Hướng Nghiên Cứu Về Biện Pháp Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc


của con cái, trong đó có các năng lực liên quan đến cảm xúc, xã hội. Trí tuệ cảm xúc có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ với cảm nhận về các mối quan hệ cá nhân, chỉ số trí tuệ cảm xúc càng cao thì mối quan hệ cá nhân càng tốt đẹp (mối quan hệ gia đình, bạn bè) [72, tr.51].

Nghiên cứu của Christabel Odame, Mrinalini Pandey and Pramod Pathak (2021), “Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến sự gắn kết của nhóm”

[94] đã chỉ ra trí tuệ cảm xúc của sinh viên Ấn Độ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau; trong đó sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ cảm xúc của mỗi cá nhân. Hay nói cách khác đó chính là ảnh hưởng từ yếu tố bạn bè đến mỗi cá nhân. Theo tác giả, lời nói, hành vi cũng như những trạng thái xúc cảm của các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng lẫn nhau [93, tr.300].

Mặc dù, chưa có nhiều tác giả trong nước và trên thế giới trực tiếp đi sâu, nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc. Song, ở kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố mà tác giả luận án tiếp cận được cũng đã chỉ ra khá đa dạng các yếu tố ảnh hưởng và thường được các nhà nghiên cứu khái quát trên 2 nhóm yếu tố chủ quan, khách quan, cụ thể như: yếu tố chủ quan thuộc về chủ thể gồm: trình độ đào tạo, nhận thức, giới tính, tính cách, khí chất, vốn sống, kinh nghiệm là những yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến mọi năng lực tâm lý nói chung, đến năng lực trí tuệ cảm xúc nói riêng của cá nhân. Các yếu tố khách quan như: môi trường hoạt động, yêu cầu nhiệm vụ, công tác, ứng xử của gia đình và cấp trên,.v.v… Đây là những nội dung có thể kế thừa, phát triển để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên hiện nay.

1.1.3. Hướng nghiên cứu về biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc

Trong nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh (2005), Cơ sở phương pháp nghiên cứu trí tuệ cảm xúc [38] đã chỉ ra: Nghiên cứu của E.L.Thorndike (1930) đã tìm cách nhận dạng trí tuệ cảm xúc mà lúc đó ông gọi là trí tuệ xã hội. Theo ông, trí tuệ xã hội “ là năng lực hiểu và điều khiển


mà một người đàn ông, đàn bà, con trai và con gái sử dụng để hành động một cách khôn ngoan, sáng suốt trong các mối quan hệ của con người” [Dẫn theo 38, tr.96]. Đó là một dạng năng lực mà sự có mặt của nó rất phong phú, từ công việc của người y tá, người gác cổng trong doanh trại, trong nhà máy, quầy bán hàng, nhưng nó cũng có những điều kiện được tiêu chuẩn hoá một cách chính thức ở phòng thí nghiệm. E.L.Thorndike đề nghị một số phương pháp đánh giá trí tuệ xã hội trong phòng thí nghiệm nhưng đó là quá trình giản đơn: “làm cho có sự phù hợp giữa những bức tranh có những khuôn mặt biểu lộ những cảm xúc khác nhau với việc nhận biết, mô tả đúng những cảm xúc đó” [Dẫn theo 38, tr.96].

Trong mô hình EI97, Ciarrochi Joseph, Forgas P.Joseph, Mayer D.John (EDS) (2006), Trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày [94] chỉ ra trí tuệ cảm xúc không đơn thuần chỉ có mối quan hệ với nhau như những thành phần trong một cấu trúc mà còn như một quy trình liên tục. Ý nghĩa quan trọng của mô hình EI (1997) đem lại là có thể xây dựng một quy trình phát triển EI gồm 4 giai đoạn tương ứng với 4 thành tố tạo nên EI. Dựa vào mô hình EI thuần năng lực năm 1997, D.Caruso và các cộng sự đề xuất một quy trình phát triển EI gồm 4 giai đoạn như sau: nhận biết cảm xúc, sử dụng cảm xúc, hiểu rõ cảm xúc và kiểm soát cảm xúc [94, tr.92]. Sau đó, họ đề xuất một quy trình phát triển EI gồm bốn giai đoạn gắn liền với bốn thành tố trí tuệ tạo nên EI của mỗi cá nhân. Bao gồm các bước sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Bước 1: Nhận thức chính xác về cảm xúc - Kết hợp những dữ kiện sẵn có Bước 2: Sử dụng cảm xúc để đẩy mạnh khả năng tư duy - Phát hiện ra một cách viễn cách cảm xúc chung

Bước 3: Hiểu rõ nguyên nhân và sự phát triển của cảm xúc - Trả lời câu hỏi “Cái gì sẽ xảy ra nếu ...”

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 4

Bước 4: Quản lý cảm xúc để đạt được những kết luận logic về mặt trí tuệ - Những quyết định chiến lược cơ bản trong cảm xúc và lập luận [94, tr.190].


Bốn năng lực này được sử dụng như một hình thức phương pháp luận để giải quyết vấn đề, mà một người trước hết nhận thức được một cảm xúc; cho phép cảm xúc này định hướng và ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy; cố gắng để hiểu nguyên nhân của cảm xúc đó và viễn cảnh “cái gì sẽ xảy ra nếu cứ để cảm xúc này tự do phát triển”/ “What-if”; cuối cùng, quản lý để luôn sẵn có những thông tin chứa đựng trong những cảm xúc này và kết hợp chúng thành một quyết định chiến lược.

L. Melita Prati, Joy H. Karriker (2010), “Kỹ năng trí tuệ cảm xúc - nền tảng chống lại những cảm xúc tiêu cực” [97] đã chỉ ra muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc cần chú ý đến các thành tố của trí tuệ cảm xúc. Trong đó cần chú trọng đến việc phát triển khả năng nhận thức của cá nhân về trí tuệ cảm xúc thông qua quá trình hoạt động. Nhận thức và hoạt động có mối tương quan chặt chẽ đối với vai trò của sự phát triển cảm xúc. [97, tr.317].

Nguyễn Thị Diễm Hằng (2016), “Một số nguyên nhân và biện pháp góp phần phát triển năng lực trí tuệ cảm xúc của giáo viên mầm non” [22] đã đưa ra 3 biện pháp góp phần phát triển trí tuệ cảm xúc, đó là: (1) Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về trí tuệ cảm xúc, (2) Tổ chức cho giáo viên mầm non vận dụng những hiểu biết về trí tuệ cảm xúc vào trong đời sống và trong hoạt động sư phạm, (3) Thường xuyên luyện tập phát triển kỹ năng nhận biết và bày tỏ cảm xúc [22, tr.16]

Nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Vân (2018), Sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học công an nhân dân phía Nam [91] đã chỉ ra để có thể kiểm soát cảm xúc có các cách sau: Điều chỉnh phản ứng”, “Chuyển hướng chú ý”, “Giải quyết vấn đề”, “Tư duy tích cực”, “Trao đổi với người khác” và “Chịu trách nhiệm” [91, tr.42]. Trí tuệ cảm xúc được biểu hiện thông qua năng lực điều khiển cảm xúc, đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi có thể xây dựng biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc bắt nguồn từ kỹ năng kiểm soát cảm xúc.


Đặng Thị Tuyết (2020), “Thực trạng và một số biện pháp bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho học sinh trường trung cấp sư phạm mầm non Đăk Lăk” [86] đã đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc như sau:

(1) Nâng cao về nhận thức và thái độ cho học sinh về trí tuệ cảm xúc

(2) Tổ chức cho học sinh giải quyết các bài tập tình huống nhằm giúp các em rèn luyện, nâng cao kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc.

(3) Phát triển các năng lực cảm xúc xã hội cho học sinh.

(4) Tập huấn các kỹ năng phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh.

(5) Tổ chức các hoạt động ngoại khoá Tổ chức cho học sinh vận dụng những hiểu biết về trí tuệ cảm xúc và giải quyết các tình huống của cuộc sống xã hội [86, tr.11].

Khi nghiên cứu về biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc thì chỉ có những nghiên cứu ở nước ngoài, những công trình nghiên cứu ở Việt Nam còn khá khiêm tốn và chủ yếu nghiên cứu trên các đối tượng là giám đốc, lãnh đạo hay giáo viên tiểu học.v.v… Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những cơ sở, phương pháp luận và cách thức tiếp cận để tác giả luận án xác định những biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên.

1.1.4. Hướng nghiên cứu về các mô hình, thang đo trí tuệ cảm xúc

Hai nhà lý luận trí tuệ đương thời, H.Gardner (1993) và R.Sternberg (1985), Cơ cấu của trí khôn [12] đã chỉ ra rằng các mô hình trí tuệ được đề xuất cần phải chứng tỏ có thể bao trùm hết cả thế giới bên trong và bên ngoài của con người. Những lý thuyết như vậy coi trí tuệ như là một hệ thống phức tạp và hoàn chỉnh, đây là một xuất phát điểm được dùng để phân ranh giới giữa mô hình hệ thống với những mô hình cấu trúc trí tuệ đã mô tả. Những mô hình hệ thống như vậy trong khi mở rộng chủ đề nghiên cứu về trí tuệ, bao gồm cả những khái niệm mà mô hình cấu trúc không nhất thiết coi là trí tuệ [12, tr.7]. Có lẽ nhờ những quan niệm rộng mở đó, các nhà nghiên cứu thường dựa vào mô hình hệ thống về trí tuệ hơn là dựa vào mô hình cấu trúc về trí tuệ để xây dựng lý thuyết trí tuệ cảm xúc.


Trong nghiên cứu Ciarrochi Joseph, Forgas P.Joseph, Mayer D.John (1997), Trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày [94] J.Mayer, P.Salovey công bố mô hình EI được chỉnh sửa và tinh lọc (EI97), thành các nhánh như sau: (1) Nhận thức, đánh giá và biểu hiện cảm xúc; (2) Tạo điều kiện cảm xúc cho suy nghĩ miêu tả việc sử dụng cảm xúc để nâng cao lập luận (suy nghĩ) và đặt ra những trường hợp cảm xúc khác nhau; (3) Hiểu và phân tích cảm xúc, sử dụng những tri thức cảm xúc; (4) Điều chỉnh cảm xúc một cách có suy nghĩ nhằm tăng cường sự phát triển cảm xúc và trí tuệ. Trong đó:

- Nhận thức, đánh giá và biểu hiện cảm xúc, bao gồm việc tiếp nhận và nhận biết những thông tin cảm xúc và những kỹ năng cơ bản nhất gắn với cảm xúc. Các thành tố này trải ra từ năng lực nhận biết cảm xúc của bản thân một người đến năng lực phân biệt các cảm xúc, chẳng hạn như những biểu hiện trung thực và thiếu trung thực của cảm xúc. Các quá trình thu nhận thông tin cơ bản này là điều kiện tiên quyết cần thiết cho quá trình hình thành thông tin cảm xúc này để giải quyết vấn đề.

- Tạo điều kiện cảm xúc cho suy nghĩ miêu tả việc sử dụng cảm xúc để nâng cao lập luận (suy nghĩ) và đặt ra những trường hợp cảm xúc khác nhau. Nhánh này bao gồm những cảm xúc hướng sự quan tâm chú ý đến các thông tin quan trọng và khác nhau (như suy diễn đối lập với lập luận dựa trên việc tổng hợp thông tin).

- Hiểu và phân tích cảm xúc, sử dụng những tri thức cảm xúc, gồm 4 năng lực tiêu biểu trong đó có việc hiểu một cách trừu tượng và suy luận về cảm xúc. Những thành tố này trải ra từ năng lực xác định cảm xúc và nhận ra mối quan hệ giữa lời nói (lời nhận xét) và cảm xúc, đến năng lực nhận biết sự chuyển biến cảm xúc có thể xảy ra.

- Điều chỉnh cảm xúc một cách có suy nghĩ nhằm tăng cường sự phát triển cảm xúc và trí tuệ liên quan đến năng lực kiểm soát cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác để tăng cường sự phát triển trí tuệ và cảm


xúc. Năng lực này bao gồm những kỹ năng cao nhất, sắp xếp từ năng lực để cảm xúc tự do phát triển (từ cảm xúc dễ chịu và khó chịu) đến năng lực quản lý cảm xúc của bản thân và người khác bằng cách tăng cường những cảm xúc dễ chịu và điều hoà những cảm xúc tiêu cực. Nhánh quan trọng nhất này của EI97 trình bày điểm chung của rất nhiều nhân tố bao gồm động cơ, cảm xúc và nhận thức phải được nhận biết, được cân bằng nhằm kiểm soát cảm xúc một cách thành công [94, tr.10].

Thang đo đã đáp ứng những tiêu chuẩn kinh điển của một trắc nghiệm trí tuệ, vì:

(1) Cấu trúc nhân tố của nó phù hợp với bốn năng lực của mô hình EI97

(2) Bốn năng lực này cùng tỏ rõ một giá trị duy nhất và liên quan một cách có ý nghĩa đến các năng lực trí tuệ như trí tuệ ngôn ngữ.

(3) Điểm số trong bài trắc nghiệm phát triển theo độ tuổi và kinh nghiệm.

(4) Bốn năng lực đã được đo đạc một cách khách quan

(5) Trắc nghiệm đã dự đoán những tiêu chuẩn quan trọng về hành vi Những kết quả ban đầu của MSCEIT cho thấy nghiên cứu EI với tư

cách là một hệ thống năng lực trí tuệ, tồn tại như một cấu trúc xác định rõ ràng, riêng biệt và có bằng chứng về giá trị tăng dần. Tuy nhiên, MSCEIT hiện nay đang dừng lại ở việc đánh giá các năng lực cảm xúc chọn lọc. Cấu trúc các nhân tố và hiệu lực của MSCEIT (cũng như các phương pháp đo EI khác) cũng cần được tiếp tục kiểm tra trong các nền văn hoá khác nhau.

Theo Richard D.Kellough & Patricia L.Robberts (1998), Trí tuệ cảm xúc trong lãnh đạo và tổ chức [101] cho rằng trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn yếu tố nền tảng, đó là: xây dựng sức mạnh bản thân (Emotional Literacy), xây dựng nguồn cảm hứng cho bản thân và người khác (Emotional Fitness), xây dựng những tính cách cốt lõi và sự ảnh hưởng (Emotional Depth), cảm nhận được những cơ hội và sáng tạo tương lai (Emotional Alchemy) [101].

Tâm lý học từ đầu thế kỷ XX cho đến nay đã đi được một chặng đường dài trong quá trình tiếp cận bản chất, cấu trúc trí tuệ người. Đầu thế kỷ XX, trí


tuệ được hiểu đơn giản là trí thông minh (intelligence), mang bản chất sinh vật hơn bản chất xã hội, đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trí tuệ được hiểu là hệ thống phức hợp và mở bao gồm trí thông minh, trí sáng tạo, trí tuệ xã hội (bao gồm trí tuệ cảm xúc, năng lực xã hội xã hội - social compatence). Vị trí của từng lĩnh vực trí tuệ này trong cấu trúc nhân cách, quan hệ giữa chúng cũng như khả năng dự đoán của chúng đang được các khoa học từng bước chứng minh.

D.Goleman (2002), Trí tuệ cảm xúc: Làm thế nào để những cảm xúc của mình thành trí tuệ [13] với trắc nghiệm ECI và phiên bản ECI-2 được phát triển nhằm hướng tới mô hình EI phổ biến được đưa ra trước đó bởi. Bên cạnh một bản liệt kê tự đánh giá, chỉ số này được thiết kế rõ ràng như một phương pháp 360º, nghĩa là với bất kỳ đối tượng nhất định nào, các điểm số đều đưa ra như một kết quả đánh giá của đối tượng đó, và những đánh giá đưa ra bởi các nhà quan sát có quan hệ với đối tượng nào đó. Điều quan trọng là ECI được phát triển phần nào nhằm đánh giá các kỹ năng có liên quan đến công việc [13, tr.41].

Jonh Mayer, Peter Salovey, David R.Caruso (2002), Trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc MSCEIT [51] nghiên cứu độ chính xác của cảm xúc, được thiết kế để đo lường các nhân tố nhận biết cảm xúc của mô hình năng lực bằng cách cho những người tham gia nhận dạng cảm xúc nào (trong hai lựa chọn được đưa ra bởi nhiều items khác nhau) mà những cá nhân cụ thể thông báo rằng mình đang cảm nhận. Mỗi người tham gia có hai điểm số là điểm số tán thành mục tiêu tương ứng với mức độ phù hợp của sự lựa chọn thống nhất của một người tham gia với nhóm và hệ số tin cậy nội tại của các điểm số mục tiêu và liên ứng lần lượt là 0.24 và 0.52. Trên thực tế, những hệ số này là thấp dưới mọi tiêu chuẩn. Mặc dù có độ tin cậy nội tại thấp như vậy, nhưng vẫn cho thấy điểm số liên ứng có liên quan đến khả năng thấu cảm tự đánh giá (r=0.24) và khả năng đánh giá cảm xúc của các đối tượng được thực hiện qua băng video (r=0.36) [51, tr.31]. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra hai trắc nghiệm theo phương pháp thực hành nhằm đo lường bốn năng lực liên quan đến cảm xúc trên nền tảng lý thuyết EI của J.Mayer và P.Salovey


là trắc nghiệm MEIS và trắc nghiệm MSCEIT. Theo đó để đo lường trí tuệ cảm xúc theo kinh nghiệm cần chú ý đến các năng lực: Năng lực nhận biết cảm xúc; năng lực sử dụng cảm xúc để hướng dẫn tư duy; năng lực thấu hiểu cảm xúc và năng lực quản lý cảm xúc [51, tr.35].

Các nghiên cứu về EI vẫn còn đang ở giai đoạn đầu và vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét về các nhân tố và phương pháp đánh giá tốt nhất. Nhưng có một sư đồng thuận giữa các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu EI rằng các trắc nghiệm thực hành là tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu trí tuệ bởi lẽ nó đo lường hệ thống các năng lực thực tiễn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trí tuệ, chứ không chỉ dừng lại ở hiệu quả cá nhân trong phạm vi một vài nhiệm vụ trí tuệ nhất định. Việc duy trì phương pháp đo đạc EI giới hạn trong trắc nghiệm thực hành giúp phát triển các phương pháp đo năng lực có giá trị về mặt nội dung và phân tích mức độ ảnh hưởng đặc biệt của kỹ năng EI lên hành vi của một cá nhân.

Đặng Thành Hưng (2002), Phương pháp luận nghiên của trí tuệ người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá [34] trong đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-05-06 đã xác định trí tuệ cảm xúc là một trong ba thành tố trí tuệ: trí thông minh, trí tuệ sáng tạo, và trí tuệ cảm xúc. Trong đó, nghiên cứu đưa ra định nghĩa một cách tổng quát về trí tuệ theo mô hình cụ thể như sau:

Trí tuệ là một thuộc tính của nhân cách, có tính độc lập tương đối, có cấu trúc phức hợp, đa tầng, đa diện. Đó là tổ hợp các năng lực nhận thức, năng lực tìm ra những mối quan hệ giữa các tri thức - kinh nghiệm (tạo ý tưởng mới) và năng lực nhận cảm, điều khiển cảm xúc cá nhân và người khác, được hình thành và phát triển trong hoạt động tương tác với môi trường xung quanh, chịu sự qui định của điều kiện văn hoá xã hội, bảo đảm cho sự tương tác phù hợp với hiện thực, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy nhằm đạt được mục đích có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của con người [34, tr.28].

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí