b. Pháp trị: Hành ứ tán kết, thanh lợi thủy đạo.
c. Phương dược:
Trích từ thuốc nam châm cứu: Mã đề, Râu mèo, Tô mộc, Rễ cỏ tranh, Rễ cỏ xước, Mộc thông.
Ý nghĩa: Tô mộc, Rễ cỏ xước để hành ứ tán kết; Rễ cỏ tranh, Râu mèo, Mộc thông để thanh lợi thủy đạo.
d. Phương huyệt:
Châm tả các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Tam âm giao, Huyết hải.
E. Thận dương suy tổn:
a. Triệu chứng:
Tiểu không thông, hoặc sức tống nước tiểu ra yéu
Mặt trắng bệch, thần khí kém tinh
Lưng gối mỏi yếu
Lưỡi nhợt nhạt
Mạch trầm trì.
b. Pháp trị: Ôn dương ích khí, bổ thận thông khiếu:
c. Phương dược:
Bài thuốc kinh nghiệm: Cao ban long, Nhục quế, Mã đề, Cỏ xước.
Ý nghĩa: cao ban long, cỏ xuóc, nhục quế để ôn thận sinh khí; mã đề để thông tiểu tiện.
d. Phương dược:
Tế sinh thận khí hoàn (tế sinh phương) gia vị: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, phục linh, trạch tả, phụ tử, nhục quế, ngưu tất, xa tiền tử. gia thêm: nhân sâm, nhung phiến, dâm dương hoắc.
Ý nghĩa: Thục địa để bổ thận âm, sơn thù, hoài sơn bổ can tỳ; Quế, Phụ để ôn bổ thận dương; Xa tiền, Ngưu tất để lợi thủy; Nhân sâm, Nhung, Dâm dương hoắc để ôn bổ hạ nguyên.
e. Phương huyệt:
Cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Thận du, Trung cực, Tam âm giao.
BÀI 19 YÊU THỐNG
I. Đại cương:
Yêu: vùng lưng, theo từ điển Đông y học cổ truyền thì tính từ đốt xương sống thứ 12 xuống đến điểm tiếp giáp hai mỏm xương hông gọi là yêu.
Thống: đau, bao gồm tất cả mọi loại đau do khí trệ, huyết ứ, khí uất, hàn ngưng, huyết hư v.v…. Thống mang ý nghĩa khí đi kèm với tên vị trí bệnh như: Yêu thống là đau ngang vùng thắt lưng.
Đau thắt lưng có thể đau ở một hoặc hai bên thắt lưng. Vì thắt lưng là phủ của thạn nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với Thận. Tuệ Tĩnh viết: “Đau lưng là bệnh ở thận”. (Nam dược thần hiệu).
II. Nguyên nhân bệnh sinh:
1. Cảm phải ngoại tà (phong, hàn, thấp) do ở chỗ lạnh, ẩm, hoặc dầm mưa, hoặc bị hàn thấp khi làm việc ra mồ hôi. Những nguyên nhân này làm cho kinh mạch bị trở ngại, khí huyết vận hành không thông thoát, tắc trở gây nên. Kim quỹ yếu lược viết: “Lao động ra mồ hôi, cả áo và người đều bị lạnh ướt, dần dần bị đau lưng” (Thân lao hàn xuất, y lý lãnh thấp cửu cửu đắc chí).
2. Chấn thương, bị đánh ngã ứ máu, hoặc tư thế không thích hợp gây tổn thương và làm cho cơ co lại, làm cho khí huyết vận hành không thông sướng, khí trệ huyết ứ, mạch lạc bị tắc không thông.
3. Lao lực quá độ, người hư yếu vì bệnh lâu, làm cho thận tinh suy không nuôi tốt kinh mạch gây nên.
III. Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị:
A. Đau thắt lưng do hàn thấp:
a. Triệu chứng:
Đau lưng xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa hoặc ẩm thấp, hoặc khi làm việc ra mồ hôi cảm nhiễm vào.
Đau nhiều, không cúi – ngửa được, ho và trở mình cũng đau, nằm yên cũng đau.
Gặp thời tiết âm u, ẩm thấp, lạnh hoặc mưa đau tăng
Ấn vào các cơ sống lưng đau co cứng.
Rêu lưỡi trắng dầy
Tiểu bình thường, ăn uống bình thường.
Mạch huyền.
b. Phép trị: Khu phong tán hàn trừ thấp ôn kinh lạc.
c. Phương thuốc:
Thận trước thang (Kim quỹ yếu lược): Cam thảo, Can kương, Bạch truật, Phục linh.
Ý nghĩa: Can khương để ôn trung y khu hàn, Bạch truật, Cam thảo, Phục linh để kiện tỳ trừ thấp. Phương này chủ yếu dùng cho đau thắt lưng do thấp. Nếu kết quả kém dùng Độc hoạt ký sinh thang.
Phương thuốc: Độc hoạt ký sinh thang (Bị cấp thiên kim yếu phương): Độc hoạt, Tang ký sinh, tần giao, phòng phong, tế tân, đương quy, thược dược, xuyên khung, địa hoàng, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm, phục linh, cam thảo, quế tâm.
Ý nghĩa: Độc hoạt, tế tân, phòng phong, quế tâm, tần giao, phục linh để tán hàn trừ thấp; đương quy, thược dược, xuyên khung, địa hoàng để hoạt huyết thông lạc chỉ đau; cam thảo, nhân sâm để bổ khí. Tang ký sinh, đỗ trọng, ngưu tất để ích thận dưỡng cân khỏe lưng gối.
d. Châm cứu: Châm tả áp thống điểm vùng đau. Châm huyệtỦy trung, Dương lăng tuyền đổi bên theo vùng đau.
e. Xoa bóp:
Dùng các thủ thuật Day, ấn, lăn trên vùng cơ bị co cứng. day ấn huyệt Côn lôn.
B. Đau thắt lưng do huyết ứ:
a. Triệu chứng:
Đau dữ dội, cố định một chỗ sau khi khiêng vác nặng lệch người sang hoặc sau một động tác làm thay đổi tư thế đột ngột.
Nhẹ thì vận động cúi ngửa khó khăn, nặng thì không động đậy đi lại được, không cho ấn vào chỗ đau.
b. Phép trị: hành khí, hoạt huyết hóa ứ, thư cân hoạt lạc.
c. Phương thuốc:
Tứ vật thang. Gia thêm: Đào nhân, Xuyên sơn giáp, Diên hồ sách, Đại hoàng.
Phương thuốc: Thân thống trục ứ thang (Y lâm cải thác): Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Cam thảo, Xuyên khung, Ngưu tất, Ngũ linh chi, Hương phụ, Địa long, Tần giao, Khương hoạt, Một dược.
Ý nghĩa: Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Ngũ linh chi, Một dược để hoạt huyết hóa ứ. Hợp với Hương phụ, Xuyên khung, Địa long, Ngưu tất để lý khí thông lạc chỉ đau. Khương hoạt, Tần giao có thể thêm Độc hoạt, Ngũ linh chi để tăng tác dụng tán hàn chỉ đau.
Thuốc dùng ngoài: rượu xoa bóp (Thuốc nam châm cứu bệnh về khớp): Huyết giác, Đại hồi, Địa liền, Quế chi, Hoa chổi xể, Lá thông, Thiên niên kiện, Ô đầu.
Chú ý: chỉ dùng để xoa bóp, không dùng để uống.
d. Không dùng thuốc:
Dùng muối rang chườm nóng tại chỗ.
Lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá đại tướng quân… sao rượu đắp ấm tại chỗ.
Châm cứu tả ào áp thống điểm
C. Đau thắt lưng do thận hư:
a. Triệu chứng:
Thắt lưng đau ê ẩm, chân yếu, lúc mệt bệnh tăng, nằm thì giảm.
Nếu thận dương hư là chính, có thêm chân tay lạnh, mặt sắc trứng, bụng dưới câu cấp, lưỡi nhạt, mạch tế sác.
b. Phép trị:
Với thận dương hư là chính: Bổ thận trợ dương
- Phương thuốc: Viên thận dương hư (Thuốc nam châm cứu): Sừng hươu, thục địa, ba kích, củ mài, tiểu hồi, quế, phụ tử.
- Phương thuốc: Hữu quy hoàn (Cảnh nhạc toàn thư): Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Kỷ tử, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Phụ tử, Nhục quế, Đương quy, Lộc giác giao.
- Ý nghĩa: Quế, Phụ, Lộc giao để ôn bổ thận dương điền tinh tủy; Thục, sơn dược, sơn thù, thỏ ty tử, kỷ tử, đỗ trọng để tư âm ích thận, dưỡng can bổ ty; Đương quy để bổ huyết dưỡng can.
Với thận âm hư là chính: Bổ thận tư âm.
- Phương thuốc: Viên thận âm hư (thuốc nam châm cứu): Thục địa, Yếu rùa, Sừng nai, Củ mài, Quả tơ hồng, Thạch hộc, Tỳ giải.
- Phương thuốc : Tả quy hoàn (Cảnh nhạc toàn thư): Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Kỷ tử, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Lộc giác giao, Quy bản giáo. Có thể gia thêm Tục đoạn, đỗ trọng.
- Ý nghĩa: Thục, Thạch hôc để tư bổ chân âm vị âm, Kỷ tử để minh mục ích tinh. Sơn thù để sáp tinh liễm hãn, quy lộc để tư âm bổ dương thông nhâm đốc, ích tinh tủy; thỏ ty tử, tục đoạn, ngưu tất, đỗ trọng để khỏe lưng gối cân cốt. sơn dược tư ích tỳ thận. tỳ giải để trừ thấp.
c. Châm cứu:
Thận du, Đại trường du, Mệnh môn, Chí thất, Bát liêu.
d. Xoa bóp
Vùng thắt lưng, động viên người bệnh vận động nhẹ nhàng.
BÀI 20 TỌA CỐT PHONG
I. Đại cương:
Tọa cốt phong tương ứng với đau thần kinh tọa trong YHHĐ. Đau dây thần kinh tọa là một chứng bện do nhiều nguyên nhân cơ năng và thực thể gây ra: nhiễm trùng, nhiễm độc (đái đường, nhiễm độc chì), lạnh, thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm, khối u …
Đau dây thần kinh tọa được miêu tả trong phạm vi chứng thấp tý của YHCT. Cần chẩn đoán nguyên nhân bằng các phương tiện của YHHĐ. Cần chẩn đoán nguyên nhân bằng các phương pháp chữa bệnh YHCT tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng đau thần kinh tọa; do nguyên nhân cơ nưang phục hồi tốt; do nguyên nhân thực thể kết quả ít, cần phải gửi các chuyên khoa để chữa (lao, lồi đĩa đệm, khối u).
Sau đây xin giới thiệu các trường hợp đau dây thần kinh tọa do một số nguyên nhân khác nhau mà phương pháp chữa bệnh của YHCT thu được kết quả tốt.
II. Nguyên nhân:
Theo YHCT, hội chứng đau dây thần kinh tọa đã được mô tả trong những bệnh danh tọa điến phong, tọa cốt phong. Phong trong hội chứng bệnh lý này nhằm mô tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau.
Một cách tổng quát, do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh là đau nên hội chứng đau dây thần kinh tọa có thể được tìm hiểu thêm trong phạm trù của chứng tý hoặc thống (tùy theo nguyên nhân gây bệnh).
Nguyên nhân gây bệnh:
Ngoại nhân: thường là phong hàn, phong nhiệt, hoặc thấp nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào các kinh bàng quang và đởm.
Bất nội ngoại nhân: những chấn thương (vi chấn thương) ở cột sống (đĩa đệm) làm huyết ứ lại ở 2 kinh trên.
Những nguyên nhân này làm cho khí huyết của 2 kinh (bàng quang và đởm) bị cản trở hoặc bị tắc lại, gây nên đau (không thông thì đau). Tùy theo bản chất của nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện của đau sẽ khác nhau.
Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của can và thận.
Sơ đồ nguyên nhân và cơ chế bệnh đau thần kinh tọa
III. Thể bệnh:
Y học cổ truyền chia đau thần kinh tọa làm 2 thể lâm sàng chủ yếu
A. Thể cấp: Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí huyết ứ trệ
Đặc điểm lâm sàng:
Đau:
- Đau lưng sau xuống chân dọc theo dây thần kinh toạ.
- Đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi cúi gập cổ đột ngột.
- Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên gi−ờng cứng.
- Giảm đau với chườm nóng.
- Rêu lưỡi trắng, mạch phù (nếu do phong hàn).
- Lưỡi có thể có điểm ứ huyết (nếu do khí huyết ứ trệ).
Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5) hoặc ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1). − Khám lâm sàng:
- Triệu chứng ở cột sống:
Cơlưng phản ứng co cứng.
Cột sống mất đường cong sinh lý.
- Triệu chứng đau rễ: dấu hiệu Lasègue (+); Bonnet (+); Néri N (+).
- Để xác định chính xác rễ nào bị xâm phạm: cần khám phản xạ, cảm giác, vận động, dinh dưỡng theo bảng sau:
Phản xạ gân xương | Cảm giác | Vận động | Teo cơ | |
L5 | Phản xạ gân gót bình thường | Giảm hoặc mất phía ngón cái | Không đi được bằng gót chân | Nhóm cơ căng chân trước – ngoài, cơ cẳng chân, cơ gan bàn chân. |
S1 | Phản xạ gân gót giảm | Giảm hoặc mát phía ngón ut | Không đi được bằng mũi bàn chân |
Có thể bạn quan tâm!
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 9
- Thấp Thịnh Dương Suy (Hoàng Đản Do Hàn Thấp)
- Phong Thủy Tác Động Lẫn Nhau Tại Phế:
- Cân Nuy: Thấp Nhiệt Bám Vào Cân Cốt Thành Nuy.
- Hồi Hộp Mất Ngủ Do Âm Hư Tân Dịch Tổn Thương
- Vị Âm Hư: Thường Là Giai Đoạn Sau Của Bệnh Nhiệt
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Rễ
B. Thể mạn: Thể phong hàn thấp: can thận âm hư.
Đây là loại thường gặp trong đau dây thần kinh tọa do các bất thường cột sống thắt lưng cũng như thoái hóa các khớp nhỏ cột sống, các dị tật bẩm sinh.
Đặc điểm lâm sàng: Bệnh kéo dài, đau âm ỉ với những đợt đau tăng, chườm nóng hoặc nằm nghỉ dễ chịu: thường đau 2 bên hoặc nhiều rễ. Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi, mạch nhu hoãn hoặc trầm nhược.
IV. Điều trị:
A. Thể cấp: (Giai đoạn cấp và các đợt cấp của các thể mạn tính)
Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí huyết ứ trệ: Nằm yên trên giường cứng, kê một gối nhỏ dưới khoeo chân cho đầu gối hơi gập lại, tránh hoặc hạn chế mọi di chuyển.
Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu:
- Công thức huyệt: áp thống điểm (thường là các giáp tích L4-L5, L5S1), Hoàn khiêu, Ủy trung; Kinh cốt, Đại chung (nếu đau dọc rễ S1); Khâu khư, Lãi câu (nếu đau dọc rễ L5).
- Kỹ thuật: kích thích kim mạnh, có thể sử dụng điện châm kết hợp với cứu nóng. Thời gian lưu kim cho 1 lần châm là 5 - 10 phút.
- Có thể sử dụng nhĩ châm (đặc biệt quan trọng trong thời gian cấp tính, khi xoay trở của bệnh nhân thật sự khó khăn) với huyệt sử dụng gồm: cột sống thắt lưng (+++), dây thần kinh (++); hông, mông, háng, gối, cổ chân (+).
Những bài tập vận động trị liệu đau dây thần kinh tọa. Chỉ bắt đầu khi đã thực giảm đau (xem hướng dẫn ở phần tiếp theo).
Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc trị thấp khớp (GS. Bùi Chí Hiếu) gồm: lá lốt 12g, cà gai leo 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 12g, cỏ xước 10g, thổ phục linh 12g, sài đất 12g, hà thủ ô 16g, sinh địa 16g.
B. Thể mạn: (Thể phong hàn thấp)
Tuy mức độ đau ít hơn, nhưng thường đáp ứng điều trị chậm. Giai đoạn này, cần chú trọng thêm xoa bóp và tập luyện. Cần chú trọng tập mạnh các cơ vùng thắt lưng, nhóm cơ mông và cơ tứ đầu đùi. Tuy nhiên, phải tập từ từ và theo sức của bệnh nhân.
ở giai đoạn đầu, chỉ cho tập gồng cơ, dần dần tiến tới vận động chủ động, rồi chủ động có đề kháng. Ngoài ra, kéo nắn và kéo cột sống cũng có thể đem lại kết quả tốt.
Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu: dùng công thức huyệt như trên gia thêm: Thận du, Thái khê, Phi dương, Tam âm giao.
Đối với những huyệt được gia thêm: kích thích kim nhẹ hoặc vừa, thời gian lưu kim cho 1 lần châm là 20 - 30 phút.
Những bài tập vận động trị liệu đau dây thần kinh hông:
+ Người bệnh nằm ngửa:
- Gồng cơ tứ đầu đùi. Tập cổ chân. Động tác ưỡn lưng.
- Động tác tam giác và tam giác biến thể.
+ Người bệnh nằm ngửa, háng và gối gập: tập gồng cơ bụng.
+ Người bệnh nằm sấp:
- Gồng cơ mông. Ngẩng đầu lên, xoay đầu. Nhấc từng chân lên, hạ xuống.
- Gập, duỗi gối từng bên và 2 bên cùng một lúc.
- Tay để sau gáy, nhấc đầu và vai lên.
+ Người bệnh quỳ (chống 2 tay và 2 gối):
- Đưa từng chân lên, hạ xuống. Động tác chào mặt trời .
+ Người bệnh ngồi duỗi thẳng 2 chân, hai tay và thân mình vươn tới bàn chân, đầu ngón tay cố chạn vào đầu ngón chân.
Chú ý khi tập: Bắt đầu từ động tác dễ, nhẹ (gồng cơ) tiến dần đến các động tác nặng, khó.
+ Khi bắt đầu tập một động tác mới, người thầy thuốc phải có mặt để theo dõi, đánh giá, trợ giúp cho người bệnh, tránh tình trạng quá sức.
Bài thuốc sử dụng:
Bài thuốc 1: Bài thuốc trị thấp khớp (GS. Bùi Chí Hiếu), gồm: lá lốt 12g, cà gai leo 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 12g, cỏ xước 10g, thổ phục linh 12g, sài đất 12g, hà thủ ô 16g, sinh địa 16g.
Bài thuốc 2: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm, gồm: độc hoạt 12g, phòng phong 8g, tang ký sinh 12g, tế tân 6g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, đại táo 12g.
Bài thuốc bao gồm những dược liệu có chứa tinh dầu, có tính nóng ấm, có tác dụng chống viêm, giảm đau; đồng thời có những vị thuốc nâng đỡ tổng trạng, bổ dưỡng.