Giải Phẫu Họng: Họng Là Ngã Tư Thông Giữa Mũi, Thanh Quản, Miệng Và Thực Quản.

Phong và Nhit tà khi gây bnh còn có nhng đc đim: Sgió, st, đàm vàng, lưỡi đ, mũi đc và khô.

Phương pháp điều trị là Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đờm.

B. Tỳ thấp nhiệt:

Nguyên nhân:do cảm nhiễm thấp nhiệt qua đường mũi, da, lông hoặc ăn uống.

Bnh sinh ngoài tính cht ca th(nhit) tà là làm hao khí tn, hao tân dch và thp tà làm trtrhot đng ca khí đưa đến ngăn trhot đng công năng ca tỳ vvà làm hao tn tân dch ca v.

Phương pháp điu trlà Thanh nhit li thp.

C. Đàm nhiệt:

Nguyên nhân là do ngoại cảm Phong, Hàn, thấp tà; trong khi cơ thể có tổn thương tạng phủ phối hợp sinh ra đờm thấp biểu hiện cụ thể các chứng trạng:

Mũi bị tắc nghẹt, nằm đầu thấp không thở được.

Chất mũi nhiều, màu trắng đục, hoặc xanh hoặc vàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Nặng đầu, váng vất

Có thể có sốt hoặc không

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 21

Lưỡi bẩn, rêu dày

Mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa đàm.

D. Khí hư:

Do Phế khí và Vệ khí hư không khống chế được ngoại tà phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc xâm nhập mà gây bệnh làm tạng phủ càng hư tổn,mắc bệnh kéo dài nguyên khí càng bị hao tổn thêm.

Toàn thân scó sc da trng bch, choáng váng, ù tai, hi hp, đon hơi, thường hay ra mhôi, tiếng nói nh, sc yếu, có thst, nhc đu….

Lúc mi phát nga mũi, ngt mũi, chy nước mũi vàng; lâu dn lmũi nght nhưng táo khô, nếu khí hư nhiu không km ni huyết dch, khiến huyết không theo kinh mà chy ra ngoài gây chng tnuc…

Phương pháp điu trlà Ích khí gai biu cho giai đon đàu, Ích khí cbiu cho giai đon sau.


V. Điều trị:

Điều trị bệnh chứng tỵ khoa có thể áp dụng thuốc dùng cục bộ tại mũi, hoặc dùng thuốc có tác dụng toàn thân. Nguyên tắc điều trị chung:

Nếu phế khí không thông thì phải tuyên thông phế khí

Chảy nước mũi trong do phong hàn phạm phế phải phát tán phong hàn

Chảy nước mũi vàng đục do phong nhiệt phạm phế thì phải phát tán phong nhiệt.

Nước mũi có mủ, mùi hôi do nhiệt độc ở phế thì phải giải độc.

Nếu mũi sưng đỏ loét đau do nhiệt hỏa ở phế hư thì phải thanh phế tiết nhiệt.

Qua kinh nghiệm của các ý gia có nêu một số phương thuốc trị bệnh lý mũi xoang hiệu quả như sau:

- Bài 1: đng sâm 12g; di m15g; bch trut 12g; thương nhĩ t10g; vân linh 12g; tân di 10g; xuyên khung 10g; bch đu khu 3g.

- Bài 2: hoàng kỳ 15g, tiết xương b10g, bch trut 12g;thương nhĩ t10g; phòng phong 12g; khsâm 12g; bch ch12g; bàn lan căn 15g; cam tho 3g.

- Sc ung ngày 1 thang.

- Bài 3: ké đu nga sao tánnh, ung vi nước nóng 12g/ngày trchng cam mũi

trem ra nước mũi hôi thi cngày không dt.

- Bài 4: tong, tán nh, mi ln ung 1g vi chút tượu tt trchng tđinh, tnc.

- Bài 5: lá hòe 1 nm, nước 1 bát, sc còn phân na, ri bthêm 3 chành, mt nm đu sli đun sôi, ungnóng sau khi ăn, trmũi tc không thông.

BÀI 30 HẦU KHOA


I. Đại cương:

Hầu là một trong ngũ quan

Trong bệnh lý ngũ quan, khi mô tả về hầu khoa cac tài liệu kinh điển thường đề cập đến các loại bệnh lý gọi là Hầu – Họng.

Hầu quan: chỉ vùng miệng và vùng hầu họng bao gồm yết hầu, Amiđan, lưỡi gà và gốc lưỡi, là thông đạo của không khí và thức ăn, và cũng là vùng rào cản chống ngoại tà xâm nhập gây bệnh.

Ngay từ thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh đã viết: “Họng là cửa ngõ của cơ thể, đường vào ra của hơi thở, cửa len xuống của đồ ăn. Nó làm then máy cho toàn thân, làm cửa ngõ cho vào các tạng, nên nếu nó bị bế tắc thì việc bế tắc chỉ trong gang tấc...”.

Hiện nay YHHĐ quan niệm Họng là ngã tư của đường ăn và thở, giữ hai chức năng quan trọng là nuốt và thở, ngoài ra nó còn có vai trò trong phát âm, nghe và vị giác.


II. Giải phẫu sinh lý:

A. Theo YHCT:

Yết hầu là cái cửa để thở và ăn uống, mà thở và ăn uống là 2 chức năng sinh lý trọng yếu của cơ thể, giúp cơ thể tồn tại, phát triển và khỏe mạnh. Thiên Ưu tuệ sách Linh khu mô tả “Họg là đường của đồ ăn uống, Hầu là chỗ của khí đi lên đi xuông, hội yểm là cái cửa của tiếng nói...” Có thể thấy được người xưa nhận thức về Yết hầu bao gồm: Họng, Hầu, và Hội yểm, gọi chung 3 bộ phận này trong nghiên cứu về sinh lý và bệnh lý là Hầu khoa.

Hầu ở phía trước, Họng ở phía sau.

Hầu là do xương sụn kết thành, tiếp liền ở trên đầu chót khí quản, công năng của nó là thông suốt hơi thở.

Họng là do một thứ thịt mềm kết thành, tiếp liền ở trên đầu chót thực quản, công năng của nó là để nuốt đồ ăn uống. Trên họng có một miếng thịt nhỏ thọng xuôi, gọi là lưỡi gà (thuyền ung), và cũng gọi là đế đinh.

Màng mỏng trên họng gọi là Hội yểm, khi đồ ăn uống đi qua Yết hầu, tất nhiên lưỡi ấn lên hàm trên, thì Hội yểm đóng kín họng trở lại, không cho đồ ăn uống đi vào hầu.

Theo hệ thống kinh mạch, thì yết hầu cũng là chỗ xung yếu của các kinh vào ra, những kinh Thủ thái âm, Thủ thái dương, Túc thái âm, Túc thiếu âm, Túc quyết âm, Túc dương minh, Nhâm mạch đều có đi qua chỗ ấy cho nên bệnh của yết hầu cũng là phản ảnh bệnh của các kinh, chẳng những ảnh hưởng đến sự hô hấp và ăn uống, đồng thời còn ảnh hưởng đến cả toàn thân.

B. Theo YHHĐ:

1. Giải phẫu họng: họng là ngã tư thông giữa mũi, thanh quản, miệng và thực quản.

a. Hình thể ngoài và liên quan:

Họng là một ống cơ màng, đi qua từ nền sọ đến ngang mức đốt sống cổ VI, dài 15cm, trên rộng (4- 5cm) và dưới hẹp (2cm).

Là trung tâm của ngã tư: nối liền với hốc mũi ở phía trên, với buồng miệng ở phía trước, với thanh quản và thực quản ở phía dưới, phía sau tương ứng với cột sống cổ, hai bên là các cơ và bó mạch thần kinh cổ.

b. Hình thể trong: họng chia làm 3 phần.

- Họng mũi (hay vòm mũi họng): ở cao nhất, lấp sau màn hầu, ở sau dưới của hai lỗ mũi sau. Thành sau hong mũi hợp với thành bên hàm làm thành hình vòm, trên nóc vòm có tổ chức gọi sùi gọi là tuyến hạnh nhân họng (V.A), do vị trí của nó, khi tuyến này bị viêm (ở trẻ em) có thể gây nên triệu chứng khó thở. Hai thành bên có loa vòi Eustache có tuyến hạnh nhân vòi, khi tuyến này bị viêm có thể gây nen viêm tai giữa và ù tai. Phía dưới của họng – mũi được mở thông với họng – miệng và có màn họng phân cách.

- Họng – miệng: phía trên thông với họng – mũi phía dưới thông với họng – thanh quản, phía trước thông với khoang miệng và được màn hầu phân cách.

Thành sau họng miệng liên tiếp với thành sau họng mũi và bao gồm các lớp niêm mạc, cân và các cơ khít họng. Tương ứng vị trí đốt sống I, II, III.

Hai thành bên có amiđan họng hay amiđan khẩu cái nằm trong hốc amiđan. Hốc này được tạo bởi trụ trước và trụ sau, đólà các màng niêm mạc và cơ mỏng. Bao amiđan phân cách với thành bên họng bởi lớp vỏ xốp dễ bóc tách. Bao để hở mặt trong và dưới gọi là mặt tự do của amiđan, mặt này nằm phía trong họng.

- Họng thanh quản (hay hạ họng):

Đi từ ngang tầm xương móng xuống đến miệng thực quản, có hình như một cái phễu, miệng to mở thông với họng miệng, đáy phễu là miệng thực quản.

Thành sau liên tiếp với thành sau họng miện, tương ứng với đốt sống cổ IV, V, VI. Thành trước phía trên là đáy lưỡi, dưới là sụn thanh nhiệt và hai sụn phễu của thanh quản.

Thành bên như một máng hẹp dần từ trên xuống dưới. Nếu phễu – thanh nhiệt của thanh quản hợp với thành bên họng tạo nên máng họng – thanh quản hay xoang lê.

2. Chức năng sinh lý họng:

Họng giữ hai chức năng quan trọng là nuốt và thở, ngoài ra nó còn có vai trò trong phát âm, nghe và vị giác.

a. Nuốt: Sau khi thức ăn đã được nhai, nhào trộn ở miệng sẽ được đẩy vào họng để thực hiện quá trình nuốt: đưa thức ăn xuống thực quản.

Khi viên thức ăn qua eo họng – miệng:

- Lưỡi nhô lên cao sát hàm ếch làm thức ăn không trở lại miệng được.

- Màn hầu được kéo lên trên, hai trụ sau amiđan co lại để đóng kín đường lên mũi.

- Thanh quản nhô lên cao, nắp than thiệt đậy thanh quản lại, đồng thời thanh môn khép làm cho thức ăn không lọt được vào đường thở.

- Họng – miệng và họng – thanh quản được kéo lên để hứng viên thức ăn, các cơ họng khít họng co lại để đẩy nó xuống miệng thực quản.

- Đồng thời miệng thực quản mở ra để nhận viên thức ăn.

Động tác nuót là một phản xạ do hành não điều khiển, trái với nuốt thì ở miệng lại phụ thuộc vào ý muốn (nghĩa là có thể dừng lại được). Thì nuốt ở họng đã bắt đầu thì không thể dừng lại được, nếu cố cưỡng lại sẽ gây ho, thức ăn di lạc sang đường thở.

b. Thở:

Họng là ống nối đẻ không khí đi từ mũi xuống thanh quản.

Bình thường khi hít vào hay thở ra đường mũi, màn hầu sẽ buông thõng xuống để mở thông họng

– miệng với họng – mũi cho không khí đi qua đường họng- miệng.

Nên nhớ là ở trẻ sơ sinh chưa hình thành phản xạ thở bù đường miệng nên khi mũi bị tắc sẽ đưa tới tình trạng thiếu dưỡng khí nặng, ngạt thở.

Ở trẻ nhỏ khi đang há miệng để thở, nếu cho ăn hay uống có thể gây sặc, dị vật đường thở.

c. Phát âm:

Ngoài vai trò là cùng cộng hưởng trong phát âm, cùng với miệng và mũi, họng làm hoàn chỉnh các âm sắc và âm điệu của tiếng nói.

Hoạt động của họng cùng với miệng, môi giữ vai trò quan trọng phát ra các nguyên nhân. Màn hầu và họng mũi giữ vai trò căn bản phát ra các nguyên âm nổ.

Các tổn thương ở họng làm thay đổi rõ rệt giọng nói: các ápxe viêm tấy họng làm nói không rõ tiếng, lúng búng (ngậm hột thị); các u ở họng mũi gây giọng mũi kín; liệt màn hầu gây ra giọng mũi hở…

d. Nghe:

Vòi Eustache nối liền họng – mũi với thùng tai, miệng dưới của vòi ở họng mũi được mở ra nhờ các cơ bao màn hầu co lại khi nuốt.

Vòi Eustache có vai trò quan trọng trong chức năng nghe, nó đảm bảo thông khí để tạo nên sự cân bằng áp lực giữa bên ngoài vào trong thùng tai để màng tai rung động, tiếp nhận được âm thanh.

Do đó trung bình sau 5-10 phút lại có phản xạ nuốt nước bọt (ngay cả khi ngủ) để mở vòi, đưa không khí lên xuống thùng tai. Các tổn thương ở họng – mũi gây tắc vòi Eustache sẽ đưa tới nghe kém truyền âm thanh.

e. Nếm – vị giác:

Dựa trên cảm nhận của các chất chính: Ngọt (đường), mặn (muối), chua và đắng. Các vị khác là pha trộn giữa các cảm giác trên.

Cảm nhận vị giác hay nếm chủ yếu ở lưỡi nhưng niem mạch miệng, họng cũng tham gia một phần như ở niêm mạc má, vòm khẩu cái, trụ trước của amiđan, thành sau họng và miệng thực quản. các nhung mao của tế bào vị goác ở đây phải ngập trong nước bọt hay dịch khác thì mới có được cảm nhận vị giác.

Cảm nhận vị giác ngoại vi được đảm bảo bởi các dây thần kinh là:

- Dây thừng nhĩ phân nhánh từ dây thần kinh mặt (VII)

- Dây thần kinh lưỡi, là nhánh của dây thần kinh tam thoa (V)

- Dây thần kinh lưỡi họng (IX), dây phế vị (X). phân vùng thần kinh vị giác ở miệng, họng hiện chưa được xác định rõ, nhưng khái quát là:

Nửa trước lưỡi chi phối bởi dây thừng nhĩ

Đáy lưỡi và các thành của miệng, họng chi phối bởi thần kinh lưỡi – họng

Buồng hàm chi phối bởi thần kinh khẩu cái

Có khả năng là thanh thiệt, hạ họng, đáy lưỡi sâu dược chi phối bởi dây thần kinh phế vị. Nhiều yếu tố tác động đến vị giác như:

- Thay đổi lượng hay chất của nước bọt, dịch vị

- Động tác nuốt

- Khứu giác.

C. Nguyên nhân – bệnh sinh:

Thiên Ưu Khuế Vô Ngôn: “Hầu là chỗ của khí lên xuống, họng là đường của đồ ăn thức uống”. về tên gọi của bộ phận trong hầu họng tuy có khác về danh từ nhưng cùng quan niệm giống nhau về chức năng so với danh từ y học hiện đại.

Hầu là nơi mà các kinh Phế, Tiểu trường, Tỳ, Thận, Can, Vị và Nhâm mạch qua lại do đó bệnh lý của nó sẽ ảnh hưởng đến toàn thân.

Nguyên nhân gây bệnh co yết hầu chia làm 3 nhóm:

- Cảm phải tà khí Phong Hàn, Táo Nhiệt, Chướng khí và Dịch độc.

- Âm hư thủy kém, hư hỏa bốc lên.

- Thường ăn các loại thức ăn kích thích, nóng như chiên, xào, đốt nướng, hút thuốc lá, uống rượu gây tích nhiệt ở Vị kinh.

Các y gia xưa gọi tên các biểu hiện chứng trạng và sinh bệnh như sau:

1. Hầu ấm: khàn hoặc mất giọng do bệnh ở thanh quản.

2. Hầu cam: một trạng thái bệnh do phong nhiệt làm tổn thương phế âm, họng không được dinh dưỡng, hoặc họng bị nhiệt tà xâm nhập từ kinh vị hoặc do Thận âm hư, Tướng hỏa thượng viêm có triệu chứng đau loét ở vùng hầu họng, niêm mạc phủ một lớp trắng xạm, chung quanh có đường viền đỏ cứng kèm theo miệng hôi, khó nuốt…

3. Hầu dưỡng: ngứa họng phần lớn do âm hư hỏa vượng, yết hầu ít được nuôi dưỡng, hoặc do Vị hỏa phạm phế, thường gặp như là biểu hiện triệu chứng của một bệnh khác ở họng như Viêm niêm mạc họng, Loét họng ….

4. Hầu đinh: đinh nhọt mọc ở 2 bên hoặc ở vùng hầy họng, phần lớn là do phế vị nhiệt xông lên kết với đàm nhiệt, hóa hỏa sinh ra hỏa độc gây bệnh.

5. Hầu gian hội lạn: Loét ở hầu họng, phần lớn do âm hư hỏa bốc lên kết tụ ở hầu họng hoặc do phế vị uất nhiệt xông lên hầu họng.

6. Hầu nga: còn gọi là nhũ nga, là bệnh viêm amiđan, do phong nhiệt tà kết tại vùng hầu họng, hoặc do hư nhiệt bốc lên, hoặc do khí huyết ứ trệ sinh bệnh. Biểu hiện nhẹ thì phát sốt, ớn lạnh, ăn nuốt khó, họng ráo lưỡi khô, nặng gáy thì hàm nổi hạch. Có khi trên amiđan gây lở loét gọi là Lạn hầu nga do ngoại cảm phong nhiệt tà hoặc hư hỏa bốc lên hoặc do khí huyết uất kết mà thành. Nếu bệnh kéo dài mãn tính, amiđan sưng to rồi không kịp xẹp lại nữa thì gọi là Thạch nga.

7. Hầu phong: chỉ nhiều loại bệnh cấp tính ở hầu họng, có triệu chứng hầu họng sưng đau, nước miếng chảy nhiều, khó thở hoặc ngạt thở đối với trường hợp nặng, bệnh do sự tích tụ nhiệt trong cơ thể, rồi cảm nhiễm thêm phong tà mà thành bệnh.

8. Hầu trung thủy kê thanh: Tiếng kêu trong họng lúc lên cơn suyễn, tiếng khí đi qua chỗ nghẽn có đàm như tiếng gà nước kêu.

9. Hầu tý: là chứng có biểu hiện đau sưng họng kèm với triệu chứng khó nuốt với mức độ khác nhau: Vùng lưỡi gà sưng đỏ gọi là Huyễn ung, màng mỏng trên hầu (Hội yểm) sưng đỏ đau… thường do cảm phong nhiệt hoặc do âm hư.

10. Hầu ung: là áp-xe yết hầu, phần lớn là do rối loạn chức năng của 6 phủ, khí huyết không điều hòa sinh ra nhiệt dộc tích tụ ở hầu họng làm mủ gây nên họng sưng nóng đỏ đau kèm theo sốt cao sợ lạnh và các triệu chứng như tắc họng ; gồm có các loại ápxe quanh amiđan, ápxe thành sau họng….

11. Hầu sa: hầu họng phù nệ, nổi ban đỏ trong họng, khó nuốt. người phát sốt kèm sợ lạnh, khát nước, rêu lưỡi vàng dày, rìa lưỡi và chót lưỡi đỏ thẫm nổi gai. Kế đó là các ban đỏ ở họng lở loét, hơi thở hôi thối. khắp mình mọc đầy các nốt đơn độc. nguyên nhân là cảm phải dịch lệ (khí) hoặc táo nhiệt mà sinh ra (tương đương với bệnh Scarlatine – Sốt tinh hồng nhiệt).

12. Bạch hầu: hai bên hầu họng xuất hiện những nốt trắng hoặc nhữngmảng sắc xám bẩn, dần dần lan ra vít lấp cả vùng hầu họng. màng này rất khó tách ra khỏi niêm mạc hầu họng. nếu bệnh diễn tiến nặng hầu họng sẽ sinh lở loét làm khàn tiếng, nghẹt mũi, ăn uống vào thì sặc ra, khó thở. Bệnh nhân có thể chết vì ngẹt thở. Nguyên nhân do cảm phải dịch độc và lệ khí.

13. Tỏa hầu độc: trước tai nổi hạch sưng đau, sau đó là hầu họng sưng đau, ăn uống khó khăn. Do Tâm, Tiểu trường tích nhiệt lại cảm phải phong hàn tà.

14. Khẩu a sang: nứt nẻ hoặc lở loét 1 hay 2 bên khóe miệng do Tỳ Vị tích nhiệt.

15. Nga khẩu sang (Tuyết khẩu): trong miệng và trên lưỡi mọc những lớp trắng làm miệng lưới lở đau có khi kèm sốt vật vã (tương đương đẹn, tưa lưỡi). do Tâm Tỳ tích nhiệt hay gặp ở trẻ sơ sinh.

16. Mai hạch khí: trong họng không có triệu chứng gì hết mà cảm thấy như có vật gì cản trở gây nghẹt làm khó thở, khó nuốt, mửa không ra, nuốt không vào hay gặp ở phụ nữ do tình chí uất kết, Can khí nghịch làm đàm kết mà sinh ra.


III. Các biểu hiện rối loạn của Hầu khoa:

Theo chức năng sinh lý của vùng hầu họng, khi có bệnh, sẽ có các biểu hiện rối loạn:

1. Đau họng: là biểu hiện thường gặp nhất trong bệnh lý vùng hầu họng, từ mức độ nhẹ chỉ gây cảm giác khó chịu đến mức độ nặng, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt. nó thường đi kèm theo các chứng khác như Khó nuốt, Ho, Sốt, Khó thở….

Nguyên nhân gây đau họng cụ thể tại họng như: Viêm amiđan cấp, nhưng cũng có thể do nguyên nhân ngoài họng phức tạp khó xác định như loạn cảm họng.

2. Rối loạn về nuốt:

- Nuốt đau:

với chất lỏng thường do Viêm họng cấp.

với chất đặc rõ hơn thường do áp xe, viêm tấy, loét ở họng.

đau nhói ở cuối thì nuốt thường do viêm phù nề sụn phễu, sụn thanh nhiệt.

- Nuốt sặc:

Với chất lỏng, sặc lên mũi là do liệt màn hầu, u họng mũi.

Sặc vào thanh khí quản là liệt, phù nề sụn thanh thiệt.

- Nuốt vướng

Do amiđan quá phát, phù nề sụn phễu, u vùng họng

Kèm nuốt đau cần nghĩ tới dị vật, áp xe amiđan, áp xe thành sauhọng.

- Nuốt nghẹn: Do liệt họng, u vùng họng, hạ họng, sẹo rúm ở họng…

3. Rối loạn về vị giác:

- Gỉam vi giác: do ngưỡng vị giác tăng, gặp trong bệnh nhân đang dùng xạ trị, quang tuyến trị liệu, giảm vị tuổi già.

- Tăng vị giác: do ngưỡng vị giác giảm, gặp trong viêm thần kinh họng, hoặc do nấm họng.

- Mất vị giác: có thể một phần do tổn thương thần kinh thừng nhĩ, hay toàn phần do tổn thương nhiễm độc.

- Loạn vị giác: cảm nhận vị giác lẫn lộn, thay đổi với 4 loại vị chính, thường gặp sau nhiễm độc siêu vi, hoặc khó chịu với cả vị ngọt gặp trong xơ cứng màng.

- ảo vị: cảm nhận vị giác không thật, không đúng với thực chất của vị, luôn có cảm giác với một vị, thường gặp do nhiễm độc, bệnh tâm thần, tổn thương hệ thần kinh trung ương…


IV. Chẩn đoán bệnh chứng hầu khoa:

Chẩn đoán bệnh hầu khoa, đối với chứng trạng của toàn thân, thì cũng giống như bệnh nội khoa, là vận dụng tức chẩn bát cương mà phân tích. Ở đây chỉ là phân tích chứng trạng cục bộ, nhưng khi lâm sàng cần phải kết hợp lẫn nhau với chứng trạng toàn thân, mới có thể biện chứng luận trị được.

A. Biện hàn nhiệt hư thực.

Bệnh thuộc thực nhiệt thì sưng đỏ, lồi lên cao, càng sưng càng căng, sắc đỏ tươi hoặc đỏ thắm, kèm đau nhức không ngớt. ngoài ra lại có thêm các triệu chứng như phát nóng, phiền khát, đại tiện bế kết, đờm dãi sinh sôi mạnh, hơi thở hôi thối, rìa và đầu lưỡi đỏ thẫm, giứa trắng cuống vàng dày, mạch huyền mà sác.

Thuộc về chứng hư hàn, thì không sưng, nếu sưng cũng không quá lắm lan man mà không thu gọn, sắc phần nhiều nhợt màu phấn, mà không tươi sáng, khi đau lặng, lưỡi gà thòng xuống, đầu họng trên lưỡi khô ráo không có tân dịch, không có chứng lượng đờm dãi trào nghẹn, tuy quanh ven và đầu lưỡi đỏ hồng mà rêu trắng trơn, mạch phần nhiều vi tế hoặc trầm nhược, đại tiểu tiện như thường.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 06/09/2024