Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 1

TRƯỜNG TÂY SÀI GÒN  GIÁO TRÌNH MÔN TRIỆU CHỨNG Y HỌC CỔ TRUYỀN 1TRƯỜNG TÂY SÀI GÒN




GIÁO TRÌNH MÔN

TRIỆU CHỨNG Y HỌC CỔ TRUYỀN




Lưu hành nội bộ

TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU


Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 1

MÔN TRIỆU CHỨNG HỌC YHCT


Biên soạn: BS.CKII.Huỳnh Tấn Vũ


NĂM 2017 LƯU HÀNH NỘI BỘ

Mục lục

BÀI 1: CHỨNG TÝ 1

BÀI 2: TRÚNG PHONG 6

BÀI 3: KHÁI THẤU 14

BÀI 4: ĐÀM ẨM 21

BÀI 5: HÁO SUYỄN 23

BÀI 6: ĐẦU THỐNG 27

BÀI 7: HUYỄN VỰNG 34

BÀI 8: TÂM QUÝ CHÍNH XUNG 37

BÀI 9: ẨU THỔ 40

BÀI 10: TÁO KẾT 46

BÀI 11: TIẾT TẢ 50

BÀI 12: LỴ TẬT 54

BÀI 13 PHÚC THỐNG 58

BÀI 14 VỊ QUẢN THỐNG 62

BÀI 15: HOÀNG ĐẢN 67

BÀI 16: CỔ TRƯỚNG 71

BÀI 17 THỦY THŨNG 75

BÀI 18 LUNG BẾ 82

BÀI 19 YÊU THỐNG 86

BÀI 20 TỌA CỐT PHONG 89

BÀI 21 NUY CHỨNG 93

BÀI 22 KHẨU NHÃN OA TÀ 97

BÀI 23 TIÊU KHÁT 100

BÀI 24 HƯ LAO 105

BÀI 25 PHÁT NHIỆT 116

BÀI 26 THẤT MIÊN 123

BÀI 27 KHÁI LƯỢC VỀ BỆNH LÝ NHÃN KHOA VÀ KINH NGHIỆM CHỮA TRỊ THEO YHCT 126

BÀI 28 NHĨ KHOA 139

BÀI 29 TỴ KHOA 149

BÀI 30 HẦU KHOA 159

BÀI 31 BỆNH RĂNG MIỆNG 172

BÀI 32 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHỤ KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN 176

BÀI 33 NGOẠI CẢM LỤC DÂM 187

BÀI 34 NGOẠI CẢM THƯƠNG HÀN 196

BÀI 35 NGOẠI CẢM ÔN BỆNH 206

BÀI 36 BỆNH CHỨNG TINH – KHÍ – HUYẾT – TÂN DỊCH 215

BÀI 37 BỆNH CHỨNG TẠNG PHỦ 224

BÀI 38 BỆNH CHỨNG TẠNG PHỦ CAN – ĐỜM 234

BÀI 39 BỆNH CHỨNG TỲ - VỊ 241

BÀI 40 BỆNH CHỨNG PHẾ - ĐẠI TRƯỜNG 246

BÀI 41 BỆNH CHỨNG TẠNG THẬN – BÀNG QUANG 249

BÀI 1: CHỨNG TÝ


Mục tiêu:

Sau khi học xong sinh viên phải:

1. Nêu được định nghĩa chứng tý

2. Liệt kê đươc các cách phân loại chứng tý và ý nghĩa của nó.

3. Nêu được nguyên nhân và bệnh sinh chứng tý.

4. Mô tả được triệu chứng của 2 bệnh cảnh chính và 4 bệnh cảnh tà khí trội của biểu hện chứng tý.

5. Mô tả được pháp trị và tên các bài thuốc tương ứng điều trị cho 6 bệnh cảnh lâm sàng nêu trên.

6. Liệt kê được các bài thuốc và công thức huyệt châm cứu dùng trong điều trị chứng tý.

7. Phân tích được cách cấu tạo các bài thuốc.


I. ĐẠI CƯƠNG

Tý đồng âm với bí, tức bế tắc lại không thông.

Tý vừa được dùng để diễn tả biểu hiện của bệnh như là tình trạng đau, tê, mỏi, nặng, sưng, nhức, buốt... ở da thịt, khớp xương; vừa được dùng để diễn tả tình trạng bệnh sinh là sự vận hành bế tắc không thông của khí huyết kinh lạc.

Chứng tý là bệnh do 3 thứ khí Phong – Hàn – Thấp cùng phối hợp xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra đau, sưng, nặng, mỏi ở cơ nhục khớp xương.

Chứng Tý, có nhiều cách phân loại bệnh như:

- Tam tý do 3 thứ khí Phong – Hàn – Thấp gây bệnh, thùy thuộc vào biểu hiện khí nào trội hơn sẽ mang tên 3 loại bệnh tý như: Phong khí trội hơn có tên là Phong tý hay Hành tý, Hàn khí trội hơn có tên là Hàn tý hay Thống tý, Thấp khí trội hơn có tên là Thấp tý tay trước tý. Bệnh lý do Phong Hàn Thấp khi gặp lạnh thì Cấp, gặp nóng thì Hoãn.

- Ngũ tý: cũng do 3 thứ khí Phong – Hàn – Thấp gây bệnh tùy thuộc xâm nhập vào mù nào sẽ có xu hướng gây bệnh phần cơ thể tương ứng gây ra 5 loại bệnh tý như: Mùa xuân chủ Cân, sinh bệnh mùa này gọi là Cân tý, mùa Hạ Mạch tý, Mùa Trưởng hạ Nhục tý, Mùa thu Bì tý, Mùa Đông Cốt tý. Nếu bộ phận cơ thể trên đã biểu hiện bệnh nhưng chưa khỏi tiếp sau đó lại cảm Phong – Hàn – Thấp lần thứ hai gọi là Trùng cảm hoặc cảm phải Phục tà (tà khí ẩn nấp sẵn bên trong do nhiễm từ lâu mà chưa phát bệnh) làm tổn thương đến Tạng bên trong tương ứng sinh ra bệnh chứng: Nếu cân tý không khỏi lại cảm phải phục tà, hoặc cảm tà khí Phong Hàn Thấp lần nữa thì sẽ vào Can gây nên bệnh gọi là Can tý, và cũng như thế thành Tâm tý, Tỳ tý, PHế tý và Thận tý.

- Theo sách Nội kinh tố vấn: Chứng tý là một trong những chứng nan trị bởi vì trời có 6 thứ khí, mà chứng tý lại do cả 3 thứ khí hợp lại gây bệnh, theo các thuộc tính của 3 thứ khí là Phong thì đi nhanh – Hàn thì vào sâu – Thấp thì ướt đẫm và ứ đọng khi phối hợp lại cùng gây bệnh sẽ gây nên bệnh cảnh phức tạp.

- Kỳ Bá trong sách Tố Vấn tiên lượng rằng khi bị bệnh Tý mà:

+ Tà khí còn ở ngoài bì phu thì bệnh còn nhẹ, dễ phát tán thuộc phần dễ trị

+ Tà khí vào khoảng gân xương, không còn ngoài bì phu cũng chưa vào nội tạng thuộc phần khó trị

+ Tà khí xâm nhập vào nội tạng làm cho tạng khí suy kiệt thuộc phần bất trị.

(chứng Tý phạm thẳng vào tạng sẽ chết, nếu lưu niên ở gân xương thì lâu khỏi, nếu chỉ ở khoảng bì phu thì chóng khỏi).

- Trong điều trị, theo Hải Thượng Lãn Ông: Chữa Phong nên bổ Huyết, chữa Hàn nên bổ Hỏa, chữa Thấp nên kiện Tỳ, tuy dùng thuốc trị Phong thấp nhưng cần dùng bổ khí huyết để khống chế bệnh tà không vào 2 kinh Can Thận, bổ nguồn gốc của Tinh Huyết để tác dụng đến gân xương vì bệnh có bên trong hư mà gây nên.


II. NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH SINH:

A. Nguyên nhân:

Do 3 thứ khí Phong – Hàn – Thấp cùng phối hợp xâm nhập gây bệnh.

Do chính khí hư suy, vệ khí yếu, hoặc do có bệnh sẵn gây Khí Huyết hư, hoặc tuổi già thiên quý suy ảnh hưởng làm cho Can Thận hư. Hai nguyên nhân phối hợp nhau gây bệnh.

B. Bệnh sinh:

Nhóm ngoại cảm đơn thuần do 3 thứ khí Phong, Hàn, Thấp lẫn lội dồn đến thừa cơ Vệ khí yếu xâm nhập vào cơ thể. Các tà khí này bị tắc lưu lại ở cơ nhục kinh lạc gây sưng, đau, nhức, tê buồn, nặng, mỏi ở một vùng cơ thể hay các khớp xương.

Nhóm ngoại cảm phối hợp với Nội thương gây bệnh:

- Cơ thể đã sẵn có nguyên khí suy yếu, hoặc sãn KHí huyết hự do mắc bện đã lâu hoặc tuổi già có Can Thận hư suy. Ba thứ khí xâm nhạp vào làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc trở không thông, tà khí lưu lại, ở Cân – Cốt – Bì phu làm sưng, đau, nhức, tê, mỏi, lưu niên. Hoặc là Phong Hàn Thấp tà nhiễm đã lâu uất lại hóa nhiệt nay lại nhiễm Phong Hàn Thấp đồng thời gặp nguyên khí hư yếu mà sinh bệnh.

- Ngoài ra điều kiện thuận lợi để 3 tà khí xâm nhập gây bệnh cho cả 2 nhóm trên là sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, ngâm tẩm thường xuyên dưới nước, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc mệt nhọc lại bị mưa rét thường xuyên.


III. CÁC BỆNH LÂM SÀNG:

Tuy có nhiều cách phân loại tên bệnh như trên mô tả, nhưng trên thực té để dễ dàng trong việc điều trị có cách phân bệnh cảnh lâm sàng có biểu hiện Tý chứng như sạu:

A. Phong hàn thấp tý:

14. Triệu chứng:

Chân tay mình mẩy thân thể đau nhức

Đau nhức nhiều các khớp xương cổ tay-chân, bàn ngón tay chân, khuỷu, gối

Các khớp không sưng nóng đỏ

Vận động thường gây đau tăng hơn.

Sợ gió, sợ lạnh, trời lạnh sưng đau tăng.

Lưỡi thay đổi không rõ.

Mạch Huyền nếu đau nhiều, hoặc Khẩn nếu lạnh nhiều nhưng không sác.

Khi có Phong khí thắng ngoài các triệu chứng trên có thêm:

- Sợ gió

- Nổi mẩn ngứa

- Đau di chuyển, chạy từ chỗ này sang chỗ khác.

Khi có Hàn khí thắng:

- Sợ lạnh, gặp nóng thì dễ chịu

- Đau tại chỗ cố định

- ấn tay vào da thịt thấy lạnh.

- Rêu lưỡi trắng. Mạch Huyền khẩn hoặc nhu khẩn

- Bệnh nhân có cảm giác lạnh buốt trong xương

Khi có Thấp khí trội

- Thân thể nặng nề, tê bì

- Đau khớp tại chỗ nặng nề, cố định, bắp thịt như trì nặng xuống, co rút lại, vận động khó khăn.

- Lưỡi rêu trắng dính. Mạch nhu hoãn.

15. Pháp trị: Khu phong tán hàn trừ thấp, Thông kinh hoạt lạc.

B. Phong thấp nhiệt tý:

1. Triệu chứng:

Da thịt nóng có những vùng đỏ bầm. Sốt, khát nước, bồn chồn

Một hoặc nhiều khớp xương sưng đỏ nóng đau

ấn, sờ vào đau nhiều không chịu được.

Vận động đau tăng nhiều. Gặp lạnh hoặc mát thấy dễ chịu

Môi miệng lở, nét nẻ. Rêu lưỡi vàng. Mạch hoạt sác.

2. Pháp trị: Thanh nhiệt, giải độc, sơ phong thông lạc.


IV. ĐIỀU TRỊ:

A. Phong hàn thấp tý:

Phép điều trị là Khu phong tán hàn trừ thấp, Thông kinh hoạt lạc:

Châm cứu: châm các huyệt tại khớp sưng, các áp thống điểm hoặc tại huyệt lân cận. oàn thân: hợp cốc, phong môn, phong trì, huyết hải, túc tam lý, cách du

Phương dược:

- Bài thuốc: Quyên tý thang (y học tâm ngộ): Khương hoạt, phòng phong, khương hoàng, tang chi, xuyên khung, đương quy, xích thược, hoàng kỳ, cam thảo.Phân tích bài thuốc: khương hoạt, phòng phong để khu phong thấp, khương hoàng để phá khí ứ thông kinh lạc. Tang chi để khu phong tán hàn hóa thấp thông lạc. Đương quy, xuyên khung, xích thược để dưỡng huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc, Hoàng kỳ cố vệ, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Hợp lại có tác dụng ích khí hòa doanh, khu phong thắng thấp, thông kinh hoạt lạc.

- Bài thuốc PT5: lá lốt, mắc cỡ, quế chi, thiên niên kiện, cỏ xước, thổ phục linh, sài đất, hà thủ ô, thục địa.

- Bài thuốc xuất xứ từ Thuốc nam châm cứu của Viện đông y Hà Nội; Bs.Nguyễn Thị Trương và GS. Bùi Chí Hiếu nghiên cứu, sau đó PGS.Bs.Nguyễn Thị Bay nghiên cứu tiếp tục thay đổi một số vị và tỷ lệ thành phần còn như hiện nay, qua nghiên cứu bài thuốc có tác dụng Khu phong, tán hàn, trừ thấp, bổ hư.

Nếu phong thắng: dùng bài Quyên tý thang tăng thêm Phòng phong, Khương hoạt để tăng tác dụng khu phong. Hoặc dùng bài thuốc PT5 gia thêm Cà gai leo, tăng liều Lá lốt, Mắc cỡ. Hoặc dùng bài thuốc riêng như Phòng phong thang (Lưu Hà Gian): phòng phong, cát căn, khương hoạt, tần giao, quế chi, đương quy, hạnh nhân, gừng, xích linh, cam thảo. sao thuốc với rợu trước khi sắc uống, và uống cách xa bữa ăn.

Nếu hàn thắng: ưu tiên tán hàn, khu phong trừ thấp là hỗ trợ và thông kinh hoạt lạc: Dùng bài thuốc Quyên tý thang gia thêm Chế xuyên ô để tăng tán hàn. Hoặc dùng bài thuốc PT5 tăng thêm liều Quế chi, Thiên niên kiện, gia quế nhục để tăng tác dụng tán hàn.

- Hoặc dùng bài Ngũ tích tán (Cục phương) gia giảm: bạch chỉ, ma hoàng, xuyên khung, can khương, nhục quế, thương truật, hậu phác, trần bì, bán hạ, phục linh, đương quy, xuyên khung, xích thược, cát căn, cam thảo.

Giải thích: ma hoàng, bạch chỉ để phát hãn giải biểu, can khương nhục quế để ôn lý trừ hàn, thương truật hậu phác để lý khí hóa đờm, đương quy xuyên khung xích thược để hoạt huyết chỉ thống, cát căn để điều hòa khí cơ, cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

- Châm cứu: cứu quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao. Châm bổ: ôn châm các huyệt tại chỗ và lân cận khớp đau.

Nếu thắng thấp: trừ thấp là chính, khu phong tán hàn là phụ, hành khí hoạt hyết thông kinh hoạt lạc.

- Dùng thuốc: Quyên tý thang tăng thêm thương truật, bạch truật hoặc gia thêm vị PHòng kỷ 12g, ý dĩ 12g để tăng thêm tác dụng trừ thấp.

- Hoặc dùng bài PT5 tăng thêm cỏ xước, thổ phục linh, gia thêm vị PHòng kỷ để tăng tác dụng trừ thấp.

- Hoặc bài Ý dĩ nhân thang gia giảm gồm: ý dĩ, thương truật, ma hoàng, ô dược, quế chi, huỳnh kỳ, khương hoạt, cam thảo, độc hoạt, đảng sâm, phòng phong.

- Châm cứu:

Tại chỗ: các huyệt quanh khớp đau và lân cận.

Toàn thân: túc tam lý, tam âm giao, tỳ du, thái khê, huyết hải.

Nếu phong hàn thấp tý kiêm khí huyết đều hư dùng phép trị: Ích can thận, khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

- Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh (bị cấp thiên kim Yếu phương): độc hoạt, ngưu tất, phòng phong, đỗ trọng, tang ký sinh, quế chi, tế tân, thục địa, tần giao, bạch thược, đương quy, đảng sâm, phục linh, hoàng kỳ, cam thảo.

- Tam tý thang (Phụ nhân lương phương): tục đoạn, đỗ trọng, phòng phong, quế, tế tân, nhân sâm, bạch linh, đương quy, bạch thược, hoàng kỳ, ngưu tất, tần giao, sinh địa, xuyên khung độc hoạt, cam thảo.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 06/09/2024