Phong Tục, Tín Ngưỡng Liên Quan Đến Quản Lý Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng

Một chén rượu nhạt. Dâng lên tổ tiên, Phù hộ chúng con. Ăn nên làm ra,

Con suối lắm cá, Cây rừng lắm hoa, Chắc cội chắc cành, Cuộc sống yên lành.

- Bài đồng giao: Gọi trăng. Pô luông tạp lọ,

Tô be băng ca. Xưng Cuội cạp cóc, Cơn đa đứng ná.

Ái lá lại nết.


dịch: (Ông trăng đâm lúa, Con diều đuổi gà, Thằng Cuội ngậm cóc, Cây đa đứng đó,

Anh út trèo lên.)

- Vè chọn nơi làm nhà. Lằm úp đam can,

Lằm ngả đam ong, Lằm nghiêng đam pao.

dịch: (Nằm sấp thấy cá Nằm ngửa thấy ong

Nằm nghiêng thấy khủa) [1, tr. 75].


Qua những bài cúng, bài đồng giao, bài vè của người Đan Lai nhận thấy rằng nội dung của chúng đều thể hiện những ước muốn giản dị trong cuộc sống của con người. Nếu như bài cúng vào ngày 30 tết nói lên lịch sử nhiều gian nan của tộc người Đan Lai và ước nguyện muốn có một cuộc sống đầy đủ hơn của họ, thì bài vè chọn nơi làm nhà thể hiện ước muốn một vị trí làm nhà ở đó có đủ mọi thứ phục vụ cho cuộc sống như là cá, mật ong, khủa…

Mặc dù nền văn hóa nghệ thuật của người Đan Lai không phong phú đa dạng như của người Kinh hay người Thái, nhưng chỉ thông qua những bài cúng, bài vè, bài đồng giao… họ cũng đã thể hiện được đầy đủ những thăng trầm của cuộc sống và nói lên ước vọng vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.

3.2.2. Phong tục, tín ngưỡng liên quan đến quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

Theo quan niệm xã hội của người Đan Lai, rừng là tài sản chung của cộng đồng làng bản, được mọi thành viên sử dụng và bảo vệ. Rừng được hiểu là vùng đất có nhiều cây to và có thú lớn, nhỏ. Người dân có nhiều địa danh để chỉ những khu rừng cụ thể và có sự phân biệt các khu rừng có giá trị sử dụng thực tế và các khu rừng thiêng – địa điểm tiến hành các nghi lễ chung của cộng đồng.

Trong khi các cơ quan QLR của nhà Nước xác định không gian của các khu rừng bằng các cột mốc có trên bản đồ để khoanh định vị trí các lô, các khoảnh nhằm

giới hạn việc quản lý các khu rừng theo diện tích đã được giao cho các hộ thì cộng đồng người Đan Lai lại phân định ranh giới các khu rừng dựa vào phong tục quản lý truyền thống. Trong những trường hợp trên, ranh giới các khu rừng là những ranh giới về tâm linh.

Theo cách thức địa phương, mọi quy ước về ranh giới đều được thỏa thuận miệng, truyền lại cho đười sau bằng những lời dặn dò và thông qua những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Theo cách phân loại truyền thống thường có những loại rừng sau:

Rừng đầu nguồn: là những khu rừng nguyên sinh, có thảm thực vật dày đặc. Đặc điểm của những khu rừng này là có nhiều cây cổ thụ, dân bản không được chặt phá hay khai thác gỗ, nếu khai thác phải được đồng ý của bản. Những khu rừng này thường là nơi phát sinh, khởi nguồn của khe suối cung cấp nước chú yếu cho dân làng sinh hoạt và sản xuất. Do đó, loại rừng này được người dân bảo vệ chặt chẽ, cấm khai thác bừa bãi.

Rừng tái sinh hay rừng sản xuất: là loại rừng được dùng để khai thác gỗ và săn bắn cũng như phát nương làm rẫy.

Rừng ma: là những khu rừng nghĩa địa, người dân chọn làm nơi chôn cất người chết, còn được hiểu là rừng cấm. Thông thường những khu rừng này xa khu dân cư, xa nguồn nước và hẻo lánh. Do quan niệm về ma quỷ, thần linh nên người dân trong bản ít qua lại đây và hầu như không ai dám chặt phá, săn bắn, bởi thế những khu rừng này thường rất rậm rạp và có nhiều cây cổ thụ.

Như vậy nhờ chính niềm tin và phong tục của cộng đồng bản địa ở đây mà một bộ phận rừng đã được bảo vệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức bảo tồn của người dân có thể được nâng lên nếu chúng ta tôn trọng quan niệm truyền thống của họ và biết khuyến khích chúng một cách hợp lý.

3.2.3. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong khai thác và sử dụng lâm sản

a) Tri thức bản địa của người Đan Lai trong khai thác và sử dụng gỗ

Do cuộc sống gắn liền với rừng nên người Đan Lai biết sử dụng các loại gỗ tốt như dẻ, kháo, mít, táu... để làm nhà, đặc điểm của loại gỗ này là dễ thi công và có thể dùng làm cột nhà sàn hàng trăm năm không bị mối mọt, tuy nhiên người Đan Lai xưa chỉ khai thác một số lượng gỗ hạn chế (chủ yếu là tận dụng gỗ chặt hạ trong quá trình làm rẫy) để làm nhà, chuồng trại. Gỗ không được xem là hàng hoá và hầu như không được sử dụng để trao đổi, mua bán. Trong những năm 1975 - 1988, nhu cầu gỗ phục vụ cho xây dựng và xuất khẩu ra tăng. Lâm trường Con Cuông là một điển hình trong việc tổ chức khai thác gỗ. Tại mỗi bản có một đội khai thác lâm sản, các đội này cuốn hút hầu hết các lao động chính, lao động phụ cũng được thu hút

vào phụ giúp việc khai thác. Chỉ tiêu khai thác gỗ của mỗi lao động là 5 - 6m3

gỗ/tháng. Gỗ sau khi đốn hạ, cắt khúc theo kích cỡ quy định được lâm trường nghiệm thu và đổi lại người dân được cấp mọi thứ: gạo, vải, mắm, muối, mì chính, dụng cụ gia đình… và tiền mặt. Hậu quả của thời kỳ đó là những người dân Đan Lai sống phụ thuộc quá nhiều vào khai thác lâm sản và lệ thuộc thu nhập vào khai thác lâm sản. Sau khi các Hợp tác xã tan rã, các đội khai thác cũng theo đó bị giải thể, việc khai thác gỗ vẫn tiếp tục diễn ra thậm chí còn mạnh hơn dưới sự bao thầu của các chủ đầu nậu. Người Đan Lai khu vực khe Bu không có vốn, họ vay nợ của các đầu nậu để khai thác. Những hộ có trâu kéo thì có thể tham gia kéo gỗ thuê. Nhiều người dân còn nhớ lại thời kỳ này như một thời hoàng kim, các hộ có nhiều tiền mua sắm cả casset, radio, một số hộ có tiền tích luỹ để làm nhà theo kiểu người Thái, người Kinh.

Khi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát được quy hoạch, các biện pháp kiểm soát lâm sản được tăng cường. Đứng trước nhu cầu thiết yếu về khai thác gỗ làm nhà ở, Ban Quản lý VQG Pù Mát và Hạt Kiểm lâm cùng chính quyền xã đã nỗ lực giải quyết hài hòa giữa nhu cầu của người dân và nhiệm vụ quản lý- bảo vệ các khu rừng đặc dụng. Bởi vậy gia đình nào muồn làm nhà phải được sự đồng ý của bà con trong bản sau khi đã họp nhóm và thảo luận, chính quyền xác nhận nhu cầu làm nhà của gia đình, đó là cơ sở để kiểm lâm đồng ý cho khai thác gỗ. Để làm một ngôi nhà

sàn truyền thống cần 16 cột, trong đó có 8 cột cái và 8 cột con, vách và sàn nếu được đóng bằng ván gỗ thì cần khoảng 15- 16 m3 gỗ .

b) Tri thức bản địa của người Đan Lai trong khai thác và sử dụng các loại cây làm vật liệu xây dựng và làm vật dụng sinh hoạt

Theo điều tra, nhóm này hiện được khai thác sử dụng có khoảng 13 loài được thể hiện ở bảng 3.4 trong đó, chú yếu vẫn là nhóm cây Song, Mây. Ước tính giá trị trung bình đóng góp khoảng 16,5% vào tổng thu nhập từ nguồn LSNG của nông hộ.

Bảng 3.4. Thống kê thành phần thực vật LSNG dùng làm vật liệu xây dựng và làm vật dụng sinh hoạt


TT

Tên loài

LSNG

Cách dụng

Thời gian

khai thác

Nơi khai

thác

1

Tre gai

Làm ống dẫn nước, làm phên nhà,

sàn nhà, làm cán cuốc

Quanh năm

Rt, V

2

Mét

Như trên

Quanh năm

Rt

3

Giang

Dây buộc nhà

Quanh năm

R

4

Song bột

Dây buộc nhà, đan lát

Quanh năm

R

5

Song mật

Dây buộc nhà, đan lát

Quanh năm

R

6

Mây nếp

Dây buộc nhà, đan lát

Quanh năm

R

7

Mây nước

Dây buộc nhà, đan lát

Quanh năm

R

8

Mây bột

Dây buộc nhà, đan lát

Quanh năm

R

9

Nứa

Đan lát, làm hàng rào, đan phên

Quanh năm

R

10

Đót

Làm chối

Tháng 1-3

R

11

Cọ

Lá lợp nhà

Quanh năm

R

12

Lá giong

Làm gói bánh hay thức ăn

Tháng 12-2

R, V

13

Cỏ tranh

Lá lợp nhà

Tháng 3-7

R, Nr

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An - 6

“Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]

Chú thích: R: Rừng tự nhiên, Rt: Rừng trồng ,V: Vườn nhà ,Nr: Nương rẫy


Nhà của người Đan Lai có kết cấu dạng nhà sàn là chú yếu, ngoài gỗ để làm cột và kéo (khung nhà) thì còn lại hầu hết các kết cấu chi tiết là từ cây LSNG như: sử dụng tre, Nứa, Giang, Mây làm rủi mè, lá cọ, lá Tranh đan than tấm để lợp. Với kết cấu nhà này, thì con người được bố trí ở trên sàn nhà tránh được thú rừng còn phần dưới được bố trí chứa các vật dụng sản xuất, nông sản hoặc kết hợp làm chuồng trâu bò và chuồng gia cầm. Vật liệu làm nhà có nguồn gốc là từ tự nhiên nên khả năng giữ ấm vào mùa đông và điều hòa khí mát vào mùa hè rất tốt.

Với truyền thống phụ thuộc vào rừng để mưu sinh là chính thì các vật liệu đan lát phục vụ trong sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp chú yếu được làm bằng gỗ và LSNG. Các loại Mây, tre, nứa, đót giang… thường được người dân sử dụng để tạo ra các vật dụng phục vụ trong sản xuất và đồ dùng sinh hoạt trong nhà như: làm bàn ghế, gùi, chổi, bong, trúm đặt cá,…Hiện nay, nghề thủ công gia đình của người Đan Lai chỉ còn lại một nghề tương đối phổ biến trong dân chúng đó chính là đan lát. Đan lát không trực tiếp mang lại thu nhập cho các hộ gia đình, vì từng gia đình tự làm ra những vật dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của gia đình đó. Họ không biết đến hình thức làm kinh tế bằng nghề thủ công này, tức là đem trao đổi buôn bán. Người Đan Lai rất khéo tay, họ làm ra những sản phẩm rất đẹp. Hầu hết mọi gia đình có người lớn tuổi đều tự làm lấy các vật dụng trong gia đình mình. Do đó, khi vào thăm các gia đình người Đan Lai, đều dễ dàng nhận thấy những đồ dùng hàng ngày có bàn tay khéo léo của họ làm nên.


nên.

Sau đây một số đồ dùng gia đình của người Đan Lai do người Đan Lai làm


- Cái sàng

Vật liệu: tre và mây

Cấu tạo: Được đan hoàn từ tre và mây rừng (xem ảnh ở Phụ lục 16). Công dụng: Giống như cái sàng của người Kinh.

- Cái sá

Vật liệu: tre hoặc nứa

Cấu tạo: Được đan hoàn toàn bằng tre hoặc nứa (xem ảnh ở Phụ lục 16). Công dụng: Dùng để đựng rau hoặc đựng gạo.

- Cái lọc ló

Vật liệu: tre hoặc nứa

Cấu tạo: hình tròn, miệng loe, thân lọc ló eo nhỏ, phần thân càng gần sát đáy càng phình ra.

Công dụng: Được sử dụng để làm nhiều việc khác nhau, nhưng chủ yếu được dùng để đựng các loại hạt giống như ngô, lúa (xem ảnh ở Phụ lục 14).

- Cái bể

Vật liệu: Bể được đan bằng nứa, tre.

Cấu tạo: Bể có hình lăng trụ đứng, có đường kính khoảng 40 - 50cm được đan dày khít với nhau, miệng được cấu tạo lớn hơn so với đáy bể. Có hai cái dây để đeo vào hai vai (xem ảnh ở Phụ lục 16).

Công cụng: Cái bể là vật dụng đa năng, các dân tộc khác người ta vẫn thường dùng cái bể để mang những vật nặng trên đường dài. Có thể đi lấy nước (bể chỉ đóng vai trò gùi, còn trong bể đã có can hoặc bình để đựng nước riêng), đi hái măng, đi gắt lúa, đi lấy củi trong rừng…

- Cái rổ Vật liệu: tre

Cấu tạo: tùy theo nhu cầu sử dụng khác nhau mà chúng được đan có độ thưa khác nhau và kích thước khác nhau (xem ảnh ở Phụ lục 16).

Công dụng: Được dùng để đựng các vật dụng trong nhà.

- Cái thúng

Vật liệu: tre và mây

Cấu tạo: Hình dạng giống như cái rổ nhưng lớn hơn và các thanh tre được sát nhau sao cho nó có thể dùng để đựng lúa, gạo (xem ảnh ở Phụ lục 16).

Công dụng: Dùng để đựng thóc lúa.

Tập quán khai thác và sử dụng một số lâm sản đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người dân Đan Lai (Phụ lục 5). Họ khai thác, sử dụng những gì quen thuộc gần gũi với họ vào từng dụng cụ sinh hoạt và sản xuất được chế tạo từ LSNG. Ngoài ra, trong quá trình điều tra phóng vấn, thấy rằng người dân Đan Lai có hiểu biết tương đối đồng nhất về đối tượng lâm sản được khai thác sử dụng, nhưng lại có sự khác biệt lớn trong sự hiểu biết về môi trường xung quanh của các lâm sản đó. Chỉ có khoảng 14% số người được phỏng vấn có hiểu biết về môi trường xung quanh như màu đất hay loài cây mọc kèm. Ví dụ, cây mây mọc ở khe suối hay ở vùng đất màu đỏ tốt hơn ở vùng đất màu trắng (nhiều cát) và thường có cây gỗ làm giá thể, hay là vùng đất nào có nhiều cây ngải hương thì cây đót sẽ mọc tốt hơn. Tìm hiểu cách thức khai thác thực vật lâm sản ngoài gỗ có thể thấy rằng người dân không khai thác một cách bừa bãi, mà dựa trên sự hiểu biết về khả năng sinh trưởng và tái sinh của chúng, đặc biệt đối với một số loài thể hiện tính chọn lọc và bảo tồn rất rò. Ví dụ: Khi chặt tre gai, tre lồ ô, giang người dân chặt cách gốc 80- 100cm, phần còn lại làm chỗ dựa cho măng khỏi bị gió gãy hoặc động vật phá hại hoặc cách khai thác cây Mây, theo họ một cây với ba đọt (ngọn) sau một năm có thể cho ra 36 lá nên phải để lại ba lá non để cho cây phát triển tiếp. Hay là khai thác đót, buộc phải khai thác hết nếu không cây cũng không tồn tại được lâu.

Hầu hết nhóm cây dùng để xây dựng và làm vật dụng sinh hoạt, kinh nghiệm để sản phẩm được bền và dùng được lâu đều được trải qua một công đoạn sơ chế sau khai thác rất lâu, tuy nhiên một số kinh nghiệm sơ chế hết sức đơn giản mà cho chất lượng không kém so với kỹ thuật hiện đại, ngâm vào trong bùn hoặc phối kết hợp với hong trên bếp lửa có thể cho tuổi thọ sử dụng từ 5-7 năm.Ví dụ: để chuẩn bị nên những sợi mây dùng đan lát, người dân phải chuẩn bị trước đó cả hàng tháng trời, từ việc khai thác cây về đến việc bảo quản và sơ chế: ngâm, hong trên bếp lửa,.. rồi mới chẻ sợi để đan các vật dụng dùng trong đời sống hàng ngày và dùng trong hoạt động sản xuất.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí