Những hiểu biết của người dân về các loài LSNG, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, thời vụ khai thác, cách thức khai thác, các hiểu biết về điều kiện môi trường xung quanh.... khá đa dạng. Trong số đó, thông tin về đối tượng lâm sản được khai thác sử dụng là tương đối đồng nhất; nhưng hiểu biết về môi trường xung quanh của các lâm sản đó lại có sự khác biệt lớn và chỉ một vài cá nhân có được bởi vì những hiểu biết này phụ thuộc vào thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Hiểu biết về đặc điểm của một số LSNG của người Đan Lai
Tên LSNG | Hiểu biết về đặc điểm của LS khi khai thác | Hiểu biết về đặc điểm của môi trường sống | |
1 | Mây | Thân dài khoảng 100 m, da thân xanh đậm, quả giống nhãn rừng, khả năng tái sinh sau 5 năm | Mọc ở ven suối, đất đỏ có thân to hơn, cây mây roòng thường mọc bên cây dổi |
2 | Lá cọ | Lá già, xanh đậm, đuôi lá chuyển màu vàng, thân cây cao khoảng 4-5 m | Mọc ở rừng già |
3 | Cây đót | Bông màu trắng bạc, lá xanh, thân cao khoảng 3-4 m | Thường mọc với cây ngải hương, có ở rừng già và rừng tái sinh |
4 | Cây giang | Già, lấy thân chính, lóng dài 40-50 cm, thân xanh không có vỏ úp, khả năng tái sinh sau 3- 4 năm | Mọc ở rừng tái sinh |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu
- Thu Nhập Trung Bình Mỗi Hộ Từ Các Nguồn Thu Năm 2013 “ Nguồn: [Đào Thị Minh Châu Và Cộng Sự, 2013]”
- Phong Tục, Tín Ngưỡng Liên Quan Đến Quản Lý Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng
- Một Số Loại Cây Dùng Làm Cây Cảnh Và Cây Bóng Mát
- Tri Thức Bản Địa Của Người Đan Lai Trong Chăn Nuôi
- Những Cơ Hội Và Thách Thức Của Việc Áp Dụng Tri Thức Bản Địa Của Cộng Đồng Người Đan Lai Trong Quản Lý Tnr Ở Địa Phương
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
“Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]”
c) Tri thức bản địa của người Đan Lai trong khai thác và sử dụng nhóm LSNG dùng làm lương thực thực phẩm, gia vị và thức ăn chăn nuôi
Qua điều tra, phóng vấn thấy rằng nhóm rau ăn có số lượng lớn nhất 19 loài (chiếm 45,23%) trên tổng số 43 loài thực vật thuộc nhóm này, tiếp theo là phân nhóm cho quả 10 loài, phân nhóm cho củ 6 loài, xếp sau cùng là 2 phân nhóm cây
gia vị và cây dùng làm thức ăn chăn nuôi với mỗi phân nhóm 4 loài (Bảng 3.6).
Bảng 3.6. Phân loại nhóm thực vật dùng làm lương thực, thực phẩm, gia vị và thức ăn chăn nuôi
Loài chú yếu | Số lượng loài | |
Nhóm cho củ | Củ nâu, Củ mài, Khoai sọ… | 6 |
Nhóm cho rau | Rau ràu bay, hoa chuối rừng, Rau dớn, rau má,… | 19 |
Nhóm cho quả | Vải rừng, Nhãn rừng… | 10 |
Nhóm cây gia vị | Gừng, Riềng, Sả, Tiêu rừng | 4 |
Nhóm cây thức ăn chăn nuôi | Môn, Chuối, Rau dền gai, Rau dền cơm. | 4 |
“Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]”
Các loài làm lương thực thực phẩm của người Đan Lai là các loại phần lớn người dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Các loại măng rừng, nấm, rau, hoa chuối rừng,… đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp người dân phần nào vừa cải thiện bữa ăn hàng ngày và vừa giảm bớp chi phí gia đình. Ngoài ra, việc sử dụng các sản vật từ rừng dùng để làm lương thực, thực phẩm đã là một tập quán lâu đời của người dân Đan Lai.
Rau rừng là nguồn thực phẩm dồi dào mà thiên nhiên ban tặng cho bà con nơi đây. Từ các loại rau rừng, người dân chế biến thành các món ăn dân dã làm tăng chất lượng cuộc sống. Ngày nay, một số loại rau rừng như Nấm, Măng, Rau dớn,.. trở thành đặc sản, là thứ rau sạch mà những người tham quan du lịch luôn muốn được thưởng thức. Qua tìm hiểu, cách chế biến của người Đan Lai từ các cây rau rừng thành nhiều món khác nhau chú yếu là nấu canh, luộc và xào.
Trong khai thác, người dân tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc nhất định đối với từng loại LSNG. Họ không thu hái lứa măng mọc đầu mùa, bởi măng
lúc này còn nhiều vị chát, đắng. Thực chất là tạo điều kiện để chúng phát triển thành cây trưởng thành. Các loài song mây, họ chọn khai thác những cây dài hơn 5m. Các loài rau, củ chỉ khai thác một phần mà không nhổ hết cả bụi, đám (Phụ lục 7). Không chỉ riêng về thực vật cho lương thực, thực phẩm mà động vật là nguồn lợi quan trọng từ rừng mang lại, với 21 loài đã được tổng hợp chiếm 32,8% trên tổng số 64 loài thuộc nhóm LSNG dùng làm lương thực thực phẩm, gia vị và thức ăn chăn nuôi được phân thành các dạng sống: sinh vật ở suối như Cá, Tôm, Cua,…; nhóm Côn trùng; nhóm thú; nhóm Bò sát,… cũng là các loài có ý nghĩa cung cấp thực phẩm quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Đan Lai.
Mật ong rừng là loài hàng hóa có giá trị và là nguồn thu nhập đáng kể và được thị trường ưa chuộng. Đàn ông Đan Lai có tài leo lên những cây cao để lấy mật ong. Thường mật được khai thác vào khoảng tháng 6 đến tháng 7. Mỗi vụ mật, trung bình mỗi hộ dân vùng khe Bu khai thác được từ 13 - 19 chai mật ong. Giá một chai bán năm 2014 tại bản Bu là 100.000- 150.000 đồng. Còn trên thị trường, do mật ong rừng có chất lượng tốt nên có thể người dùng phải mua với giá từ 180.000 -
250.000 đồng. Qua tìm hiểu mật ong rừng do có nguồn gốc tự nhiên có chất lượng cao nên được nhiều thương lái ưu chuộng và đặt mua với số lượng lớn.
Sống trong rừng Pù Mát, nơi nhiều loại động vật hoang dã nên người Đan Lai có nhiều kinh nghiệm trong việc săn bắt. Qua khảo sát tại bản Bu và bản Nà người dân cho biết có 12 loại phương tiện khác nhau được sử dụng để săn bắt (xem hình vẽ Phụ lục 15) đó là: Đăm (bẫy chuột, sóc…); Tắm (bẫy chồn, mang, khỉ); Pác (hầm chông bẫy thú lớn); Hẻo lơn (dây móc + cây rừng dùng bẫy lợn, mang, báo); Ná (gồm cả tên tẩm thuốc độc chế từ cây co noòng); Chó cũng có thể kết hợp với lưới giăng đan từ dây gai để làm phương tiện săn thú… Thú rừng săn được thường chia đều cho các gia đình hoặc mời nhau đến cùng ăn mà ít khi đổi bán ra ngoài. Người Đan Lai có nhiều dụng cụ cũng như cách thức đánh bắt cá như chài, lưới, câu…Ngoài ra, còn phải kể đến các hình thức khác như đánh cá tập thể, sử dụng lá
rừng (lá khay, lá cơi…), ruốc cá và thường thì những người phụ nữ và trẻ em Đan Lai kéo những viên sỏi sát lòng sông cạn để đuổi cá vào một cái màn giăng sẵn.
d) Tri thức bản địa của người Đan Lai trong khai thác và sử dụng các loại cây làm dược liệu và thuốc chữa bệnh
Người Đan Lai thường khai thác và sử dụng khoảng 21 loài thực vật được làm dược liệu và thuốc chữa bệnh (Bảng 3.7), tập quán khai thác và sử dụng đặc trưng của người Đan Lai tùy theo từng loài thường dùng các công cụ như dao, rựa, cuốc để lấy rễ, củ hoặc thân cây thuốc, những bộ phận thu về thường đem phơi khô hoặc để tươi sắc uống (Bảng 3.8). Theo điều tra tại bản Bu, bản Nà (năm 2014) hiện chỉ có khoảng 3-4 thầy lang biết lấy cây thuốc và đồng thời biết kết hợp thành thạo các bài thuốc chữa một số bệnh như: dạ dày, tiết niệu, sinh sản, rắn cắn, côn trùng đốt,… số người biết lấy cây thuốc thì nhiều nhưng chú yếu để bán mà người biết chế tác thành các bài thuốc lại rất ít.
Bảng 3.7. Hiểu biết về một số LSNG thường dùng làm dược liệu và thuốc chữa bệnh mà người dân Đan Lai khai thác và sử dụng
Tên loài | Bộ phận dùng | Công dụng | Mức độ thường gặp | Mùa thu hái | |
1 | Bồ công anh | Cả cây | Có lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mọn nhọt đang sưng mủ, đinh râu, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu. | ++++ | Tháng 12-5 |
2 | Cỏ lào | Thân, phần non | Chống viêm, kháng khuẩn tiêu độc, cầm máu cho vết thương | ++++ | Quanh năm |
3 | Ngải cứu | Lá | Chữa đau đầu, động thai, cùng một số lá làm nước | ++++ | Quanh năm |
xông giải cảm | |||||
4 | Lá khôi tía * | Lá | Chữa đau dạ dày | +++ | Quanh năm |
5 | Thảo huyết minh | Hạt | Chữa đau mắt đỏ, quảng ngà, nhức đầu, cao huyết áp, mất ngủ, táo bón | +++ | Tháng 7- 10 |
6 | Hoằng đắng * | Thân già, thân rễ | Trị các loại sưng viêm, kiết lỵ, viêm ruột, ỉa chảy, lở ngứa ngoài da | ++ | Tháng 6- 10 |
7 | Hoằng chi | Thân, rễ | ++ | Quanh năm | |
8 | Ích mẫu | Toàn thân, quả | Chữa các bệnh về kinh nguyệt, làm an thai, chữa viêm thận, phũ thũng, tiếu tiện ra máu | +++ | Tháng 5- 10 |
9 | Thổ phục linh * | Thân rễ | Chữa thấp khớp, mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng | +++ | Tháng 8- 10 |
10 | Ba kích | Rễ | Đau nhức xương khớp | ++ | Quanh năm |
11 | Sâm đại hành | Củ, toàn cây | Vàng da, hoa mắt, chống mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu | ++ | Quanh năm |
12 | Sa sâm | Rễ | Trị các bệnh liên quan đến đường họng | +++ | Tháng 5- 8 |
13 | Chân chim | Vỏ thân, rễ | Rễ làm thuốc bổ, vỏ cây chữa cảm sốt | ++++ | Tháng 10-3` |
14 | Đại bi | Toàn cây | Chữa cảm sốt, ho, đầy bụng khó tiêu | ++ | Tháng 8- 3 |
15 | Nhân | Thân, lá | Chữa vàng da, sốt nóng, tiểu | ++++ | Mùa hè |
trần | tiệng không thông | ||||
16 | Bá bệnh * | Thân rễ | Bổ dưỡng cho người bị huyết hư, tăng cường sức khỏe | +++ | Quanh năm |
17 | Thiên niên kiện* | Thân rễ | Chữa thấp khớp, tay chân các khớp xưng nhức | ++++ | Quanh năm |
18 | Mã đề | Lá | Kết hợp với rau hoặc nấu ăn có tác dụng mát gan | ++++ | Tháng 1- 5 |
19 | Cây máu khí* | Thân, lá | Đau dạ dày, viêm gan, chấn thương chảy máu… | +++ | Quanh năm |
20 | Cỏ mực | Thân, lá | Trẻ em khó nuốt thức ăn | ++++ | Quanh năm |
21 | Nghệ | Củ | Chữa dạ dày, đau bụng, ăn không tiêu, bế kinh, kinh nguyệt không đều, phong thấp, vàng da,… | +++ | Quanh năm |
“Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]”
Ghi chú: Mức độ gặp: (++++): rất nhiều; (+++): nhiều; (++): trung bình; (+) : ít (*): Những loại cây được khai thác để buôn bán
Qua điều tra khảo sát việc khai thác cây thuốc hiện tại không còn hoạt động lúc cần mới đi lấy, mà nó diễn ra một cách tràn lan. Nhiều hộ gia đình, với nhiều đối tượng lao động khác nhau họ vào rừng khai thác để bán cho các thương lái bên ngoài nên xảy ra tình trạng ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
Bảng 3.8. Tập quán khai thác và sử dụng cây thuốc của người dân Đan Lai
Cây làm thuốc | |
Số lượng | Phụ thuộc vào nhu cầu |
Công cụ, phương tiện | Dao, rựa, cuốc, gùi |
Kỹ thuật khai thác | Đào lấy rễ và củ, bóc vỏ hoặc chặt cành tất cả các cây từ già đến non. |
Tần số khai thác | Khi cần mới lấy |
Công dụng | Làm thuốc chữa bệnh, bán |
Mức độ sử dụng | Thường xuyên |
Cách chế biến, sử dụng | Phơi khô hoặc để tươi sắc uống |
Kinh nghiệm sử dụng | Phơi khô bỏ vào bao bóng |
Thu nhập | Đáng kể |
“Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]”
Các bài thuốc dùng để chữa trị những bệnh hiểm nghèo thường chỉ có một số rất ít người biết chẳng hạn như bệnh về gan, thận, dạ dày... Đây được xem như là các bài thuốc gia truyền, ngay cả những người trong gia đình cũng không phải ai cũng được biết hay được truyền lại. Thường thì những bài thuốc này cách bốc rất phức tạp, người thầy thuốc khi đi hái thuốc cũng phải chọn giờ, nếu hái buổi sáng thì có công dụng khác, hái buổi trưa, chiều lại có công dụng khác. Theo một số ông lang được phóng vấn thì đối với một số bài thuốc nếu hái thuốc không đúng giờ, đúng buổi thì chẳng những không trị được lành bệnh mà có khi gặp nguy hiểm vì độc tố của chúng. Chẳng hạn Cây lá ngón (Gelsemium elegans Benth) thời gian thu hái trước hay sau khi mặt trời mọc quyết định nó là một cây độc hay lại là cây thuốc. Để đảm bảo nghề gia truyền, các thầy lang thường có nhiều cách để giữ bí mật bài thuốc của mình như là một báu vật do tổ tiên để lại. Nhiều thầy lang thường không biết chữ nhưng nếu biết chữ thì họ cũng không lưu bút tích các bài thuốc lại vì sợ các bài thuốc sẽ bị mất đi tính bí mật, gia truyền vốn có của nó. Có thầy lang thì lại có cách giữ bí mật rất độc đáo như khi đi hái cây thuốc ở xa thường phải thuê
người theo để mang vác, họ thường đi đến chỗ có cây thuốc, chặt cành hay đào rễ, sau đó họ róc sạch lá, chỉ còn trơ lại cành và rễ, họ chặt thành những đoạn ngắn cho vào bì và lúc đó mới gọi người đến mang về. Việc tiếp xúc với những người thầy lang này với mong muốn tìm hiểu về cây thuốc là rất khó, bởi vì họ sợ những bài thuốc của họ sẽ bị mất tính bí mật và không còn làm ăn được nữa. Nhưng chính vì ý nghĩ như vậy mà đã có nhiều bài thuốc quý bị thất truyền do người thầy lang không có con trai hoặc không tìm được người kế thừa. Đây thực sự là một điều đáng tiếc, thế nhưng rất khó để có thể làm chuyển biến được thói quen này của những ông lang, bà mế.
Việc chế biến cây thuốc là khá đơn giản, mặc dù có hàng trăm cây thuốc, hàng trăm bài thuốc và chữa rất nhiều bệnh, nhưng cách sắc thuốc thì không khác nhau nhiều. Thường thì lá được hái riêng, cành hay rễ được chặt ngắn và chẻ làm 3 hoặc 4 phần mục đích để các chất trong cây có tác dụng nhanh hơn. Tất cả được phơi khô, sau đó tùy bệnh mà bốc ít hay nhiều. Mỗi lần bốc thuốc khoảng 3-4 thang là 3-4 gói hoặc đùm nhỏ. Mỗi thang như vậy thường gồm 3-4 “chén”, mỗi chén là một lần sắc để uống hay bôi lên vết thương. Cách sắc thuốc thì thường tương tự như cách sắc thuốc bắc. Ngoài ra, một số bệnh thì dùng mủ cây hay lá nhai nhỏ đắp trực tiếp lên vết thương hay chỗ đau, một số bệnh lại phải dùng cây tươi đốt hay đun sôi lên để xông... Ngoài một số nhóm bệnh đã kể ở trên thì tại vùng nghiên cứu các ông lang bà mế còn chữa được rất nhiều bệnh khác như bệnh về thần kinh (bại liệt, phong thấp, tê liệt...); bệnh về tiêu hóa (tả, lị, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng...); bệnh về hô hấp (ho hen, khó thở tức ngực,...); bệnh về phụ nữ (động kinh, rong kinh, bồi bổ sức khỏe khi mang thai, sinh con,...); các bệnh ngoài da, nhiễm trùng...
Một nguy cơ cần được quan tâm và chú ý là hiện nay tại mỗi bản chỉ có một số ít người trong đó chủ yếu là người già có kiến thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây, loài con làm thuốc. Việc tiếp thu các kiến thức và kinh nghiệm này đòi hỏi cần phải có thời gian, sự nhiệt tình và say mê. Trong khi đó, thanh niên hiện nay ít người quan tâm đến việc tiếp thu và học hỏi các kiến thức và kinh