Bản Bu Bản Nà
Hình 3.3. Thu nhập trung bình mỗi hộ từ các nguồn thu năm 2013 “Nguồn: [Đào Thị Minh Châu và cộng sự, 2013]”
Diện tích đất nông nghiệp tại bản Bu chỉ chiếm 0,44 % (6 ha) và bản Nà chỉ
chiếm 1,02 % (11 ha), có thể nói rằng thiếu đất nông nghiệp là khó khăn lớn đối với vấn đề an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo ở đây. Tuy nhiên diện tích đất lâm nghiệp khá lớn của địa phương (73%) có thể được coi là tiềm năng phát triển trong tương lai. Nhưng làm thế nào để người dân có thể nâng cao đời sống trên diện tích đất lâm nghiệp hiện có lại là bài toán không dễ giải đáp. Trên thực tế, cuộc sống của người dân vẫn phải phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm của rừng, nhưng thu nhập từ các sản phẩm rừng lại thấp do điều kiện khai thác khó khăn cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người dân bị hạn chế, họ thường bán sản phẩm ở dạng thô cho người thu mua trung gian, nên phải chịu bán với giá rẻ.
d) Một số thông tin về văn hóa của cộng đồng người Đan Lai
- Nguồn gốc: Lịch sử hình thành tộc người Đan Lai cho đến tận ngày nay vẫn còn là một điều bí ẩn, xung quanh vấn đề này vẫn còn tồn tại rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Các nhà nghiên cứu dân tộc học, lịch sử học, xã hội học, văn hóa học… vẫn chưa thể thống nhất được một ý kiến chung về nguồn gốc hình thành tộc người Đan Lai. Trong sách Thanh Chương Tú Khí (của Bùi Dương Lịch, thư tịch
Viện Hán Nôm): “…Sự tàn ác của bạo chúa miền Hoa Quân (nay thuộc Thanh
Có thể bạn quan tâm!
- Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tri Thức Bản Địa Của Các Cộng Đồng Dân Tộc Lên Tnr Và Đdsh Tại Vùng Đệm Vqg Pù Mát
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu
- Phong Tục, Tín Ngưỡng Liên Quan Đến Quản Lý Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng
- Hiểu Biết Về Đặc Điểm Của Một Số Lsng Của Người Đan Lai
- Một Số Loại Cây Dùng Làm Cây Cảnh Và Cây Bóng Mát
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Chương, Nghệ An) bắt dòng họ La phải tìm cho ra “100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền chèo liền mái”, nếu không sẽ bị thảm sát cả họ. Dưới vòm trời này làm gì có cây nứa bằng vàng, con thuyền liền mái? Thế là trong đêm tối mịt mùng, cả làng họ La gồng gánh nhau trốn chạy lên núi, họ chạy mãi, mãi mãi đến thượng nguồn con sông Giăng này, nơi không còn nghe thấy tiếng người mới dám dừng chân - một bộ tộc mới ra đời từ đây…”. Họ đã chọn vùng biên giới Việt Lào thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An làm nơi cư trú cho tộc người Đan Lai là một nhóm địa phương của dân tộc Thổ. Theo thống kê năm 2013 của Chi cục thống kê huyện Con Cuông, hiện nay có khoảng hơn 3000 người Đan Lai phân bố chú yếu ở các xã Châu Khê, Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Lạng Khê.
- Sản xuất: Người Đan Lai trước đây có lối sống theo kiểu du canh, du cư. Cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, do vậy, đời sống của người Đan Lai gặp vô vàn khó khăn. Những chuyển biến của kinh tế người Đan Lai chỉ diễn ra những năm cuối giao thời của hai thế kỷ XX và XXI họ đã biết trồng loại cây như ngô, sắn. Các loại cây trồng mới như lạc, mía cũng được đưa vào trồng trên đất màu của người Đan Lai. Nhiều giống cây công nghiệp mới được đưa vào trồng như keo, vải, xoài, cam, chanh, nhãn.
- Văn hóa: Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tộc người Đan Lai đã có một nền văn hóa truyền thống lâu đời khá phong phú bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Ngoài những nét chung về văn hóa giống với các dân tộc cư trú trên cùng địa bàn với họ như Kinh, Thái, thì người Đan Lai cũng có nhiều nét văn hóa mang yếu tố đặc trưng riêng khó lẫn. Đời sống văn hóa vật chất của tộc người Đan Lai thể hiện khá phong phú từ cách chế biến món ăn, cách tiếp thu và cải biến các loại trang phục cho đến các kiểu xây dựng nhà cửa, tổ chức làng bản… Đặc biệt là tục ngủ ngồi, người Đan Lai có tập tục là không bao giờ ngủ nằm. Tục ngủ ngồi ăn sâu vào máu thịt từ người già đến trẻ con trở thành thói quen của tất cả mọi người. Tục ngủ ngồi xuất phát từ việc phải thường trực ý thức trốn chạy thật nhanh nếu bị quan quân chế độ phong kiến vây bắt. Đó cũng là cách để giúp họ hàng ngày chống chọi
với muông thú hoang dã đang rình rập. Từ hơn 300 trăm năm tộc người Đan Lai đã luôn sống trong cảnh không có nhà, chỉ lấy cành cây dựng tạm thành cái lều ở tạm cho đến khi hỏng thì mới làm lại. Mỗi khi màn đêm buông xuống, trong túp lều tạm bợ ấy, cả gia đình chỉ dám ngồi quây quần bên đống lửa để canh chừng thú dữ tấn công. Lâu dần thành thói quen, ngồi thâu đêm như vậy ai cũng mệt nhoài, chỉ dám tranh thủ chợp mắt để khi có thú đến còn có đà chạy vào rừng sâu lẩn trốn. Chính vì thế, cho đến tận bây giờ, ngủ ngồi đã thành một tập tục của tộc người Đan Lai. Trẻ con lớn lên chỉ cần biết ngồi vững là đã phải học cách ngủ ngồi. Người Đan Lai không chỉ ngủ ngồi quanh bếp lửa, tộc người này còn có thể ngủ trên cây mỗi khi đi săn bắt, hái lượm không kịp về bản. Hiện nay, do những điều kiện thay đổi nên tục ngủ ngồi chỉ còn xuất hiện ở những hộ dân ở khu vực bản Cò Phạt, Khe Khặng thuộc xã Môn Sơn nằm trong vùng lòi VQG Pù Mát [1, tr. 33].
Đời sống văn hóa tinh thần của người Đan Lai cũng khá phong phú và đa dạng. Trong tín ngưỡng, ngoài những quan niệm chung của người Đan Lai về các loại vật tổ, người Đan Lai còn có những quan niệm về linh hồn, về thế giới đất trời trong vũ trụ. Tục thờ cúng tổ tiên cũng được thể hiện với nhiều nét đặc sắc riêng, tộc người này còn có tục lệ đón tết cổ truyền với nhiều hình thức phong phú. Trong những ngày vui, ngày lễ lớn, họ cũng đã tổ chức nhiều hội trò chơi dân gian như ném còn, hội uống rượu cần, hội thi bơi… góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Đan Lai. Về văn học nghệ thuật, tuy còn khá đơn giản về loại hình và không phong phú trong hình thức thể hiện nhưng qua đó cũng đã nói lên được một cách khá đầy đủ những biến thiên của cuộc sống và khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống của người Đan Lai.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của người Đan Lai thuộc ngữ hệ Việt - Mường và trong tiếng nói hàng ngày của họ cho đến tận ngày nay vẫn còn giữ được nhiều tiếng cổ. Trong từ vựng giữa hai nhóm Đan Lai và Tày Poọng có hơn 80% từ chung, nên có nhiều nhà nghiên cứu đang đề nghị xếp ngôn ngữ của hai nhóm này thành một ngữ hệ riêng chứ không phải là phương ngữ của một ngôn ngữ [1, tr. 42].
3.2. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong quản lý tài nguyên rừng
Qua quá trình sống gắn bó lâu đời với núi rừng, người dân bản địa đã tích luỹ được các kiến thức và kinh nghiệm mưu sinh phong phú, đa dạng và quý giá. Hệ thống TTBĐ của người Đan Lai ở xã Châu Khê liên quan đến quản lý TNR nói chung và ĐDSH nói riêng có nhiều dạng, bao gồm: thông tin, kinh nghiệm và kỹ thuật/công nghệ khai thác, sử dụng, chế biến và phát triển, các loại công cụ, nguồn nhân lực và về tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ nghi và các giá trị văn hoá,...
3.2.1. Các dạng tri thức bản địa ở địa bàn nghiên cứu
a) Thông tin
Những hiểu biết của người dân về các loại lâm sản, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, thời vụ khai thác, cách thức khai thác, các hiểu biết về điều kiện môi trường xung quanh,.v.v.. được xếp vào dạng kiến thức thông tin. Trong số đó, thông tin về đối tượng lâm sản được khai thác sử dụng là tương đối đông nhất, nhưng hiểu biết về môi trường xung quanh của các lâm sản đó lại có sự khác biệt lớn và chỉ một vài cá nhân có được bởi vì những kiến thức này phụ thuộc vào thời gian tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế.
Mối quan tâm, hiểu biết của người dân về các lâm sản có sự phân biệt theo giới. Nam giới thường quan tâm và có hiểu biết nhiều hơn về các loài vật liệu xây dựng, có giá trị kinh tế như các loài cây gỗ, song , mây và nhóm cây thuốc có công dụng tăng cường sức khoẻ, còn phụ nữ thường quan tâm đến các loài thực phẩm cho người và cho gia súc như: nhóm măng, rau, tôm, cua, cá đặc biệt là các loài mang nhiều công dụng và một số cây thuốc liên quan đến bệnh tiêu hoá và tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ.
Người dân ở đây có kiến thức phân loại, thể hiện trong cách họ phân biệt các loại khác nhau thuộc cùng một nhóm lâm sản. Ví dụ: nhóm cây mây gồm có mây nếp, mây nước và mây bột. Loại kiến thức này có thể sẽ hữu dụng trong công tác
phát triển những lâm sản có tiềm năng giá trị kinh tế cao, phục vụ cho đời sống người dân.
Cách thức khai thác lâm sản của người dân dựa trên sự hiểu biết về khả năng sinh trưởng và tái sinh của chúng, đặc biệt đối với một số loài thể hiện tính chọn lọc và bảo tồn rất rò. Qua phỏng vấn người dân cho biết, cây mây có khả năng tái sinh sau 5 năm và vì một cây với ba ngọn, sau một năm có thể cho ra 36 lá nên khi khai thác phải để lại ba lá non để cho cây phát triển tiếp. Kiến thức này của họ nếu so sánh với kiến thức kỹ thuật hiện đại là không có sự khác biệt: "Mây nếp trong vườn ươm... với 3 - 4 lá là có thể đem trồng" [11, tr. 22].
Ngoài ra người Đan Lai còn có cách dự báo thời tiết dựa vào thiên nhiên và kinh nghiệm cổ truyền, dựa vào thời tiết của 12 ngày đầu tiên trong tháng Giêng để làm căn cứ dự báo thời tiết của 12 tháng trong năm. Thời tiết của ngày mồng 1 tháng Giêng ứng với thời tiết của cả tháng Giêng và cứ thế thời tiết tháng 2 thì ứng với ngày mồng 2 tháng Giêng. Nếu thời tiết từ sáng đến chiều mồng 1 tháng Giêng âm u thì có thể thời tiết cả tháng Giêng năm đó sẽ âm u, mưa phùn nhiều. Căn cứ như vậy, kinh nghiệm dự báo thời tiết của người Đan Lai như sau:
Sáng câm u, chiều nắng: đầu tháng mưa, cuối tháng nắng. Sáng nắng, chiều âm u: đấu tháng nắng, cuối tháng mưa. Sáng nắng, chiều nắng: cả tháng nắng, có thể mưa phùn. Sáng mưa, chiều mưa: cả tháng mưa nhiều, nắng ít [1, tr. 64].
Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn những người già, lớn tuổi mới biết kinh nghiệm này, theo thời gian cũng như có nhiều thông tin truyền thông mà kiến thức dự báo thời tiết truyền thống ngày càng mai một.
b) Công cụ sản xuất và văn hoá
Người Đan Lai ở bản Bu và bản Nà xã Châu Khê tự sản xuất nhiều công cụ sản xuất, các công cụ văn hoá và trang phục với những hình dáng hoa văn, kích cỡ đa dạng, độc đáo. Ví dụ, dụng cụ để đựng cũng đã có rất nhiều loại như: cái Lọc ló dùng để đựng các hạt giống như ngô, lúa (được đan bằng tre hoặc nứa rừng); cái Thúng để đựng thóc lúa (cũng được đan bằng tre và mây rừng); cái Nỏ (được làm bằng gỗ, tre, mây) dùng để sắn bắn, mũi tên thường được tấm thuốc đột chiết xuất từ thân cây cò nòng... Không chỉ có vậy, những công cụ dùng trong sản xuất cũng được những người dân nơi đây đan rất tỉ mỉ, khéo léo: cái rổ dùng để đựng các vật dụng trong nhà (làm bằng tre rừng), cái Bể, cái sàng, cái thúng, cái sá dùng để đựng rau hay lúa gạo... hay như các dụng cụ đánh bắt cá cũng được người dân chế tạo từ sản phẩm của rừng: cái Chàn (chài) được làm từ sợi gan đan thành ô dùng để đánh bắt cá... Tuy nhiên, kiến thức loại này không được truyền thụ lại cho con cháu và hầu như đã bị mai một. Hiện nay chỉ còn một vài cụ già còn nhớ cách đan các vật dụng trên, đặc biệt là vật dụng trong quá trình đánh bắt cá thì thế hệ trẻ không còn biết cách đan.
c. Kỹ thuật/ công nghệ
Một số kiến thức ở dạng kỹ thuật trong khai thác TNR như: khai thác mật ong rừng là dạng kiến thức đặc biệt, thường chỉ có đàn ông tham gia. Bên cạnh những kiến thức kỹ thuật đặc biệt thì cũng có những kiến thức kỹ thuật mang tính phổ thông đơn giản như cách chặt cây hay cách lợi dụng dòng chảy của con suối để vận chuyển gỗ, củi đốt mà họ khai thác, thu lượm được từ rừng.
c. Tín ngưỡng, phong tục tập quán
Người Đan Lai có những phong tục tập quán lâu đời nhằm giữ gìn một số vùng đất quan trọng cho bản. Những tập quán này góp phần giữ gìn các vùng đất đầu nguồn nước, hay những nơi rừng tốt tránh khỏi việc bị khai thác một cách bừa bãi. Một loại
rừng cấm bị nghiêm ngặt trong việc khai thác là “rừng ma” - là nơi chôn người chết của bản và các khu miếu thờ. Những khu rừng này cũng bị cấm khai thác.
Cộng đồng người Đan Lai ở bản Bu và bản Nà xã Châu Khê có cơ chế tự quản từ lâu đời và hiện vẫn được duy trì khá hiệu quả. Cơ chế này có thể được xem như là quản lý cộng đồng, nó cho phép các thành viên trong cộng đồng được tiếp cận và hưởng lợi từ rừng nhưng loại trừ người ngoài cộng đồng hoặc thôn, bản ngoài. Tổ chức cao nhất của hội này bao gồm trưởng bản, các người già và các trưởng họ. Nhờ chính những niềm tin vào phong tục truyền thống này của cộng đồng bản địa ở đây mà một bộ phận rừng đã được bảo vệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức bảo tồn của người dân có thể được nâng cao nếu quan niệm truyền thống của họ được trân trọng và được khuyến khích một cách hợp lý.
đ. Các giá trị văn hóa
Giá trị văn hóa nghệ thuật là một bộ phận trong đời sống văn hóa tinh thần của tộc người Đan Lai. Tuy nhiên, có thể thấy rằng nền văn học nghệ thuật của họ khá đơn giản trong các loại hình và trong hình thức thể hiện. Có một điều đặc biệt là một số loại hình trong nền văn học nghệ thuật được người Đan Lai được tiếp biến từ các dân tộc khác, đặc biệt là một số làn điệu dân ca, một số câu hát của người Đan Lai được tiếp thu và cải biến từ các câu hát của người Thái. Sau đây một số bài cúng, bài đồng giao của người Đan Lai có liên quan đến TNR.
- Bài cúng 30 tết.
Tộc người Đan Lai sống chủ yếu trong rừng sâu, nơi chốn “sơn cùng thuỷ tận” họ vẫn có một bản sắc văn hoá hết sức độc đáo, tục đón tết đơn giản những rất văn hoá, chiều 30 tết cả già trẻ, trai gái người Đan Lai đều xuống suối tắm giặt sạch sẽ không để lại những cáu bẩn của năm cũ trên thân thể mình. Cỗ cúng tết chỉ có mật ong, cá, rượu, bài cúng tuy dân dã những đậm đà tính nhân văn:
Cái thuyền liền chèo Trăm cây nứa vàng, Trùm làng bắt nộp. Biết tìm đâu ra,
Đành phải tha hương, Vào tận rừng sâu.
Theo dấu chân nai, Đi trồng hạt lúa.
Theo dấu chân cọp, Đi trồng hạt ngô.
Lang thang đầu suối, Bâng khuâng lưng đèo. Sống đời nghèo khổ, Như dòng suối nhỏ, Như gió rừng chiều.
Năm hết tết đến, Chúng con chỉ có, Một tấm lòng thành, Một trành cá mát, Một bát mật ong,