Các Thách Thức, Tồn Tại Trong Công Tác Quản Lý, Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Tỉnh Quảng Ninh

Các hoạt động tuyên truyền được tổ chức đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp và các tổ dân, khu phố. Đồng thời việc phối hợp giữa các cấp các ngành được tăng cường, các hoạt động truyền thông được thục hiện thông qua các tổ chức chính trị, xã hội.

3.2.5. Các thách thức, tồn tại trong công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

3.2.5.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và đa dạng sinh học

Cơ cấu tổ chức trong quản lý ĐDSH tại địa phương còn nhiều bất cập. Việc chưa phân định rò trách nhiệm quản lý của các Sở ngành, địa phương cùng việc chưa có văn bản hướng dẫn về việc tổ chức cán bộ trong bảo tồn ĐDSH đang gây khó khăn trong việc hình thành và đào tạo nguồn nhân lực quản lý, bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh, cũng như gây chồng chéo trong việc thực hiện công vụ.

Tại Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó Chi cục bảo vệ môi trường là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm hiện nay, Chi cục BVMT đã có 27 cán bộ trong đó có 03 cán bộ (01 lãnh đạo và 02 chuyên viên) phụ trách công tác quản lý ĐDSH nhưng là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách cho lĩnh vực này.

Các địa phương đã có phòng Tài nguyên và Môi trường với các cán bộ quản lý về môi trường tuy nhiên không có cán bộ phụ trách về công tác bảo tồn ĐDSH mà do các cán bộ môi trường kiêm nhiệm luôn.

Bảng 3. 9. Nhân lực của Phòng TN&MT các địa phương trong tỉnh


TT

Địa phương

Cán bộ phòng TNMT

Cán bộ MT

1

Huyện Đông Triều

7

1

2

Thành phố Uông Bí

15

8

3

Thị xã Quảng Yên

10

2

4

Huyện Hoành Bồ

8

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.


5

Thành phố Hạ Long

20

6

6

Thành phố Cẩm Phả

23

2

7

Huyện Vân Đồn

16

3

8

Huyện Cô Tô

13

1

9

Huyện Tiên Yên

8

1

10

Huyện Bình Liêu

5

0

11

Huyện Ba Chẽ

7

0

12

Huyện Đầm Hà

4

1

13

Huyện Hải Hà

10

2

14

Thành phố Móng Cái

22

05

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc quản lý đa dạng sinh học được giao cho 02 phòng ban là Chi cục quản lý nguồn lợi thủy sản và Kiểm lâm tỉnh. Chưa có cơ quan, cán bộ chuyên trách cho công tác bảo tồn ĐDSH, việc quản lý cũng phân tán, không thống nhất.

Phòng cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Quảng Ninh ra đời đã tạo ra bước chuyển biến mới trong công tác quản lý môi trường. Tuy nhiên với địa hình phức tạp, đường biên giới dài, lực lượng mỏng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế. Đội cảnh sát môi trường tại các địa phương hầu hết mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm, công tác kiểm soát mới chỉ tập trung vào việc kiểm soát công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, chưa thực sự đến được với hoạt động bảo tồn thiên nhiên.

Bảng 3. 10. Nhân lực của cảnh sát môi trường tỉnh Quảng Ninh


TT

Địa phương

Số người

1

Phòng cảnh sát môi trường – Công an tỉnh

28

2

Đội cảnh sát môi trường thành phố Hạ Long

12


3

Đội cảnh sát môi trường thành phố Uông Bí

05

4

Đội cảnh sát môi trường thành phố Móng Cái

05

5

Đội cảnh sát môi trường thành phố Cẩm Phả

09

6

Thị xã Quảng Yên (có 01 cán bộ phụ trách mảng môi

trường trong đội cảnh sát kinh tế)


01

3.2.5.2. Chể chế, chính sách

Các chính sách về Quản lý bảo tồn ĐDSH đã có nhiều và được quan tâm tuy nhiên các văn bản rất tản mạn. Đặc biệt chưa có những quy định cụ thể về nguồn nhân lực và tài chính cho công tác quản lý ĐDSH để làm tiền đề triển khai thực hiện.

Nhiều các quy định còn chồng chéo, không rò ràng gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Đồng thời hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện còn thiếu, đặc biệt là các quy định phân rò quyền, trách nhiệm của các bên, cơ chế tài chính và nhân sự. Một số hình thức quản lý của các ngành liên quan chưa thực sự tôn trọng nguyên tắc bảo tồn di sản.

Tại tỉnh Quảng Ninh, chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng về bảo tồn ĐDSH mà đa phần được lồng ghép trong các văn bản quy phạm pháp luật khác và việc triển khai công tác bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự đi vào thực tiễn.

Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, nhưng hiện chưa đủ nguồn lực để triển khai thực hiện kế hoạch, cũng như việc lập Quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

Việc thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH, bảo vệ môi trường theo các Quy hoạch, kế hoach vẫn chưa thực sự được quan tâm, việc phát triển vẫn ưu tiên phát triển kinh tế hơn bảo tồn ĐDSH. Công tác bảo vệ môi trường chưa thực sự đi vào ý thức của doanh nghiệp đồng thời việc áp dụng các hình thức xử phạt còn chưa đủ tính răn đe đối với các doanh nghiệp khi vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH.

Công tác kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép các loài động, thực vật hoang dã qua biên giới, trong đó có cả các loài quý, hiếm chưa thực sự triệt để. Nhiều lâm, thổ sản ở vùng giáp biên đã được khai thác một cách quá mức để bán sang biên giới Trung Quốc kể cả tre, nứa, gỗ… Các loài sinh vật ngoại lai được đưa vào Việt Nam (chủ động và bị động) không kiểm soát được.

3.2.5.3. Tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và ĐDSH

Nguồn kinh phí chi cho công tác bảo tồn ĐDSH còn rất nhiều hạn chế và không có quy định rò ràng nguồn nên rất khó trong quá trình triển khai.

Hiện này phần lớn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh hiện đang được chi cho công tác thị chính công cộng (gồm vệ sinh môi trường, chiếu sáng, thoát nước...), nên không có nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn ĐDSH.

Các nguồn phí bổ sung cho nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường gồm nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước về thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo Nghị định 63/CP/2008; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí bảo vệ môi trường. Tuy nhiên những nguồn kinh phí này không lớn và không được phân bổ trực tiếp hoặc được chi cho công tác phục hồi những tác động đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản nhưng lượng phí thu được chưa đủ để giải quyết các vấn đề.

Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh mới thành lập vào tháng 8/2010, trong năm 2011, 2012, Quỹ BVMT tỉnh Quảng Ninh đã có 112 đơn vị kỹ quỹ với tổng số tiền hơn 361 tỷ đồng trên 88 dự án nộp tại Ngân hàng. Tuy nhiên, khoản kinh phí này hiện nay vẫn do Ngân hàng điều tiết mà chưa được sử dụng phục vụ mục đích bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH.

Hỗ trợ quốc tế về BVMT giai đoạn 2006 - 2009 trực tiếp tại địa phương rất hạn chế (02 dự án do ADB và JICA tài trợ), thực hiện bằng nguồn vốn đối ứng và quy mô nhỏ. Đồng thời chưa huy động được nguồn xã hôi hóa cho công tác bảo tồn ĐDSH.

Việc phát triển du lịch sinh thái và phát triển các loại hình du lịch khám phá, nghỉ dưỡng tại các khu bảo tồn cũng góp một phần kinh phí cho công tác bảo tồn ĐDSH và đây là xu hướng tất yếu trong tương lai để đảm bảo một phần kinh phí quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên các hoạt động du lịch còn chưa thu hút sự tham gia của nhân dân. Theo kết quả khảo sát nhận thấy, số người đã từng tham gia thăm quan các khu bảo tồn thiên nhiên chỉ chiếm 50%, và tham gia du lịch sinh thái là 40%, tuy nhiên việc thăm quan các địa danh trong tỉnh rất thấp, hầu hết thường là vịnh Hạ Long. Điều này cho thấy việc phát triển các hoạt động thăm quan để tạo nguồn thu cho chính khu bảo tồn còn rất hạn chế. Điểm yếu của các chương trình du lịch, thăm quan là không hiểu về tính ĐDSH (50/80 phiếu), chỉ đi loanh quanh và nhìn (55/80 phiếu) và không có chặng dừng chân giữa những chặng đường dài (56/80 phiếu). Chi tiết được thể hiện tại hình 3.3, hình 3.4, hình 3.5.


Hình 3 3 Thông tin về KBTTN Hình 3 4 Số liệu về DL sinh thái Hình 3 5 Ý kiến 1

Hình 3 3 Thông tin về KBTTN Hình 3 4 Số liệu về DL sinh thái Hình 3 5 Ý kiến 2

Hình 3. 3. Thông tin về KBTTN Hình 3. 4. Số liệu về DL sinh thái


Hình 3 5 Ý kiến khảo sát về những điểm không hài lòng khi đi thăm quan các 3


Hình 3. 5. Ý kiến khảo sát về những điểm không hài lòng khi đi thăm quan các khu bảo tồn thiên nhiên

3.2.5.4. Hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường và ứng dụng khoa học công nghệ vào bảo tồn đa dạng sinh học

Các hoạt động ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, qua đó góp phần bảo tồn ĐDSH còn nhiều hạn chế. Hoạt động quan trắc môi trường được Trung tâm quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện 4 lần/năm với 71 điểm nước và 51 điểm khí - tiếng ồn, tại 14/14 địa phương chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phản ánh chính xác hiện trạng môi trường tỉnh mà chỉ mang tính thời điểm, không theo dòi được những bất thường của các nguồn thải, đồng thời các hoạt động quan trắc, giám sát về môi trường đất, ĐDSH …. chưa được thực hiện.

Các thông số từ các nguồn khác nhau như của các doanh nghiệp, các dự án, cơ quan quản lý nhà nước… chưa được thu thập, tích hợp và sử dụng chung mà chỉ được sử dụng trong nội bộ cơ quan, dự án.

Việc thực hiện các hoạt động đánh giá tác động môi trường và thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường còn chưa tốt, nhiều doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện đối phó, có đơn vị không làm. Các hoạt động kiểm tra giám sát còn hạn chế do nguồn nhân lực ít, mỗi năm chỉ tập trung vào một số lĩnh vực, cơ quan nên kiểm tra chưa triệt để.

Việc ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong công tác bảo tồn ĐDSH còn rất hạn chế. Còn thiếu các nghiên cứu khoa học mang tính nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ triển khai trong thực tiễn, đặc biệt là những công trình mang tính ứng dụng ở quy mô nhỏ. Các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án liên quan đến bảo tồn ĐDSH có nhưng đa phần chỉ ở cấp độ ngành như lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp… Hầu như không có các định hướng tổng thể trong thời gian dài, nên công tác lập và triển khai Quy hoạch bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, chưa có sự tham gia tích cực trong “định hướng” nghiên cứu khoa học của các cơ quan chuyên ngành quản lý môi trường như: xây dựng, công thương, nông nghiệp, du lịch…Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm.

3.2.5.5. Công tác tuyên truyền và ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Các hoạt động truyền thông về bảo tồn ĐDSH chỉ được tổ chức cục bộ, trong thời gian ngắn bằng các hình thức như treo băng rôn, poster tuyên truyền, tổ chức các chương trình mit tinh, ra quân dọn dẹp, diễu hành vào ngày quốc tế ĐDSH hoặc các chương trình tuyên truyền qua ti vi hay radio…. Không có các chương trình như tập huấn kiến thức về ĐDSH riêng mà chỉ được lồng ghép trong các chương trình tập huấn về môi trường. Các hình thức tuyên truyền đơn điệu, tần suất thấp, không thu được hiệu quả cao trong việc truyền thông. Đồng thời các hoạt động nêu gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến còn chưa được quan tâm.

Tác giả đã thực hiện khảo sát để thu thập các thông tin về ĐDSH. Đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra và thu được 80 phiếu khảo sát. Thông tin chung về những người tham gia khảo sát được thể hiện thông qua hình 3.6 và hình 3.7. (Tổng hợp người khảo sát và kết quả khảo sát theo phụ lục 03 đính kèm).



Hình 3. 6. Kinh nghiệm công tác tại đơn vị đang công tác của người khảo sát

Hình 3. 7. Kết quả khảo sát về kinh nghiệm trong BTĐDSH

Theo kết quả khảo sát nhận thấy người dân tiếp cận thông tin về ĐDSH hầu hết thông qua internet và mạng xã hội, tivi và radio, sách báo tạp chí và các phương thức khác, tỷ lệ biết được qua các hoạt động truyền thông là thấp (hình 3.8). Điều này chứng tỏ rằng các hoạt động tuyên truyền của cơ quan quản lý phát huy hiệu quả rất thấp.

Hình 3 8 Hình thức tiếp cận thông tin về bảo tồn ĐDSH Nhận thức kiến 4

Hình 3. 8. Hình thức tiếp cận thông tin về bảo tồn ĐDSH

Nhận thức, kiến thức về bảo tồn ĐDSH mới ở mức trung bình. Điều đó được thể hiện thông qua ý kiến của người tham gia khảo sát tại một số nội dung sau:

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí