Một Số Loại Cây Dùng Làm Cây Cảnh Và Cây Bóng Mát

nghiệm này. Ngoài ra, một yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc duy trì và bảo vệ các kiến thức về sử dụng thuốc của người dân địa phương là sự phát triển của hệ thống các cửa hàng bán thuốc tân dược trong vùng. Đây là một điểm mạnh góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân và cộng đồng nhưng lại làm giảm vai trò của các kiến thức và kinh nghiệm về sử dụng thuốc của người dân địa phương. Vì vậy, cần có sự quan tâm trong việc duy trì, bảo tồn và phát huy các kiến thức và kinh nghiệm của người dân trong việc sử dụng các bài thuốc tại địa phương. Mặt khác, hầu hết các loài cây thuốc được lấy ở trên rừng, một số rất ít được trồng trong vườn nhà, như: ngải cứu, mã đề… Vì vậy, việc gây trồng và phát triển các loài cây thuốc trong vườn nhà cũng cần được quan tâm và khuyến khích.

e) Tri thức bản địa của người Đan Lai trong khai thác sử dụng loại cây làm cảnh và bóng mát

Một vài năm gần đây, một số hộ gia đình đã biết trồng một số loài cây bóng mát và làm cảnh để trang trí dọc đường thôn bản hay bên trong sân nhà cửa của mình. Tuy nhiên, đây mới chỉ mới mang tính chất thấy hoa đẹp hoặc thể cây đẹp thì mang về trồng.

Cây làm cảnh được trồng phổ biến nhất là các loại Lan và Tuế lấy từ rừng tự nhiên, cây bóng mát trồng ven đường thôn bản và góc vườn thường là cây Đa, Sung (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Một số loại cây dùng làm cây cảnh và cây bóng mát


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Họ

Dạng sống

1

Lan


Orchidaceae

Thảo

2

Đa

Bullbophyllum sp

Moraceae

Gỗ

3

Vạn tuế

Cycas revolute

Cycadaceae


4

Sung

Ficus racemosa L

Moraceae

Gỗ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

“Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]

Dựa trên kết quả của việc điều tra và khảo sát cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Đan Lai tại địa phương cho thấy TTBĐ của họ trong khai thác và sử dụng LSNG có các đặc điểm nổi bật như sau:

- Phân vùng khai thác: vùng khai thác LSNG được các thế hệ người dân địa phương chú trọng trong đó là dọc các khe suối hoặc theo các lối mòn. Thường thì do các loại LSNG chú yếu phân bố nhiều ở vùng này và thuận tiện cho việc đi lại, dễ tiếp cận.

- Công cụ khai thác: công cụ hết sức thô sơ và lạc hậu như: dao, rựa, liềm để khai thác cây vật liệu; cuốc, xuống để đào củ và rễ cây thuốc; trúm, vợt, chải hoặc lưới để bắt cá; các loại bẩy và chó săn để săn bắt động vật…

- Kỹ thuật khai thác: chỉ những cây đủ tiêu chuẩn phù hợp với mục đích cần làm thì họ mới chặt. Ví dụ: Đối với khai thác Nứa để đan phên/vách nhà, người khai thác dựa vào màu sắc (xanh dần ngả màu vàng hoặc các lóng phần sát gốc có các đốm màu trắng) và kích cỡ (cây thẳng càng to, dài và lóng dài đều nhau thì càng tốt) của thân cây để chọn cây phù hợp.

- Kỹ thuật săn bắt Cá, Chim, Thú rừng: cá dưới khe suối là một nguồn thức ăn quen thuộc của người dân Đan Lai. Hoạt động săn bắt chim và Thú rừng các loại chú yếu tập trung vào các loại phá hoại mùa màng của người dân, theo quy luật sinh tồn để bảo vệ mùa màng của họ.

3.2.4. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong canh tác nương rẫy

Canh tác nương rẫy là nghề truyền thống của người Đan Lai tại bản Bu và bản Nà. Mặc dù cư trú ở vùng thung lũng và gần khe suối những trước cách mạng tháng Tám người Đan Lai không biết trồng lúa nước. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu là làm nương rẫy. Các loại lúa, ngô và sắn được trồng nhiều nhất và là cây lương thực chính. Để tiến hành làm rẫy người Đan Lai thường phải trải qua nhiều bước sau đây:

- Các bước tiến hành làm rẫy:


Bước đầu tiên là chọn đất. Người Đan Lai coi việc tìm cho mình một mảnh đất tốt để trồng trọt là rất quan trọng, nó chẳng những mang đến thuận lợi cho họ trong quá trình khai hoang mà còn quyết định tới năng suất của cả vụ mùa và thậm là nhiều vụ mùa sau đó. Chọn đất có thể kết hợp trong quá trình vào rừng tìm thức ăn, đi lấy củi hay đi sắn bắn, trên hành trình đó họ vô tình bắt gặp một mảnh đất tốt thì họ nhanh chóng đánh dấu vào vùng đất đã chọn và sẽ tiến hành khai hoang để trồng trọt trên mảnh đất đó vào một thời gian thích hợp. Một mảnh đất được cho là tốt theo kinh nghiệm của cư dân Đan Lai phải là vùng đất tương đối rộng, bằng phẳng, độ dốc thấp, đất mềm và tơi xốp… những dấu hiệu cho thấy mảnh đất đó rất màu mỡ và có thể tiến hành trồng trọt được nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. Khi tìm cho gia đình mình một mảnh đất thích hợp, người Đan Lai có cách đánh dấu riêng để thông báo với những hộ gia đình khác đây là vùng đất đã có chủ. Đánh đấu mảnh đất có nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất đó là phát quang một vùng nhỏ trên mảnh đất đã chọn, chặt một cây nứa, chẻ ra lấy các thanh nứa nhỏ xếp thành hình ngôi sao, sau đó cắm vào mảnh đất đã được phát quang hay cắm vào thân cây to gần đó. Dấu hiệu này như là để xác định quyền sở hữu của chủ nhân đối với vùng đất đó, cũng nhờ dấu hiệu nhận biết này, mà những người Đan Lai khác không bao giờ xâm lấn vào những vùng đất đã được “xác lập” chủ quyên riêng.

Giống như nhiều dân tộc khác, việc phát canh làm rẫy được tiến hành một cách tự phát không theo một khuôn phép hay trật tự nào cả, mạnh ai nấy làm. Việc làm rẫy là của tất cả các thành viên trong gia đình khi đã đủ sức lao động, vì thế người Đan Lai quan niệm bất kể là nam hay nữ, những ai khoẻ mạnh thì phải lên làm rẫy. Đi làm rẫy giống như một sự kiện quan trọng và phải chuẩn bị nhiều thứ từ thức ăn, nước uống, cho đến các vật dụng làm rẫy… Rẫy của người Đan Lai thường ở xa nhà, họ phải đi bộ leo rừng, lội suối hàng chục cây số, đi từ nhà đến rẫy cũng mất khoảng nửa ngày, thậm chí có rẫy xa thì hết cả một ngày trời. Cũng có một số ít các hộ gia đình có được những đám rẫy gần với nơi ở của gia đình, rất thuận lợi

trong việc làm rẫy cũng như khâu thu hoạch sau này. Việc đầu tiên khi tới nơi làm rẫy, đó là mọi người cùng nhau tìm vật liệu để làm một túp lều tạm cho các thành viên trong gia đình trú ngụ qua đêm trong những ngày ở trên rẫy. Túp lều thường chỉ được làm bằng tre, nứa, lá cọ hay lá chuối rừng, khi lá chuối rừng trên túp lều đã khô không còn che nắng, che mưa được nữa thì cũng là lúc công việc làm rẫy đã xong, thế là người Đan Lai lại thu xếp về nơi ở của mình chờ ngày thu hoạch.

Bước tiếp theo là phát quang rẫy (Hình 3.4). Rẫy trước khi chưa khai thác là một vùng đất âm u, với nhiều loại cây cối mọc chen chúc nhau. Do vậy, để tiến hành phát quang rẫy thì cần những dụng cụ chuyên dụng như rìu, dao, rựa, cuốc,… Sau khi đã phát quang rẫy, họ đốt tất cả cây cối hiện có trên rẫy. Bước tiếp theo là làm đất để trồng trọt, cuốc vẫn là công cụ chủ yếu để đào đất và làm cho đất tơi xốp. Công đoạn làm đất người Đan Lai vẫn làm bằng tay như truyền thống. Nếu như trong những năm 1975 - 1985, cư dân Đan Lai gần như 100% sử dụng cuốc để làm rẫy, thì đến những năm đầu của thế kỷ XX tình trạng này đã có những thay đổi. Tỉ lệ các hộ gia đình dùng cày bừa có trâu bò kéo để làm đất rẫy đã tăng lên. Tại bản Bu và bản Nà có khoảng 38% hộ dân dùng cày bừa có trâu bò kéo để làm rẫy, đây là những hộ có đất rẫy gần nhà và địa hình thấp dễ dàng mang được cày tới rẫy, còn những rẫy xa và cao thì dùng công cụ truyền thống là cuốc vẫn là lựa chọn duy nhất.

Sau khi đã làm đất xong, họ tiến hành chia rẫy thành nhiều khoảnh đất khác nhau, những khoảnh đất này sẽ phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau. Đám đất tốt nhất được ưu tiên trồng lúa rẫy, những mảnh đất kém hơn thì được sử dụng để trồng những loại cây khác như ngô, sắn…


Hình 3 4 Chu kỳ canh tác nương rẫy truyền thống của người Đan Lai Nguồn 1


Hình 3.4. Chu kỳ canh tác nương rẫy truyền thống của người Đan Lai Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]”

- Những công cụ làm rẫy:


Một số công cụ mà người Đan Lai khu vực khe Bu thường dùng để làm rẫy.


+ Cái le: Được cấu tạo bao gồm phần cán cầm bằng gỗ và phần lưỡi phía dưới bằng sắt. Cán gỗ được vót tròn dài chừng 50 - 70cm. Phần lưỡi giống như hình lưỡi dao nhọn dài chừng 25 - 30cm (xem ảnh Phụ lục 14).

Công dụng: Dùng để đào lỗ trỉa ngô, lúa trên rẫy. Ngoài ra còn dùng vào những công việc khác như bới sắn, bới khoai trên nương rẫy.

+ Cái hép: Được cấu tạo bao gồm phần cán cầm và phần lưỡi, phần cán cầm là một thanh gổ dẹt được làm khá công phu, bên trên cán có một ống tre nhỏ đính ngang cán hép nhằm cố định cán hép với tay người cầm. Lưỡi hép chỉ là một thanh sắt mỏng và sắc, được đính vào bên dưới cán (xem ảnh Phụ lục 14).

Công dụng: Đây là công cụ dùng để gắt lúa về nhà khi đến mùa thu hoạch. Nếu như liềm của người Kinh có thể cắt một lúc nhiều bông lúa thì hép chỉ có thể cắt từng bông lúa một.

+ Cái lọc ló: Được làm hoàn toàn bằng tre hoặc nứa. Đan với nhau bằng những thanh nứa nhỏ, các thanh nứa được đan sát nhau sao cho nó có thể dùng để đựng thóc. Hình dạng của lọc ló giống như cái bể, chỉ khác kích thước của Lọc ló nhỏ hơn nhiều (xem ảnh Phụ lục 14).

Công dụng: Vào mùa gieo hạt người Đan Lai thường dùng dụng cụ này để đựng các loại hạt giống mang lên rẫy. Thường được đeo một bên hông, để tiện dùng tay lấy các hạt lúa, hạt ngô ở trong đó tra xuống lỗ.

- Sau khi phát rẫy, làm đất thì họ đã có được một đám rẫy tốt có khả năng gieo trồng nhiều loại cây ở trên mảnh đất đó. Diện tích của rẫy rộng hẹp tuỳ theo từng gia đình có nhân lực lao động nhiều hay ít và tùy theo nhu cầu canh tác của

từng hộ gia đình. Thông thường một khoảnh rẫy hẹp nhất cũng chừng khoảng 300 - 400m2, có những rẫy rất rộng lên tới cả ngàn mét vuông. Giữa những năm 70 của thế kỷ XX, hầu hết các hộ dân người Đan Lai vẫn chủ yếu canh tác các loại cây trồng trên đất rẫy, tình trạng khai thác đất trồng vẫn diễn ra một cách tự phát. Đến

cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, người Đan Lai mới bắt đầu biết khai thác và trồng lúa nhiều hơn trên các cánh đồng lúa nước. Tình trạng khai thác nương rẫy một cách tự phát đã giảm hẳn, các hộ Đan Lai đã bắt đầu đi vào sản xuất có kế hoạch, tính mùa vụ cũng được rò ràng hơn. Tuy rằng, cho đến thời điểm này người Đan Lai cũng mới chỉ làm một vụ trên các thửa ruộng. Đất rẫy có thể trồng nhiều loại cây khác nhau, trong đó có cả cây lương thực và cây công nghiệp. Trước đây, người Đan Lai có thói quen mỗi rẫy chỉ canh tác một vụ, vụ mùa của năm sau họ lại đi khai khẩn rẫy mới, phần lớn người Đan Lai cho rằng chỉ cần trồng cây một lần trên đám rẫy là đất đã hết màu mỡ và muốn canh tác để cho năng suất cao hơn thì phải tìm đến một đám rẫy mới [21, tr.12]. Rất ít gia đình làm hai, ba vụ trên một mảnh đất của mình. Ngày nay, tình trạng đó đã không còn nữa, họ đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác định canh, định cư, không chỉ đỡ mất công trong khâu chọn và khai hoang làm rẫy, mà còn có điều kiện để cải tạo đất rẫy của mình được tốt hơn. Có được sự thay đổi đó, ngoài sự tuyên truyền phổ biến của

phòng khuyến nông huyện, thì họ còn được sự giúp đỡ về kinh nghiệm, về kỹ thuật nông nghiệp của người Kinh, người Thái, nên họ cũng đã biết đến cách cải tạo đất canh tác trên các nương rẫy. Ngày nay, có nhiều gia đình người Đan Lai biết đến các kỹ thuật chăm bón cây trồng như người Kinh từ cách chọn giống, bảo quản giống, đến cách làm đất hay chăm sóc cây trồng như bón phân, làm cỏ, vun vén, chăm sóc cây trồng để cho thu hoạch cao hơn, nhờ đó thu hoạch của người Đan Lai cũng ngày một tăng hơn so với trước.

- Các loại cây trồng trên nương rẫy:

Các loại cây lương thực mà người Đan Lai thường xuyên trồng trên các rẫy bao gồm lúa, sắn, ngô…

Lúa là loại cây trồng truyền thống của cư dân nông nghiệp Việt Nam nói chung và người Đan Lai cũng vậy, họ đã biết trồng lúa từ xa xưa. Phần lớn diện tích đất của người Đan Lai là đất rẫy, nên họ cũng thông thạo cách trồng lúa rẫy hơn là lúa nước. Đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi người Đan Lai được sống xen cư với người Kinh, người Thái thì họ mới biết được cách trồng cây lúa nước giống như ngày hôm nay. Trên các nương rẫy của người Đan Lai luôn bạt ngàn một màu xanh cây lúa, đó cũng là điều dễ hiểu, bởi chính cây trồng này đã đáp ứng gần 65% nhu cầu lương thực hàng ngày của người Đan Lai. Trong các loại cây trồng, thì cây lúa luôn là loại cây trồng được chú trọng nhất kể từ khâu làm đất, chăm bón cho đến khâu thu hoạch.

Lúa rẫy thường được trồng vào tháng 4 và 5, thu hoạch vào tháng 10, tháng

11. Mỗi năm, người Đan Lai chỉ làm một vụ lúa trên rẫy, những tháng còn lại họ trồng các loại cây trồng khác như ngô, khoai, sắn… Khi gieo trồng người Đan Lai cũng rất quan tâm đến thời tiết, họ là cư dân chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp nên biết thời tiết ảnh hưởng tới đời sống kinh tế của mình như thế nào.

Sống nơi rừng sâu, cách dự báo thời tiết trước đây của người Đan Lai thường chỉ biết dựa vào thiên nhiên và kinh nghiệm cổ truyền. Như đã nêu trên, người Đan

Lai dựa vào thời tiết của 12 ngày đầu tiên trong tháng 1 để làm căn cứ dự báo thời tiết của 12 tháng trong năm, thời tiết của ngày mồng 1 tháng 1 ứng với thời tiết của cả tháng 1, và cứ như thế thời tiết tháng 2 thì ứng với ngày mồng hai của tháng 1. Nếu thời tiết từ sáng đến chiều ngày mồng 1 tháng 1 âm u, thì có thể thời tiết của cả tháng 1 năm đó thời tiết sẽ âm u, mưa phùn nhiều.

Nhờ kinh nghiệm đó của cha ông truyền lại mà người Đan Lai mới dự đoán được thời tiết cho các vụ mùa hàng năm và có sự chủ động nhất định trong các khâu gieo trồng, chăm bón và khâu thu hoạch. Cho đến ngày nay, những kinh nghiệm như vậy vẫn là vốn quý, là căn cứ quan trọng để cư dân nông nghiệp Đan Lai theo dòi và dự báo các biến động của thời tiết, từ đó có kế hoạch cho cuộc sống và sản xuất của mình.

Trồng lúa rẫy là một việc mà hầu như các dân tộc đều làm theo cách như nhau. Cách trồng lúa rẫy của người Đan Lai thường giống với người Thái. Đất sau khi đã được làm cho tơi xốp, họ tiến hành dùng một chiếc gậy, một đầu vót nhọn,

một người cầm gậy đâm vào mặt đất một lỗ, tư thế đâm là gậy vuông góc với mặt đất một góc nhỏ hơn 900. Người còn lại mang thóc bỏ vào từng lỗ đó và lấy chân gạt đất vào. Khoảng cách giữa các lỗ với nhau là từ 10 đến 15cm. Mỗi lỗ được người ta gieo xuống từ 8 - 10 hạt thóc. Khác với cách trồng lúa rẫy, lúa nước được

người Đan Lai cấy giống như cách cấy lúa của người Kinh. Trước hết, người ta tiến hành ủ lúa giống cho lên mầm, sau đó mang đi gieo trên những mảnh ruộng đặc biệt chỉ dành cho gieo mạ, khi cây mạ lớn đủ ngày người ta nhổ lên và mang đến cấy trên các thửa ruộng.

Thu hoạch lúa là thời gian bận rộn nhất của người Đan Lai trong một năm, khi đến mùa thu hoạch thì mọi người không kể già trẻ, trai gái nô nức cùng nhau lên rẫy để mang lúa về nhà. Hép là dụng cụ mà người Đan Lai dùng để cắt từng bông lúa trên các nương rẫy (xem ảnh ở Phụ lục 14), khác với liềm của người Kinh có thể cắt một lúc nhiều bông, hép chỉ cắt được mỗi lần một bông lúa. Lúa nương hay lúa

rẫy đều được người Đan Lai cắt với độ dài từ 40 - 50cm. Trong những năm gần đây

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí