính tội đua xe trái phép trong những năm gần đây cho thấy hầu hết các đối tượng vi phạm đều bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền (chiếm đến 96%) [75], còn hình phạt cảnh cáo chỉ chiếm khoảng 4%. Ngoài ra, việc xử lý về hình sự các đối tượng có hành vi hò hét, cổ vũ khích lệ các đối tượng đua xe trái phép trong đoàn đua, hoặc tụ tập hai bên đường, đứng xem reo hò, gây huyên náo đường phố có dấu hiệu của hành vi: Gây rối trật tự công cộng là cần thiết. Tuy nhiên, hình thức xử lý cũng chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính các đối tượng trên mà không kèm theo hình phạt bổ sung hoặc các biện pháp xử phạt hành chính khác là chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng thiếu tính răn đe, coi thường pháp luật.

Ví dụ: Ngày 07/3/2007, tại trụ sở Toà án nhân dân quận Cầu Giấy xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 34/2007/HSST ngày 09/02/2007 đối với các bị cáo: Nguyễn Anh Quân, 1985, Đồng Đa, Hà Nội; Nguyễn Trung Sơn, 1989 (17 tuổi 2 tháng 16 ngày), Hai Bà Trưng, Hà Nội; Nguyễn Tiến Thành, 1984, Hoàng Mai, Hà Nội.

Các bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy truy tố về hành vi phạm tội như sau: Khoảng 22h ngày 21/10/2006, Nguyễn Trung Sơn đi xe máy Wave màu đỏ - đen, BKS: 29V3-4529 đèo Hoàng Hiệp, xe do Hiệp mượn của chị gái là Hoàng Thị Thu Hiền. Nguyễn Anh Quân đi xe máy Wave RS mầu đỏ, BKS: 29U7-7224, đăng ký tên ông Luân (Bố của Quân). Nguyễn Tiến Thành đi xe Wave mầu đỏ BKS: 29U5-9648 của Trần Trọng Tuyên và đèo Tuyên, đi chơi uống nước cùng bạn ở các điểm khác nhau, sau đó cùng đi về khu vực đài phun nước bờ hồ Hoàn Kiếm chơi. Tại đây các đối tượng gặp

một tốp khoảng 20 chiếc xe máy tập trung thành đoàn đi về hướng đường Trần Duy Hưng - Khu đô thị Trung Yên - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội. Quân, Sơn, Thành biết là có đua xe nên đã đi theo để tham gia đua.

Khi tới khu vực đô thị Trung Yên là khoảng 1h ngày 22/10/2006 Sơn bảo Hiệp xuống xe, Thành bảo Tuyên xuống xe để đứng ngoài xem và cổ vũ cùng rất nhiều các đối tượng khác. Quân, Sơn, Thành tham gia cùng một tốp đua gồm 6 chiếc xe máy chạy tốc độ 70km/h - 80km/h, theo hình vòng tròn trong khu đô thị Trung Yên gầm rú ga, lạng lách, đánh võng. Trước sự cổ vũ hò hét của các đối tượng tụ tập ven đường. Khi Quân, Sơn, Thành cùng một số đối tượng đua được 03 vòng đến khoảng 1h30’’ sáng cùng ngày thì bị lực lượng Công an phường Trung Hoà phục kích bắt giữ và thu giữ được ba xe máy trên trực tiếp tham gia đua xe. Còn các đối tượng đua xe khác chạy thoát (không xác định được lai lịch, địa chỉ).

Ngoài ra, còn bắt giữ được một số đối tượng khác đứng trên vỉa hè xem, hò hét, cổ vũ đua xe gồm: Trần Trọng Tuyên, Phạm Công Thức đi xe máy Dream II, BKS: 29K8 - 9151 mượn của Bố là ông Lượng, Đỗ Trung Hiếu đi xe Wave BKS: 29V- 4529 mượn của bố là ông Giao, Nguyễn Hoàng Hà đi cùng xe với Hiếu, Nguyễn Vũ Anh Đức đi xe Wave BKS: 29V5-8072 cùng hai bạn gái khác, xe Đức mượn của anh Cường. Cơ quan Công an thu giữ xe của Đức, Thức, Hiếu và đã trả xe cho chủ sở hữu nhận.

Tại cơ quan điều tra Quân, Thành, Sơn khai nhận: Thứ bẩy hàng tuần thường các đối tượng đua xe máy tập trung ở bờ hồ rồi đi về các nơi để đua. Tối ngày 21 tháng 10 năm 2006, các bị cáo đến bờ hồ xem và đi cùng về khu đô thị Trung Yên rồi đua xe. Không biết ai là người khởi xướng trước, đua xe không có cá cược gì. Mục đích của đua xe là xem ai "chơi đẹp" và nổi tiếng.

Đối với các đối tượng: Trần Trọng Tuyên, Phạm Công Thức, Đỗ Trung Hiếu, Nguyễn Hoàng Hà, Hoàng Hiệp, Nguyễn Vũ Anh Đức tụ tập lúc

đêm khuya, hò hét cổ vũ cho việc đua xe tại khu vực dân cư có dấu hiệu của hành vi: Gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, xét tính chất mức độ vi phạm có mức độ, nhân thân chưa có tiền án, tiền sự, nên Công an quận Cầu Giấy đã xử phạt hành chính đối với các đối tượng trên.

Hai bị cáo Nguyễn Trung Sơn, Nguyễn Tiến Thành điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe, Công an quận Cầu Giấy đã xử phạt hành chính về hành vi này.

Đối với 03 chiếc xe tham gia đua và bị thu giữ: xe BKS: 29U7 - 7224 đăng ký tên ông Nguyễn Huy Lân, xe BKS: 29V3 - 4592 đăng ký tên Hoàng Thị Thu Hiền, xe BKS: 29U5 - 9648 đăng ký tên Trần Trọng Tuyên, đều có lời khai cho mượn xe và không biết việc đua xe, có yêu cầu nhận lại xe. Hiện lưu giữ tại thi hành án Cầu Giấy. Tại bản cáo trạng số 21 ngày 19/01/2007, Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy truy tố Nguyễn Anh Quân, Nguyễn Trung Sơn, Nguyễn Tiến Thành về tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự. Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, không những gây mất trật tự an ninh tại địa bàn quận Cầu Giấy mà còn làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của khu đô thị mới đông dân cư, bởi lẽ các bị cáo đua xe vào lúc nửa đêm. Tại thời điểm các bị cáo đua xe ở khu vực này tiếp giáp gần trục đường Trần Duy Hưng đến trung tâm hội nghị Quốc gia - nơi chuẩn bị diễn ra Hội nghị APEC do Nhà nước đăng cai, tổ chức. Tòa án đã xử phạt: Nguyễn Anh Quân 9 tháng tù nhưng do hưởng án treo; Nguyễn Tiến Thành 9 tháng tù nhưng do hưởng án treo và Nguyễn Trung Sơn 6 tháng tù nhưng do hưởng án treo.

Trong đó, theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 1/10/2002 thì thuật ngữ "xử phạt hành chính" không chỉ bao gồm 2 hình phạt chính là phạt tiền và cảnh cáo mà còn bao gồm hàng loạt các hình thức phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật,

phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, (ngoài ra với người nước ngoài còn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt trục xuất nếu vi phạm hành chính). Có năm biện pháp khắc phục hậu quả là:

1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại; Các biện pháp khác do Chính phủ quy định;

2) Năm biện pháp xử lý hành chính khác là: Giáo dục tại xã, phường; Đưa vào trường giáo dưỡng; Đưa vào cơ sở giáo dục; Đưa vào cơ sở chữa bệnh; Quản chế hành chính;

3) Tám biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính là; Tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Khám người; Khám phương tiện vận tải đồ vật; Tạm giữ người; Tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Bảo lãnh hành chính; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn. Đối chiếu những quy định pháp luật trên vào trong thực tiễn xét xử chúng tôi thấy; Dường như hình phạt bổ sung thường được áp dụng nhiều trong đó hình thức tức quyền sử dụng giấy phép lái xe chiếm 73%, hình thức tịch thu phương tiện vi phạm chiếm 98%. Tuy nhiên mặc dù bị xử phạt nặng nhưng hành vi đua xe vẫn tiếp tục gia tăng và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Lý giải nguyên nhân của thực trạng này là do cơ quan có thẩm quyền thường "chỉ thích" áp dụng hình thức phạt tiền và tịch thu tang vật vi phạm mà không mấy

quan tâm đến các biện pháp xử phạt hành chính khác và các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính.

Hai là, còn có sự nhầm lẫn giữa tội gây rối trật tự công cộng với tội đua xe trái phép.

Ví dụ: Bản án hình sự sơ thẩm số 111/HSST ngày 10/12/2001 của Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội: Rạng sáng 30/8/2000, sau khi các địa điểm vui chơi giải trí phục vụ nhân dân vui chuẩn bị đón Quốc khánh 2-9 ngừng hoạt động, trên một số tuyến phố chính như Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ; xung quanh hồ Hoàn Kiếm, khu vực Nhà hát Lớn và một số tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm xuất hiện nhiều tốp thanh niên điều khiển xe máy tụ tập thành đoàn, chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Các đối tượng quá khích còn hò hét, rú ga ầm ĩ gây huyên náo đường phố, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự thành phố, hai tốp tham gia đua xe máy gồm 9 đối tượng đã gây tan nạn làm anh Nguyễn Hồng Sơn (1967) bị chết và hư hỏng tài sản là hai chiếc xe máy Dream II của một đối tượng và chiếc xe 125-RS... của anh Sơn. Còn 8 đối tượng tham gia đua xe bị bắt bao gồm: Dương Anh Tuấn (1991); Nguyễn Thành Quân (1988); Nguyễn Thùy Dương (1991); Dương Văn Thức (1992); Nguyễn Minh Quân (1991); Nguyễn Tiến Hoàng (1986); Đinh Tiến Dũng (1991) và Nguyễn Tuấn Anh (1992). Khi xét xử, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm lại căn cứ vào Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành để hướng dẫn xử lý các hành vi đua xe trái phép, cụ thể là mục 2 vấn đề định tội danh có liên quan đến hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng như sau: "a) Mọi trường hợp đua xe trái phép có từ 2 xe tham gia trở lên đều bị coi là hành vi gây rối trật tự công cộng và người đua xe trái phép phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng" [5]. Tuy nhiên, trong vụ án này, các bị cáo đã có hành vi đua xe trái phép nhưng khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023